Chi Vĩ Thảo brachiaria (trin.) griseb. (họ cỏ poaceae) ở Việt Nam

pdf
Số trang Chi Vĩ Thảo brachiaria (trin.) griseb. (họ cỏ poaceae) ở Việt Nam 6 Cỡ tệp Chi Vĩ Thảo brachiaria (trin.) griseb. (họ cỏ poaceae) ở Việt Nam 385 KB Lượt tải Chi Vĩ Thảo brachiaria (trin.) griseb. (họ cỏ poaceae) ở Việt Nam 0 Lượt đọc Chi Vĩ Thảo brachiaria (trin.) griseb. (họ cỏ poaceae) ở Việt Nam 1
Đánh giá Chi Vĩ Thảo brachiaria (trin.) griseb. (họ cỏ poaceae) ở Việt Nam
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 CHI VĨ THẢO - Brachiaria (Trin.) Griseb. (HỌ CỎ - POACEAE) Ở VIỆT NAM TRẦN THỊ PHƢƠNG ANH Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam VŨ TIẾN CHÍNH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chi Vĩ thảo - Brachiaria (Trin.) Griseb. (họ Cỏ - Poaceae) trên thế giới có 100 loài phân bố ở vùng Châu Phi, Châu Âu và Châu Á. Các công trình nghiên cứu về phân loại họ chi Vĩ thảo ở Việt Nam phải kể đến Camus G. et A. Camus (1912-1923) đã mô tả và lập khóa định loại của 6 loài trong đó công bố 2 loài mới cho khoa học. Một số công trình gần đây nhƣ Phạm Hoàng Hộ (2000) đã mô tả và có hình vẽ sơ bộ của 9 loài. Nguyễn Khắc Khôi, Nguyễn Thị Đỏ (2005) [1] đã giới thiệu danh lục 4 loài và 1 thứ loài thuộc chi, nhƣng các tác giả này không lập khóa định loại. Cho đến nay, số lƣợng loài và danh pháp của các loài trong chi cũng đã có thay đổi. Bài báo này giới thiệu đặc điểm của chi Vĩ thảo - Brachiaria, khóa định loại đến loài và giới thiệu các loài thuộc chi ở Việt Nam I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng nghiên cứu là các taxon thuộc chi Vĩ Thảo - Brachiara đƣợc ghi nhận có ở Việt Nam. - Phƣơng pháp nghiên cứu là phƣơng pháp kế thừa các tài liệu định loại có liên quan đặc biệt là các tài liệu định loại ở Việt Nam, các nƣớc lân cận Việt Nam và các tài liệu mô tả gốc của các chi; phƣơng pháp so sánh hình thái đƣợc dùng để định loại. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chi Vĩ thảo ở Việt Nam Brachiaria (Trin.) Griseb. 1853. Fl. Ross. 4(14): 469 – Vĩ thảo - PANICUM sect. BRACHIARIA Trin, 1826. Gram. Panic. 51, 125. Cỏ hàng năm hay một năm. Phiến lá hình đƣờng đến mác, mép thƣờng dạng sụn. Cụm hoa hợp của nhiều chùm dọc theo trục chính; nhánh mang hoa có 3 góc hoặc dẹt, đôi khi có cánh; bông chét không cuống hay có cuống, đơn độc hay thành đôi, hiếm khi thành chùm nhỏ. Bông chét phồng, thƣờng hình bầu dục, hoa 2; mày dƣới đa dạng từ rất dài đến rất nhỏ, không gân đến có gân và thƣờng gần bằng bông chét, gốc dạng bẹ, đôi khi mở rộng dạng thân; mày trên và mày ngoài hoa dƣới giống nhau, dài bằng bông chét, dạng màng hoặc sụn; mày ngoài hoa trên dai, mƣợt, có sọc hoặc mụn, mép cuộn, đỉnh tù hoặc nhọn, thƣờng có mũi nhỏ; mày trong hoa trên năm trong mày ngoài. 2. Khóa định loại các loài trong chi Vĩ thảo – Brachiaria ở Việt Nam 1A. Cụm hoa gồm 10-20 chùm. 2A. Bông chét dài 4-6 mm, mày dƣới 7-11 gân, mày trên 7-9 gân ............................ 