Cơ cấu phân tầng xã hội ở Đông Nam bộ trong tầm nhìn so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam bộ

pdf
Số trang Cơ cấu phân tầng xã hội ở Đông Nam bộ trong tầm nhìn so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam bộ 13 Cỡ tệp Cơ cấu phân tầng xã hội ở Đông Nam bộ trong tầm nhìn so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam bộ 312 KB Lượt tải Cơ cấu phân tầng xã hội ở Đông Nam bộ trong tầm nhìn so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam bộ 0 Lượt đọc Cơ cấu phân tầng xã hội ở Đông Nam bộ trong tầm nhìn so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam bộ 3
Đánh giá Cơ cấu phân tầng xã hội ở Đông Nam bộ trong tầm nhìn so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam bộ
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 13 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 2(174)-2013 20 KINH TEÁ HOÏC - XAÕ HOÄI HOÏC CƠ CẤU PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ TRONG TẦM NHÌN SO SÁNH VỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ TÂY NAM BỘ LÊ THANH SANG NGUYỄN THỊ MINH CHÂU TÓM TẮT Cơ cấu xã hội vùng Nam Bộ đang trải qua quá trình biến đổi và trở nên đa dạng dưới tác động của quá trình đổi mới và hội nhập, đồng thời có sự khác biệt giữa TPHCM đô thị lớn nhất nước với các tỉnh Đông Nam Bộ còn lại và Tây Nam Bộ. Sử dụng kết quả 3 cuộc điều tra đại diện cho 3 địa bàn nói trên (2010 và 2008), bằng cách đo lường vị thế nghề nghiệp với 2 chiều kích kinh tế và học vấn, bài viết cung cấp một phân tích thực trạng về các tầng lớp xã hội nghề nghiệp với các khoảng cách xã hội khác nhau theo nông thôn/đô thị và giới tính. Kết quả cho thấy, cơ cấu các tầng lớp xã hội ở TPHCM thể hiện rõ các đặc trưng của một xã hội đô thị, ở Tây Nam Bộ phản ảnh đậm nét tính chất của một xã hội nông nghiệp, trong khi ở các tỉnh Đông Nam Bộ còn lại cho thấy một số chuyển động từ xã Lê Thanh Sang. Phó Giáo sư tiến sĩ. Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ. Nguyễn Thị Minh Châu. Thạc sĩ. Trung tâm Tư vấn Phát triển Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ. Trân trọng cảm ơn GS.TS. Bùi Thế Cường, Chủ nhiệm các chương trình và đề tài nói trên đã cho phép chúng tôi sử dụng các kết quả điều tra mẫu này. hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. 1. GIỚI THIỆU Cơ cấu phân tầng xã hội là một trong những chiều kích quan trọng để nhận thức được trình độ phát triển kinh tế-xã hội, tạo cơ sở để xây dựng các chính sách hướng đến phát triển bền vững. Dựa trên cơ cấu xã hội nghề nghiệp của dân cư, bài viết phân tích các tầng lớp xã hội của Đông Nam Bộ(1) (2010), so sánh với các tầng lớp xã hội tương ứng ở TPHCM (2010) và ở Tây Nam Bộ (2008), với các nguồn lực kinh tế và học vấn khác nhau của các tầng lớp này theo lát cắt khu vực nông thôn/đô thị và giới tính. Bài viết sử dụng số liệu khảo sát của đề tài “Cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi xã hội vùng Đông Nam Bộ” (2010), đề tài “Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi dân cư TPHCM hiện nay” (2010) và đề tài “Cơ cấu xã hội, văn hóa và phúc lợi xã hội vùng Tây Nam Bộ” (2008) do Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ tiến hành. Tổng số hộ được khảo sát tại 3 địa bàn lần lượt là 1080, 1080 và 900. Ưu điểm cơ bản là cả 3 cuộc khảo sát đều được chọn mẫu xác suất và các biến số được đo lường theo một cách thống nhất nên có tính đại diện cao cho LÊ THANH SANG - NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – CƠ CẤU PHÂN TẦNG XÃ HỘI… các địa bàn nghiên cứu và tương thích với nhau khi so sánh. Hạn chế là cuộc điều tra ở Tây Nam Bộ được khảo sát trước 2 năm so với Đông Nam Bộ và TPHCM. Do sự khác biệt này nên các số liệu được tính toán riêng cho 3 địa bàn nghiên cứu mà không cộng dồn cho toàn vùng Nam Bộ, tuy vậy sự thay đổi theo thời gian này không ảnh hưởng đáng kể khi so sánh các tỷ lệ giữa 3 địa bàn nghiên cứu với nhau. Các tầng lớp xã hội được đo lường dựa trên chủ hộ (Xem thêm: Bùi Thế Cường, Lê Thanh Sang, 2010, tr. 35-47) và lấy Đông Nam Bộ làm điểm quy chiếu để so sánh với 2 địa bàn còn lại. Để tuân thủ cách tiếp cận lý thuyết cơ cấu phân tầng xã hội nghề nghiệp, phân tích cơ cấu các tầng lớp xã hội chỉ bao gồm những người đang tham gia vào thị trường lao động, không tính những người nội trợ, nghỉ hưu và đi học. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐO LƯỜNG PHÂN TẦNG XÃ HỘI Phân tầng xã hội (social stratification) được định nghĩa là quá trình xã hội, thông qua đó các phần thưởng và các nguồn lực như của cải, quyền lực, và uy tín được phân phối có tính hệ thống và bất bình đẳng bên trong hoặc giữa các xã hội với nhau. Cũng thông qua quá trình xã hội mà các cá nhân với một số tính chất tương đồng nào đó được nhóm vào các phân loại như giai cấp. Một cách tổng quát, phân tầng xã hội có thể được biểu hiện qua một trong ba dạng chính là phân tầng theo hệ thống đẳng cấp, phân tầng theo hệ thống phong kiến, và phân tầng theo giai cấp xã hội. Hệ thống đẳng cấp là các thứ bậc cứng nhắc vốn đã được quyết định từ lúc con người được sinh ra và không cho 21 phép sự di động từ đẳng cấp này sang đẳng cấp khác. Hệ thống phân tầng phong kiến ít cứng nhắc hơn hệ thống đẳng cấp và cho phép một số rất giới hạn tính di động xã hội. Trong khi đó, hệ thống giai cấp xã hội ít nhấn mạnh tính chất được “gán cho” và chú trọng nhiều hơn đến những yếu tố do cá nhân đạt được như giáo dục. Do vậy, những tính chất này cho phép sự di động xã hội nhiều hơn (Johnson, 1995, tr. 283). Các nghiên cứu phổ biến nhất về phân tầng xã hội hiện nay là dạng thứ ba: phân tầng theo giai cấp xã hội. Giai cấp xã hội (social class), một trong những khái niệm quan trọng nhất khi nghiên cứu phân tầng xã hội, là sự phân biệt về mặt xã hội tạo ra từ quá trình phân phối bất bình đẳng các lợi ích và nguồn lực như của cải, quyền lực, và uy tín. Các nhà xã hội học định nghĩa giai cấp xã hội chủ yếu dựa trên cơ sở của việc phân chia trên được xác định như thế nào. Phân tầng xã hội từ cách tiếp cận xã hội học hiện đại được sử dụng một cách phổ biến nhất là phân tầng dựa trên vị thế nghề nghiệp (occupational status) (Xem thêm: Lê Thanh Sang, 2010, tr. 3140). Dựa trên lý thuyết giai cấp xã hội của Marx và lý thuyết phân tầng xã hội của Weber, các nhà nghiên cứu thường sử dụng vị thế nghề nghiệp như là chỉ báo đơn tốt nhất hay ít nhất là khả thi hơn cả để đo lường phân tầng xã hội (Blau & Duncan, 1967; Runciman, 1968). Có hai cách để xếp hạng vị thế nghề nghiệp: 1) phân loại theo các chỉ số kinh tế-xã hội của nghề nghiệp và 2) phân loại theo sự đánh giá của công chúng về uy tín nghề nghiệp (occupational prestige) (Haug, 1977). Vì vị thế nghề nghiệp có quan hệ chặt chẽ với 22 LÊ THANH SANG - NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – CƠ CẤU PHÂN TẦNG XÃ HỘI… sự khác nhau về mức học vấn và mức thu nhập, các nghề nghiệp được xếp hạng dựa trên cơ sở của những yêu cầu về học vấn của nghề nghiệp và mức lương được trả tương