Chương I - Một số vấn đề cơ bản về sở hữu trí tuệ

ppt
Số trang Chương I - Một số vấn đề cơ bản về sở hữu trí tuệ 111 Cỡ tệp Chương I - Một số vấn đề cơ bản về sở hữu trí tuệ 1 MB Lượt tải Chương I - Một số vấn đề cơ bản về sở hữu trí tuệ 0 Lượt đọc Chương I - Một số vấn đề cơ bản về sở hữu trí tuệ 16
Đánh giá Chương I - Một số vấn đề cơ bản về sở hữu trí tuệ
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 1 NỘI DUNG CHƯƠNG I  Các khái niệm liên quan đến SHTT - Tài sản trí tuệ và các thuộc tính của tài sản trí tuệ Quyền sở hữu trí tuệ Các đối tượng của quyền SHTT Các KN khác  Một số quy định cơ bản về bảo hộ quyền SHTT - Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. - Quyền sở hữu công nghiệp. - Quyền đối với giống cây trồng  Một số điều ước quốc tế về SHTT trong quá trình hội nhập Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 2 1.1- Các khái niệm liên quan đến SHTT  Tài sản trí tuệ: Là sản phẩm của óc sáng tạo của con người, tri thức của nhân loại. Về bản chất là vô hình, nhưng lại được chứa đựng trong một hình thái hữu hình cố định. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 3 1.1- Các khái niệm liên quan đến SHTT  Các thuộc tính của Tài sản trí tuệ:  Tính vô hình  Tính ‘công’  Tính phái sinh (tích lũy)  Tính tương đối Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 4 1.1- Các khái niệm liên quan đến SHTT  Quyền sở hữu trí tuệ: - Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ - Xét về nội dung: Quyền SHTT có tính chất đặc biệt, nó vừa là một quyền lợi về tài sản (quyền tài sản) vừa là phi tài sản hay quyền lợi về tinh thần (quyền nhân thân) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 5 1.1- Các khái niệm liên quan đến SHTT  Các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT: - Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. - Quyền sở hữu công nghiệp. - Quyền đối với giống cây trồng Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 6 1.1- Các khái niệm liên quan đến SHTT  Quyền tác giả: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 7 1.1- Các khái niệm liên quan đến SHTT  Quyền liên quan đến quyền tác giả (còn gọi là quyền liên quan): Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 8 1.1- Các khái niệm liên quan đến SHTT  Quyền sở hữu công nghiệp: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 9 1.1- Các khái niệm liên quan đến SHTT  Quyền đối với giống cây trồng: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 10 1.1- Các khái niệm liên quan đến SHTT Các khái niệm khác: Phân biệt : Bảo vệ và Bảo hộ quyền SHTT Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 11 1.2- Một số quy định cơ bản về bảo hộ quyền SHTT 1.2.1 Quyền tác giả và quyền liên quan 1.2.2 Quyền sở hữu công nghiệp 1.2.3 Quyền đối với giống cây trồng Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 12 1.2.1- Quyền tác giả và quyền liên quan a Đối tượng bảo hộ b Điều kiên bảo hộ c Chủ thể quyền d Nội dung, giới hạn, căn cứ phát sinh quyền Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 13 Đối tượng bảo hộ quyền tác giả -Đ14 Tác phẩm văn học, NT và̀ KH - Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói - Tác phẩm báo chí - Tác phẩm âm nhạc; - Tác phẩm sân khấu; - Tác phẩm điện ảnh - T/phẩm tạo hình,mỹ thuật ứng dụng; - Tác phẩm nhiếp ảnh; - Tác phẩm kiến trúc; - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; - Tác phẩm VH, nghệ thuật dân gian; - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Tác phẩm phái sinh - Tác phẩm dịch - Tác phẩm phóng tác - Tác phẩm cải biên - Tác phẩm chuyển thể - Tác phẩm biên soạn - Tác phẩm chú giải - Tác phẩm tuyển chọn Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 14 Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả - Đ15 Tin tức thời sự thuần túy đưa tin  Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó  Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 15 Đối tượng được bảo hộ quyền liên quan -Đ17  Cuộc biểu diễn  Bản ghi âm, ghi hình  Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (xem chi tiết tại điều 17- Luật SHTT 2005) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 16 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả Nguyên tắc chung: Nhà nước bảo hộ các tác phẩm mà không có sự phân biệt về : - Hình thức, ngôn ngữ thể hiện của tác phẩm - Chất lượng, giá trị và mục đích sử dụng của tác phẩm Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 17 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả  Phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 18 Điều kiện bảo hộ quyền tác giả  Tác phẩm phải được thể hiện và định hình trên một đối tượng vật chất nhất định Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 19 Điều kiện bảo hộ quyền liên quan Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 20 Nội dung quyền tác giả Quyền tác giả Quyền nhân thân Quyền tài sản - Đặt tên cho TP - Đứng tên, nêu tên thật hoặc bút danh khi công bố,sử dụng TP - Công bố hoặc cho người khác công bố TP - Bảo vệ sự toàn vẹn của TP, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến uy tín và danh dự của tác giả - Làm tác phẩm phái sinh; - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; - Sao chép tác phẩm; - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào; - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương tình máy tính. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 21 Nội dung quyền tác giả Đặc điểm Quyền nhân thân Quyền tài sản (Trừ quyền “công bố hoặc cho người khác công bố TP) - Là quyền lợi về tài sản - CSH được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện - Có thể chuyển nhượng, chuyển giao, cho thừa kế - Các cá nhân, tổ chức khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản hoặc quyền công bố phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho CSH - Là quyền lợi về tinh thần (phi tài sản), luôn gắn liền với nhân thân tác giả - Không thể chuyển nhượng, chuyển giao, cho thừa kế -Được bảo hộ vô thời hạn Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 22 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả Chi tiết xem tại Điều 28 – Luật SHTT 2005 Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 23 Phạm vi, giới hạn bảo hộ quyền tác giả Điều 25 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 24 Phạm vi, giới hạn bảo hộ quyền tác giả  Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;  Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;  Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, làm phim tài liệu  Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;  Sao chép tác phẩm để lưu giữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; … Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 25 Phạm vi, giới hạn bảo hộ quyền tác giả Điều kiện cho trường hợp ngoại lệ (K2,3-Đ25) - Không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm - Không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; - Phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm - Không áp dụng với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 26 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Thời hạn bảo hộ Quyền nhân thân Quyền tài sản (Trừ quyền “công bố hoặc cho người khác công bố TP”) (Và quyền “công bố hoặc cho người khác công bố TP”) Được bảo hộ vô thời hạn - TP điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: 50 năm kể từ khi được công bố/ định hình - TP còn lại: Bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả / tác giả cuối cùng (trong đồng tác giả) chết Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 27 Nội dung, phạm vi, giới hạn, thời hạn bảo hộ quyền liên quan Từ điều 29  điều 35 – Luật SHTT 2005) ==> SV tự nghiên cứu Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 28 Chủ thể quyền tác giả  Phân biệt tác giả và chủ sở hữu tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả  Chủ sở hữu tác phẩm: Là người sở hữu tác phẩm (về mặt vật chất)  tác phẩm có thể được sở hữu (về mặt vật chất) bởi nhiều người  Tác giả: Là người sáng tác ra tác phẩm và có quyền nhân thân đối với tác phẩm  một tác phẩm có thể do một hoặc nhiều tác giả (đồng tác giả) cùng sáng tác  Chủ sở hữu quyền tác giả: Là người nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền tài sản của một tác phẩm. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 29 Chủ thể quyền tác giả  Các loại chủ thể quyền tác giả  Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả: Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm; Có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. (Đ37) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 30 Chủ thể quyền tác giả  Các loại chủ thể quyền tác giả  Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả: Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất- kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm; có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. (Đ38) Ngoài ra nếu tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì  tác giả có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 31 Chủ thể quyền tác giả  Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả: có các quyền tài sản và quyền công bố, cho phép người khác công bố tác phẩm. (Đ39) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 32 Chủ thể quyền tác giả  Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế: có các quyền tài sản và quyền công bố, cho phép người khác công bố tác phẩm. (Đ40)  Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền tác giả: Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản hoặc quyền công bố, cho phép người khác công bố tác phẩm theo thỏa thuận trong hợp đồng (Đ41) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 33 Chủ thể quyền tác giả  Chủ sở hữu quyền tác giả là nhà nước (Đ42) Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau: - Tác phẩm khuyết danh - Tác phẩm còn trong thời gian bảo hộ nhưng CSH quyền tác giả chết mà không có người thừa kế - Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 34 Chủ thể quyền tác giả Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm thuộc sở hữu nhà phải có nghĩa vụ: - Xin phép sử dụng - Thanh toán tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác - Nộp bản sao tác phẩm trong vòng 30 ngày kể từ ngày phổ biến, lưu hành Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 35 Chủ thể quyền tác giả  Tác phẩm thuộc về công chúng (Đ43): Là những tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng với điều kiện phải tôn trọng quyền nhân thân đối với tác phẩm Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 