Cơ chi trên

ppt
Số trang Cơ chi trên 37 Cỡ tệp Cơ chi trên 6 MB Lượt tải Cơ chi trên 0 Lượt đọc Cơ chi trên 3
Đánh giá Cơ chi trên
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CƠ CHI TRÊN CƠ CHI TRÊN Cơ chi trên gồm cơ các vùng: •Vai và nách: gồm 3 khu, quây quanh khớp vai: Khu Delta ở ngoài, khu bả vai ở sau và khu nách ở trong. •Cánh tay: Vùng cánh tay có xương cánh tay ở giữa với 2 vách liên cơ trong và ngoài ở hai bên, chia cơ vùng cánh tay làm 2 khu trước và sau •Cẳng tay: Vùng cẳng tay có 2 xương quay và trụ nối nhau bởi màng gian cốt, cùng với 2 vách liên cơ tách từ bờ trước và bờ sau xương quay chia làm 3 khu: Khu trước trong, khu trước ngoài và khu sau. •Bàn tay: Bàn tay có 2 lớp cân nông và sâu cùng 2 vách liên cơ chia bàn tay làm 4 ô: Mô cái, mô út, gan bàn tay và ô liên cốt KHU DELTA Khu này chỉ có cơ Delta, hình tam giác với: - Đáy ở trên, bám vào nửa ngoài bờ trước xương đòn, bờ dưới gai vai, mỏm cùng vai. - Đỉnh ở dưới, bám tận vào ấn Delta ở giữa mặt ngoài xương cánh tay. - Tác dụng: Dạng cánh tay và đưa cánh tay lên cao, cơ Delta được đầu trên xương cánh tay đội lên làm cho vai có hình dáng tròn trĩnh. Khi sai khớp, vai khu Delta sụp đổ (dấu hiệu nhát rìu), vai vuông góc và rãnh Delta ngực dô, lồi lên. KHU BẢ VAI Gồm 5 cơ bám từ xương bả vai đến mấu động to và mấu động nhỏ đầu trên xương cánh tay, chia làm 2 nhóm: 1. Nhóm cơ làm dạng cánh tay và xoay cánh tay ra ngoài: a. Cơ trên gai b. Cơ dưới gai c. Cơ tròn bé Các cơ này bám từ mặt sau xương vai đến mấu động to xương cánh tay CƠ KHU BẢ VAI 2. Nhóm cơ làm khép cánh tay và xoay cánh tay vào trong: a. Cơ tròn to: Ở ngoài bám từ bờ ngoài mặt sau xương vai ra trước xương cánh tay bám vào mép trong rãnh nhị đầu xương cánh tay b. Cơ dưới vai: Ở ngoài bám vào hố dưới vai mặt trước xương, các thớ cơ hướng lên trên, ra ngoài đến bám tận mấu động nhỏ xương cánh tay. H. Khu vai sau 1. Cơ Delta 2. Khoang cánh tay tam đầu 3. Cơ rộng ngoài 4. Phần dài cơ tam đầu 5. Cơ tròn to 6. Cơ lưng to 7. Cơ trám 8. Cơ dưới gai 9. Cơ tròn bé 10. Khoang bả vai tam đầu 11. Cơ trên gai KHU NÁCH Nách gồm tất cả các phần mềm nằm giữa 1 khung xương gồm •Thành trước có các cơ ngực to, ngực bé và dưới đòn che phủ •Thành trong: thành ngực •Thành ngoài: xương cánh tay và khớp vai •Thành sau: xương bả vai Cơ thành trước khu nách Cơ ngực to: Có ba bó bám từ xương đòn, xương ức, xương sườn 1- 6 và cân cơ thẳng to đến mép ngoài rãnh nhị đầu xương cánh tay. Tác dụng: Khép và xoay cánh tay vào trong, nâng thân lên cao khi leo trèo và làm