1. B. brizantha 2B. Bông chét dài 2,5-3,5 mm, mày dƣới 1 gân, mày trên 5 gân .................................... 2. B. mutica 1B. Cụm hoa ít hơn 10 chùm. 17 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 3A. Cụm hoa gồm các bông thẳng hay hơi men lên, hoa trên có đỉnh tù ................ 3. B. eruciformis 3B. Cụm hoa gồm các bông tỏa rộng, hoa trên có đỉnh nhọn 4A. Bông chét mọc thành đôi ....................................................................................... 4. B. ramosa 4B. Bông chét đơn độc 5A. Nhánh 3 góc 6A. Bông chét hình bầu dục, mày trên 7 gân, mày ngoài hoa trên nhăn nheo............5. B. kurzii 6B. Bông chét hình trứng, mày trên 5 gân, mày ngoài hoa trên có sọc, nếp nhăn ngang ............. ............................................................................................................................ 6. B. villosa 5B. Nhánh dẹt .................................................................................................7. B. subquadripara 3. Mô tả các loài trong chi Vĩ thảo - Brachiaria ở Việt Nan 3.1. Brachiaria brizantha (Hochst. ex A. Rich.) Stapf. - Vĩ thảo tấm. Stapf, 1919. Fl. Trop. Afr. 9: 531; Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn. 3 (2): 818; id. 2000. l.c.: 661; N. K. Khôi & N. T. Đỏ, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3: 781. __ Panicum brizanthum Hochst. [1841, nom. nud.] ex A. Rich. 1851. Tent. Fl. Abyss. 2: 363. Cỏ hàng năm, mọc thành bụi. Thân thẳng, men lên, cao 30-200 cm. Lƣỡi là một hàng lông; phiến lá hình đƣờng hay mác, cỡ 10-100 x 0,3-2 cm. Cụm hoa gồm (1) 2-16 bông, mọc về một phía; bông dài 4-20 cm; nhánh có cánh hẹp, mép có lông; bông chét xếp đều 1 hàng ở mặt trên; bông chét đơn độc, không cuống. Bông chét hình bầu dục, dài 4-6 mm, mặt bụng hơi dẹt, đỉnh hơi có mũi hay có mũi. Mày dƣới hình trứng, ôm chặt, dài 1/3 chiều dài bông chét, dạng màng, không sống, 7-11 gân, đỉnh tù hay có mũi nhọn; mày trên thuôn, dài bằng bông chét, dạng sụn, không sống, 7-9 gân, nhẵn hay có lông, đỉnh tù hay có mũi nhọn. Hoa dƣới có mày ngoài thuôn, dài bằng bông chét, dạng sụn, 5 gân, nhẵn hay có lông, tù hay có mũi nhọn. Hoa trên có mày ngoài hình bầu dục, dài 3,5-5,5 mm, cứng, không sống, có mụn, mép cuộn, đỉnh có mũi nhọn; mày trong cứng, cuộn lại, không sống. Loc. class.: Ethiopia. Lectotypus: Georg W. Schimper - 89 (MO; by: Veldkamp, J. F. 1996). Sinh học và sinh thái: Trồng trên đồi, ruộng, bãi cỏ. Phân bố: Trồng ở Lâm Đồng (Bảo Lộc). Còn có ở Ấn Độ, Malaixia, Inđônêxia, châu Phi, châu Đại Dƣơng và Bắc châu Mỹ. Công dụng: Làm thức ăn cho gia súc. 3.2. Brachiaria mutica (Forssk.) Stapf - Cỏ lông tay Stapf in Prain, 1919. Fl. Trop. Africa. 9: 526; A. Camus in Lecomte, Fl. Indo-Chine. 