ứng. Nghiên cứu này sử dụng cách đo lường mức độ phân tầng theo thu nhập và học vấn. Dựa vào Hệ thống danh mục nghề nghiệp Việt Nam, những người được phỏng vấn được xếp vào 10 nhóm nghề nghiệp phân theo vị thế xã hội sau đây. 3. PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ TÂY NAM BỘ 3.1. Cơ cấu các tầng lớp xã hội Có sự khác biệt rất rõ về các tầng lớp xã hội giữa Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và TPHCM. Nếu cơ cấu xã hội nghề nghiệp ở Bảng 1. Cơ cấu các tầng lớp xã hội cơ bản ở TPHCM, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Cơ cấu (%) (*) Tầng lớp Nhóm Mô tả nghề nghiệp nghề 1 Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, cơ quan sự nghiệp từ các cấp cơ sở trở lên. 2 Quản lý các công ty với chức danh từ trưởng, phó phòng trở lên. 3 Chủ tư nhân (chủ yếu là các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ). 4 Chuyên viên kỹ thuật bậc trung, cao. 5 Nông dân có nhiều ruộng đất là lao động có kỹ thuật trong nông lâm ngư nghiệp và có mức ruộng đất bình quân nhân khẩu hộ từ 5.000m2 trở lên. 6 Nông dân có mức ruộng đất trung bình là lao động có kỹ thuật trong nông lâm ngư nghiệp và có mức ruộng đất bình quân nhân khẩu hộ từ 1.000-5.000m2. 7 Nông dân ít hoặc không có đất là lao động có kỹ thuật trong nông lâm ngư nghiệp và có mức ruộng đất bình quân nhân khẩu hộ dưới 1.000m2. 8 Công nhân thợ thủ công lành nghề gồm những người là thợ thủ công có kỹ thuật và các thợ kỹ thuật và thợ có kỹ thuật lắp ráp và vận hành máy, thiết bị. 9 Nhân viên thương mại dịch vụ. 10 Lao động giản đơn gồm nông dân làm thuê ở nông thôn và lao động làm thuê. TPHCM Quản lý nhà nước (**) 2,7 Quản lý công ty 3,3 Chủ tư nhân Chuyên viên kỹ thuật Nhân viên Công nhân-thợ thủ công Tây Đông Nam Bộ Nam Bộ 2,5 3,4 17,4 3,0 2,3 8,8 3,7 4,2 34,8 11,3 10,8 18,6 12,4 10,3 Nông dân lớp trên 10,5 7,2 Nông dân lớp giữa Nông dân lớp dưới Lao động giản đơn 20,9 29,9 4,1 17,6 18,5 10,3 18,1 13,4 100,0 100,0 100,0 661 874 768 Tổng số (%) N (chủ hộ) (*) Do quy mô mẫu nhỏ nên một vài nhóm có số lượng ít, cần thận trọng khi tham khảo. Chẳng hạn, chỉ có 27 chủ hộ làm chăn nuôi, trồng trọt với diện tích đất bình quân nhân khẩu hộ dưới 1.000m2 nên theo chuẩn phân loại chung dựa trên qui mô đất nông nghiệp được xếp vào tầng lớp nông dân lớp dưới. (**) Bao gồm những người làm công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể, sự nghiệp. Nguồn: Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ, Kết quả điều tra TPHCM, Đông Nam Bộ (2010) và Tây Nam Bộ (2008). LÊ THANH SANG - NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – CƠ CẤU PHÂN TẦNG XÃ HỘI… TPHCM thể hiện các đặc trưng của một xã hội đô thị, thì ở Tây Nam Bộ phản ảnh đậm nét tính chất của một xã hội nông nghiệp, trong khi ở Đông Nam Bộ có sự chuyển động dần từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp ở TPHCM tập trung vào các tầng lớp của một xã hội đô thị gắn liền với quá trình đô thị hoá: nhân viên (34%), công nhân-thợ thủ công (18,6%), chủ tư nhân (17,4%) và lao động giản đơn (10,3%). Tỷ trọng tầng lớp nông dân ở TPHCM rất nhỏ và nếu dựa trên qui mô đất nông nghiệp thì xếp vào nông dân lớp dưới, trong khi tầng lớp nông dân trong một xã hội thiên về nông nghiệp như Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ chiếm tỷ trọng rất lớn. Cơ cấu phân tầng xã hội ít có sự khác biệt giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Điểm khác biệt đáng kể nhất là tầng lớp nông dân lớp trên của Đông Nam Bộ có tỷ trọng cao hơn đáng kể so với Tây Nam Bộ (Bảng 1) do quy mô đất nông nghiệp bình quân lao động ở Đông Nam Bộ cao hơn và vùng này đang hình thành nhiều trang trại cao su, cà phê, tiêu, chăn nuôi… hơn so với trang trại lúa, nuôi trồng thủy sản ở Tây Nam Bộ. Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, cả nước có 20.065 trang trại; trong đó, Tây Nam Bộ có 6.308 trang trại, chiếm 31,4%; Đông Nam Bộ có 5.389 trang trại, chiếm 26,9%. Tuy nhiên, diện tích đất nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân một trang trại ở vùng Đông Nam Bộ là cao nhất, với 10,9 ha so với Tây Nam Bộ là 7,3 ha. Một điểm khác biệt nữa về cơ cấu xã hội nghề nghiệp ở Đông Nam Bộ và Tây Nam 23 Bộ là tỷ lệ lao động công nhân-thợ thủ công, lao động giản đơn ở Đông Nam Bộ cao hơn ở Tây Nam Bộ (Bảng 1). Đó là do sự ra đời sớm và ngày càng phát triển của hàng loạt khu công nghiệp, khu chế xuất và các dịch vụ đi kèm ở Đông Nam Bộ đã thực sự thu hút đông đảo lực lượng lao động từ nhiều nơi khác nhau đến đây và làm công nhân trong các công ty trong và ngoài nước, lao động giản đơn với các dịch vụ bổ trợ đáp ứng nhu cầu của lực lượng công nhân. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển hơn các vùng khác, Đông Nam Bộ đã phát huy thế mạnh của vùng, phát triển thiên về công nghiệp. Do đó cơ cấu phân tầng của vùng cũng dần chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Khác với xã hội đô thị TPHCM và định hướng công nghiệp Đông Nam Bộ, cơ cấu nghề nghiệp Tây Nam Bộ phần lớn tập trung vào tầng lớp nông dân (chiếm 55,6%), thể hiện rõ nét một xã hội chủ yếu dựa trên nông nghiệp. Sự khác biệt giữa khu vực nông thôn và đô thị Xét cơ cấu xã hội nghề nghiệp theo khu vực nông thôn và đô thị (Bảng 2) cho thấy: Ở TPHCM, hầu hết các tầng lớp chuyên viên kỹ thuật, quản lý công ty tập trung ở khu vực đô thị, tiếp đến là các chủ tư nhân và nhân viên cũng đông đảo hơn ở đô thị. Trong khi đó, ngoài nông dân, các tầng lớp công nhân, thợ thủ công và lao động giản đơn có tỷ trọng cao hơn ở khu vực nông thôn. Điều này cho thấy sự khác biệt rõ rệt về cơ cấu xã hội giữa nông thôn và đô thị. Tuy nhiên, dù ở nông thôn hay đô thị, cơ 24 LÊ THANH SANG - NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – CƠ CẤU PHÂN TẦNG XÃ HỘI… cấu các tầng lớp xã hội ở TPHCM đều thể hiện sự vượt trội về trình độ phát triển kinh tế-xã hội so với 2 vùng còn lại. Điểm khác biệt nổi bật nhất là ngoài tầng lớp quản lý công ty, tầng lớp chủ tư nhân và tầng lớp nhân viên ở TPHCM cũng rất đông đảo so với Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sự khác biệt này phản ảnh trình độ phát triển của nền kinh tế đô thị (dù còn ở qui mô vừa và nhỏ) ở TPHCM cao hơn rất nhiều so với 2 vùng còn lại. trong khi đó nông dân lớp trên ở Đông Nam Bộ cao hơn và tập trung ở khu vực nông thôn (14,4% so với khu vực thành thị là 0,8%). Điều này cho thấy ở nhiều thị trấn và thị xã nhỏ, sản xuất nông nghiệp vẫn còn khá phổ biến, mức độ chuyên môn hóa các ngành công nghiệp và dịch vụ còn thấp, chưa thể hiện được tính hiện đại của một xã hội đô thị. Cơ cấu xã hội nghề nghiệp do vậy về cơ bản vẫn phản ảnh tính ưu trội của cơ cấu xã hội truyền thống. Giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cũng có sự khác biệt đáng kể giữa khu vực nông thôn và thành thị (Bảng 2). Nhìn chung, tầng lớp nông dân của 2 vùng đều tập trung ở khu vực nông thôn; tuy nhiên nông dân lớp giữa ở khu vực đô thị Tây Nam Bộ cao hơn gấp đôi so với khu vực đô thị ở Đông