Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Một số thành tựu và định hướng hợp tác

pdf
Số trang Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Một số thành tựu và định hướng hợp tác 5 Cỡ tệp Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Một số thành tựu và định hướng hợp tác 165 KB Lượt tải Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Một số thành tựu và định hướng hợp tác 0 Lượt đọc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Một số thành tựu và định hướng hợp tác 0
Đánh giá Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Một số thành tựu và định hướng hợp tác
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Phiên 5: Cơ hội cho hợp tác Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Một số thành tựu và định hướng hợp tác Mai Trọng Nhuận, Trương Vũ Bằng Giang, Nguyễn Thị Hoàng Hà HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC Cơ quan Đại học Quốc gia Hà Nội 224 Vùng trung du và miền núi phía Bắc (gọi tắt là vùng Tây Bắc) thuộc phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc gồm 12 tỉnh (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang) và 21 huyện phía tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, với tổng diện tích là 115.153,4 km2, chiếm 35% diện tích tự nhiên cả nước. Vùng Tây Bắc có tiềm năng, lợi thế để phát triển nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu. Đây là địa bàn sinh sống của hơn 11,6 triệu người thuộc hơn 30 dân tộc anh em, trong đó khoảng 63% là đồng bào các dân tộc thiểu số. Dù có vị trí chiến lược quan trọng, tiềm năng to lớn và đa dạng nhưng Tây Bắc vẫn là vùng đặc biệt khó khăn về mọi mặt, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, hệ thống giao thông chưa phát triển đồng bộ và thường xuyên chịu tác động của tai biến, thiên tai. Nguyên nhân của thực trạng trên là do các nguồn lực phát triển bền vững của vùng Tây Bắc chưa thực sự được khơi dậy và phát huy đúng mức, có hiệu quả, trong đó có nguồn lực khoa học và công nghệ. Xuất phát từ các thực tiễn trên, năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã chuẩn y đề xuất của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Ban Chỉ đạo Tây Bắc tổ chức triển khai Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp nhà nước “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” (gọi tắt là Chương trình Tây Bắc) nhằm thực hiện các nghiên cứu tổng hợp, liên ngành để cung cấp các luận cứ và giải pháp khoa học góp phần giải quyết trực tiếp các vấn đề đang đặt ra hướng đến phát triển nhanh, toàn diện và bền vững vùng Tây Bắc. Đến tháng 11 năm 2017, Chương trình Tây Bắc đã và đang triển khai 54 đề tài và 3 dự án cho bốn nhóm mục tiêu, hướng tới phát triển bền vững (PTBV) vùng Tây Bắc. Các đề tài và dự án đã tập trung vào các mục tiêu: (i) Cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch PTBV, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc; (ii) Xác định luận cứ khoa học cho các mô hình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp đặc thù các tiểu vùng, liên vùng, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc; (iii) Đề xuất, chuyển giao các giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; phát triển hạ tầng giao thông và thông tin; phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc; (iv) Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực và đề xuất giải pháp đào tạo phù hợp cho phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu PTBV vùng Tây Bắc. Việc triển khai các đề tài thu hút được sự quan tâm, tham gia và phát huy được đóng góp của các nhà khoa học đến từ nhiều tổ chức nghiên cứu mạnh trong và ngoài ĐHQGHN. Cụ thể, đã có: • Nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia chủ trì thực hiện đề tài đến từ các tổ chức khoa học công nghệ và trường đại học, các viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong cả nước. • 82 tổ chức tham gia phối hợp thực hiện, trong đó có các sở ngành thuộc các tỉnh vùng Tây Bắc (Sở Khoa học và Công nghệ của 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Phú Thọ, Điện Biên, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang; Sở Nội vụ tỉnh Sơn La; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Sơn La và Yên Bái; Sở Công thương các tỉnh Yên Bái, Cao Bằng và Lào Cai). Các nhiệm vụ đã và đang triển khai nghiên cứu vừa có tính vĩ mô gắn với bài toán chung của toàn vùng, liên vùng và tiểu vùng, vừa tập trung giải quyết vấn đề cụ thể của một số địa phương vùng Tây Bắc. Giai đoạn 2013-2015, Chương trình tập trung xây dựng các luận cứ khoa học, nhu cầu đào tạo và nghiên cứu, triển khai mô hình thí điểm tại các địa phương: • Các đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu liên ngành, liên vùng trong đó tài nguyên đất, rừng, nước, khoáng sản, dược liệu, du lịch..; rà soát chính sách (chương trình mục tiêu xóa đói và giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo, Quyết định số 79/2005/ NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN Phiên 5: Cơ hội cho hợp tác 225 Phiên 5: Cơ hội cho hợp tác • HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC • 226 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,...) nghiên cứu, thu thập dữ liệu của toàn bộ 14 tỉnh vùng Tây Bắc, có tính vĩ mô cao; Các đề tài đề xuất chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ địa phương và đào tạo nghề phục vụ phát triển bền vững; Các đề tài phát triển dược liệu khoanh vùng nghiên cứu ở một và một số địa phương: cây