Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam

pdf
Số trang Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam 15 Cỡ tệp Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam 488 KB Lượt tải Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam 0 Lượt đọc Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam 11
Đánh giá Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 15 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Hồng Quang1 Tóm tắt: Bài báo tập trung vào khái quát lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đánh giá quá trình dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam và rút ra những hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy quá trình này. Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê của tỉnh Quảng Nam và phương pháp phân tích thống kê mô tả để đạt được mục tiêu đặt ra. Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, ngành công nghiệp, ngành nông - lâm- thủy sản, ngành dịch vụ. 1. Mở đầu Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) ngành kinh tế là một chủ đề rất được quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. CDCC ngành kinh tế phản ánh tình hình phân bổ nguồn lực của nền kinh tế, quyết định năng lực và sản lượng của nền kinh tế. Chính vì vậy trong lý thuyết kinh tế, CDCC ngành kinh tế là một tiêu chí trong đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Các nghiên cứu tập trung làm rõ xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thể giới và Việt Nam và chỉ ra chiều hướng thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế trong dài hạn. Các kết quả này cũng chỉ ra rằng: nguồn lực của nền kinh tế có sự dịch chuyển từ các ngành truyền thống sang ngành hiện đại, từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, từ những ngành có năng suất và trình độ công nghệ thấp sang các ngành có công nghệ cao. Sự thay đổi này diễn ra trong dài hạn và chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào nền kinh tế quốc gia hay vùng lãnh thổ lớn; cho dù có một số nghiên cứu với đối tượng là nền kinh tế tỉnh nhưng cũng nhằm mục tiêu đánh giá CDCC ngành kinh tế chung nền kinh tế quốc gia. 20 năm sau ngày chia tách tỉnh, nền kinh tế Quảng Nam đã có những chuyển biến rất tích cực, quy mô GDP của tỉnh đã mở rộng không ngừng, tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục; Năng lực sản xuất ngày càng mở rộng nhờ sự gia tăng nhanh các yếu tố nguồn lực cả bên trong và bên ngoài của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực. Các ngành công nghiệp và dịch vụ đã phát triển rất nhanh thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế vẫn diễn ra chậm, chất lượng chuyển dịch cơ cấu theo lao động chậm hơn chuyển dịch cơ cấu theo GDP và chưa thúc đẩy CDCC lao động, tăng năng suất lao động; Xuất hiện xu thế điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu sang các ngành thâm dụng tài nguyên ngày càng rõ; Cơ cấu và CDCC trong nội bộ ngành nông _________________________ 1. ThS, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam 95 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM nghiệp theo nghĩa hẹp còn lạc hậu và chậm thay đổi, sẽ là sự cản trở tới sự phát triển chung; Xu hướng chuyển dịch trong lĩnh vực dịch vụ không rõ ràng. Chính vì vậy rất cần thiết phải có một nghiên cứu vềxu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam nhằm đánh giá chính xác quá trình này và kiến nghị các hàm ý chính sách cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách địa phương. Đó là lý do để thực hiện của bài báo này. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu (CDCC) ngành kinh tế Trước hết hãy xem xét một số nghiên cứu có liên quan tới chủ đề này. Các nghiên cứu của thế giới về CDCC có nhiều và nghiên cứu ở nhiều nền kinh tế khác nhau. Bàn về chuyển dịch cơ cấu ngành phải bắt đầu từ Quy luật tiêu dùng mang tên nhà Thống kê người Đức E. Engel (1821-1896). Quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và phân phối thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Một khi quy luật tiêu dùng của A.Engel kết hợp với Quy luật tăng năng suất lao động của A. Fisher (1935) sẽ chỉ rõ xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. A.Fisher phân biệt thành 3 khu vực kinh tế: sơ cấp (nông nghiệp), cấp hai (công nghiệp) và cấp ba (dịch vụ). Ông cho rằng, lao động và việc làm sẽ chuyển dần từ khu vực sơ cấp sang cấp hai và một phần cấp ba. Do tác động của tiến bộ kỹ thuật đến năng suất của các ngành kinh tế khác nhau cũng như tính thay thế của lao động và vốn giữa các ngành mà xu thế tăng tỷ trọng lao động nhanh nhất là dịch vụ và chậm nhất là nông nghiệp. Lewis, A. W. (1954) trong tác phẩm “Lý thuyết về phát triển kinh tế” đã giải thích về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng, gọi là “Mô hình hai khu vực cổ điển”. Đặc trưng chủ yếu của mô hình hai khu vực cổ điển là phân chia nền kinh tế thành hai khu vực. Lý thuyết này chỉ ra rằng quá trình phát triển yêu cầu chuyển dịch lao động từ nông nghiệp có năng suất thấp sang các ngành hiện đại có năng suất cao hơn là công nghiệp và dịch vụ. Mô hình thay đổi cơ cấu của Hollis Chenery (1974) được đề xuất trên cơ sở nghiên cứu về sự phát triển của nhiều quốc gia từ 1953 -1973. Kết luận rút ra từ nghiên cứu của ông là tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng dần ứng với GDP/người tăng dần. Các nghiên cứu của Việt Nam có nhiều trong các bối cảnh khác nhau. Nghiên cứu của Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999) đã đề cập các luận cứ khoa học của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo hướng hội nhập trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Các tác giả phân tích, đánh giá thực trạng CDCCKT theo ngành ở nước ta trong giai đoạn 1991 – 1997, thực trạng CDCCKT ở các vùng và phương hướng, biện pháp CDCCKT theo hướng hội nhập kinh tế thế giới của nước ta. Nghiên cứu của Bùi Tất Thắng (2006) đã tổng hợp, phân tích quá trình thay đổi tư duy về CNH và CDCCKT ở Việt Nam, phân tích thực trạng CDCC ngành kinh tế ở Việt Nam từ 1990 đến 2004; trình bày quan điểm và các giải pháp thúc đẩy CDCC ngành 96 Nguyễn Hồng Quang kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu này rất có ý nghĩa cho nghiên cứu chủ đề này của địa phương nhưng cũng cần chú ý tới những thay đổi của bối cảnh hiện nay và tương lai những năm tới cũng như bối cảnh của địa bàn nghiên cứu về chủ đề này. Lê Xuân Bá và các tác giả (2006) đã tập trung phân tích chuyển dịch lao động giữa các ngành công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ, giữa hình thức tự tạo việc làm và làm thuê; đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005 và đề xuất các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam theo hướng tích cực. Bùi Quang Bình (2010) đã phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2009. Qua đó chỉ ra một số khiếm khuyết của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam như dựa vào mở rộng quy mô qua thâm dụng vốn nhưng hiệu quả thấp yếu tố Việt Nam thiếu phải đi vay; không thể khai thác tốt yếu tố tiềm năng lớn nhất của Việt Nam là lao động; chưa thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông nghiệp. Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước đã tập trung vào cơ sở lý thuyết kinh tế để xây dựng luận cứ cho CDCC kinh tế Việt Nam, phân tích thực tế quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam theo ngành và lãnh thổ để chỉ ra xu thế thay đổi đã diễn ra cùng với các vấn đề của nó. Các nghiên cứu cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này. 2.2. Cơ sở lý luận về xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Quan niệm về cơ cấu kinh tế có nhiều và tùy theo cách tiếp cận khác nhau. Theo quan điểm triết học có thể hiểu cơ cấu kinh tế nhằm để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Nếu theo cách tiếp cận hệ thống thì nền kinh tế với nhiều bộ phận cấu thành và các kiểu cơ cấu hợp thành chúng. Theo thời gian khi nền kinh tế vận động và phát triển thì các bộ phận và các kiểu cơ cấu đó cũng thay đổi. Do đó cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Mối quan hệ về số lượng giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện qua tỷ trọng của mỗi ngành trong GDP, trong tổng lao động hay tổng vốn của nền kinh tế tại một thời điểm nào đó. Như vậy có thể coi cơ cấu ngành kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các ngành trong tổng thể kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với nhau (Vũ Tuấn Anh (1982). Cơ cấu ngành kinh tế luôn thay đổi theo thời gian phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Do vậy, chuyển dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ (Bùi Quang Bình (2010). Chính điều này mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển. Cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực (Lê Khoa (2003), vốn, công nghệ, thị trường và chính sách. 97 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu sẽ là: (1) Phương pháp diễn dịch trong suy luận: Tức là nghiên cứu tiến hành xem xét cơ cấu và CDCC ngành kinh tế từ những khái quát đến cụ thể. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ phân tích những thành công và hạn chế cùng với các nguyên nhân của quá trình này trong từng điều kiện cụ thể của tỉnh, có so sánh với các địa phương khác trong cả nước. (2) Phương pháp quy nạp trong suy luận: Nghiên cứu tiếp cận giải quyết vấn đề từ cụ thể đến khái quát. Theo đó, khi nghiên cứu cơ cấu và CDCC ngành kinh tế sẽ bắt đầu từ tình hình cụ thể của quá trình này của tỉnh để đưa ra những đánh giá khái quát thành những kết luận có tính quy luật và hệ thống. (3) Phương pháp phân tích thống kê mô tả bao gồm phương pháp đồ thị và bảng thống kê để tổng hợp: Nghiên cứu này sử dụng hệ thống các loại đồ thị toán học và những bảng thống kê số liệu theo chiều dọc và chiều ngang mô tả hiện trạng cơ cấu, CCKT của tỉnh từ khi chia tách, từ đó tổng hợp đánh giá xu thế CDCC ngành kinh tế trong những điều kiện thời gian cụ thể; Phương pháp số bình quân, số tương đối, phân tích tương quan, phương pháp dãy số thời gian… để phân tích CDCC ngành kinh tế. Các phương pháp này đã được một số nhà nghiên cứu đã sử dụng như Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006), của Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả (2011) và Bùi Quang Bình (2010). Về số liệu của nghiên cứu: Các số liệu được tổng hợp từ Niên giám thống kê của Tỉnh Quảng Nam các năm như 2005, 2010 và 2015. Các chỉ tiêu thống kê gồm giá trị sản xuất, GDP của tỉnh; giá trị sản xuất, giá trị gia tăng… của các ngành kinh tế. Các số liệu này được tính bằng giá hiện hành và giá so sánh. Ở đây giá so sánh sẽ được chuyển về giá 1994 hay 2010. Số liệu các nguồn lực như lao động, vốn đầu tư của tỉnh và các ngành cũng được tổng hợp từ các ấn phẩm này. Riêng số liệu vốn đầu tư sẽ được tính bằng giá hiện hành và giá so sánh, và giá so sánh sẽ là giá 1994 hay 2010. Số liệu doanh nghiệp của tỉnh cũng sẽ được tổng hợp từ nguồn này. Ở đây không chỉ theo số lượng doanh nghiệp mà còn cả các nguồn lực, sản lượng, giá trị sản xuất, doanh thu và lợi nhuận.Khoảng thời gian của số liệu sẽ từ năm 2000 tới năm 2014. Lý do chính là tuy chia tách tỉnh từ năm 1997, nhưng hoạt động của nền kinh tế này chỉ thực sự rõ ràng từ 2000. 