Nam Bộ (16,9% và 8,0%); Sự phần tầng xã hội dưới góc độ giới Dưới góc độ giới, cơ cấu các tầng lớp xã hội cho thấy một mặt thể hiện sự phân công theo giới và mặt khác là sự yếu thế hơn của phụ nữ so với nam giới. Tỷ trọng phụ nữ trong các tầng lớp quản lý nhà nước, quản lý công ty đều thấp hơn nhiều so với nam giới. Trong khi đó, tỷ trọng phụ Bảng 2. Cơ cấu các tầng lớp xã hội cơ bản ở TPHCM, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ phân theo nông thôn/đô thị Đô thị Tầng lớp TPHCM Quản lý nhà nước 2,6 Quản lý công ty 4,0 Đông Nam Bộ 5,2 Nông thôn Tây Nam Bộ 4,9 TPHCM 3,1 Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ 1,4 3,0 1,3 Chủ tư nhân 20,0 6,4 4,2 9,4 1,6 1,9 Chuyên viên kỹ thuật 11,0 7,6 11,3 1,9 2,1 2,6 Nhân viên 36,5 16,3 17,6 29,4 9,3 9,3 Công nhân-thợ thủ công 16,6 18,3 18,3 25,0 10,0 8,5 Nông dân lớp trên 0,0 0,8 2,1 14,4 8,3 Nông dân lớp giữa 0,0 8,0 16,9 26,2 32,9 Nông dân lớp dưới 0,8 12,7 14,1 14,4 19,6 19,5 Lao động giản đơn 8,6 24,7 10,6 15,6 15,4 14,1 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 501 251 142 160 623 626 Tổng số (%) N Nguồn: Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ, Kết quả điều tra TPHCM, Đông Nam Bộ (2010) và Tây Nam Bộ (2008). 25 LÊ THANH SANG - NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – CƠ CẤU PHÂN TẦNG XÃ HỘI… nữ trong các tầng lớp chủ tư nhân, chuyên viên kỹ thuật và nhân viên cao hơn nhiều so với nam giới ở cả 3 vùng. Đặc biệt ở TPHCM thì sự chệnh lệch khá lớn giữa nam và nữ làm chủ tư nhân, 20,7% nữ và 13,5% nam. Trong khi đó ở Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ gần như tương đương nhau (Bảng 3). Báo cáo khảo sát của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam cho rằng, nhìn chung ở Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ không cao; nữ doanh nhân đang điều hành khoảng 1/4 số doanh nghiệp đang hoạt động và 1/3 số hộ kinh doanh cá thể. Kết quả các cuộc khảo sát này khá tương đồng với kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2009: tỷ lệ lao động trong tầng lớp quản lý rất thấp, trong đó lại có sự chênh lệch giữa nam và nữ tương ứng là 1,3% và 0,4%; tuy nhiên, tỷ lệ nữ làm các công việc có trình độ từ trung cấp trở lên lại cao hơn nam (8,7% và 7,3%); bên cạnh đó, sự phân công theo giới lại thể hiện rõ là phụ nữ thường làm trong lĩnh vực buôn bán, dịch vụ cá nhân nhiều hơn gần gấp đôi so với nam (16,4% và 8,7%); ngược lại trong lĩnh vực nông lâm thủy sản thì tỷ lệ tham gia lao động của nam lại cao hơn (Bảng 4). Về cơ bản, các khuôn mẫu chính về sự khác biệt giới trong cơ cấu phân tầng xã hội ở TPHCM không khác nhau đáng kể so với Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Xu hướng trong thời gian tới, nữ tham gia vào vị trí quản lý, làm chủ tư nhân cao hơn theo chiến lược quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đề ra nhằm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm, tăng sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý. Bảng 3. Các tầng lớp xã hội cơ bản ở TPHCM, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ phân theo giới tính Nam Tầng lớp TPHCM Quản lý nhà nước 4,0 Quản lý công ty 5,3 Chủ tư nhân Đông Nam Bộ 2,7 Nữ Tây Nam Bộ 3,2 TPHCM 1,7 Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ 1,7 4,3 1,7 13,5 2,7 2,1 20,7 4,0 3,6 7,3 3,4 3,5 10,1 4,6 7,1 Nhân viên 30,7 9,3 7,6 38,3 19,4 25,0 Công nhân-thợ thủ công 22,8 13,6 10,8 15,1 7,4 7,9 Nông dân lớp trên 11,7 7,8 5,7 4,3 Nông dân lớp giữa 22,3 32,6 14,9 17,9 Chuyên viên kỹ thuật Nông dân lớp dưới 5,3 16,6 19,4 3,1 21,7 14,3 Lao động giản đơn 11,2 17,5 12,9 9,5 20,6 15,7 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 303 698 628 358 175 140 Tổng số (%) N Nguồn: Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ, Kết quả điều tra TPHCM, Đông Nam Bộ (2010) và Tây Nam Bộ (2008). 