nở lồng ngực khi hít vào cố gắng. Cơ ngực bé: Nằm dưới cơ ngực to, bám từ xương sườn 2, 3, 4, đến đỉnh mỏm quạ xương bả vai. Tác dụng: Hạ thấp bả vai, làm nở lồng ngực . Cơ dưới đòn: Bám từ giữa ngoài rãnh dưới đòn mặt dưới xương đòn, cơ đi vào trong đến bám vào mặt trên đầu trong sụn sườn 1 •Cơ quạ cánh tay: cơ này bám từ mỏm quạ xương vai đến giữa mặt trong xương cánh tay, là cơ tuỳ hành của động mạch nách. •Tác dụng: Khép cánh tay và đưa cánh tay ra trước. •Có cơ răng to (cơ răng trước): bám từ 10 xương sườn đầu đến mép trước bờ trong xương vai. Tham gia động tác thở CƠ VÙNG CÁNH TAY Vùng cánh tay có xương cánh tay ở giữa với 2 vách liên cơ trong và ngoài ở hai bên, chia cơ vùng cánh tay làm 2 khu: 1.Khu CT trước: Có động tác gấp cẳng tay vào cánh tay 2.Khu CT sau: có động tác duỗi cánh tay CƠ KHU CÁNH TAY TRƯỚC 1. Cơ nhị đầu cánh tay: Gồm 2 phần: a. Phần (đầu) ngắn: Bám vào mỏm quạ xương bả vai . b. Phần (đầu) dài: Bám vào diện trên hõm khớp vai Hai phần hợp thành một thân cơ dài, chạy xuống dưới bám tận vào lồi củ nhị đầu xương quay và tách ra 1 chẽ cân chạy chếch vào trong, xuống dưới hoà lẫn vào mạc cẳng tay Chẽ cân này là mốc để tìm ĐM cánh tay ở máng nhị đầu trong Cơ nhị đầu là cơ tuỳ hành của động mạch cánh tay, bờ trong cơ này là mốc quan trọng thứ nhất để tìm động mạch. CƠ KHU CÁNH TAY TRƯỚC 2. Cơ cánh tay trước: Là cơ gấp cánh tay rất mạnh Ng/ủy: cơ bám vào nửa dưới các mặt trước trong và mặt trước ngoài xương cánh tay và 2 vách liên cơ, cơ đi xuống dưới tạo thành gân, đến bám tận vào mỏm vẹt xương trụ. Thân cơ nằm bè ra ở dưới cơ nhị đầu và thành đáy của 2 rãnh nhị đầu trong và ngoài ở nếp gấp khuỷu. H. Cơ vùng cánh tay trước 1.Cơ dưới vai 2.Cơ quạ cánh tay 3.Cơ răng trước 4.Cơ tròn to 5.Cơ lưng to 6.Cơ tam đầu 7.Trẽ cân cơ nhị đầu 8. Gân cơ nhị đầu 9. Đầu dài nhị đầu 10. Đầu ngắn nhị đầu 11. Cơ ngực to 12. Cơ delta 13. Cơ dưới vai CƠ KHU CÁNH TAY SAU Có một cơ rất mạnh duỗi cánh tay là cơ tam đầu cánh tay, gồm 3 phần: 1. Phần dài: Bám vào diện dưới hõm khớp vai, thọc qua tam giác cơ tròn, chia khe cơ tròn thành các khoang (bả vai tam đầu, cánh tay tam đầu và tứ giác Velpau), cho các bó mạch và TK đi qua. 2. Cơ rộng ngoài và cơ rộng trong: Bám vào mặt sau xương cánh tay phần trên và dưới rãnh xoắn và vào 2 vách liên cơ trong và ngoài. TK quay, ĐM cánh tay sâu ở trong rãnh xoắn, giữa 2 cơ này. Ba phần hợp thành một gân chung tới bám tận vào mỏm khuỷu xương trụ. Cơ khu sau cánh tay 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Cơ dưới gai Cơ tròn bé Khoang