Công đoàn cơ sở với công tác tiền lương

doc
Số trang Công đoàn cơ sở với công tác tiền lương 9 Cỡ tệp Công đoàn cơ sở với công tác tiền lương 50 KB Lượt tải Công đoàn cơ sở với công tác tiền lương 0 Lượt đọc Công đoàn cơ sở với công tác tiền lương 37
Đánh giá Công đoàn cơ sở với công tác tiền lương
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Công đoàn cơ sở với công tác tiền lương 14:30' - 10/04/2006 I. Khái niệm - Tiền lương là chính sách kinh tế và chính sách xã hội liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Đây là nguồn sống chính của người làm công hưởng lương. - Đối với cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan Đảng, Nhà nước, sự nghiệp, nguồn tiền lương chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. - Đối với viên chức, công nhân trong các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu, nguồn tiền lương dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, đơn vị. - Tiền lương được trả cho người lao động chủ yếu dưới 2 hình thức là trả lương theo thời gian (lương ngày, lương tuần, lương tháng theo mức lương từng người) trả lương theo sản phẩm làm ra và khối lương công việc hoàn thành). II. Nội dung chủ yếu của chính sách tiền lương: - Tiền lương tối thiểu - Quan hệ tiền lương - Hệ thống thang lương, bảng lương - Các chế độ phụ cấp lương - Cơ chế quản lý, phân phối tiền lương và thu nhập. 1. Tiền lương tối thiểu: là mức tiền lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động, khả năng ngân sách, chỉ số giá sinh hoạt và cung cầu lao động, Chính phủ quy định mức lương tối thiểu và điều chỉnh theo từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tùy điều kiện cụ thể của từng nước, lương tối thiểu có thể: - Cao hơn nhu cầu tiêu dùng tối thiểu - Bằng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu - Thấp hơn nhu cầu tiêu dùng tối thiểu Tiền lương tối thiểu là cơ sở tính các mức lương và phụ cấp lương cho các loại lao động theo hệ thống thang lương, bảng lương; là căn cứ để tính đóng và hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, đóng Bảo hiểm Y tế và thực hiện các chế độ lao động theo quy định của pháp luật. 2. Quan hệ tiền lương Tiền lương tối thiểu: lao động giản đơn có hệ số bằng 1.00 Lương trung bình: lao động tốt nghiệp đại học có hệ số bằng 2.34 Lương tối đa: chuyên gia cao cấp bậc cuối cùng có hệ số bằng 10 Từ quan hệ tiền lương nêu trên, Nhà nước quy định các bảng lương, thang lương, ngạch lương, số bậc lương, hệ số lương cho từng thang, bảng lương. 3. Hệ thống thang lương, bảng lương - Trên cơ sở quan hệ tiền lương, Nhà nước quy định tiền lương cho cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo, quản lý cụ thể là: - Đối với cán bộ giữ chức vụ quản lý Công ty nhà nước (Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng); chức vụ cán bộ xã, phường, chức vụ Bộ trưởng và tương đương trở lên, quy định lương chức vụ có 2 bậc lương; - Đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo Công ty nhà nước (Trưởng, Phó phòng), cán bộ lãnh đạo từ cấp huyện đến Thứ trưởng và tương đương xếp lương chuyên môn nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo; - Công chức, viên chức chuyên môn nghiệp vụ ở khu vực hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, xếp lương theo các ngạch công chức, viên chức (chuyên viên cấp cao, chuyên chính, chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương); - Công nhân trực tiếp sản xuất trong các công ty nhà nước xếp lương theo các bảng lương, thang lương, số bậc lương, theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật; - Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì đơn vị tự xây dựng thang, bảng lương hoặc áp dụng theo Công ty nhà nước. 4. Các chế độ phụ cấp lương: Phụ cấp lương là những khoản tiền bổ sung ngoài tiền lương bù đắp hao phí lao động, khuyến khích, thực hiện nhiệm nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo quản lý. - Phụ cấp thâm niên vượt khung: Áp dụng cho các đối tượng xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ (cán bộ công chức, viên chức) sau 3 năm đã hưởng bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp bằng 5% mức lương của bậc cuối cùng, từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tăng thêm 1%. - Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Áp dụng cho cán bộ lãnh đạo từ Trưởng, Phó phòng; Trưởng, Phó ban, Ủy viên thường vụ các đoàn thể từ cấp huyện và tương đương trở lên đến Thứ trưởng có hệ số kề 0.1 đến 1.40 mức lương tối thiểu. - Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo: Áp dụng đối với người đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan đơn vị, đồng thời lại kiêm nhiệm vụ chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà đơn vị đó được bố trí biên chế. Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Ví dụ: Chị A làm Chủ tịch LĐLĐ huyện nhưng lại kiêm nhiệm thêm chức vụ Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện thì chị A được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 10% mức lương hiện hưởng của Chủ tịch LĐLĐ huyện. - Phụ cấp khu vực: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi hẻo lánh và khí hậu xấu. Mức phụ cấp gồm 7 mức 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7; và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. - Phụ cấp đặc biệt: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 3 mức 30%; 50%; 100% so với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). - Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50%; 70% so với mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng phụ cấp từ 3-5 năm. - Phụ cấp lưu động: Áp dụng đối với những người làm việc một số nghề hoặc công việc thường xuyên phải thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. - Phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc gồm: Phụ cấp thâm niên nghề; Phụ cấp ưu đãi nghề; Phụ cấp trách nhiệm theo nghề; Phụ cấp trách nhiệm theo công việc…(Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ). 5. Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập được quy định như sau: - Đối với cán bộ công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách, Nhà nước giao chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương cho đơn vị, để đơn vị chủ động bố trí lao động, xây dựng định mức trả lương cho người lao động. Theo quy định của Bộ luật Lao động việc trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu, khuyến khích các đơn vị, các doanh nghiệp trả lương cao hơn cho người lao động, cụ thể là: - Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được quyền quyết định điều chỉnh hệ số tăng thêm tiền lương so với lương tối thiểu chung, lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi tăng thu nhập để trả cho người lao động. Nhà nước cho phép điều chỉnh tiền lương tối thiểu không quá 3,5 lần so với lương tối thiểu chung (nếu đơn vị tự trang trải một phần kinh phí) tùy theo mức độ hoàn thành kế hoạch tài chính, làm căn cứ tính tổng quỹ lương trả cho người lao động. - Đối với Công ty nhà nước: Quỹ lương thực hiện được xác định theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện và trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương của Tổng công ty. Công ty khi xây dựng đơn giá tiền lương phải đăng ký với chủ sở hữu trước khi thực hiện. Được áp dụng hệ số với mức lương tối thiểu chung làm cơ sở tính đơn giá tiền lương với điều kiện: nộp ngân sách theo quy định, lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, tốc độ tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. - Đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản về lương tối thiểu, xây dựng bậc lương, chế độ trả lương, chế độ phụ cấp lương, chế độ nâng bậc lương, để doanh nghiệp vận dụng và thực hiện. Lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài áp dụng mức lương tối thiểu, xây dựng bậc lương, chế độ trả lương, chế độ phụ cấp lương, chế độ nâng bậc lương…để doanh nghiệp vận dụng và thực hiện. Lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ (từ 26/3/199 mức lương tối thiểu là: 417.000đ, 556.000đ, 626.000đ/tháng tuỳ theo khu vực). - Chính phủ quy định chế độ nâng bậc lương thường xuyên hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức là dựa trên kết quả hoàn thành nhiệm vụ và thời gian giữ bậc (Thời gian giữ bậc đối với chuyên gia cao cấp là 5 năm, chuyên viên là 3 năm, cán sự, nhân viên là 2 năm). Có chế độ nâng lương sớm trước thời hạn đối với những người có thành tích xuất sắc. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh việc nâng lương là dựa trên kết quả thi nâng bậc hàng năm theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Hướng chung của việc cải cách tiền lương ở nước ta phải phù hợp với mở cửa, hội nhập, công khai, minh bạch về tiền lương và thu nhập, tiến tới tiền tệ hoá tiền lương, phân cấp, phân quyền cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc quản lý tiền lương, quyết định nâng lương. Tách tiền lương của đơn vị sự nghiệp có thu ra khỏi ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước chủ yếu giành để chi cho bộ máy công quyền của nhà nước, dịch vụ công, lĩnh vực an ninh quốc phòng. III. Nội dung hoẠt