CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

pdf
Số trang CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 12 Cỡ tệp CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 206 KB Lượt tải CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 0 Lượt đọc CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2
Đánh giá CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN - Phó viện trưởng Viện Kinh tế học Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một sự đổi mới tư duy đúng đắn của Đảng dựa trên cơ sở lý luận khoa học trong tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Bài viết góp phần phân tích và khẳng định điều đó; đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN, những yếu tố quyết định định hướng XHCN, nêu rõ các điều kiện để thực hiện mô hình kinh tế này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sau gần 20 năm xây dựng CNXH dựa vào và thông qua cơ chế thị trường, cuộc tranh luận thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn tiếp tục. Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông và Trung Âu đồng nghĩa với sự sụp đổ của mô hình CNXH dựa trên nền tảng chế độ sở hữu – công hữu đơn nhất và cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Khi mô hình hiện thực sụp đổ, sự hoài nghi cơ sở lý luận chính thống của nó, chủ nghĩa Mác – Lê-nin, là không thể tránh khỏi. Sự hoài nghi càng rõ khi thực tiễn chọn một cách thức dường như trái ngược, đã từng bị phủ nhận để thực thi CNXH: cách thức thị trường. Đây là lý do nảy sinh một khoảng trống lý luận trong việc giải thích xu hướng thực tiễn trái với tư duy thông thường. Điều này tạo ra một rào cản vô hình nhưng rất khó vượt qua đối với các ý định xây dựng một lý luận mới giải thích và dự báo thực tiễn đổi mới, cái đã và đang vượt qua lý luận cũ. 1 – Tuy nhiên, việc vượt qua rào cản lý luận này, về nguyên tắc, không có gì phức tạp. Vì cơ sở lý luận đó đã có sẵn, lại có sẵn trong chính chủ nghĩa Mác. Việc không thay được một phần vì thiếu một điều kiện tiên quyết: thái độ lý luận rõ ràng đối với 2 cách lập luận của Mác và của Lê-nin về mô thức chuyển biến sang CNXH và xây dựng CNXH. Trong khuôn khổ lý luận về CNXH về mặt kinh tế, việc nhập các luận điểm khoa học của Mác và Lê-nin thành chủ nghĩa Mác – Lê-nin một cách đơn giản đôi khi gây ra sự ngộ nhận. Có hai điểm cần được thừa nhận: - Mác và Lê-nin chưa xây dựng được một hệ thống lý luận về nền kinh tế XHCN theo đúng nghĩa hệ thống. Cái có được chỉ mới là những lập luận, suy luận lô-gic, những dự đoán khoa học và một số đường nét phác họa cụ thể, chưa đầy đủ về triển vọng của nền kinh tế và chế độ xã hội mới. Trong sự tiếp tục phát triển lý luận về CNXH ở các thế hệ mác-xít sau này, việc “đóng đinh” niềm tin vào một trạng thái lý luận chưa đầy đủ như vậy, tưởng tượng nó thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, giống như hệ thống lý luận về CNTB mà Mác đã xây dựng, trên cơ sở đó, biến nó thành một hệ thống giáo điều, bao gồm các nguyên lý mang tính chân lý hầu như bất biến chứa đựng những nguy cơ lớn trong nhận thức và hành động. - Về con đường đi lên CNXH, Mác và Lê-nin đưa ra hai phương án khác nhau. Về nguyên tắc, Mác cho rằng chỉ khi nền kinh tế thị trường phát triển đến tột bậc (với Mác, điều đó cũng có nghĩa là khi CNTB phát triển đến tận cùng[1] thì quá trình chuyển biến sang CNCS (CNXH) mới diễn ra như một tất yếu. Lê-nin lại không nghĩ như vậy. Ông cho rằng quá trình chuyển biến sang CNXH và CNCS có thể thành công cả ở những, thậm chí một nước lạc hậu; rằng mô hình kế hoạch hóa tập trung dựa trên chế độ công hữu thuần nhất – đơn nhất về tư liệu sản xuất là cái có thể áp dụng hiệu quả ở