36 Chủ thể quyền liên quan Điều 44 – Luật SHTT 2005 ==> SV tự nghiên cứu Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 37 Căn cứ phát sinh quyền tác giả - Đ6 Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 38 1.2.2- Quyền sở hữu công nghiệp 1 Sáng chế 2 Bí mật kinh doanh 3d Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn 4 Kiểu dáng công nghiệp 5 Nhãn hiệu 6 Tên thương mại 7 Chỉ dẫn địa lý Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 39 Khái niệm Sáng chế Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên (Luật SHTT 2005) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 40 Điều kiện bảo hộ Sáng chế Khoản 1 - Điều 58 – Luật SHTT 2005 Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện:  Có tính mới  Có trình độ sáng tạo  Có khả năng áp dụng công nghiệp Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 43 Điều kiện bảo hộ Sáng chế Khoản 2 - Điều 58 – Luật SHTT 2005 Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện:  Có tính mới  Có khả năng áp dụng công nghiệp Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 44 Điều kiện bảo hộ Sáng chế  Có tính mới (thế giới) Điều 60 Nghĩa là không bị bộc lộ công khai dưới mọi hình thức ở trong hoặc ngoài nước trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 45 Điều kiện bảo hộ Sáng chế  Có trình độ sáng tạo Sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 46 Điều kiện bảo hộ Sáng chế  Có khả năng áp dụng công nghiệp Có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 47 Căn cứ xác lập quyền đối với SC Quyền SHCN đối với sáng chế được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 48 Thủ tục xác lập quyền đối với SC Làm đơn và xin cấp văn bằng bảo hộ Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 49 Thời hạn bảo hộ Sáng chế - Có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm (với bằng độc quyền sáng chế) và mười năm (với bằng độc quyền giải pháp hữu ích) kể từ ngày nộp đơn - Phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo kỳ hạn trong thời hạn bảo hộ (nếu không sẽ bị chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ); - Không có chế độ gia hạn Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 50 Khái niệm Bí mật kinh doanh  Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh  Chẳng hạn: - Quy trình sản xuất - Công thức hóa học - Phương pháp bán hàng - Hợp đồng mẫu - Danh sách khách hàng Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 51 Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh Điều 84 – Luật SHTT 2005 Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:  Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được  Khi sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh  Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 52 Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh Điều 85 – Luật SHTT 2005 Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật KD:  Bí mật về nhân thân  Bí mật về quản lý nhà nước  Bí mật về quốc phòng, an ninh  Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 53 Căn cứ xác lập quyền đối với BMKD Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 54 Thủ tục xác lập quyền đối với BMKD Không cần đăng ký bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 55 Thời hạn bảo hộ BMKD Vô thời hạn Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 56 Khái niệm Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn  Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó có các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạnh vi điện tử.  Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (còn gọi là thiết kế bố trí): là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 57 Điều kiện bảo hộ Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Điều 68 – Luật SHTT 2005 Thiết kế bố trí được nếu đáp ứng các điều kiện:  Có tính nguyên gốc  Có tính mới thương mại Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 58 Điều kiện bảo hộ Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn  Có tính nguyên gốc - Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả - Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 59 Điều kiện bảo hộ Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn  Có tính mới thương mại - Được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kì nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký - Không bị mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký TKBT được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày TKBT đã được người có quyền đăng ký hoặc người đượcngười đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 60 Điều kiện bảo hộ thiết kế bố trí Điều 85 – Luật SHTT 2005 Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa Thiết kế bố trí:  Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn  Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 61 Căn cứ xác lập quyền đối với TKBT Quyền SHCN đối với Thiết kế bố trí được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 62 Thủ tục xác lập quyền đối với TKBT Làm đơn và xin cấp văn bằng bảo hộ Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 63 Thời hạn bảo hộ TKBT Giấy chứng nhận đăng ký TKBT mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau: - Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn - Kết thúc mười năm kể từ ngày TKBT được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên TG - Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra TKBT Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 64 Khái niệm Kiểu dáng công nghiệp Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố này. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 65 Chức năng của Kiểu dáng công nghiệp  Chức năng thẩm mỹ: Làm đẹp cho sản phẩm, làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn  Chức năng phân biệt: Giúp phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác cùng loại. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 66 Điều kiện bảo hộ KDCN Điều 63 – Luật SHTT 2005 KDCN được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:  Có tính mới  Có tính sáng tạo  Có khả năng áp dụng công nghiệp Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 67 Điều kiện bảo hộ KDCN  Có tính mới (thế giới) Khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong hoặc ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 68 Điều kiện bảo hộ KDCN  Ngoại lệ đối với tính mới KDCN không bị coi là mất tính mới mặc dù đã bị bộc lộ trước ngày nộp đơn (và nộp đơn này được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thông tin về KDCN bị bộc lộ) trong những trường hợp sau: Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 69 Điều kiện bảo hộ KDCN  Ngoại lệ đối với tính mới - Bị người khác tự ý công bố mà không được phép của người có quyền đăng ký KDCN - KDCN được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học - KDCN được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam, hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 70 Điều kiện bảo hộ KDCN  Có tính sáng tạo: Không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 71 Điều kiện bảo hộ KDCN  Tính sáng tạo của KDCN Những trường hợp sau KDCN được coi là không có tính sáng tạo: - KDCN là sự kết hợp đơn thuần của những đặc điểm tạo dáng đã biết - KDCN là hình dáng sao chép/mô phỏng một phần hoặc toàn bộ hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, động vật,…Hình dáng của các hình hình học (tròn, elip, vuông, chữ nhật, tam giác,…) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 72 Điều kiện bảo hộ KDCN  Tính sáng tạo của KDCN Những trường hợp sau KDCN được coi là không có tính sáng tạo: - Kiểu dáng sao chép đơn thuần toàn bộ hình dạng các sản phẩm,công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến rộng rãi mà không cách điệu đủ mức - Kiểu dáng mô phỏng KDCN thuộc lĩnh vực khác, nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế (ví dụ: đồ chơi mô phỏng ô tô, xe máy) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 73 Điều kiện bảo hộ KDCN  Có khả năng áp dụng công nghiệp Có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 74 Điều kiện bảo hộ KDCN Điều 65 – Luật SHTT 2005 Những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa Kiểu dáng công nghiệp:  Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có  Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp  Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 75 Căn cứ xác lập quyền đối với KDCN Quyền SHCN đối với KDCN được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 76 Thủ tục xác lập quyền đối với KDCN Làm đơn và xin cấp văn bằng bảo hộ Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 77 Thời hạn bảo hộ KDCN Bằng độc quyền KDCN: - Có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 5 năm kể từ ngày nộp đơn - Có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 78 Khái niệm Nhãn hiệu Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 79 Điều kiện bảo hộ Nhãn hiệu (Đ72)  Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;  Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá dịch vụ của chủ thể khác. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 80 Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu Điều 73 và 74 – Luật SHTT Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 81 Cần lưu ý điều gì khi chọn hoặc thiết kế nhãn hiệu  Kiểm tra nhãn hiệu mà bạn lựa chọn có đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý về đăng ký NH - Điều kiện bảo hộ NH - Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu (Đ73 & Đ74) Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 82 Cần lưu ý điều gì khi chọn hoặc thiết kế nhãn hiệu  Tiến hành tra cứu nhãn hiệu để đảm bảo rằng: - Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của các hàng hóa cùng loại hoặc tương tự đang được bảo hộ hoặc đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 5 năm hoặc đang được sử dụng và thừa nhận rộng rãi - Không trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu nổi tiếng - Không trùng hoặc tương tự với kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 83 Cần lưu ý điều gì khi chọn hoặc thiết kế nhãn hiệu  Đảm bảo rằng nhãn hiệu đó dễ đọc, viết, đánh vần và ghi nhớ  Không có ẩn ý trong ngôn ngữ của bất kỳ thị trường tiềm năng nào  Phù hợp với tất cả các loại phương tiện quảng cáo Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 84 Các loại Nhãn hiệu  Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ  Nhãn hiệu tập thể  Nhãn hiệu chứng nhận  Nhãn hiệu liên kết  Nhãn hiệu nổi tiếng Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 85 Các loại Nhãn hiệu  Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ Bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất hoặc cung cấp; Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 86 Các loại Nhãn hiệu  Nhãn hiệu tập thể Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 87 Các loại Nhãn hiệu  Nhãn hiệu chứng nhận Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 88 Các loại Nhãn hiệu  Quyền nộp Đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận: Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ với điều kiện tổ chức này không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ đó. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 89 Các loại Nhãn hiệu  Nhãn hiệu liên kết Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 90 Các loại Nhãn hiệu  Nhãn hiệu nổi tiếng Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 91 Sự khác nhau giữa bảo hộ NH nổi tiếng và NH thông thường NHÃN HIỆU THƯỜNG NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG - Phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận mới được bảo hộ - Không cần phải đăng ký và cấp giấy CN vẫn được bảo hộ - Chỉ được bảo hộ tại quốc gia đã cấp giấy chứng nhận - Được bảo hộ tại quốc gia công nhận NH đó là NH nổi tiếng - Chỉ bảo hộ với những SP cùng loại, trùng hoặc tương tự - Được bảo hộ với cả những sản phẩm không cùng loại - Được bảo hộ theo thời hạn - Được bảo hộ vô thời hạn Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 92 Tiêu chí đánh giá Nhãn hiệu nổi tiếng- Đ75 1. Số lượng người tiêu dùng 2. Phạm vi lãnh thổ 3. Doanh số/ số lượng hàng hoá, dịch vụ đã bán ra/ cung cấp 4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu 5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu 6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu 7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng 8. Giá chuyển nhượng/ chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 93 Căn cứ xác lập quyền đối với NH  Quyền SHCN đối với NH được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định.  Công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên  Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 94 Thủ tục xác lập quyền đối với NH Làm đơn và xin cấp văn bằng bảo hộ Nguyên tắc cấp văn bằng bảo hộ: Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên Giấy chứng nhận đăng ký sẽ được cấp cho người nộp đơn sớm nhất đáp ứng các điều kiện bảo hộ Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 95 Phạm vi bảo hộ Nhãn hiệu  Nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ tại cơ quan đăng ký bảo hộ tại Việt Nam chỉ được bảo hộ trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam  Một Nhãn hiệu có thể đăng ký và bảo hộ tại nước ngoài theo 3 kênh - Kênh quốc gia - Kênh khu vực - Kênh quốc tế Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 96 Thời hạn bảo hộ Nhãn hiệu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: - Có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn - Có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 97 Khái niệm Tên thương mại Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 98 Điều kiện bảo hộ Tên thương mại (Đ76) Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 99 Căn cứ xác lập quyền đối với Tên TM Trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục SHTT Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 100 Thủ tục xác lập quyền đối với tên TM Không cần đăng ký tại Cục SHTT Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 101 Thời hạn bảo hộ Tên TM Không hạn chế Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 102 Khái niệm Chỉ dẫn địa lý Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 103 Điều kiện bảo hộ Chỉ dẫn địa lý (Đ79)  Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 104 Điều kiện bảo hộ Chỉ dẫn địa lý (Đ79)  Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 105 Căn cứ xác lập quyền đối với CDĐL Quyết định cấp văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 106 Thủ tục xác lập quyền đối với CDĐL Làm đơn và xin cấp văn bằng bảo hộ Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 107 Thủ tục xác lập quyền đối với CDĐL Ai có quyền làm đơn đăng ký CDĐL? - Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về nhà nước và Nhà nước là CSH của các CDĐL - Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý đó thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 108 Thời hạn bảo hộ CDĐL Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 109 Ý nghĩa của việc bảo hộ CDĐL  Đối với người tiêu dùng  Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sx-kd được sử dụng CDĐL trên hàng hóa của mình  Đối với địa phương và quốc gia có CDĐL được bảo hộ Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 110 1.3- Một số điều ước quốc tế trong quá trình hội nhập mà Việt Nam tham gia - Hiệp định về các vấn đề thương mại liên quan đến SHTT (WTO) TRIPS - Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học – nghệ thuật - Công ước Paris về bảo hộ SHCN - Thỏa ước và nghị định thư Madrid liên quan đến vấn đề đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu ... Copyright: GV Đặng Thu Hương - 2008 111
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.