Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 1

pdf
Số trang Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 1 84 Cỡ tệp Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 1 4 MB Lượt tải Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 1 4 Lượt đọc Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 1 6
Đánh giá Chùa Lựu Phố ở Nam Định - Di tích lịch sử văn hóa: Phần 1
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 84 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRỊNH THỊ N G A TRẦN VIẾT TRƯỜNG DỊ TÍCH LỊCH Sii m ílóẳ T i l IM Đ il NHẢ XUẤT BÀN VẢN HÓA DÂN TỘC DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA ĐÈN, CHÙA LỰU PHỐ TỈNH NAM ĐỊNH ‘Wăw 1225, dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trán Cảnh, đặt nền móng đâu tiên cho triều đại của 14 vua Trần. Nhà Trần tồn tại 175 năm (1225-1400) để lại một di sản với quy mô lớn, độc đáo và những cải cách táo bạo, đây hiệu quả trong lĩnh vực chính trị - kinh tế xã hội cùng những đỉnh cao vê vãn học, nghệ thuật, trước thuật. Hơn nữa còn là nhŨTĩg võ cóng hiên hách, những nhà hoạt động chính trị và danh tướng kiệt xuất... đê đưa Đại Việt lên tám cao mới. Chính vĩ vậy mà triêu đại này đã tỏa hào quang sáng chói trong lịch sử Việt Nam, đóng góp một vai trò đặc hiệt trong tiên trĩnh lịch sử dân tộ c” TS.GS. NGUYỄN DUY QUÝ TRỊNH THỊ NGA - TRẦN VIÉT TRƯỜNG DI TÍCH LỊCH sử - VĂN HÓA ĐÈN, CHÙA L ựu PHÓ TỈNH NAM ĐINH NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN Tộc Hà Nội-2012 LỜI NÓI ĐẦU X ã M ỹ Phúc huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định vùng quê giàu đẹp, mảnh đất địa linh nhân kiệt đã góp phần hun đúc nên hào khí Đông A trong lịch sử dân tộc. Nằm trong hành cung Thiên Trường xưa, Mỹ Phúc đã bảo tồn được nhiều công trình văn hóa có giá trị như: đình Văn Hung, đĩnh Liêu Nha, đình Đệ Tam thờ Sứ quân Trần Lãm (thế kỷ X); đền Bảo Lộc thờ Quốc công tiết chế H im g Đạo Đại vưcmg Trần Quốc Tuấn; đền Vạn Khoảnh thờ vị Thượng hoàng đầu tiên của nhà Trần là Trần Thừa; đền Hậu Bồi thờ Chiêu Minh vưcmg Trần Quang Khải; Côi Sơn tự là nơi thờ Phật, tương truyền dưới thời Trần đây là nơi tiếp nhận và nuôi dưỡng con em của các bỉnh s ĩ tử trận trong kháng chiến chổng quân xâm lược Nguyên - Mông. Đen, chừa Lựu Phố được xây dựng trên nền dinh thự xưa của Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ. Chùa Lim Phố thờ Phật, đền Lụtí Phố thờ các nhân vật thời Trần và phổi thờ hai cha con Thám hoa Hà Nhân Giả (triều Lê). Đây là một di sản văn hóa còn lưu giữ được nhiều cổ vật, cổ thư cỏ giả trị. Đặc biệt là 5 đạo sắc phong, phong cho Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, Hung Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Bạch Hoa công chúa (con gái vua Trần Thuận Tông), là những văn bản Hán Nôm quỷ hiếm góp phần nghiên cứu về mảnh đất và con người thời Trần. Ngày 26 tháng 7 năm 2011 đền và chùa Lựu Phô thuộc xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc tinh Nam định được Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo quyết định sổ 2310 QĐ - BVHTTDL. Cuốn sách Di tích iịch sử - văn hóa đền, chùa Lựu Phố, giới thiệu với du khách về kiến trúc, bài trí thờ tự, lễ hội của di tích cổ kèm theo một sổ tư liệu Hán Nôm như: văn bia, hoành phi, câu đổi của các bậc danh nho đê tặng các nhân vật được thờ tại đền, chùa Lựu Phổ. Mặc dù đã rất cổ gắng nhưng những thiếu sót trong cuốn sách sẽ khó tránh khỏi. Chúng tôi mong nhận được những ỷ kiến đỏng góp của quỷ bạn đọc và đồng nghiệp để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn. Nhân dịp sách được đến tay bạn đọc chúng tôi chân thành cảm ơn Ban Quản lý di tích và danh thẳng tỉnh Nam Định đã cho phép chúng tôi nghiên