tứ giác Cơ rộng ngoài Cơ rộng trong Phần dài tam đầu Cơ tròn to Cơ lưng to Khoang bả vai tam đầu. Cơ cẳng tay 2 xương cẳng tay, màng liên cốt cùng với vách liên cơ trước và ngoài chia cẳng tay thành 3 khu Trước trong Cẳng tay ngoài Cẳng tay sau Khu cẳng tay trước trong Gồm 8 cơ xếp làm 4 lớp, tác dụng gấp và sấp (sấp cẳng tay, gấp bàn tay và các ngón tay), do thần kinh giữa chi phối, trừ cơ gấp cổ tay trụ và 2 bó trong cơ gấp sâu các ngón tay. • Nông: sấp tròn, gấp cổ tay quay, gan tay dài, gấp cổ tay trụ • Giữa: Gấp chung nông các ngón tay • Sâu: Gấp dài ngón cái, gấp chung sâu các ngón tay • Sát xương: cơ sấp vuông Khu cẳng tay trước trong: lớp nông Cơ sấp tròn: • gồm 2 bó, 1 bó bám vào mỏm trên ròng rọc và một bó bám vào mỏm vẹt, giữa 2 bó có dây thần kinh giữa chạy qua • 2 bó họp thành 1 cơ, rồi tạo thành gân bám tận vào giữa mặt ngoài xương quay • Là cơ sấp cẳng tay mạnh nhất Khu cẳng tay trước trong: lớp nông Cơ gấp cổ tay quay (gan tay lớn): Nguyên ủy từ mỏm trên ròng rọc, cơ nằm giữa cơ sấp tròn ở ngoài, gan tay dài ở trong, Bám tận ở nền xương đốt bàn tay 2. Tác dụng: gấp cổ tay Khu cẳng tay trước trong: lớp nông c. Cơ gan tay dài (gan tay bé): Nguyên ủy: Bám từ mỏm trên ròng rọc Bám tận: đến mặt trước dây chằng vòng cổ tay thì toả vào cân gan tay nông. Thân cơ nằm trong cơ gan tay lớn, ngoài cơ trụ trước. Tác dụng gấp bàn tay. Khu cẳng tay trước trong: lớp nông d. Cơ gấp cổ tay trụ (trụ trước): Ở trong cùng lớp nông, có 2 bó bám từ mỏm trên ròng rọc và mỏm khuỷu tạo thành một cơ Bám tận: đi xuống dưới đến bám vào xương đậu, xương móc và nền xương đốt bàn tay 3. Thần kinh trụ chạy giữa 2 bó của cơ trụ trước, cơ trụ trước là cơ tùy hành của bó mạch thần kinh trụ Tác dụng: Gấp và xoay bàn tay vào trong. H. Vùng cẳng tay lớp nông 1. Cơ cánh tay trươớc 2. Cơ nhị đầu 3. Trẽ cân cơ nhị đầu 4. Cơ gan tay lớn 5. Cơ gan tay bé 6. Cơ trụ trươớc 7. Cơ gấp chung nông 8. Cơ gan tay bì 9. Cơ gan tay bé 10. Mỏm trâm quay 11. Cơ gấp dài ngón cái 12. Cơ dài dạng ngón cái 13. Cơ gấp chung nông 14. Cơ sấp tròn 15. Cơ quay 2 16. Cơ quay 1 17. Cơ cánh tay quay. Khu cẳng tay trước trong: lớp giữa Có cơ gấp chung nông ngón tay. Ở phía trong cơ gấp dài ngón cái, có 2 bó: - Bó cánh tay trụ: bám vào mỏm trên ròng rọc và mỏm vẹt. - Bó quay: bám vào bờ trước xương quay. Hai bó hợp thành một cung nối (cung cơ gấp chung nông) có động mạch trụ và thần kinh giữa chạy dưới cung này xuống cẳng tay. Cơ chia làm 4 gân đi dưới dây chằng vòng cổ tay xuống gan tay, mỗi gân lại chia làm 2 trẽ bám tận vào sườn đốt 2 các ngón 2, 3, 4, 5, làm gấp đốt 2 các ngón 2, 3, 4, 5. Khu cẳng tay trước trong: lớp sâu 1.Cơ gấp chung sâu ngón tay: Nguyên ủy ở trên bám vào mỏm vẹt, 1/3 trên xương trụ và màng liên cốt. Thân cơ đi xuống dưới tới phần cẳng tay cơ chia 4 bó,rồi tạo thành 4 gân, đến bám tận vào đốt 3 các ngón tay 2, 3, 4, 5. Tác dụng: Gấp đốt 3 các ngón tay 2, 3, 4, 5. 