Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 2

pdf
Số trang Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 2 68 Cỡ tệp Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 2 8 MB Lượt tải Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 2 2 Lượt đọc Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 2 8
Đánh giá Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 2
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 68 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

PHÀN II ĐỂN LỤXi PHỐ THỜ BỐN NHÂN VẬT THỜI TRẨN Nhân vật được thờ chính trong đền Lựu Phổ là Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, ngoài ra còn thờ phụ Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vưomg Trần Quốc Tuấn, hai cha con Hà Nhân Giả - Tiến sĩ thời Lê (làm Thành hoàng làng) và Bạch Hoa công chúa là con gái vua Trần Thuận Tông. Sách Tăn biên Nam Định tỉnh địa dư ch í lược được Te tửu quốc tử giám Khiếu Năng Tĩnh chép như sau: “Đen thờ Trung vũ vưorng; tại xã Lựu Phố tổng Đệ Nhất. Ban đầu gọi là Lựu Viên, nơi ông Trần Thủ Độ mưu sự cho họ Trần kế nghiệp họ Lý. I. T H Ố N G Q U Ố C THÁI sư TRẦN T H Ủ Đ Ộ Trần Thủ Độ (1194 - 1264), quê làng Lưu Xá, phủ Ngự Thiên, lộ Long Hưng (nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Trần Thủ 83 Độ là con Trần Hoằng Nghị, là anh em con chú, con bác với Trần Lý. Trần Lý là cha Trần Thừa, Trần Thị Dung. Trần Thừa là cha Trần Cảnh. Trần Thị Dung là vợ vua Lý Huệ Tông, là mẹ của Lý Chiêu Hoàng là cô ruột của Trần Cảnh, ô n g vua đầu tiên của vưong triều - Trần Thái Tông (Trần Cảnh) do chính Trần Thủ Độ trực tiếp dàn xếp lên ngôi. Chuyện kể về ông còn ghi lại rất nhiều. Có thể nói ông là một nhà chính trị sáng suốt, khôn ngoan, thẳng thắn, chân thật, sắt son với vua, với nước. Trong cuộc chống Nguyên lần thứ nhất trước thế giặc như chẻ tre, vào lúc gay go nhất của cuộc chiến đấu ông nói với vua: “Đầu Thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo ồ n g là người chỉ huy trực tiếp đánh thắng Đông Bộ Đầu, buộc giặc phải rút về nước. Có thể ví ông là người mở ra vương triều Trần và trực tiếp lãnh đạo vương triều suốt bốn mươi năm, là linh hồn cho thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất (1258^). 84 ở triều nhà Lý, Trần Thủ Độ từng giữ chức “Điện tiền chỉ huy sứ Thời nhà Trần ông được phong là: “Quốc thượng phụ”, rồi “Thống quốc thái sư”. Nhận xét đánh giá về ông, Đại Việt sử kỷ toàn thư chép như sau: "Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài trí hcm người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông cả, vì thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua”. Thuở nhỏ Thủ Độ mồ côi cha nên đã được chú ruột Trần Lý làm quan trong triều Lý nuôi dưỡng. Thuở thiếu thời, ông có đi học, nhưng chẳng được là bao bởi đất trời nhốn nháo, nên đã sớm tập luyện võ nghệ. Thủ Độ là con người có bản lĩnh và ý chí, cộng với việc luôn phải xông pha ngoài đời, với tính quyết đoán, Thủ Độ làm việc gì cũng nhanh chóng, gọn gàng, quyết việc gì cũng thẳng thắn, không để tình cảm cá nhân chen lấn nên được mọi người tin cậy. Thuở còn Trần Lý, ông ta có nói: "Trong số những con cháu của ta, có Thủ Độ sau này có thể trở 85 thành bậc người anh kiệt, làm rạng rỡ cho môn đình được". Họ Trần đã nhiều đời làm nghề chài lưới sông nước, sinh sổng theo những dòng sông ở các vùng mà nay thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định (hiện các vùng trên vẫn còn nhiều dấu tích của nhà Trần). Đặc biệt phủ Thiên Trường xưa bao gồm cả vùng đất Nam Định và một phần Thái Bình bên kia sông Hồng. Hai nửa quê Trần bây giờ đều có đền