động công đoàn cơ sở về công tác tiền lương 1. Nắm vững các chế độ trả lương - Việc khấu trừ tiền lương của người lao động: người sử dụng lao động phải thảo luận với BCH công đoàn cơ sở, trường hợp khấu trừ thì không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng. Người sử dụng lao động không được áp dụng hình thức cúp lương của người lao động. - Chế độ trả lương thêm giờ: + Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% + Vào ngày nghỉ tuần, ít nhất bằng 200% + Vào ngày nghỉ lễ ngày nghỉ ít nhất bằng 300% - Chế độ trả lương làm đêm: được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm - Quy định trên đây là mức thấp nhất, Công đoàn cần căn cứ theo từng thời gian và khả năng kinh phí để có thể bàn bạc với người sử dụng lao động, trả cao hơn cho người lao động khi làm thêm, làm thêm giờ. - Chế độ trả lương ngừng việc: + Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người khác liên quan phải ngừng việc thì được trả lương do 2 bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu + Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do 2 bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. - Tạm ứng tiền lương Khi bản thân hoặc gia đình gặp khó khăn, người lao động được tạm ứng tiền lương. Công đoàn cần tìm hiểu hoàn cảnh gia đình để hỗ trợ động viên và có ý kiến với người sử dụng lao động để tạo điều kiện giúp người lao động. 2. Tham gia xây dựng mức lương tối thiểu của doanh nghiệp - Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp dùng để: + Xây dựng đơn giá trả lương cho người lao động + Xây dựng kế hoạch tổng quỹ lương của doanh nghiệp phục vụ cho SXKD. - Căn cứ xây dựng: + Dựa vào mức lương tối thiểu chung của Nhà nước (hiện tại là 350.000đ) + Nộp đủ ngân sách theo quy định + Lợi nhuận kế hoạch bằng hoặc cao hơn năm trước liền kề + Tốc độ tiền lương tăng bình quân phải thấp hơn tăng năng suất lao động - Mức tăng tiền lương tối thiểu: Không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung đối với Công ty Nhà nước (từ 350.000 đến 580.000đ tuỳ theo khả năng của doanh nghiệp) 3. Đưa nội dung tiền lương vào thoả ước lao động tập thể - Hướng dẫn, giúp đỡ CNLĐ ký hợp đồng lao động (trong doanh nghiệp) Nội dung tiền lương khi thử việc: tiền lương ít nhất bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không quá 30 ngày đối với lao động khác. Trên cơ sở quy định và hướng dẫn đó để người lao động xem xét thoả thuận cụ thể trong ký kết hợp đồng. - Tham gia xây dựng quy chế phân phối tiền lương và thu nhập Dựa vào các yếu tố sau: + Tổng quỹ tiền lương của Công ty + Hệ số tiền lương của từng người lao động và thời gian công tác ở công ty. + Bình xét thi đua A-B-C hàng tháng của từng người và tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban. + Thành tích đột xuất của cá nhân hoặc tập thể tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban. Công đoàn quan tâm: + Tập trung khuyến khích tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp cho công ty hoàn thành nhiệm vụ. + Tránh phân phối bình quân, cào bằng + Tránh có sự cách biệt quá lớn về thu nhập giữa lãnh đạo quản lý và công nhân, giữa các bộ phận trong công ty. + Đoàn kết nội bộ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, mọi người phấn khởi + Quy chế phải công khai, lấy ý kiến tham gia rộng rãi của người lao động trong công ty. - Đề xuất: + Những người có đủ điều kiện thời gian và hoàn thành nhiệm vụ, để xét thi nâng bậc lương hàng năm với người sử dụng lao động. Lựa chọn giới thiệu những người có thành tích đặc biệt xuất sắc để đề nghị nâng lương trước thời hạn. + Đại diện Ban Chấp hành công đoàn là thành viên của hội đồng xét lương của tổng công ty. - Các chế độ trả lương khuyến khích khác: Tiền lương khi đi họp, đi học, tiền thưởng…được thoả thuận trong Hợp đồng lao động, thoả ước lao động thể hoặc quy định của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên cơ sở thống nhất giữa người sử dụng lao động và BCH công đoàn cơ sở. - Định mức lao động: Xây dựng các nguyên tắc, phương pháp, định mức: áp dụng thử, ban hành, thay đổi… 4. Chủ động xây dựng chương trình giám sát hoặc phối hợp với NSDLĐ tổ chức kiểm tra - Theo định kỳ hàng tháng, quý hoặc đột xuất. - Nội dung giám sát, kiểm tra là xem xét sổ lương của phòng, ban, tổ, đội sản xuất; xem xét hợp đồng sản xuất, đơn giá trả lương, danh sách ký nhận tiền lương, tiền thưởng; đối chiếu với quy chế phân phối thu nhập và tổng số tiền được thanh toán đã hợp lý chưa? Trên cơ sở đó để hướng dẫn, giúp đỡ và có kiến nghị kịp thời với người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.