một nền kinh tế kém phát triển, chưa trải qua thị trường trong giai đoạn quá độ lên CNXH[2]. Giữa Mác và Lê-nin rõ ràng có một sự khác biệt nhất định trong việc nhận thức về tính tất yếu, về phương thức (con đường) và nội dung kinh tế của quá trình đi lên CNXH. Và đây là một điều bình thường trong khoa học, trong việc nhận thức thế giới khách quan trong trạng thái vận động liên tục của nó. Tuy có hai quan điểm khác nhau như vậy nhưng từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay, hầu như chỉ ngự trị quan điểm của Lê-nin với tư cách là quan điểm chính thống duy nhất và là quan điểm chung cho chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Trong khuôn cảnh như vậy, việc nêu lại quan điểm của Mác có hàm ý rằng đối với những nền kinh tế chưa từng trải qua thị trường hoặc thị trường chưa phát triển hết mức, để đi lên nấc thang cao hơn của lịch sử, việc “trở lại”, “xuyên qua” thị trường là bắt buộc; rằng trong quan hệ lý luận, điều đó không có gì mới so với chủ nghĩa Mác. Đó chỉ là sự trở lại Mác đích thực chứ không phải mác xít một cách trừu tượng, chung chung. Sự phân biệt Mác và Lê-nin trong quan niệm về cách thức đi lên CNXH hàm nghĩa sự thừa nhận rằng căn gốc lý luận của công thức phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam hiện nay đã có sẵn trong chính học thuyết Mác, trong các luận điểm cụ thể, rất xác định của ông chứ không phải của một ai khác, của một cái gì chung chung khác. Nhưng cũng phải nói rõ rằng đây chỉ là gốc rễ lý luận sâu xa. Mác chưa hề trực tiếp viết và nói như vậy. Còn đối với Lê-nin, với “Bàn về thuế lương thực”, Ông cũng cho rằng phải thay đổi cách thức xây dựng CNXH, phải phát triển các quan hệ thị trường như một tất yếu. Ông đã đề cập trực diện đến vấn đề này trong Chính sách kinh tế mới (NEP) nổi tiếng cũng như ẩn ý đằng sau luận điểm “thay đổi hoàn toàn nhận thức về CNXH” được nêu lúc cuối đời[3]. Theo lập luận đó, có cơ sở để khẳng định việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hay xây dựng CNXH thông qua kinh tế thị trường không hề là việc đi ngược lại học thuyết Mác, là sự phá sản của chủ nghĩa Mác. Trái lại, nó đơn giản chỉ là thực hiện đúng logic phát triển tự nhiên mà Mác đã phát hiện và lịch sử loài người đã trải qua. Tất nhiên, đây không phải là sự trở lại Mác và Lê-nin nguyên xi, bất biến. Lịch sử đã vượt xa các điều kiện phát triển thời Mác và Lê-nin[4]. 2 – Về mối quan hệ giữa thị trường và định hướng XHCN, có hai vấn đề cần lưu ý: - Mục đích của CNXH là phát triển, bao hàm phát triển con người. Kinh tế thị trường là phương thức có hiệu quả để đạt được phát triển. Theo nghĩa đó, thị trường và định hướng XHCN là đồng hướng (cùng véc-tơ) lịch sử chứ không phải là nghịch lý. - Nói phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nghĩa là thừa nhận kinh tế thị trường là cơ sở kinh tế của quá trình chuyển biến lên CNXH. Do vậy, nó là “bản nguyên” thứ nhất của quá trình xây dựng CNXH về mặt kinh tế. Khi thừa nhận như vậy, để định hướng quá trình phát triển theo hướng XHCN, trước hết phải bảo đảm cho thị trường phát huy hiệu quả tối đa. Phát triển mạnh kinh tế thị trường trong giai đoạn xây dựng CNXH chính là thực hiện định hướng XHCN một cách thực chất nhất. Có nghĩa là mọi sự bàn luận về phát triển trong giai đoạn quá độ lên CNXH, trong thời kỳ xây dựng CNXH, trước hết phải là bàn luận để phát triển kinh tế thị trường, trên cơ sở đó, mới bàn đến cái khác (định hướng XHCN là một trong những cái khác này). Nếu trật tự bàn luận khác đi, nghĩa là lộn ngược lô-gic của sự vật. 3 – Song, định hướng XHCN có những nội dung vượt ra ngoài thị trường. Một số đặc trưng phát triển XHCN vượt ra bên ngoài, lên