Chiến lược khôn ngoan mang tên M&A

pdf
Số trang Chiến lược khôn ngoan mang tên M&A 3 Cỡ tệp Chiến lược khôn ngoan mang tên M&A 153 KB Lượt tải Chiến lược khôn ngoan mang tên M&A 0 Lượt đọc Chiến lược khôn ngoan mang tên M&A 0
Đánh giá Chiến lược khôn ngoan mang tên M&A
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Chiến lược khôn ngoan mang tên M&A Trọng Nghĩa Tạp chí Thế giới Doanh nhân Nền kinh tế có lúc thăng lúc trầm, nhưng hoạt động sáp nhập và mua bán công ty (M&A) vẫn luôn được xem là chiến lược "đi trước một bước" để hoàn thành mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Có lẽ chính vì thế trên. thế giới, hoạt động này đã và đang diễn ra vô cùng sôi động. Rộn ràng từ mọi lĩnh vực Rục rịch từ đầu năm 2000, nhưng đến năm 2005, hoạt động M&A trên thế giới mới thực sự diễn ra sôi động (tổng giá trị đạt 1.210 tỷ USD). Ngay tại thời điểm đó, các chuyên gia kinh tế đã nhận định, trong tương lai, xu thế M&A sẽ ngày một sôi động và thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Quả đúng như vậy khi bước sang năm 2006, hoạt động M&A lại càng diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực, nâng tổng giá trị của hoạt động này tới con số 3.460 tỷ USD, năm 2007 đạt 4.400 tỷ USD. Lướt qua tất cả các lĩnh vực, chúng ta có thể nhận định rằng, ngân hàng là ngành có hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất. Đầu tiên phải kể đến là hai đại gia ngân hàng, một của Hà Lan - ABN Amro NV và một của Anh - Barclays PLC - đã chính thức sáp nhập với nhau với trị giá hơn 91 tỷ USD. Không dừng lại ở đó, ngân hàng ABN còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh Ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander của Tây Ban Nha và Rortis của Bỉ - Hà Lan. Thương vụ này có tổng giá trị 101 tỷ USD. Tiếp đến là Unicredit SPA - một ngân hàng nổi tiếng bậc nhất của Italia đã mua lại các ngân hàng Societe Generale SA và Capitalia SpA gây xôn xao dư luận... Bên cạnh ngành ngân hàng, các lĩnh vực khác cũng không chịu "ngồi yên". Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong lớp 10 tại Mỹ đã sáp nhập vào Công ty TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỷ USD; Tập đoàn Thomson (Canada) đã mua hàng tin Reuters (Anh) với giá trên 17 tỷ USD; Sàn giao dịch hứng khoán New York NYSE (Mỹ) đã mua Euronext với giá 14,3 tỷ USDI; Tập đoàn Rio Tinto (Anh - Atralia) đã mua Công ty thép Alcan(Canada) với giá 38,1 tỷ USD; Cerberus Capital Management LP chi ra 7,4 tỷ USD để mua lại bộ phận sản xuất mô Chrysler (Mỹ), hai công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu tại anh là Resolution và Friends Provident cũng sáp nhập lại với nhau với trị giá 8,3 tỷ bảng Anh. Hoạt động M8CAkhông chỉ dừng lại ở châu Âu, châu Mỹ, mà tiếp tục "nhanh chân" tràn sang khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo thống kê sơ bộ, hoạt động M&A đang được chú trọng đẩy mạnh tại các nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia. Và Việt Nam được giới chuyên gia đánh giá hoạt động M&A đang và sẽ tăng mạnh trong năm nay cũng như những năm sắp tới. Được lợi gì từ M&A? Tập đoàn Sony yã sáp nhập vào Công ty Truyền thông AB L.M. Ericsson từ tháng 9/2001. Tại thời điểm đó, Ericsson đang bị Nokia cho "ra rìa”. Không thể ngồi bên khi thị phần đang dần rơi vào tay đối thủ cạnh tranh Nokia. Ericsson tìm lối thoát. Và những như đứng đầu Ericsson nghĩ tới M&A như một phương thức cứu cánh. Còn đối với Sony, với tham vọng mở rộng và bành trướng lĩnh vực kinh