26 LÊ THANH SANG - NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – CƠ CẤU PHÂN TẦNG XÃ HỘI… Bảng 4. Cơ cấu phân tầng xã hội phân theo giới tính năm 2009 Cơ cấu nghề nghiệp Tổng Nam Nữ Cán bộ quản lý 0,9 1,3 0,4 Nhân viên có chuyên môn kỹ thuật cao 4,4 4,3 4,6 Nhân viên có chuyên môn kỹ thuật trung bình 3,6 3 4,1 Nhân viên có chuyên môn kỹ thuật thấp 1,3 1,3 1,3 Dịch vụ, buôn bán cá nhân 12,4 8,7 16,4 Nông, lâm và thủy sản 18,5 20,2 16,7 Thợ thủ công và các loại công nhân khác 11,6 16,1 6,7 7 8,2 5,7 40,3 36,8 44,1 Sửa chữa và điều khiển máy Lao động giản đơn Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra mức sống hộ gia đình năm 2009. Bảng 5. Học vấn của các tầng lớp xã hội cơ bản ở TPHCM, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Tầng lớp Quản lý nhà nước (*) Quản lý công ty Chủ tư nhân Chuyên viên kỹ thuật Nhân viên Công nhân-thợ thủ công Nông dân lớp trên Nông dân lớp giữa Nông dân lớp dưới Lao động giản đơn Bình quân chung N (hộ) Chênh lệch so với Mức học vấn Chênh lệch so với (số năm học) lao động giản đơn (lần) TPHCM (lần) Đông Tây Đông Tây Đông Tây TPHCM TPHCM TPHCM Nam Bộ Nam Bộ Nam Bộ Nam Bộ Nam Bộ Nam Bộ 14 15 9 15 9 8 10 6 10 661 10 11 10 14 9 8 7 5 6 6 7 874 9 14 7 7 7 6 6 4 8 768 2,3 2,5 1,5 2,5 1,5 1,3 1,7 1,0 1,7 661 1,7 2,8 1,0 0,7 0,8 1,7 2,3 1,5 1,3 1,2 0,8 1,0 1,0 1,2 874 2,3 3,5 1,8 1,8 1,8 1,5 1,5 1,0 2,0 768 1,0 1,0 1,0 1,0 1,1 0,9 1,0 1,0 1,0 0,9 0,8 0,9 1,0 1,0 1,0 661 0,6 1,0 0,7 874 0,6 0,7 0,8 768 Nguồn: Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ, Kết quả điều tra TPHCM, Đông Nam Bộ (2010) và Tây Nam Bộ (2008). Nhu cầu chuyển hộ kinh doanh cá thể sang hoạt động theo hình thức công ty đang được đẩy mạnh sẽ tạo thêm sự đông đảo của đội ngũ doanh nhân nữ trong những năm tới. 3.2. Các nguồn lực đo lường vị thế xã hội của các tầng lớp xã hội Nguồn lực kinh tế xã hội của các tầng lớp xã hội trong bài viết này chỉ được đo lường giới hạn ở 2 chỉ báo cơ bản là trình độ học vấn và thu nhập. Học vấn Hiện nay, cả nước có 84,8% số người đang làm việc chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế-xã hội(2); trong đó thể hiện rõ nét giữa 3 vùng TPHCM, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Kết quả khảo sát ở TPHCM, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ ở Bảng 5 cho thấy: Mức 27 LÊ THANH SANG - NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – CƠ CẤU PHÂN TẦNG XÃ HỘI… học vấn trung bình của các tầng lớp xã hội ở TPHCM là lớp 10, cao hơn từ 2-3 lớp so với Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Tầng lớp quản lý công ty, chuyên viên kỹ thuật và quản lý nhà nước có trình độ học vấn cao nhất (cao đẳng, đại học). Các tầng lớp nhân viên và công nhân-thợ thủ công có mức học vấn trung bình, trong khi tầng lớp lao động giản đơn có mức học vấn thấp nhất, chỉ ở trình độ tốt nghiệp tiểu học. Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả của cuộc điều tra lao động việc làm gần đây nhất (quý 2/2011) của Tổng cục Thống kê: TPHCM là nơi có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất, 17,8% từ đại học trở lên (chiếm tỷ lệ cao nhất) và Tây Nam Bộ là vùng cao nhất về tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật (chiếm 91,7%) (Bảng 6). Thu nhập Một trong những chỉ báo quan trọng nhất để đo lường việc nắm giữ nguồn lực kinh tế là mức thu nhập của các tầng lớp xã hội. Nghiên cứu này sử dụng mức thu nhập bình quân nhân khẩu hộ và xếp hạng mức thu nhập của các tầng lớp cơ bản ở TPHCM, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ để có cái nhìn so sánh giữa các địa bàn nghiên cứu. Kết quả điều tra mức sống dân cư 2010 cho thấy: Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng của nhóm hộ nghèo nhất (nhóm thu nhập 1) đạt 369 nghìn đồng, của nhóm hộ giàu nhất (nhóm thu nhập 5) đạt 3.410 nghìn đồng, tăng 34,3% và 38,7% tương ứng so với năm 2008. Điều này cho thấy, sau 2 năm thu nhập bình quân nhân khẩu ở các nhóm đều tăng lên nhưng mức tăng ở nhóm giàu nhất cao hơn Bảng 6: Tỷ trọng lao động đang làm việc đã qua đào tạo của quý 2 năm 2011, %. Nơi cư trú/vùng Cả nước Nam Nữ Thành thị Nông thôn Các vùng Trung du và miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng (*) Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ (*) Tây Nam Bộ Hà Nội TPHCM (*) Tổng số Không có chyên Dạy môn kỹ thuật nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 84,8 83,1 86,6 68,9 91,0 3,7 5,6 1,7 6,5 2,7 3,7 3,4 4,0 6,0 2,8 1,7 1,2 2,3 2,9 1,3 6,1 6,7 5,4 15,8 2,3 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 86,5 83,1 86,0 89,1 87,6 91,7 69,7 70,5 3,6 6,6 2,9 1,9 3,7 1,8 5,3 6,1 4,4 4,0 4,1 3,7 2,8 2,3 5,8 3,0 2,0 1,9 1,8 1,4 1,4 0,9 2,4 2,7 3,5 4,4 5,2 3,8 4,6 3,3 16,8 17,8 Đồng bằng sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm TPHCM. Nguồn: Tổng cục Thống kê. 2011. Báo cáo điều tra lao động và việc làm 6 tháng đầu năm 2011, tr. 8. 28 LÊ THANH SANG - NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – CƠ CẤU PHÂN TẦNG XÃ HỘI… Bảng 7. Thu nhập của các tầng lớp xã hội cơ bản ở TPHCM, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ Tầng lớp Mức thu nhập bình quân nk/năm (triệu) TPHCM Chênh lệch so với lao động giản đơn (lần) Đông Tây Nam Đông TPHCM Nam Bộ Bộ Nam Bộ Quản lý nhà nước (*) 32,7 Quản lý công ty 77,3 Chủ tư nhân 40,1 27,5 27,8 Chuyên viên kỹ thuật 38,8 21,5 Nhân viên 22,8 Công nhân-thợ thủ công 21,9 14,9 2,2 Tây Đông Tây TPHCM Nam Bộ Nam Bộ Nam Bộ 2,7 2,6 1,0 0,9 0,5 2,7 2,7 4,9 1,0 0,7 0,7 21,6 2,6 2,1 3,8 1,0 0,6 0,6 21,5 11,5 1,5 2,1 2,0 1,0 0,9 0,5 16,3 15,5 1,5 1,6 2,7 1,0 0,7 0,7 Nông dân lớp trên 35,6 19,3 3,5 3,4 Nông dân lớp giữa 13,6 12,2 1,3 2,1 14,5 11,1 7,3 1,0 1,1 1,3 1,0 0,8 0,5 Lao động giản đơn 14,9 10,3 5,7 1,0 1,0 1,0 1,0 0,7 0,4 Bình quân chung 28,0 17,2 11,6 1,9 1,7 2,0 1,0 0,6 0,4 N (hộ) 661 874 768 661 874 768 661 874 768 Nông dân lớp dưới 28,3 Chênh lệch so với TPHCM (lần) 5,2 Nguồn: Viện Phát triển Bền bững vùng Nam Bộ, Kết quả điều tra TPHCM, Đông Nam Bộ (2010) và Tây Nam Bộ (2008). so với nhóm nghèo nhất, dẫn tới khoảng cách giàu nghèo càng tăng lên. So sánh về mức thu nhập giữa các tầng lớp xã hội ở Đông Nam Bộ, TPHCM và Tây Nam Bộ (Bảng 7), TPHCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có mức thu nhập bình quân nhân khẩu năm 2010 khoảng 2,3 triệu/người/tháng, cao hơn nhiều so với 2 tiểu vùng còn lại. Thu nhập bình quân nhân khẩu ở Đông Nam Bộ là 1,4 triệu/người/tháng (2010) và Tây Nam Bộ gần 1 triệu/người/tháng (2008)(3). Ở hầu hết các tầng lớp xã hội, mức thu nhập ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ chỉ dao động ở mức từ 1/2 đến 2/3 mức thu nhập tương ứng ở TPHCM. So với tầng lớp lao động giản đơn, là nhóm có mức thu nhập thấp nhất, tầng lớp quản lý công ty có mức thu nhập bình quân cao hơn 5 lần, các tầng lớp chủ kinh doanh nhỏ, chuyên viên kỹ thuật và quản lý nhà nước có mức thu nhập cao hơn từ 2,2 đến 2,7 lần. Trong khi đó, nhân viên và công nhân-thợ thủ công thuộc tầng lớp đa số có mức thu nhập trung bình. Ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nông dân lớp trên cũng thuộc tầng lớp có mức thu nhập khá cao và nông dân lớp giữa có mức thu nhập trung bình. Các tầng lớp nông dân lớp dưới và lao động giản đơn có nguồn lực kinh tế yếu, thuộc nhóm đáy trong bậc thang phân tầng xã hội. Cơ cấu thu nhập ở TPHCM (Bảng 8) cho thấy các nguồn thu rất đa dạng nhưng có 29 LÊ THANH SANG - NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – CƠ CẤU PHÂN TẦNG XÃ HỘI… sự khác biệt lớn giữa các tầng lớp xã hội. Tầng lớp quản lý nhà nước, chuyên viên kỹ thuật có nguồn thu nhập chủ yếu từ lương chiếm trên 2/3 tổng thu nhập. Các tầng lớp quản lý công ty, công nhân-thợ thủ công, lao động giản đơn cũng có tỷ trọng thu nhập từ lương chiếm gần một nửa trong tổng số thu nhập. Tuy nhiên, các tầng lớp chủ tư nhân, quản lý công ty, nhân viên cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu nhập do công việc làm ăn do cá nhân/gia đình tự tổ chức. Các hoạt động này cũng khá quan trọng đối với một số tầng lớp khác do khu vực tư nhân và phi chính thức rất phổ biến. Đây là hai nguồn thu quan trọng nhất của đa số các tầng lớp xã hội ở TPHCM. So với TPHCM, cơ cấu nguồn thu nhập của các tầng lớp xã hội ở Đông Nam Bộ (Bảng 9) có sự khác biệt đáng kể. Tỷ trọng tiền lương và thu nhập từ công việc làm ăn do gia đình tự tổ chức giảm, trong khi đó nguồn thu từ trồng trọt chiếm đến 1/5 tổng số thu nhập. Nguồn thu từ nông nghiệp chủ yếu là các tầng lớp nông dân lớp trên và lớp giữa, nhưng ít quan trọng đối với nông dân lớp dưới. Ngoài nguồn thu từ nông nghiệp, tầng lớp nông dân lớp trên cũng có thu nhập khá cao (khoảng 1/3 tổng thu) từ các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài nông nghiệp do cá nhân/gia đình tự tổ chức. Đây cũng là nguồn thu chính của tầng lớp chủ tư nhân, và công nhân-thợ thủ công. Cơ cấu nguồn thu nhập của các tầng lớp xã hội ở Tây Nam Bộ (Bảng 10) về cơ bản cũng tương tự như ở Đông Nam Bộ, nhưng phụ thuộc vào nông nghiệp nặng nề hơn. Tỷ trọng nguồn thu từ trồng trọt, chăn nuôi là 38,1% trong khi nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài nông nghiệp do cá nhân/gia đình tự tổ chức chỉ chiếm một mức khiêm tốn là 8,2%, thấp hơn rất nhiều so với Đông Nam Bộ Bảng 8. Cơ cấu thu nhập của các tầng lớp xã hội TPHCM, 2010 Thu nhập bình quân nhân khẩu hộ từ các nguồn (triệu/năm) Tầng lớp Tổng thu Tiền lương từ Tiền lương từ Thu nhập từ việc Thu từ Thu nhập từ các việc làm chính việc làm thêm làm do gia đình/ nông phi nông nghiệp phi nông nghiệp cá nhân tự tổ chức nghiệp nguồn khác Quản lý nhà nước 100,0 68,4 1,5 10,4 1,4 18,3 Quản lý công ty 100,0 45,8 1,8 44,2 0,0 8,2 Chủ tư nhân 100,0 11,9 0,4 67,3 0,1 20,3 Chuyên viên kỹ thuật 100,0 66,8 2,6 14 0,1 16,5 Nhân viên 100,0 37,1 1,5 40,5 0,2 20,7 Công nhân-Thợ thủ công 100,0 41,1 0,7 29,7 0,3 28,2 Nông nghiệp 100,0 37,7 1,5 17,9 5,9 37,0 Lao động giản đơn 100,0 45,6 1,9 34,4 0,0 18,1 Toàn TPHCM 100,0 37,3 1,3 40,9 0,3 20,2 Nguồn: Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ, Kết quả điều tra TPHCM, 2010.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.