cao hơn những kết quả do thị trường mang lại, kể cả những kết quả tích cực. Chúng không hoàn toàn và không tự động tương hợp với thị trường. Công bằng và bình đẳng trong phát triển, quyền của người dân, tức là dân chủ, vượt lên trên quyền dân chủ đo bằng đồng đô la (bỏ phiếu bằng tiền) là những thứ như vậy. Do đó, trong quá trình xây dựng CNXH, tức là quá trình phát triển theo định hướng XHCN, ngoài việc phát triển kinh tế thị trường và trên cơ sở thị trường, còn phải nỗ lực khắc phục những thất bại của thị trường (khuyết tật) và đạt tới một số mục tiêu mà tự thị trường không định hướng tới (phúc lợi xã hội, phục vụ người nghèo, v.v., nghĩa là bảo đảm phát triển bền vững). Từ các lập luận đó, có thể tóm tắt mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đơn giản và rõ ràng như thế này được chăng: hiệu quả kinh tế, dân chủ và công bằng (hàm ý phúc lợi xã hội và phục vụ người nghèo[5]? 4 – Những yếu tố nào quyết định tiến trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN? Hai yếu tố chủ yếu là thị trường và nhà nước. Đây là hai cơ cấu quyền lực lớn nhất (bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình), có vai trò dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, trọng tâm của việc bàn luận về quá trình chuyển đổi kinh tế, về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là bàn về mối quan hệ nhà nước – thị trường, bàn về cơ chế phối hợp các hoạt động chức năng của hai lực lượng cơ chế này sao cho quá trình thực tiễn đạt được các mục tiêu hiệu quả, dân chủ và công bằng. Nếu tiến sâu hơn nữa, có thể nói hạt nhân của sự bàn luận đó là vấn đề nhận thức và hành động của nhà nước – lực lượng chủ thể, quyền lực và có ý thức của cơ chế, của sự phối hợp nhà nước – thị trường[6]. Trong giai đoạn chuyển đổi, việc thị trường có phát triển được không, có thực hiện định hướng phát triển một xã hội dân chủ và công bằng hay không tùy thuộc quyết định vào cách nhà nước giải quyết mối quan hệ chức năng nhà nước – thị trường. Cụ thể cần làm rõ nhà nước phải: i) Xây dựng hệ thống thể chế thị trường (hệ thống thị trường yếu tố); ii) Đổi mới cơ cấu sở hữu, hình thành cấu trúc chủ thể của nền kinh tế thị trường; iii) Xây dựng cơ chế kinh tế thị trường, trong đó, khâu trọng tâm là phân định chức năng nhà nước và thị trường; 5 – Quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam gần 20 năm qua cho thấy: - Xu hướng tổng quát nhất – chuyển sang cơ chế thị trường và phát triển kinh tế thị trường – đã được khẳng định. - Hầu như mọi nội dung cải cách cụ thể đều đã được “đụng” tới. Nhiều thành tích đạt được là ngoạn mục. Nhưng dở dang, kém hiệu quả còn rất nhiều. Kết quả phát triển thu được nhiều nhưng tổn thất cũng rất lớn; chất lượng tăng trưởng và phát triển thấp, năng lực cạnh tranh – yếu tố sống còn của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế – rất yếu kém và chậm được cải thiện;… Có thể thấy đây là hậu quả của cách làm nửa vời, ra thật nhiều quyết định, muốn đồng thời đạt được thật nhiều mục tiêu, trong khi thiếu điều kiện thực thi, không tính kỹ đến điều kiện bảo đảm thực thi, nhất là điều kiện bộ máy và con người (năng lực thực thi) khi ra quyết định và chọn mục tiêu. Nền kinh tế nhiều khi lâm vào tình trạng “đánh trống bỏ dùi”. Vốn ít nhưng bày ra nhiều công trình, mỗi công trình lại rất tốn vốn. Kết cục là dở dang hầu như ở tất cả những việc đặt ra để làm và hậu quả để lại rất lớn. Như vậy rõ ràng nền kinh tế thị trường không vận hành tốt, hiệu quả thấp nên định hướng XHCN cũng khó thực hiện. Nguyên nhân lý luận của thực tế này là do chủ thuyết (chứ không chỉ là ý đồ và quyết tâm) phát triển kinh tế thị trường chưa được định; do bản chất và logic