2.Cơ gấp dài ngón cái: Bám từ mặt trước xương quay và màng liên cốt cơ đi xuống, chui dưới dây chằng vòng cổ tay đến bám tận vào nền đốt 2 ngón cái. Tác dụng: Gấp đốt 2 ngón cái. 1. Cơ gấp chung nông 2. Cơ gấp dài ngón cái 3. Cơ gấp chung sâu 4. Gấp chung nông 5. Cánh tay 6. Cơ nhị đầu 7. Trẽ cân cơ nhị đầu Khu cẳng tay trước trong: lớp sát xương Lớp sát xương: Có cơ sấp vuông Cơ này bám ở 1/4 dưới mặt trước 2 xương cẳng tay, từ xương quay sang xương trụ. Tác dụng: Làm sấp cẳng tay. Tóm lại: Cơ khu trước trong có tác dụng chính: Sấp cẳng tay, gấp bàn và ngón tay. - Sấp cẳng tay: Cơ sấp tròn (chủ yếu), cơ sấp vuông. - Gấp bàn tay: Cơ gan bàn tay lớn và cơ gan bàn tay bé, cơ trụ trước. - Gấp các ngón tay: 2 cơ gấp chung nông và gấp chung sâu, khi co mạnh sẽ gấp cả bàn tay. KHU CẲNG TAY NGOÀI Có 4 cơ, động tác chủ yếu là ngửa cẳng và bàn tay, do nhánh bên TK quay chi phối. Từ nông vào sâu . 1. Cánh tay quay (cơ ngửa dài): Là cơ tuỳ hành của động mạch quay. Nguyên ủy ở, cơ này bám từ bờ ngoài xương cánh tay (1/4 dưới ), cơ đi xuống đến bám tận ở mỏm trâm 2. Cơ duỗi cổ tay quay dài (quay 1): Nguyên ủy bám ở ngoài xương cánh tay cơ đi xuống đến bám tận sau nền xương đốt bàn tay 2. 3. Cơ duỗi cổ tay quay ngắn (quay 2): Nguyên ủy bám vào mỏm trên lồi cầu, cơ đi xuống dưới đến bám vào mặt sau nền xương đốt bàn tay 3. KHU CẲNG TAY NGOÀI 4. Cơ ngửa (ngửa ngắn): Là cơ ngửa mạnh nhất, gồm 2 bó quấn quanh đầu trên xương quay. - Bó nông bám từ mỏm trên lồi cầu xương cánh tay và bờ sau hõm Sigma bé của xương trụ đến bám tận ở bờ trước xương quay. - Bó sâu bám từ hõm xích ma bé (phía trước bó nông) đến bám tận ở cổ xương quay. Giữa 2 bó có nhánh sâu của thần kinh quay, chạy từ trước ra khu cẳng tay sau chi phối các cơ này. KHU CẲNG TAY SAU 8 cơ xếp làm 2 lớp, động tác chủ yếu là duỗi các ngón tay và bàn tay, do nhánh sâu TK quay chi phối. •Lớp nông: Gồm 4 cơ (khuỷu, duỗi chung ngón tay, duỗi riêng ngón út, duỗi cổ tay trụ), các cơ này ở trên đều bám vào mỏm trên lồi cầu, rồi toả xuống dưới. Tác dụng làm duỗi và nghiêng bàn tay vào trong. •Lớp sâu: Có 4 cơ kể từ trên xuống dưới là: Cơ dài dạng ngón cái, Cơ duỗi ngắn ngón cái, Cơ duỗi dài ngón , Cơ duỗi riêng ngón trỏ KHU CẲNG TAY SAU: LỚP NÔNG 1.Cơ khuỷu: Bám vào tận mặt sau mỏm khuỷu, do 1 nhánh TK cơ rộng trong chi phối. 2.Cơ duỗi chung ngón tay: Từ trên đi xuống chia 4 gân bám tận vào các đốt 1, 2, 3 các ngón tay (2, 3, 4, 5). Tác dụng: Duỗi các đốt ngón tay. 3.Cơ duỗi riêng ngón út: Bám tận vào bờ ngoài gân duỗi chung ngón 5. 