thờ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung. Chính sử cho biết, vào cuối triều Lý, nhà nước phong kiến suy vong, chính quyền Trung ương bất lực trước sự suy thoái của đất nước về mọi mặt. Kinh tế sa sút, mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Chính trị hỗn loạn, các thế lực nổi lên cát cứ khắp nơi, đánh giết lẫn nhau, trộm cưóp như rươi. Ngoài biên ải phía nam, Chiêm Thành và Chân Lạp thường xuyên quấy phá. Phía bắc, quân Mông cổ đã diệt nhà Hạ, đánh nhà Kim, rồi xâm chiếm Cao Ly, chuẩn bị diệt Tống và đang nhòm ngó xuống phía Nam. Trong nước, vua Lý Cao Tông vẫn mải mê 86 rong chơi, say đắm tửu sắc, lại còn xây thêm cung điện đền đài, để mặc chính sự rối ren. Lý Huệ Tông lên thay Cao Tông thì nhu nhược, không có quyết sách, lại bệnh dại phải truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng vào năm Giáp Thân (1224) lúc ấy mới được sáu tuổi, rồi tới chùa Chân Giáo đi tu. Khi ấy họ Trần ngày một thanh thế và trở thành thế lực mạnh nhất trong triều. Từ khi Hoàng tử Sảm lấy Trần Thị Dung, phong tước Minh Tự cho Trần Lý thì nhà Trần Lý đã đứng ra chiêu mộ binh lính đánh giặc giúp triều đình. Thủ Độ được cử ra cầm quân đánh giặc. Cánh quân do Thủ Độ làm thủ lĩnh luôn lập công, phá tan được nhiều thế lực thù địch. Khởi sự, ông cũng chỉ là một võ quan nhỏ, nhưng nhờ có mưu lược nên đã lập nhiều chiến công và là người trong dòng tộc họ Trần nên nhanh chóng được cất nhắc. Vào cuối niên hiệu Gia Kiến, ông được phong Điện tiền chỉ huy sứ, chỉ huy các đạo quân hộ vệ, cấm binh và phòng thủ kinh thành. Người anh họ của ông là Trần Thừa bấy giờ đã là Thái uý phụ chính của triều đình nhà Lý. Tuy chức cao nhưng Trần Thừa tính người thuần phác chưa thể kinh bang tế thế, nên mọi việc đều đem ra bàn với Thủ Độ. Thủ Độ luôn ứng đáp mau lẹ. 87 Trần Thủ Độ nhanh chóng nhận ra tình thế của đất nước nên đã nghĩ tới việc giành lấy thiên hạ, nhận lấy trách nhiệm xây dựng và bảo vệ non sông. Ông thấy nhà Lý sắp tới lúc cáo chung, nên đã đạo diễn để Trần Bồ (tức Trần Cảnh) con thứ của Trần Thừa lấy Lý Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, ô n g làm một cuộc chính biến êm thấm không đổ máu với lời lẽ trong chiếu nhường ngôi như sau: "Từxa nước Nam Việt, đế vương trị thiên hạ, vẫn đã từng có. Duy nhà Lý tạ ơn giời quyến cổ, khắp cỏ bổn bể. Liệt thảnh truyền nổi, hơn hai trăm năm. Không may vì gần đây, Thượng hoàng mắc bệnh, kế thống không người thì nước ngả nghiêng, sai trâm nhận tờ minh chiếu miễn cưỡng lên ngôi. Từ xưa đến nay, thật chưa có vậy. Than ôi trâm là một vị nữ chúa, tài đức chẳng có, giúp giáp thiếu người, giặc cướp nổi lên như ong, sao nên cầm giữ mãi đồ thần là vật rất trọng... Nay trẫm suy đi nghĩ lại, chỉ được Trần Bồ là người văn chất rỡ ràng, có phong thê quân thần hiển hậu, dáng điệu khoan hoà, có tư cách thánh thần văn vô... Đêm ngày nghĩ mãi, xét nghiệm đã tường. Vậy, nay nên nhường ngôi lớn đế 88 yên uỷ lòng giời, để xứng toả bụng trẫm, ngõ hầu cùng lòng gắng sức, cùng giúp cơ đồ của nước để hưởng cải phúc thái bình. B ổ cáo thiên hạ ai nẩy đều biết”'. Làm cuộc chính biến để thay đổi một triều đại đã có tám, chín đời vua nối dõi mà không đổ máu, không gây ra những đao binh lộn xộn, máu chảy đầu rơi trong một quốc gia đã chứng tỏ Thủ Độ là một nhà chính trị rất sáng suốt, lại tài ba khôn khéo. Ngay sau khi lên ngôi, vua Trần Thái Tông đã phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ để giúp việc cai trị thiên hạ. Năm sau lại thăng Trần Thủ Độ làm Tướng quốc Thái sư nắm giữ luôn cả việc quân để đánh dẹp các thế lực nổi dậy chống đối. ô ng đã hoàn thành trọng trách điều hành mọi công việc một cách có hiệu quả trong khi nhà vua chưa đầy chục tuổi, phàm công việc gì dù lớn hay nhỏ ông đều để ý tới. Đại Việt sử ký toàn thư chép: Bấy giờ có kẻ đàm hặc ông, vào gặp vua Thái Tông, khóc mà nói rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ thì quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Thái Tông lập tức lệnh ' Trúc Khê, D a n h n hân tr u y ệ n ký, Nxb Hà Nội, H. 1998, tr. 32. 