phát triển kinh tế thị trường chưa thông ở nhiều tầm, nhiều cấp và do cách hiểu về mối quan hệ giữa bản nguyên thứ nhất (phát triển kinh tế thị trường) với bản nguyên thứ hai (định hướng XHCN) trong chiến lược phát triển kinh tế không thật hợp lý. Vì vậy, sau 20 năm phát triển kinh tế thị trường, chúng ta vẫn chưa thể nói thật tự tin rằng chức năng nhà nước – thị trường đã được phân định rõ, hệ thống thị trường đã phát triển đồng bộ, còn cơ cấu sở hữu đã phát triển đúng trên nền tảng thị trường bình đẳng, không phân biệt đối xử. 6 - Về vấn đề xây dựng hệ thống thể chế thị trường. Đại hội IX của Đảng đề ra mục tiêu hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống thể chế thị trường với tư cách là sự đột phá chiến lược. Đây là một định hướng chiến lược đúng, đáp ứng đòi hỏi đang ngày càng gay gắt của thực tế. Tuy nhiên, bước tiến theo hướng này thực sự là rất chậm. Hệ thống thể chế thị trường hình thành và phát triển lệch pha và lệch nhịp nhau. Bằng chứng: thị trường bậc cao nhất (thị trường chứng khoán) ra đời trong khi thị trường các yếu tố đầu vào cơ bản nhất (thị trường đất đai, thị trường lao động) hãy còn chưa được thừa nhận chính thức;… Kết cục là thị trường không thể vận hành hiệu quả, trong khi nước ta là nước đi sau rất lâu trong phát triển kinh tế thị trường so với các nước khác. Có hai nguyên nhân lớn: Thứ nhất, chưa nhận thức đúng và đầy đủ bản chất, nguyên tắc và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường, do vậy, chưa hiểu rõ thực chất và vai trò của tính đồng bộ hệ thống và trật tự bước đi của quá trình hình thành các thể chế kinh tế thị trường. Thứ hai, thái độ hoài nghi thị trường vẫn còn nặng, cách tiếp cận đến kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn bị chi phối quá mạnh bởi thiên kiến tư tưởng (ví dụ đặt vấn đề bản chất TBCN của thị trường chứng khoán). Không vượt qua được những điểm yếu căn bản đó trong tư duy, trong nhận thức thì quá trình chuyển sang thị trường và phát triển kinh tế thị trường chắc chắn còn gặp nhiều ách tắc. 7 – Về cấu trúc sở hữu, vấn đề mấu chốt của một chế độ kinh tế. Việc thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần rõ ràng là một bước tiến căn bản. Song không đủ và đang ngày càng trở nên rất không đủ để có thể giải thích đúng thực tiễn kinh tế Việt Nam hiện nay và tạo thành cơ sở lý luận cho sự phát triển của nền kinh tế hiện thực. Các biểu hiện quan trọng là: - Sự kỳ thị thực tiễn đối với các thành phần còn rất nặng, thể hiện ở môi trường kinh doanh, ở điều kiện tiếp cận đến các nguồn lực và điều kiện phát triển. - Dành phần “cấm địa” cho khu vực kinh tế nhà nước bằng hàng loạt ưu đãi, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng – kích cầu. Từ đó tạo thành những nhóm lợi ích mạnh có khả năng thao túng chính sách và hành động của nhà nước. Cơ chế cạnh tranh bình đẳng – nguyên lý tối cao của kinh tế thị trường, vì thế, bị vi phạm, bị coi thường. Kết quả là tăng trưởng thấp xa mức tiềm năng, sự gia tăng nạn tham nhũng, mức độ nhất quán thấp, nghiêng mạnh về đối phó tình huống thay vì tầm nhìn dài hạn trong định hướng chính sách vĩ mô. Căn gốc vấn đề là ở đâu? - Đầu tiên là từ quan niệm “thành phần” vẫn còn quá nặng; không hiểu một cách triệt để và thực tiễn bản chất bình đẳng, tự do của tất cả các chủ thể thị trường khi tham gia cuộc chơi phát triển trong môi trường thị trường. Đặc biệt, thái độ không triệt để trong việc nhìn nhận vai trò then chốt của chế độ sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường. - Từ việc giữ nguyên mong muốn đơn giản xây dựng một nền kinh tế có hệ thống sở hữu XHCN thuần khiết ngay cả trong thời kỳ quá độ, kể cả quá độ được thực hiện thông qua kinh tế thị trường. - Từ cách hiểu cứng nhắc, đơn giản và trừu tượng về cái gọi là vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (của khu vực DNNN hay của nhà nước vẫn còn chưa rõ, thường bị lẫn lộn). 