4.Cơ duỗi cổ tay trụ (trụ sau): Bám tận vào nền xương đốt bàn tay 5. H. Cơ nông mặt sau cẳng tay 1. Cơ ngửa dài 2. Cơ khuỷu 3. Cơ trụ sau 4. Cơ quay 1 5. Cơ duỗi chung ngón tay 6. Cơ duỗi riêng ngón 5 7. Cơ dạng dài ngón cái 8. Cơ duỗi ngắn ngón cái 9. Cơ duỗi dài ngón trỏ 10. Cơ trụ sau 11. Các sợi trước xương trụ 12. Cơ tam đầu. KHU CẲNG TAY SAU: Lớp sâu Có 4 cơ kể từ trên xuống dưới là: 1. Cơ dài dạng ngón cái: Ở trên, bám từ mặt sau xương quay và xương trụ và vào màng liên cốt, thân cơ đi xuống dưới đến bám vào nền đốt bàn tay 1. 2. Cơ duỗi ngắn ngón cái: Phía trên bám từ mặt sau xương quay, xương trụ và màng liên cốt đi xuống dưới đến bám tận vào nền đốt 1 ngón cái. 3. Cơ duỗi dài ngón cái:Bám từ mặt sau xương trụ và màng liên cốt đi xuống dưới bám vào nền đốt 2 ngón cái. 4. Cơ duỗi riêng ngón trỏ:Bám từ mặt sau xương trụ và màng liên cốt, cơ đi xuống dưới bám vào bờ bên gân ngón trỏ của cơ duỗi chung. Tóm lại : Các cơ của khu cẳng tay trước ngoài và khu cẳng tay sau gồm các cơ ngửa và duỗi. VÙNG BÀN TAY: KHU MU TAY Nằm sau các xương bàn tay, không có cơ mà chỉ có những gân từ khu cẳng tay sau đi xuống, có 2 lá cân: •Lá cân nông ngăn cách tổ chức dưới da với các gân cơ: - 3 gân ngón cái dạng dài, duỗi ngắn, duỗi dài, duỗi riêng. - Gân duỗi ngón 2 và các gân duỗi chung. - Gân duỗi ngón 5 và gân duỗi cổ tay trụ. Dưới các gân cơ là các mạch chính của vùng. •Lá cân sâu che phủ các xương bàn tay và cơ liên cốt. VÙNG BÀN TAY: KHU GAN TAY Rất quan trọng, vì tất cả những thành phần quý giá nhất của bàn tay đều nằm ở gan tay ; gồm các cơ làm những động tác tế nhị, các mạch máu và thần kinh chính để vận động các cơ này và đem lại cảm giác cho bàn tay. 1. Có 2 lá cân: • Lá cân nông: Căng từ xương đốt bàn tay 1 đến xương đốt bàn tay 5, • Lá cân sâu: Che phủ trước các xương đốt bàn tay và các cơ liên cốt. 2. Hai vách liên cơ: • Vách trong: Căng từ xương đốt bàn tay 5 tới lá cân nông. • Vách ngoài: Căng từ xương đốt bàn tay 3 tới lá cân nông. 3. Các ô gan tay: • Ô mô cái • Ô mô út • Ô gan tay giữa • Ô liên cốt 4.Bao hoạt dịch của các gân gấp 5. Các khoang tế bào ở bàn tay
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.