7: 434; Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn. 3 (2): 816; id. 2000. l.c.: 660; S. L. Chen & al. 2006. Fl. China, 22: 520. __ Panicum muticum Forssk. 1775. Fl. Aegypt.-Arab. 20. __ Panicum purpurascens Radd. 1823. Agrostogr. Bras. 47-48. __ Panicum barbinode Trin. 1829-1830. Sp. Gram. 3(27) pl. 318. __ Brachiaria purpurascens (Raddi) Henrard, 1940. Blumea, 3(3): 434. __ Urochloa mutica (Forssk.) T. G. Nguyen, 1996. Novosti Sist. Vyss. Rast. 1966: 13; N. K. Khoi & N. T. Do, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3: 850. __ Cỏ lƣng tay. 18 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Cỏ hàng năm. Thân mập, có rễ ở lóng dƣới, men lên, cao đến 2 m, đƣờng kính 5-8 mm, lóng có lông dày. Bẹ lá có lông hay nhẵn; lƣỡi dạng màng, cao 1-1,3 mm; phiến lá hình đƣờng rộng, cỡ 10-30 x 1-2 cm, có lông thƣa hay gần nhẵn. Trục cụm hoa dài 7-20 cm; 10-20 bông, bông dài 5-15 cm, mọc đơn độc, thành đôi hay thành nhóm; nhánh hẹp, có cánh, ráp; bông chét thành đôi hay đơn độc ở phần trên của bông; cuống thƣờng có lông. Bông chét hình bầu dục, màu xanh hay tía, 2,5-3,5 mm, nhẵn, đỉnh nhọn. Mày dƣới hình tam giác, dài 1/4-1/3 chiều dài bông chét, 1 gân; mày trên 5 gân. Hoa trên có mày ngoài hơi nhăn nheo, đỉnh tù. Loc.class.: Egypt: Rosettae (Rashid). Typus: Forsskal 86 (C). Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 8-10. Mọc thành bãi cỏ dày dọc suối, nơi ẩm. Phân bố: Hà Nội, Hải Dƣơng (Bảy Chùa), Nam Định, Hà Nam (Kẻ Sở), Thừa Thiên-Huế, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Trồng rộng rãi ở các nƣớc vùng nhiệt đới trên thế giới. Công dụng: Làm thức ăn cho gia súc. 3.3. Brachiaria eruciformis (Smith) Griseb. __ Vĩ thảo dạng sầu Griseb. 1853. Fl. Ross. 4: 469; Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn. 3 (2): 816; id. 2000. l.c.: 660; N. K. Khôi & N. T. Đỏ, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3: 781 -“eruceformis”; S. L. Chen & al. 2006. Fl. China, 22: 520. __ Panicum eruciforme Smith in Sibt. & Smith, 1806. Fl. Graeca 1: 44, t. 59. __ Panicum isachne Roth ex Roem. & Schult. 1819. Syst. Veg. 2: 458. __ Panicum caucasicum Trin. 1831. Sp. Gram. 3: t. 262. __ Echinochloa eruciformis (Smith) Koch, 1848. Linnaea, 21(4): 437. __ Brachiaria isachne (Roth ex Roem. & Schult.) Stapf, 1917. Fl. Trop. Afr. 9: 552. __ Moorochloa eruciformis (Smith) Veldk. 2004. Reinwardtia, 12(2): 139. Cỏ một năm. Thân tạo thành bụi thƣa, mảnh, phân nhánh nhiều, men lên, cao 30-40 cm, lóng có lông mềm. Bẹ lá nhẵn hay có lông thƣa; lƣỡi là rìa lông; phiến lá hình đƣờng-mác, cỡ 1,510,5 x 0,3-0,6 cm, nhẵn hay có lông. Trục cụm hoa dài 3-6 cm; 4-10 bông, bông dài 1-3 cm, thẳng hay hơi men lên; nhánh hẹp, 3 góc, có lông hay ráp; bông chét mọc đơn độc, thành 2 hàng, xếp lợp. Bông chét hình bầu dục, dài 1,8-3 mm, có lông, đỉnh hơi nhọn. Mày dƣới dài 0,20,3 mm, dạng màng, nhẵn; mày trên và mày ngoài hoa dƣới dài bằng bông chét, 5 gân. Hoa trên rụng sớm, thuôn, khoảng 1,5 mm, dạng vảy mỏng, mƣợt, bóng, đỉnh tù. Loc. class.: Greece: Samos: in arvis circa Junonis templum. Typus: Sibthorp s.n. (OXF (photo, L, LD, LP)). Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả vào mùa hè đến mùa thu. Mọc ở bờ kênh rạch, trong vƣờn, ruộng hoang, sƣờn đồi. Phân bố: Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, châu Phi, các nƣớc ven bờ Địa Trung Hải. 3.4. Brachiaria ramosa (L.) Stapf __ Vỹ thảo nhánh Stapf in Prain, 1919. Fl. Trop. Africa. 9: 542; A. Camus in Lecomte, Fl. Indo-Chine. 7: 435; Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn. 3 (2): 817; id. 2000. l.c.: 661; S. L. Chen & al. 2006. Fl. China, 22: 521. __ Panicum ramosum L. 1767. Mant. Pl. 1: 29. 1767. __ Panicum brachylachnum Steud. 1854. Syn. Pl. Glumac. 1: 62. __ Panicum canescens Roth ex Roem. & Schult. 1817. Syst. Veg. 2: 457. 19 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 __ Urochloa ramosa (L.) T. Q. Nguyen, 1966. Novosti Sist. Vyss. Rast. 1966: 13; N. K. Khoi & N. T. Do, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3: 850. Cỏ một năm. Thân thành bụi thƣa, cao 30-60 cm. Bẹ lá nhẵn hay có lông; lƣỡi ngắn, có rìa lông; phiến lá hình mác hẹp, cỡ 4-12 x 0,4-0,8 cm, có lông mƣợt, mép dày hơi lƣợn sóng, có lông, đỉnh nhọn. Trục cụm hoa dài 6-13 cm; 3-6 bông, bông dài 2-5 cm, thƣa, thẳng hay men lên; nhánh có 3 cạnh, có lông; bông chét thƣờng mọc thành đôi cạnh nhau, thƣa, một bông chét gần nhƣ không cuống, bông còn lại có cuống ngắn, đỉnh bông có bông chét mọc đơn độc, ép sát vào trục. Bông chét hình bầu dục, 2,5-3,5 mm, có chân dài 0,1-0,5 mm, nhẵn hay có lông, nhọn hay có mũi nhọn. Mày dƣới hình trứng rộng, dài 1/3-1/2 chiều dài bông chét, 5 gân; mày trên 57 gân. Hoa trên có mày ngoài nhăn nheo, đỉnh nhọn. Loc. class.: Habitat in Indiis. Lectotypus: LINN-80.44 (by Cope in Nasir & Ali (ed.), 1982). Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả vào mùa hè đến mùa thu. Mọc ở sƣờn đồi, bãi cỏ nơi ẩm. Phân bố: Đà Nẵng, Nam Bộ. Còn có ở Ấn Độ, Nêpan, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, châu Phi. 3.5. Brachiaria kurzii (Hook. f.) A. Camus __ Vĩ thảo kurz A. Camus in Lecomte, 1922. Fl. Indo-Chine. 7: 438; S. L. Chen & al. 2006. Fl. China, 22: 522. __ Panicum kurzii Hook. f. 1896 ["1897"]. Fl. Brit. India 7: 38. __ Urochloa kurzii (Hook. f.) T. Q. Nguyen, 1966. Novosti Sist. Vyss. Rast. 1966: 13; N. K. Khoi & N. T. Do, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3: 850. Cỏ một năm. Thân bò ngắn, có rễ ở lóng, cao 15-60 cm, lóng có lông. Bẹ lá nhẵn, mép ngoài có rìa lông; phiến lá hình mác, cỡ 5-8 x 0,5-0,8 cm, có lông thƣa, gốc hình tim, mép dầy, có lông cứng ở gần gốc, đỉnh nhọn. Trục cụm hoa dài 5-8 cm; 3-7 bông, bông dài 5-7,5 cm, mọc theo các hƣớng khác nhau, ở phần dƣới mang bông chét ngắn có 2 (hiếm khi nhiều hơn) bông chét; nhánh có 3 cạnh, rộng 0,2-0,4 