8 – Trong khuôn khổ vấn đề về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một vấn đề lý luận then chốt đặt ra là liệu có sự nhất quán giữa nguyên tắc sở hữu XHCN đối với tư liệu sản xuất, trong đó kinh tế nhà nước (hay DNNN) phải đóng vai trò chủ đạo với hiệu quả hoạt động của nền kinh tế thị trường hay không. Về mặt thực tiễn, cần lưu ý rằng: khu vực kinh tế chủ đạo hiện đang chỉ bảo đảm việc làm cho 2/40 triệu người lao động và hầu như không tạo việc làm mới nào. Trong khi đó, khu vực tư nhân đang là lực lượng bảo đảm việc làm và tạo việc làm mới cho người lao động[7]. Khu vực nhà nước có tỷ trọng nhỏ bé trong nông nghiệp; trong công nghiệp, tỷ trọng của khu vực nhà nước cũng chỉ khoảng 40% nhưng tốc độ tăng trưởng không cao hơn khu vực tư nhân và FDI. Đối với lĩnh vực dịch vụ, khu vực tư nhân nói chung chiếm tỷ trọng áp đảo, nhất là trong các ngành giao thông – vận tải, xây dựng, thương mại, du lịch. Ngoài ra, cùng với quá trình cổ phần hóa, tỷ trọng của khu vực DNNN càng thu hẹp lại nhanh chóng. Vậy nếu vai trò của DNNN là nhỏ và ngày càng thu hẹp về phạm vi thì vai trò chủ đạo có ý nghĩa thực tiễn gì? Câu trả lời chứa đựng trong những luận cứ sau: - Phải chăng chủ đạo có nghĩa là gia tăng sở hữu nhà nước trong một số ngành công nghiệp “nặng”, “then chốt” như mía đường, xi-măng, thép và hóa dầu? Cho tới nay, những đầu tư này thường có nghĩa là giá trong nước cao hơn giá trên thị trường thế giới. Trong khi đó, khả năng giảm được chi phí của các DNNN trong các ngành công nghiệp nặng này là rất thấp. Để duy trì sự tồn tại thị trường của các DNNN, nhất là trong môi trường hội nhập, Nhà nước buộc phải gia tăng bảo hộ. Nhưng trên quan điểm thị trường, áp lực thường xuyên của việc bảo hộ các ngành này sẽ làm giảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước xuống một phạm vi rất hẹp… Việc khăng khăng giữ một vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp nặng tốn kém sẽ dẫn tới một cơ sở công nghiệp nhỏ hẹp, chi phí cao và ít triển vọng. Theo cách đó, sau một thập niên, kinh tế nhà nước sẽ có vai trò nổi trội trong những ngành công nghiệp “hoàng hôn”. - Nhà nước có thể nắm giữ phần khống chế trong một số ngành quan trọng như tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông, hàng không, v.v., coi đây như một bằng chứng quan trọng của vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Điều này là đúng. Song nên lưu ý rằng ngoại trừ một số hàng hóa và dịch vụ công cộng mà Nhà nước cần và có thể nắm giữ như điện, nước, bưu chính, các lĩnh vực khác như hàng không và ngân hàng cần được mở ra cho cạnh tranh để đạt hiệu quả cao hơn. 9 – Với các lập luận trên, phải chăng “vai trò chủ đạo trong nền kinh tế” của một lực lượng nào đó không có ý nghĩa gì trong nền kinh tế thị trường? Câu trả lời là: Đặc biệt có ý nghĩa, nhưng không phải theo cách chúng ta nghĩ, chúng ta muốn và chúng ta xử sự với nền kinh tế nói chung, khu vực kinh tế nhà nước nói riêng từ trước đến nay – là cách kế hoạch hóa tập trung, độc tôn thống trị của một hình thức sở hữu. Trong nền kinh tế thị trường, các lực lượng, chủ thể kinh tế phải bình đẳng trên cùng một sân chơi. Nhưng “vai trò chủ đạo” vẫn là một khái niệm quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó càng quan trọng hơn trong một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Với nghĩa dẫn dắt trò chơi, định hướng phát triển, khái niệm chủ đạo trước hết và chủ yếu gắn với việc đưa ra “luật