2.4. Kết quả nghiên cứu 2.4.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683 ha. Dân số của tỉnh năm 2014 là gần 1.5 triệu người, mật độ dân số là 140 người/km2. GDP của tỉnh Quảng Nam hơn 13.786 tỷ năm 2014 (theo giá 1994). Tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 10.6% trong thời kỳ 1997-2014, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước là khoảng 7%. Cơ cấu kinh tế hiện này là công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp. 98 Nguyễn Hồng Quang 2.4.2. Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp I Xu thế tăng trưởng kinh tế của các ngành sẽ quyết định sự thay đổi tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành kinh tế trong GDP hay quyết định tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. % chuyển dịch của NLTS % chuyển dịch của CN-XD % chuyển dịch của DV Cosφ 2000-2005 -11.9 10.5 1.4 0.963 2006-2010 -9.3 7.8 1.5 0.966 2011-2014 -2.9 1.5 1.4 0.991 2000-2014 -28.5 23.8 4.7 0.813 Bảng 1. Mức CDCC ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam Hình 1. Cơ cấu giá trị gia tăng của các ngành cấp I trong GDP tỉnh Quảng Nam (Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Số liệu thống kê cho thấy tỷ trọng giá trị gia tăng của ba ngành chính trong GDP của tỉnh Quảng Nam. Trong hơn 15 năm qua, cơ cấu theo ba ngành chính này đã có sự thay đổi rõ rệt và thể hiện xu hướng tích cực. Dù quy mô của ngành Nông lâm thủy sản vẫn tăng nhưng tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành này trong GDP tỉnh vẫn giảm liên tục. Trong khi tỷ trọng của Công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ tăng lên giá trị gia tăng của ngành này trong GDP tỉnh. Lý do chính là ngành Nông lâm thủy sản đã tăng trưởng chậm hơn so với hai ngành còn lại nhưđã trình bày ở trên hình 1. Tỷ trọng của ngành Nông lâm thủy sản giảm từ 42% năm 2000 xuống 13.5% năm 2014 hay giảm 28.5%. Trong 15 năm, tỷ trọng ngành này giảm chậm dần, mức cao nhất là -11.9 % trong giai đoạn 2000-2005 và thấp nhất là -2.9% trong giai đoạn 2011-2014. Trong gian đoạn 2000-2014, tỷ trọng của ngành CN-XD đã tăng nhanh, từ mức 22.6% năm 2000 lên mức 46.4% năm 2014, hay tăng lên 23.8%. Trong gian đoạn 2000-2005 có mức tăng nhanh nhất và chậm nhất là 2011-2014. Cũng trong giai đoạn này, tỷ trọng của ngành thương mại – dịch vụ đã tăng từ 35.4% năm 2000 lên 40.1% năm 2014, tăng 4.7%. Mức thay đổi tỷ trọng này không nhiều so với mức tăng của ngành CN-XD. Như vậy xu thế thay đổi cơ cấu ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam là giảm dần tỷ trọng của nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng của ngành thương mại dịch vụ và tăng nhanh tỷ trọng của công nghiệp. Xu thế này cũng hàm ý nền kinh tế đang nỗ lực thay đổi cấu trúc ngành kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nếu xét theo trình độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng 99 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM Nam bằng cách sử dụng hệ số Cosö, góc chuyển dịch cơ cấu - ö và tỷ lệ CDCC theo cách đánh giá của chuyên gia Ngân hàng thế giới. Số liệu ở bảng 1 cho thấy trong 15 năm qua, cơ cấu ngành kinh tế cấp I đã thay đổi lớn, góc chuyển dịch cơ cấu – ö