doanh, đã hướng tới kết hợp với Ericsson như mục tiêu và kỳ vọng mới. Có lẽ nhờ thế mà hai ý tưởng lớn gặp nhau. Sự sáp nhập giữa công nghệ điện thoại Ericsson và khả năng chinh phục khách hàng của Sony không tránh khỏi sự tò mò trong giới kinh doanh. Nhưng, kết quả thật như mong muốn, thương hiệu: Sony Ericsson đã và đang "được lòng" người tiêu dùng. Apples Ipod sáp nhập vào HP là trường hợp được cho là "ngược đời" điển hình. Bởi HP vốn đã là một thương hiệu mạnh, có uy tín và lịch sử phát triển lâu đời với quy mô khổng lồ, trong khi đó, Apple là một công ty trẻ. Hai thương hiệu này dường như không thể có sự hòa hợp khi tiến tới "hôn nhân". Nhưng, họ đã chứng minh sự sáp nhập của họ là hoàn toàn có cơ sở. Một già đầy kinh nghiệm với một trẻ của sáng tạo, phá cách về hình thức cũng như công nghệ. Kết quả của sự sáp nhập lịch sử này là sự tăng cường sức mạnh thương hiệu và các chiến lược marketing rất đáng chú ý. Một thương vụ M&A khác mang lại hiệu quả đầu tư mạnh mẽ và tầm nhìn chiến lược là Tập đoàn Oracle mua Công ty Siebel, nhà cung cấp phần mềm CRM (customer relation manager - quản lý quan hệ khách hàng). Bởi khi đó, họ hợp nhất để triển khai và tăng cường khả năng tích hợp các ứng dụng và dữ liệu giữa các sản phẩm, hỗ trợ tối đa trong quản lý và hỗ trợ khách hàng tốc độ hơn. Và nhờ có chiến lược này mà Oracle đã giành được thị phần từ tay đối thủ SAP. Gần đây nhất là thương vụ sáp nhập giữa Tập đoàn News Corp và Công ty Dow Jones. Trước đó, một số ý kiến phản đối cho rằng, Dow Jones là một công ty đi đầu trong lĩnh vực in in ấn và phát hành báo chí, chưa kể đến những thành công rực rỡ của báo mạng trong thời kỳ internet bùng nổ. Down Jones không phải là một công ty kiệt quệ, yếu kém và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các đổi thủ. Vậy tại sao cần phải sáp nhập vào News Corp? Tuy nhiên, Murdoch - ông trùm quyền lực của News Corp đã thuyết phục được những người có quyền quyết định tại Dow Jones bằng các kế hoạch dài lâu và có triển vọng. Đó là cơ hội để thực hiện việc xây dựng nên một đế chế truyền thông quyền lực nhất thế giới, bao gồm báo chí, đài truyền hình vệ tinh, website, trường quay và nhà xuất bản… Phải thẳng thắn nhìn nhận một điều, M&A không phải là con đường bằng phẳng, dễ dàng, hơn thế nữa đó là thách thức lớn. Bởi thế mà yêu cầu trước tiên đối với một M&A thành công là phải nghiên cứu kỹ lưỡng "đối tượng" và biết "nhanh chân". Kinh nghiệm từ Tạp chí The Entrepreneur cho thấy, các thương vụ để lại tiếng vang trên thế giới là do họ biết đẩy mạnh tốc độ và chớp thời cơ. Kéo dài thời gian sẽ tạo ra khoảng trống, tạo điều kiện cho đối thủ "chen chân". Hơn thế nữa, chậm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chịu tổn thất về chi phí và các cơ hội kinh doanh. Hơn thế nữa, M&A luôn là những bước tính đầy chiến lược của những nhà lãnh đạo. Có thể gọi đây là một hình thức đầu tư thông dụng của các thương hiệu muốn bảo vệ, củng cố và thúc đẩy vị trí của mình. Ngoài ra, do tác động từ sự đi xuống của nền kinh tế, yêu cầu cắt giảm thiểu chi phí, tận dụng mọi nguồn lực có thể... đã thúc đẩy tốc độ của M&A. Bởi vậy, có thể đánh giá, M&A mang lại những cơ hội mới như đẩy mạnh phát triển, tiếp cận thị trường, tận dụng thế mạnh, mạng lưới hay hệ thống của nhau, tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ, tạo uy tín, gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Nguồn: Tạp chí Thế giới Doanh nhân
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.