mm, có lông thƣa; bông chét mọc đơn độc, xa nhau, cuống ráp. Bông chét hình bầu dục, 2,5-3,5 mm, nhẵn, đỉnh nhọn. Mày dƣới hình trứng, dài bằng 1/3 bông chét, bao chặt, 3-5 gân, tù; mày trên dài 1/2 chiều dài bông chét, 7 gân, đỉnh nhọn. Hoa dƣới có mày ngoài giống mày trên, dài bằng bông chét, 5-7 gân, đỉnh nhọn. Hoa trên có mày ngoài ngắn hơn bông chét, nhăn nheo, đỉnh có mũi nhọn. Loc. class.: India: lower Bengal: Seebpore. Lectotypus: Kurz sine num. (cited by Veldkamp, 1996). Sinh học và sinh thái: Mọc ở bãi cỏ ven đƣờng, ven rừng, ở độ cao đến 1400 m. Phân bố: Việt Nam. Còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Úc. Ghi chú: Phân bố ghi theo Nguyễn Khắc Khôi & Nguyễn Thị Đỏ (2005) và S. L. Chen (2006). 3.6. Brachiaria villosa (Lam.) A. Camus __ Vỹ thảo lông A. Camus in Lecomte, 1922. Fl. Indo-Chine. 7: 433; Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn. 3 (2): 818; id. 2000. l.c.: 662; S. L. Chen & al. 2006. Fl. China, 22: 521. __ Panicum villosum Lam. 1791. Tabl. Encycl. 1: 173. __ Panicum coccospermum Steud. 1855[1853] Syn. Pl. Glumac. 1: 62. __ Urochloa coccosperma (Steud.) Stapf ex Reed. 1948. J. Arnold Arbor. 29: 273. __ Brachiaria villosa var. barbata Bor, 1960. Grass. Burma, Ceylon, India & Pakistan, 286. __ Urochloa villosa (Lam.) T. Q. Nguyen. 1966. Novosti Sist. Vyss. Rast. 1966: 14; N. K. Khoi & N. T. Do, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3: 850. 20 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 Cỏ một năm. Thân tạo thành cụm thƣa, mảnh, thƣờng bò lan và phân nhánh ở bên dƣới, cao 10-40 (50) cm. Bẹ lá nhẵn hay có lông, đặc biệt là ở dọc mép và quanh miệng; lƣỡi là một hàng lông; phiến lá hình mác rộng, 1-4 x 0,3-1 cm, hai mặt nhẵn đến có lông dày, gốc tròn hay gần hình tim, mép dạng sụn, nhẵn, đỉnh nhọn. Trục cụm hoa 3-7 cm; 4-8 nhánh, nhánh dài (1) 3-6 cm, xếp về một phía, men lên; nhánh có 3 cạnh; hơi có lông; bông chét mọc đơn độc. Bông chét hình trứng, 2-2,7 mm, có chân, nhẵn hay có lông, đôi khi có râu nằm ngang ở dƣới đỉnh, đỉnh nhọn hay gần nhọn. Mày dƣới dài bằng 1/3-1/2 chiều dài bông chét, bao chặt, 3 gân, đỉnh nhọn; mày trên tách khỏi mày dƣới bởi lóng ngắn, 5 gân. Hoa trên có mày ngoài có sọc, có nếp nhăn ngang, đỉnh nhọn hay hơi có mũi. Loc. class.: India. Lectotypus: Sonnerat sine num in herb. Lamarck (P). Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 7-10. Mọc trên ở bờ mƣơng, ngòi, kênh rạch, ruộng, ven rừng, sƣờn đồi, ven đƣờng. Phân bố: Hà Nội (Ba Vì, Thủ Pháp), Lâm Đồng (Đà Lạt). Còn có ở Ấn Độ, Mianma, Nêpan, Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông), Nhật Bản, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, châu Phi. 3.7. Brachiaria subquadripara (Trin.) Hitchc. __ Vĩ thảo bốn gié Hitchc. 1929. Lingnan Sci. J. 7: 214; Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn. 3 (2): 817; id. 2000. l.c.: 660; N. K. Khoi & N. T. Do, 2005. Checkl. Pl. Spec. Vietn. 