bằng 35.540, tỷ lệ chuyển dịch 39.49%, bình quân thay đổi khoảng hơn 2 độ/năm. Xu thế thay đổi trình độ CDCC ngành kinh tế cấp I đang giảm dần, góc chuyển dịch cơ cấu – ö giảm dần từ mức 15.59 độ giai đoạn 2000-2005, 14.99 độ giai đoạn 2006-2010 và 7.41 độ giai đoạn 2011-2014. Tỷ lệ CDCC giảm từ 17.77% giai đoạn 2000 - 2005 xuống 8.23% giai đoạn 2011-2014, giảm 9.54%. Như vậy, cơ cấu ngành kinh tế cấp I của tỉnh Quảng Nam những năm qua đã có xu hướng chuyển dịch tích cực. Xu hướng này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh của ngành CN-XD và dịch vụ. Tuy nhiên, sự thay đổi đang chậm lại và sự suy giảm này khá nhanh. Nhưng đây chỉ mới xét trên khía cạnh sản lượng nên chưa thể đánh giá chính xác mà cần xem xét kỹ hơn trong mối quan hệ với nguồn lực Bảng 2. NSLĐ và tăng trưởng NSLĐ các ngành cấp I tỉnh Quảng Nam NSLĐ tr.đ giá 2010 Chung Tỷ lệ TT trung bình (%) Nông lâm CN-XD TM-DV Chung thủy sản Nông lâm thủy sản CN-XD TM-DV 2001-2005 15,87 8,94 36,41 31,92 7,09 2,86 11,42 4,40 2006-2010 25,33 10,70 58,38 45,85 10,44 3,64 6,77 8,58 2011-2014 37,52 12,50 73,76 63,07 8,15 3,99 6,15 6,29 (Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Hiệu quả CDCC kinh tế các ngành cấp I tỉnh Quảng Nam được thể hiện rõ qua NSLĐ, NSLĐ của ngành nông nghiệp thấp nhất, và khoảng cách so với năng suất lao động chung ngày càng dãn ra, hiện chỉ bằng khoảng 30%. Năng suất lao động cao nhất thuộc về ngành công nghiệp xây dựng, cao gần gấp 2 lần mức chung. Năng suất lao động của ngành thương mại – dịch vụ cũng khá cao và gần bằng với mức năng suất của ngành công nghiệp xây dựng. Tốc độ tăng năng suất lao động của các ngành này cũng rất khác nhau. Ngành nông nghiệp có tốc độ tăng dần từ 2000 và hiện đạt khoảng gần 4% năm. Trong khi cùng có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng năng suất của ngành công nghiệp – xây dựng hiện là hơn 6%. Ngành dịch vụ hiện có tốc độ tăng gần 6,3%. 2.4.3. Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp II Xu thế CDCC nội bộ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Xu thế CDCC ngành kinh tế trong nội bộ ngành Nông nghiệp theo nghĩa rộng - ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Số liệu thống kê cho thấy trong ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng - ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã có những thay đổi tỷ trọng của các ngành. Trong ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng của tỉnh Quảng Nam, ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, hiện là hơn 62%. Tỷ trọng của ngành này đã giảm từ hơn 72.3% năm 1997 xuống 62.9% năm 100 Nguyễn Hồng Quang 2014. Ngành thủy sản ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Tỷ trọng của thủy sản trong tổng giá trị gia tăng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 20.8% năm 2000 lên 30.1% năm 2014 tức tăng 9.3%. Ngành lâm nghiệp có tỷ trọng thay đổi không nhiều, chỉ tăng 0.13% trong khoảng thời gian này. Bảng 3. Mức CDCC trong nội bộ ngành nông lâm thủy sản của tỉnh Quảng Nam Bảng4. Mức CDCC trong nội bộ ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Nam 20002005 20062010 20112014 20002014 -4.39 -0.83 -5.47 -8.75 % chuyển dịch của CN khai thác -0.46 -0.50 -0.40 -2.78 % chuyển dịch của -0.01 Lâm nghiệp -1.67 2.03 0.42 % chuyển dịch của CN chế biến -2.85 -1.83 -1.15 -5.75 % chuyển dịch của Thủy sản 2.50 3.45 8.33 % chuyển dịch của CN điện khí 3.31 2.33 1.55 8.53 % chuyển dịch của NN 4.40 0.9972 0.9996 0.9983 0.9865 Cosφ 20002005 Cosφ 20062010 20112014 0.9992 0.9990 0.9993 0.9943 Góc CDCC - φ (Độ) 4.29 1.69 3.33 9.42 Góc CDCC - φ (Độ) 2.17 2.50 2.04 