Chiêu ứng xử khi bạn đời nóng giận

pdf
Số trang Chiêu ứng xử khi bạn đời nóng giận 3 Cỡ tệp Chiêu ứng xử khi bạn đời nóng giận 117 KB Lượt tải Chiêu ứng xử khi bạn đời nóng giận 0 Lượt đọc Chiêu ứng xử khi bạn đời nóng giận 0
Đánh giá Chiêu ứng xử khi bạn đời nóng giận
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chiêu ứng xử khi bạn đời nóng giận 4 'gạch đầu dòng' gúp vợ/chồng bạn bình tĩnh - Bạn nên suy nghĩ một cách tỉnh táo và không suy diễn. Đừng ngạc nhiên hay khó chịu vì sự mất bình tĩnh của người bạn đời khi vợ chồng bạn tranh cãi. Bạn hãy tỉnh táo, đừng suy diễn. Đừng phàn nàn vì sự bực bội của chồng. Bạn hãy nhắc nhở bản thân rằng chồng bạn cũng không thích tâm trạng này và cũng không muốn làm bạn khó chịu. Anh ấy vẫn yêu bạn nhưng cũng cần sự giúp đỡ của bạn để tiếp tục yêu bạn. Bạn có thể giúp đỡ chàng hoặc có thể tập trung vào làm những việc khác trong khi cho chàng thời gian để bình tĩnh. Bạn không cần thiết phải lo lắng khi thấy chồng mình tức giận. - Lắng nghe và giúp vợ/chồng bạn thoát ra khỏi áp lực. Bạn hãy im lặng lắng nghe bất kỳ lời phàn nàn nào của anh ấy mà không cần phải cãi lại để bảo vệ quan điểm của mình. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc bùng nổ tranh cãi. Chỉ nghe anh ấy nói thôi, bạn không cần cố xoa dịu anh ấy và cũng không cần lý giải tại sao anh ấy lại như thế. Cứ để anh ấy nói hết mọi suy nghĩ của mình. Sau này, khi cả hai vui vẻ chính là thời gian phù hợp để bạn đính chính những thông tin sai lệch mà chồng mình vừa phát biểu. - Bạn có thể bỏ đi. Nếu chồng bạn tỏ ra nóng giận, bạn hãy bỏ đi, cho anh ta một thời gian bình tĩnh trước khi bạn quay trở lại. Khi bạn quay trở lại, nếu anh ấy vẫn chưa thể bình tĩnh, bạn lại có thể bỏ đi. Hãy lặp lại quy trình một lần nữa. Đừng bỏ cuộc. Không đòi hỏi anh ấy phải nhanh chóng trở lại bình thường và cũng không cần phải chú ý nhiều đến anh ấy. Anh ta muốn thu hút sự chú ý bằng cách hờn dỗi, bạn không cần phải đáp ứng, hãy để anh ấy tự mình buồn vì đã trót hờn dỗi. Nếu anh ấy chạy ra ngoài, bạn không nên đuổi theo. Bạn nên biết sự khác biệt giữa “muốn” và “cần” làm một điều gì đó. Hãy chờ cho đến khi đến khi anh ấy đã sẵn sàng muốn có sự xuất hiện của bạn. - Bạn nên dễ tính. Nếu người bạn đời của bạn tương đối bình tĩnh, nhưng vẫn chỉ trích, công kích bạn, bạn hãy suy nghĩ về những gì anh ấy nói và đồng ý với bất cứ điều gì mà bạn thấy hợp lý. Bạn không cần phải xin lỗi cũng không nên phản ứng lại với sự khiêu chiến của chồng. Còn nếu bạn không thể đồng ý với phát ngôn của anh ấy, hãy nói với anh ấy rằng bạn cần thời gian để xem xét những gì anh ấy nói. Bạn hãy tạm bỏ đi cho đến khi tìm thấy điểm gì đó để đồng ý với chồng. Bạn nên nhớ, nếu các điểm khác biệt chia tách hai người thì các điểm thống nhất sẽ kéo vợ chồng bạn lại với nhau. Những tình huống cụ thể Tình huống 1: Vợ/chồng cho rằng bạn ích kỷ Bạn bình tĩnh và muốn dàn hòa. Vợ bạn nói rằng tất cả những gì bạn quan tâm chỉ là chính mình. Bạn có thể trả lời: "Đôi khi anh cũng làm theo cách đó” hoặc "Nếu anh là em, anh có thể nghĩ điều tương tự." Bạn chỉ nên nói ngắn gọn thế thôi rồi tiếp tục nghe cô ấy nói và tìm kiếm thỏa thuận. Tình huống 2: Bạn cố giúp vợ bình tĩnh, nhưng cô ấy lại nói những điều khiến bạn khó chịu Bạn bình tĩnh còn vợ bạn cứ sôi sùng sục lên. Trong khi bạn đang cố gắng giúp cô ấy bình tĩnh, thì cô ấy lại nói điều gì đó khiến bạn thực sự khó chịu. Lời nói đó giống như một cú đấm. Cách tốt nhất là hãy bỏ qua điều vợ bạn vừa nói và đi dạo một lát. Nếu cô ấy đòi hỏi bạn phải có phản ứng, hãy nói với cô ấy rằng những gì cô ấy vừa nói là rất quan trọng, nhưng bạn muốn đợi cho đến khi cả hai có thể nói chuyện vui vẻ với nhau mới thảo luận điều đó. Nói rằng cả hai cần phải nghỉ ngơi một chút trước khi tiếp tục bàn về vấn đề đó. Sau đó, bạn hãy đi dạo hoặc làm một việc gì đó
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.