cứu hồ sơ di tích lịch sử - văn hỏa đền và chừa Lựu Phổ. Cảm ơn các bậc cao niên làng Lựu Pho đã cung cấp tư liệu. Cảm ơn nhà nghiên cứu Hán Nôm Dương Văn Vượng đã theo sát trong suốt quả trình làm bản thảo và cỏ những góp ỷ sâu sắc. Cảm ơn ông Trần Quang Vinh - nguyên chuyên viên Sở Văn hóa, Thê thao và Du lịch Nam Định đã cho phép chúng tôi sử dụng tư tiêu trong cuốn sách Thái sư Trần Thủ Độ. Cảm ơn Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã quan tâm giúp đỡ để sản phẩm tinh thần này ra mắt nhân dịp lễ hội đầu xuân. Mùa xuân năm Nhâm Thìn PHẦN I ĐÈN VÀ CHÙA Lựu PHỐ I. VÀI NÉT VÈ LỊCH sử HÌNH THÀNH MẢNH ĐẨT - CON NGƯỜI Căn cứ vào các nguồn sử liệu còn lưu giữ tại đền Lựu Phố và truyền thuyết địa phưong thì Lựu Phố xưa (thời Lý) có tên là xã Thái Thuần’, lộ Hải Thanh. Thời Trần được xây dựng trên địa danh cổ Lựu Viên, tưcmg truyền lúc sinh thời Thái sư Trần Thủ Độ đã từng sống và làm việc ở đây mỗi khi ông về tham tán vua Trần và Thái Thượng hoàng tại cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa xưa (nay là đền Trần, phường Lộc Vượng thành phố Nam Định). Sau khi Thái sư Trần Thủ Độ qua đời nhân dân địa phưcmg đã lập đền thờ ông trên nền dinh thự xưa. Đen, chùa Lựu Phố hiện nay nằm trên một khu đất cao hơn mặt ruộng xung quanh khoảng Im, chùa nằm ở bên phải đền. Phía trước, sau và bên ’ Theo Tân biên N am Định tỉnh địa dư c h í lược - Tế tửu quốc tử giám Khiếu Năng Tĩnh. phải đền và chùa là ruộng lúa, bên trái là đường đi và ao cá, chếch về hướng bắc khoảng lOOm có ngôi phủ thờ Bạch Hoa công chúa (con gái vua Trần Thuận Tông), ngôi phủ này mới được phục dựng trong những năm gần đây. Như vậy trên nền dinh thự xưa của Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ có ngôi chùa thờ Phật tưomg truyền do chính Thái sư và Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung xây dựng để nhân dân trong trang ấp sinh hoạt văn hóa tâm linh. Sau này Bạch Hoa công chúa qua đời, nhân dân địa phương lập phủ thờ bà. Ngôi phủ hiện nay cách đền khoảng 1OOm về phía tây bắc đền. Lịch sử xây dựng đền, chùa Lựu Phố được ghi lại qua câu đối: “Dấu thánh ở Liũi Viên, sử Trần ghì rõ, Thống quốc Thái sư, nhà cũ trở thành đền Theò gia phả họ Trần, thủy tổ Trần Quốc Kinh đến hương Tức Mặc Nam Định lấy vợ sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp sinh ra Trần Lý và Trần Hoằng Nghị. Trần Lý sinh ra Trần Thừa, Trần Tự Khánh. Gia phả họ Nguyễn thôn ứ n g Mão xã Hirơng La huyện Duyên Hà tỉnh Thái Bình do ông Nguyễn 10 Văn Chính (tổ ông Nguyễn Văn Chính là Nguyễn Nhân Chiêu, có vợ người họ Trần ở thôn ứ n g Mão - Thái Bình) nay đang sinh sống ở xóm Trung thôn La Ngạn lưu giữ ghi lại như sau: Trần Hoằng Nghị quê ở Bến Trấn (nay là xã Thái Phưong huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình), ông tên là Trần Duy Hòa có hiệu là Hoang Nghị đại vương sinh được bốn người con trai là An Quốc (còn gọi là Trần Duy Châu); An Hải (có tài liệu chép là An Hạ có vợ là Đàm Chiêu Chinh); An Thành (có tài liệu chép là An Bang chính là Trần Thủ Độ, ông có vợ là Trần Thị Dung); An Dân (còn gọi là Trần Thủ Nghiệp, có vợ là Lý Thị Hương). Như vậy Trần Thủ Độ là con thứ 3 của Trần Hoang Nghị, cháu của Trần Lý, em họ của Trần Thừa và Trần Tự Khánh. Trong bổn người con trai của Trần Hoằng Nghị có Trần Thủ Độ là xuất sắc hơn cả. Cuối triều Lý “Giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm”, các thế lực cát cứ nổi lên: Đoàn Thượng ở vùng đất Hồng Châu, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang và các động người Man. Trần Thủ Độ là một võ tướng có tài dưới quyền Trần Tự Khánh dẹp được loạn và tôn phò Thái tử Lý Sảm. Lý Sảm lên 11
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.