6.10 Tỷ lệ CDCC(%) 4.77 1.88 3.70 10.47 Tỷ lệ CDCC(%) 2.41 2.78 2.27 6.78 (Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Tỷ trọng của ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp giảm nhanh trong giai đoạn 2000-2005, sau đó chậm lại ở giai đoạn 2006-2010 và nhanh trở lại trong giai đoạn 2011-2014. Xu thế thay đổi tỷ trọng của ngành thủy sản ngược lại, tăng nhanh giai đoạn đầu sau đó chậm lại và tăng nhanh ở giai đoạn sau. Tỷ trọng của ngành lâm nghiệp sau 10 năm giảm đã tăng trở lại trong giai đoạn cuối. Do tỷ trọng của 2 ngành nông nghiệp nghĩa hẹp và thủy sản rất lớn nên xu thế CDCC ngành kinh tế trong nội bộ ngành nông lâm thủy sản như xu thế thay đổi của 2 ngành này. Góc CDCC - ö thể hiện rõ xu thế này. Góc ö cao trong giai đoạn 2000-2005, sau đó giảm ở giai đoạn 20062010 và tăng nhanh trở lại trong giai đoạn 2011-2014. Tổng số góc CDCC này trong 15 năm qua là khoảng hơn 9 độ. Tỷ lệ CDCC trong nội bộ ngành này giảm từ 4.77% giai đoạn 2000-2005 xuống 1.88% giai đoạn 2006-2010 và tăng lên 3.70% giai đoạn 2011-2014. Tỷ lệ CDCC trong 15 năm qua chỉ đạt10.47%. Nhìn chung xu thế CDCC ngành kinh tế nông lâm thủy sản đang theo chiều hướng tăng vai trò của ngành thủy sản và giảm dần vai trò của ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp. Ngành lâm nghiệp giữa nguyên vị trí. Tuy nhiên xu thế thay đổi khá chậm điều này cũng cho thấy cần có những thay đổi tích cực trong định hướng phát triển các ngành này cũng như công nghiệp chế biến. Xu thế CDCC nội bộ ngành công nghiệp Trong ngành công nghiệp của tỉnh, công nghiệp chế biến là ngành chủ yếu khi chiếm tỷ trọng lớn nhất, hiện vẫn chiếm 85%. Hai ngành còn lại chiếm tỷ trọng không 101 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM lớn lắm chỉ khoảng dưới 10%. Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến từ chỗ chiếm tuyệt đối đã giảm dần khi hai ngành công nghiệp còn lại có sự tăng trưởng nhanh. Tỷ trọng ngành này từ mức chiếm hơn 90% năm 2000 đã giảm còn 85% năm 2014, tức giảm hơn 5%. Tỷ trọng của ngành công nghiệp điện khí tăng hơn 8.5% trong giai đoạn này. Tỷ trọng của công nghiệp chế biến đã giảm gần 3%. Những thay đổi này phản ánh sự dịch chuyển sản xuất công nghiệp những năm qua ở tỉnh Quảng Nam. Tập trung phát triển ngành sản xuất điện để khai thác các thể mạnh tự nhiên của tỉnh trong phát triển thủy điện. Công nghiệp khai thác đang được hạn chế phát triển. Xu thế CDCC ngành kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp thể hiện trên bảng 4. Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến giảm nhanh trong giai đoạn 2000-2005, sau đó chậm lại ở giai đoạn 2006-2010 và nhanh trở lại trong giai đoạn 2011-2014. Xu thế thay đổi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến giảm nhanh giai đoạn đầu sau đó chậm dần. Tỷ trọng của công nghiệp điện khí tăng liên tục trong cả ba giai đoạn. Do tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến rất lớn nên xu thế CDCC ngành kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp sẽ phụ thuộc vào ngành này. Góc CDCC - ö thể hiện rõ xu thế này. Góc ö tăng khoảng trên 2 độ trong cả ba giai đoạn và tổng số 15 năm là hơn 6 độ. Tỷ lệ CDCC giai đoạn 2006-2010 cao nhất (2.78%). Phân tích cụ thể hơn trong nội bộ ngành công nghiệp chế biến của tỉnh. Trong tổng số 17 ngành, chỉ có 3 ngành có tỷ trọng trên 10%, trên 5% là 3 ngành, còn lại chỉ chiếm một vài %. Nếu xem xét theo thời gian, trước năm 2010 thì nhóm ngành SX thực phẩm và thức uống, SX sản phẩm dệt, SX trang phục, SX sản phẩm bằng da, giả da, SX sản phẩm gỗ & lâm sản chiếm ưu thế (gần 59%). Từ 2010 tới 2014, nhóm ngành