thuốc Tam thất, Ô đầu, Đan sâm, Ý dĩ tại Hà Giang và Lào Cai; nghiên cứu dược liệu táo mèo, hà thủ ô đỏ, cốt khí củ tại Lai Châu, Lào Cai,...; nuôi trồng đông trùng hạ thảo tại Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; xử lý ô nhiễm môi trường nước thí điểm tại khu mỏ chì kẽm Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn; triển khai thử nghiệm mô hình du lịch sinh thái tại Hòa Bình, Lào Cai; xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nông lâm đặc sản xuất khẩu của các tỉnh khu vực Tây Bắc... Giai đoạn 2016 - 2018, Chương trình tập trung vào tăng cường các nghiên cứu ứng dụng đưa các kết quả khoa học và công nghệ vào thực tiễn với các ưu tiên như sau: • Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học phục vụ xây dựng các tiêu chí, các hướng, các giải pháp trong điều chỉnh, đề xuất và triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các địa phương, các tiểu vùng, liên vùng thuộc vùng Tây Bắc; • Nghiên cứu, đề xuất, chuyển giao các giải pháp và các sản phẩm khoa học và công nghệ đặc thù để phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, thông tin, văn hóa, xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vùng Tây Bắc; • Thiết kế, thử nghiệm và chuyển giao một số mô hình phát triển kinh tế, phát triển cộng đồng như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tích hợp nông -lâm nghiệp, các mô hình phát triển bền vững tổng hợp (như mô hình tích hợp kinh tế-môi trường-sinh thái và di dan...) và bền vững đối với nông, lâm, thủy sản, thủy điện, khoáng sản toàn, an ninh môi trường vùng Tây Bắc và cấp tỉnh, huyện; các dự án sản xuất thử nghiệm nhà nước và doanh nghiệp cùng đầu tư, có sự gắn kết hữu cơ, đồng bộ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường, văn hóa và trình độ phát triển của các địa phương, giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc phát triển các sản phẩm, nhóm sản phẩm chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn có tác động và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Phiên 5: Cơ hội cho hợp tác Các kết quả nghiên cứu của Chương trình được tách chiết để chuyển giao các tỉnh thông qua việc góp ý Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ 14 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc; báo cáo trong các hội nghị, hội thảo khoa học và trong các buổi làm việc với lãnh đạo các địa phương; báo cáo khuyến nghị; các mô hình ứng dụng thực tế tại các địa phương, doanh nghiệp… Các hoạt động của Chương trình đã góp phần giúp địa phương dần thay đổi nhận thức, coi việc lựa chọn ứng dụng khoa học và công nghệ là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; được các địa phương đánh giá cao và mong muốn hợp tác sâu rộng với Chương trình và ĐHQGHN, góp phần thiết thực mở rộng quan hệ hợp tác giữa ĐHQGHN với các địa phương. Kết quả nghiên cứu của Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc là cơ sở quan trọng để phục vụ đầu tư và quản lý, không chỉ đối với quốc gia, các bộ ngành mà còn với các tỉnh và là nhu cầu bức thiết đối với nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trong quá trình thực hiện, việc phối hợp giữa ĐHQGHN, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Ban Chủ nhiệm Chương trình rất hiệu quả. ĐHQGHN cũng đã xây dựng mạng lưới các cộng tác viên khoa học tham gia hỗ trợ hiệu quả cho Chương trình, đã làm cầu nối tích cực giữa nhóm thực hiện đề tài và Ban Chủ nhiệm Chương trình. Ngoài ra, do có những điểm chung về mục tiêu và nội dung, các kết quả nghiên cứu, chuyển giao có tính bổ trợ lẫn nhau, vì vậy, Chương trình Tây Bắc đã chủ động phối hợp với các Chương trình Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và Nông thôn mới để phát huy có hiệu quả nguồn lực của các Chương trình, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói riêng ở các vùng. NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN Các kết quả nghiên cứu của Chương trình đã bám sát mục tiêu đã đề xuất. Bên cạnh các nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học phục vụ xác định chiến lược, kế hoạch phát triển và các khâu đột phá của vùng và các địa phương vùng Tây Bắc, Chương trình cũng đã đạt được một số kết quả cụ thể, thực tiễn về ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao giá trị các sản phẩm hàng hóa và các mô hình tăng trưởng; phát triển giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phát triển văn hóa - xã hội, phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tọc và bảo đảm an ninh quốc phòng. 227 HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC Phiên 5: Cơ hội cho hợp tác 228 Các định hướng phối hợp cụ thể với các chương trình, dự án trong và ngoài nước cùng triển khai trên địa bàn vùng Tây Bắc là: • Chia sẻ thông tin, dữ liệu, kết quả nghiên cứu của mỗi bên; • Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phối hợp nghiên cứu giữa các bên hướng đến ứng dụng khoa học, phát triển công nghệ, đề xuất đổi mới chính sách để phát triển bền vững vùng Tây Bắc, phát triển bền vững từng ngành, sinh kế và khởi nghiệp bền vững gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc; bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên, giảm nhẹ rủi ro thiên tai v à ứng phó biến đổi khí hậu. • Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển khai, phổ biến thông tin, nâng cao năng lực, chuyển giao kết quả ở các địa phương vùng Tây Bắc, các bộ ngành liên quan.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.