3: 781 “1931”. __ Panicum subquadri-parum Trin. 1826. Gram. Panic. 145. __ Panicum pseudodistachyum Hayata, 1918. Icon. Pl. Formosan. 7: 60. __ Brachiaria distachya (L.) A. Camus in Lecomte, 1922. Fl. Gen. Indoch. 7: 437; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 3: 660. __ Urochloa subquadripara (Trin.) Webs. 1987. Austral. Paniceae (Poaceae), 252. __ Cỏ vừng, Cỏ chỉ trắng Cỏ một năm hay cỏ nhiều năm có đời sống ngắn. Thân mảnh, mọc lộn xộn, có rễ ở lóng dƣới, cao 20-60 cm, lóng có lông. Bẹ lá lỏng, nhẵn hay có lông ở gốc, có lông ở mép; phiến lá hình mác hay đƣờng mác, cỡ 4-15 x 0,4-1 cm, nhẵn hay có lông, gốc tròn, mép dày hơn, ráp, đỉnh nhọn hay có mũi nhọn. Trục cụm hoa dài 3-10 cm; 3-6 bông, bông dài 2-4 cm, toả ra và rủ xuống; nhánh dẹt, rộng 0,7-1 mm, có cánh hẹp, gần nhẵn; bông chét mọc đơn độc thành 2 hàng; cuống nhẵn. Bông chét hình bầu dục hay trứng ngƣợc hẹp, (3-)3,5-4 mm, nhẵn, đỉnh nhọn. Mày dƣới hình trứng rộng, 1/3-1/2 chiều dài bông chét, 5-7 gân; mày trên cách mày dƣới bởi lóng ngắn, 5-7 gân. Hoa trên có mày ngoài nhăn nheo, đỉnh hơi có mũi nhọn. Loc. class.: Mariana Islands. Lectotypus: Chamisso sine num. (cited by Veldkamp, 1996; synt.- Escholz sine num.) Sinh học và sinh thái: Mùa hoa quả tháng 9-10. Mọc trên đất khô, đất cát, bãi cỏ ven đƣờng, rừng thƣa, sƣờn đồi. Phân bố: Hà Nội (Ba Vì), Hà Nam (Kiện Khê), Ninh Bình (Phúc Nhạc), Tp Hồ Chí Minh. Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Malaixia, Papuasia, Úc, Thái Bình Dƣơng. Công dụng: Làm thức ăn cho gia súc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, III: 750-853. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội. 21 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 2. Camus, G., A. Camus, 1912-1923. Flore Générale de l'Indochine, VII: 432-438. Paris. 3. Wu Zhengyi, Peter H. Raven et Hoang Deyuan (edit.), 2005. Flora of China, vol. 22. Science Press. Beijing; Missouri Botanical Garden Press, St. Louis. 4. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, III (2): 660-662. Montréal. 5. http://www.efloras.org 6. http://delta-intkey.com 7. http://www.kew.org/data/grasses-db 8. http://www.tropicos.org GENUS Brachiaria (Trin.) Griseb. (POACEAE) IN FLORA OF VIETNAM TRAN THI PHUONG ANH, VU TIEN CHINH SUMMARY The Genus Brachiaria (Trin.) Griseb. belonging to the family Poaceae has about 100 species distributed in Old World. In due course of time, 4 (Khoi et Do, 2005), 6 (Camus et Camus, 19121923) and 9 (Ho, 2000) species had been recorded. However, recently there are many changes in the number of species and taxonomy of the species of this genus. This article introduces the morphological characteristics of the Brachiaria, key to species and description of 7 species for the flora of Vietnam. 22
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.