trên chỉ còn chiếm khoảng 37% và ngành sản xuất xe có động cơ, rơ moóc đã chiếm trên dưới 40%. Ngoài ra ngành SX các sản phẩm khoáng phi kim loại cũng có tỷ trọng trên dưới 10% từ sau 2010. Nếu xem xét chất lượng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp từ 2000 tới 2014, hệ số cosö = 0.4633 và góc ö = 62.39 nói lên rằng đã có sự chuyển dịch khá tốt trong 15 năm qua. Tình hình trên cho thấy đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ công nghiệp chế biến từ các ngành chế biến nông sản, dệt may và sản phẩm giày da sang các ngành công nghiệp nặng. Nói một cách khác xu thế chuyển dịch cơ cấu từ ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng sang công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, xu hướng này diễn ra chỉ tập trung vào sự phát triển nhanh của một ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, nhưng đây là ngành hiện được bảo hộ cao. Khi mở cửa rộng hơn và hàng rào bảo hộ bị hạn chế thì ngành này sẽ có biến động mạnh. Do đó, xu hướng này cần có sự hỗ trợ của các ngành khác. Xu thế CDCC nội bộ ngành thương mại dịch vụ Trong ngành thương mại dịch vụ, ngành dịch vụ có vai trò lớn và ngày càng tăng. Tỷ trọng của ngành này từ hơn 52.6% năm 2000 đã tăng lên 73.1% năm 2014, tăng 102 Nguyễn Hồng Quang khoảng 20.5%. Ngược lại, vai trò của ngành thương mại giảm dần. Tỷ trọng của ngành này giảm 20.5% những năm qua và hiện chỉ chiếm 26.9%. Xu thế CDCC ngành trong nội bộ ngành thương mại dịch vụ diễn ra khác với các ngành nông lâm thủy sản và công nghiệp. Tỷ trọng của ngành thương mại giảm nhanh dần trong các giai đoạn và theo chiều ngược lại ngành dịch vụ tăng dần lên. Góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng tăng dần trong 3 giai đoạn và đạt gần 22 độ trong 15 năm qua; Tỷ lệ CDCC trong giai đoạn này là 24.26%. Nhìn chung, CDCC ngành kinh tế trong nội bộ ngành thương mại dịch vụ của nền kinh tế này đang dịch chuyển dần sang dịch vụ. Xu hướng này thể hiện tính tích cực và tiềm năng sẽ còn rất lớn. Bảng 5. Mức CDCC trong nội bộ ngành thương mại dịch vụ tỉnh Quảng Nam 2000-2005 2006-2010 2011-2014 2000-2014 % chuyển dịch của thương mại -3.5 -4.3 -7.2 -19.9 % chuyển dịch của dịch vụ 3.5 4.3 7.2 19.9 0.99759 0.995824 0.963945 0.928293 Góc CDCC - φ (Độ) 3.98 5.24 15.43 21.83 Tỷ lệ CDCC (%) 4.42 5.82 17.14 24.26 Cosφ (Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) 2.4.4. Đóng góp chuyển dịch cơ cấu và bản thân ngành vào tăng trưởng NSLĐ Đóng góp CDCC vào tăng trưởng NSLĐ của tỉnh giai đoạn 2001-2005: 13.40%, tăng lên 39.33% giai đoạn 2006 - 2010 và giảm xuống còn 27.25%giai đoạn 20112014. Trong khi đó đóng góp của tăng trưởng NSLĐ nội bộ các ngành qua 3 giai đoạn lần lượt là: 86.60%, 60.67% và 72.75%. Trong nội bộ từng ngành, đóng góp của bản thân các ngành tới tăng trưởng NSLĐ tổng thể của tỉnh qua 3 giai đoạn chủ yếu do 5 ngành chính: Công nghiệp chế biến; Thương nghiệp, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Nông nghiệp + Lâm nghiệp; Xây dựng cơ bản và Khách sạn và nhà hàng. Trong đó ngành Công nghiệp chế biến đóng góp nhiều nhất, giai đoạn 20062010 đóng góp đến 2,92 điểm phần trăm, giai đoạn 2011-2014 tuy có giảm nhưng đóng góp đến 1,82 điểm phần trăm trong tổng số 6,52 điểm phần trăm tăng trưởng NSLĐ tổng thể của tỉnh. Trong khi đó ngành Thương nghiệp, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác giai đoạn 2011-2014 đóng góp 1,19 điểm phần trăm tăng trưởng NSLĐ tổng thể của tỉnh, ngành Xây dựng cơ bản đóng góp: 0,88 điểm phần trăm, khách sạn và nhà hàng: 0,76 điểm phần trăm, Nông nghiệp + Lâm nghiệp: 0,71 điểm phần trăm. Các ngành đóng góp ít đến tăng trưởng NSLĐ tổng thể của tỉnh giai đoạn 2011-2014 gồm: Hoạt động văn hóa thể thao (0,00011 điểm phần trăm), các hoạt động hiệp hội (0,0048 điểm phần trăm), hoạt động khoa học và công nghệ (0,0028 điểm phần trăm). 