chơi” và giám sát “cuộc chơi”. Chức năng chủ đạo, do vậy, bao hàm nhiệm vụ tạo lập môi trường vĩ mô hiệu quả (ổn định và mang tính khuyến khích)[8] xét từ quan điểm nền kinh tế thị trường. Với nội dung đó, vai trò chủ đạo trong nền kinh tế phải do Nhà nước nắm, phải thuộc về Nhà nước chứ không thể thuộc về một lực lượng kinh tế riêng biệt nào. Phù hợp với lập luận này, định hướng XHCN sẽ được bảo đảm bằng nhà nước XHCN (hay nhà nước định hướng XHCN). Thông qua hoạt động đưa ra luật chơi, giám sát trò chơi, Nhà nước buộc tất cả các chủ thể phải tuân thủ trò chơi theo cách và theo hướng Nhà nước định. Tất nhiên, cách và hướng mà Nhà nước định phải phù hợp với xu thế tất yếu mà trước hết là phải tôn trọng các nguyên lý thị trường. Nội hàm của “vai trò chủ đạo”, khi gắn với Nhà nước, được mở rộng thêm ra cả chức năng cung cấp hàng hóa công cộng. Còn đối với một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nội hàm còn được đẩy xa hơn nữa, bao gồm cả vai trò bảo đảm công bằng xã hội, hỗ trợ người nghèo, triển khai mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp và hiệu quả. 10 – Với nội dung như trên, khái niệm “vai trò chủ đạo trong nền kinh tế” gắn kết lô-gic với tuyến vấn đề quan trọng thứ ba: phân định chức năng nhà nước – thị trường, nhà nước – doanh nghiệp. Về nguyên tắc, chức năng nhà nước – thị trường, Nhà nước – doanh nghiệp được phân định một cách khách quan. Sự phân định đó không diễn ra theo cách, cái gì Nhà nước không làm được thì thị trường và doanh nghiệp mới được làm. Cũng không phải theo cách Nhà nước cố gắng làm mọi thứ tối đa có thể, phần còn lại mới là của thị trường, của doanh nghiệp[9]. Hiện nay Nhà nước ta đang tham gia quá sâu, quá rộng vào các chức năng của thị trường và doanh nghiệp trong khi nhiều lĩnh vực thuộc chức năng của mình lại chưa được hoàn thành tốt. Đó là tình trạng “nắm những cái không cần nắm; buông những cái không được buông”. Do đó Nhà nước phải trả cho thị trường và doanh nghiệp những chức năng vốn có của nó. Sức lực của Nhà nước cần được chuyển từ việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các DNNN sang các lĩnh vực thuộc về chức năng của nó là tạo lập môi trường, cung cấp các dịch vụ và hàng hóa công cộng, giám sát quá trình vận hành của nền kinh tế và của doanh nghiệp thông qua các quy định rõ ràng, minh bạch của hệ thống pháp luật. 11 – Một điểm then chốt khác của mối quan hệ chức năng nhà nước – thị trường gắn với yêu cầu phát triển một nền kinh tế thị trường hiện đại – một nền kinh tế có khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế cao. Để đáp ứng yêu cầu này, Nhà nước phải đảm đương hàng loạt chức năng trước đây chưa hề có hoặc có nhưng chỉ ở trạng thái manh nha: hỗ trợ quá trình hội nhập quốc tế và phối hợp quản lý phát triển toàn cầu. Đối với nước ta, hội nhập quốc tế đang trở thành một điều kiện tiên quyết, sống còn của việc thực thi chiến lược thoát khỏi tình trạng tụt hậu phát triển. Tuy nhiên, như thực tế mấy năm qua cho thấy, quá trình hội nhập diễn ra trong thế bị động nhiều hơn là chủ động; chúng ta lo đối phó với các vấn đề tình thế hơn là chú tâm cho các vấn đề chiến lược. Cội nguồn của vấn đề chắc chắn vẫn là ở chỗ chức năng nhà nước – thị trường không được phân định rõ, chưa được tôn trọng. Áp lực phát triển do hội nhập gây ra hiện đang gia tăng rất nhanh. Định hướng XHCN sẽ trở thành một hoài niệm nếu nó không thực sự hội nhập được vào nền kinh tế thế giới và khu vực trong giai đoạn trung hạn tới. Song, cách xử lý vấn đề hiện nay chưa đặt trên lợi ích phát triển nền kinh tế thị trường như một tổng thể. Nó đang bị chi phối bởi tầm nhìn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.