89 cho xe ngựa đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàm hặc ấy đem theo và kể hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời rằng: "Quả có đúng như những lời hắn nói thật"', song đem tiền lụa mà thưởng cho". Nắm vừng tình hình thù trong, giặc ngoài mà năm Canh Dần (1230), ông đã giúp vua ban Quốc triều thống chế (gồm 20 quyển) để tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền cho vưcmg triều Trần. Từ đó các quy chế hành chính và các cơ quan chuyên môn được lập ra để quản lý đất nước. Năm Nhâm Dần (1242), xét về khu vực hành chính đã gộp 24 lộ (thời Lý) vào thành 12 lộ, Thái sư thân chinh đi kinh lý để thị sát khắp mọi miền, duyệt hộ khẩu trong cả nước. Vương triều Trần nhờ có Thái sư mà ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Thái sư có nhiều kế sách giúp vương triều ngày một cường thịnh. Ngoài biên ải thì ổn định được biên giới ở phía nam với Chiêm Thành và Chân Lạp. Còn về phía bắc thì giữ hoà hiếu và nhận thụ phong của nhà Tống song vẫn giữ vững bờ cõi biên ' Đ ạ i V iệt s ử k ý to à n thư, bàn kỷ q. 5, tờ 29a. 90 cương. Quân Mông cổ sau khi đánh Nam Tống đã lập ra đế quốc Nguyên - Mông trải rộng từ Á sang Âu trực tiếp đe dọa nền độc lập của Nhà nước Đại Việt. Cả nước được lệnh sắm sửa vũ khí sẵn sàng chiến đấu. Thế rồi tháng Chạp năm Đinh Tỵ (1257) quân Nguyên lấy cớ vua Trần bắt giam sứ giả, đã đem quân sang xâm chiếm nước ta. Vua Trần cắt quân ra biên giới phòng thủ, nhà vua cũng thân chinh ra lập phòng tuyến ở Bình Lệ Nguyên để chống giặc. Sau một trận chiến đấu vô cùng ác liệt, quân ta rút về Phủ Lỗ lập phòng tuyến mới ở bờ nam sông Cà Lồ. Do lực lượng vượt trội: quân đông tướng nhiều, quân giặc lại vượt được sông, vua Trần phải lui quân về Thăng Long để thực hiện kế sách "vườn không nhà trống". Thái sư đã đưa triều đình tạm lui về Thiên Mạc. Quân Nguyên chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người. Trong tình thế đó, một số tướng lĩnh có phần hoang mang lo ngại. Vua Thái Tông đi thuyền ngự đến chỗ thuyền của Thái uý Trần Nhật Hiệu (Hạo) là đại thần cùng họ vua hỏi kế đánh giặc. Nhật 91 Hiệu đã không đứng nổi dậy chỉ ngồi dựa mạn thuyền chấm ngón tay xuống nước viết thành hai chữ "Nhập Tống" nghĩa là xin nhập vào nước Tống để cầu quân nhà Tống bảo vệ che chở. Khi vua hỏi: "Quân Tinh Cương đâu?" (Tinh Cương là do quân Nhật Hiệu chỉ huy) thì ông ta trả lời: "Thần gọi chúng không đến", chứng tỏ sự khiếp đảm đã lên đến tột độ. Vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ và khi ấy tiếng nói đanh thép của Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần: "'Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác ”, đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho quân dân Đại Việt. Trước sự quả quyết đầy tự tin của vị Tướng quốc Thái sư già (lúc này Thủ Độ đã 64 tuổi), vua Trần mới thấy an tâm quay về thuyền ngự. Ngày 24 tháng Chạp năm Nguyên Phong thứ 7 (1257), theo kế hoạch của Thái sư, vua Trần Thái Tông và Hoàng tử Hoảng ngự lâu thuyền chỉ huy đoàn quân ngược dòng Thiên Mạc đánh tan quân giặc tại Đông Bộ Đầu (đoạn sông Hồng khoảng phố Hàng Than Hà Nội). Quân Nguyên chạy tháo thân lên biên giới. Ngày mồng năm tết năm Mậu Ngọ 92
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.