103 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM Như vậy kết quả lượng hóa cho thấy đóng góp của CDCC tới tăng trưởng NSLĐ gần đây có xu hướng giảm; xét về bản thân ngành thì 2 ngành Công nghiệp chế biến và Thương nghiệp, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác là 2 ngành đóng góp nhiều nhất đến tăng trưởng NSLĐ tổng thể của tỉnh (đóng góp đến 46,22%). Tiếp đến là ngành Xây dựng cơ bản, khách sạn và nhà hàng, Nông nghiệp + Lâm nghiệp (3 ngành này đóng góp 36,22% tăng trưởng NSLĐ tổng thể của tỉnh). NSLĐ ngành Nông nghiệp + Lâm nghiệp tăng trong những năm gần đây do lao động di chuyển ra khỏi ngành này sang làm việc tại các ngành công nghiệp chế biến, dệt may và lắp ráp ô tô. Kết quả phân tích đã khẳng định ảnh hưởng tích cực của CDCC và tăng trưởng NSLĐ bản thân ngành đến tăng trưởng NSLĐ tỉnh Quảng Nam; phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế của tỉnh hiện nay. Công nghiệp chế biến là ngành chiếm ưu thế và là ngành chính giải quyết việc làm cho tỉnh. Công nghiệp ô tô vẫn là ngành chủ đạo. Kết quả lượng hóa cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với nguồn lực kinh tế của tỉnh; tỷ trọng Công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ cao, trong khi đó tỷ trọng của ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp và ngày càng giảm. 2.4.5. Cơ cấu ngành kinh tế theo doanh nghiệp Theo số lượng thì phần lớn doanh nghiệp của tỉnh Quảng Nam hoạt động trong ngành thương mại – dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Qua phân tích, tỷ trọng của các doanh nghiệp Nông lâm thủy sản chỉ chiếm khoảng hơn 3%. Do số lượng doanh nghiệp thấp nên có thể thấy sản xuất của ngành này sẽ có giá trị gia tăng và năng suất thấp. Xu thế thay đổi cơ cấu ngành kinh tế theo doanh nghiệp dường như không rõ ràng. Tỷ trọng của các doanh nghiệp công nghiệp - xây dựng thường chiếm trên dưới 42%. Tỷ trọng của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ thường trong khoảng 53-54%. Tình hình này cùng với những xu hướng CDCC ngành kinh tế theo đầu ra và nguồn lực cho thấy ảnh hưởng của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ngày càng tăng. Tình trạng doanh nghiệp không đầu tư vào lĩnh vực Nông lâm thủy sản cho thấy những hạn chế của cơ chế chính sách không khuyến khích dịch chuyển phân bổ nguồn lực vào ngành Nông lâm thủy sản. Điều này cũng hạn chế sự phát triển của ngành này. Các doanh nghiệp nông lâm thủy sản ít về số lượng và chủ yếu tập trung kinh doanh dịch vụ trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp, hiện có 88/95 doanh nghiệp. Trong lĩnh vực lâm nghiệp có 5/95 và thủy sản chỉ có 2/95, đều cung cấp dịch vụ. Về cơ cấu doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Trong tổng số gần 700 doanh nghiệp của ngành này, ngành công nghiệp chế biến chế tạo giữ vai trò chủ đạo, tỷ trọng của các doanh nghiệp trong ngành này đã tăng từ 69.5% năm 2008 lên 79.6% năm 2014 hay tăng hơn 10% trong 15 năm qua. Tỷ trọng số doanh nghiệp trong sản xuất điện khí, nước, xử lý chất thải giảm nhanh chóng, từ 17% năm 2008 xuống chỉ còn 4.9% năm 2014, giảm hơn 12%. Tỷ trọng doanh nghiệp trong ngành công nghiệp khai khoáng tăng nhẹ trong giai đoạn này. Tình hình này cho thấy vai trò rất quan trọng của công nghiệp chế biến trong ngành này. Trong tổng các doanh nghiệp công nghiệp chế 104
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.