Chỉ thị số 11/1999/CT-TTg

pdf
Số trang Chỉ thị số 11/1999/CT-TTg 3 Cỡ tệp Chỉ thị số 11/1999/CT-TTg 70 KB Lượt tải Chỉ thị số 11/1999/CT-TTg 0 Lượt đọc Chỉ thị số 11/1999/CT-TTg 0
Đánh giá Chỉ thị số 11/1999/CT-TTg
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 11/1999/CT-TTg Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 1999 CHỈ THN VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH CÁC SAI PHẠM ĐÃ PHÁT HIỆN QUA THANH TRA TÀI CHÍNH NĂM 1998 Kết quả thanh tra công tác quản lý tài chính và ngân sách nhà nước năm 1998 tại một số tỉnh, thành phố, Bộ, ngành và doanh nghiệp nhà nước, công tác quản lý tài chính và ngân sách nhà nước còn nhiều sai phạm, yếu kém. Khâu lập dự toán thiếu chặt chẽ, chưa bám sát nhiệm vụ và chế độ do nhà nước quy định, dẫn tới nhiều đơn vị thừa kinh phí trong khi ngân sách nhà nước hết sức khó khăn. Trong quản lý ngân sách nhà nước, nhiều địa phương còn để ngoài ngân sách các khoản thu như tiền cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước, tiền chênh lệch đền bù giải toả đất, tiền thu cấp quyền sử dụng đất; chưa hạch toán các khoản viện trợ, viện phí, học phí... trong ngân sách nhà nước; cho miễn, giảm thuế không đúng thNm quyền; miễn, giảm lệ phí trước bạ, áp dụng thuế xuất thuế tiêu thụ đặc biệt... sai luật. Tình trạng chi không đúng chế độ còn nhiều, việc chi tiêu trong khu vực hành chính vượt so với dự toán rất lớn; mua sắm ô tô, xây dựng trụ sở làm việc không đúng quy định và lãng phí. Việc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, có nơi còn bố trí kế hoạch vốn cho một số công trình chưa có quyết định đầu tư, chưa có luận chứng kinh tế kỹ thuật và dự toán được duyệt hoặc chưa thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu, cấp phát vốn đầu tư vượt dự toán ngân sách được duyệt, thanh toán không đúng khối lượng công trình hoàn thành. Trong quản lý tài chính tại doanh nghiệp nhà nước còn nhiều sơ hở, sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả, gây lỗ lớn; hoạt động liên doanh, liên kết ở một số doanh nghiệp không có hiệu quả, khả năng thu hồi vốn thấp, công nợ lớn, mất khả năng thanh toán; việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán ở nhiều doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, sai chế độ quy định. Để khắc phục những khuyết điểm và sai phạm trong công tác quản lý tài chính và ngân sách nhà nước, yêu cầu Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị thực hiện ngay một số việc sau đây: 1. Chỉ đạo các đơn vị liên quan chấn chỉnh ngay những khuyết điểm, sai phạm về tài chính do Thanh tra Tài chính đã có kết luận thanh tra; trong đó, phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân về những thiếu sót, sai phạm và có hình thức xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn đơn vị thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ tài chính. Các doanh nghiệp nhà nước phải nhiêm chỉnh chấp hành các quy định về quản lý tài chính của nhà nước, đồng thời, phải xử lý nghiêm và có biện pháp khắc phục những yếu kém, sai phạm qua kết quả thanh tra, kiểm tra tài chính, nhất là công tác hạch toán, kế toán. 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải thực hiện đúng thNm quyền, đúng quy định về quản lý thu phí, lệ phí, miễn giảm thuế; không để các nguồn thu của ngân sách ngoài quyết toán ngân sách nhà nước, chi ngân sách ngoài dự toán. Lập dự toán và phân bổ kinh phí cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, cho các tổ chức trực thuộc theo đúng các quy định của Nhà nước. Rà soát các nguồn kinh phí hợp pháp khác, kinh phí kết dư để giảm số phải chi từ ngân sách nhà nước. Bảo đảm chi tiêu đúng nhiệm vụ, đúng chế độ và tổ chức xét duyệt quyết toán chi hành chính sự nghiệp thường xuyên đúng quy định, kiểm điểm trách nhiệm và xử lý nghiêm minh các sai phạm trong công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán mà Thanh tra Tài chính phát hiện. Thực hiện công khai tài chính, công khai ngân sách theo Quy chế công khai tài chính đối với ngân sách nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các doanh nghiệp nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 225/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Giao Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra, chấn chỉnh lại việc xét duyệt và quyết toán quỹ tiền lương cho các doanh nghiệp; bổ sung các quy định về trách nhiệm pháp lý của cá nhân, tập thể trong việc phê duyệt sai đơn giá tiền lương cho các đơn vị cấp dưới. 4. Thực hiện đúng các Quy chế đấu thầu trong đầu tư và xây dựng, khắc phục ngay tình trạng nhiều dự án công trình thuộc đối tượng phải tổ chức đấu thầu nhưng vẫn thực hiện chỉ định thầu tuỳ tiện. - Quy định rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư, các nhà thầu xây lắp đối với quá trình thực hiện nghiệm thu, thanh quyết toán dự án công trình, chấm dứt tình trạng thanh quyết toán sai đơn giá, khối lượng; - Quy định cụ thể về quản lý giá trong đầu tư xây dựng và sử dụng các nguồn vốn vay nước ngoài (ODA), cho đầu tư xây dựng, mua máy móc, thiết bị trả chậm... - Chỉ đạo các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, kể cả liên doanh, liên kết, đúng chế độ quy định, phù hợp với quy hoạch phát triển của ngành, bảo đảm có hiệu quả thiết thực. 5. Bộ Tài chính hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương về nội dung và phương pháp kiểm tra việc sử dụng các quỹ ở tất cả các Bộ, ngành, địa phương quản lý và trực tiếp kiểm tra, thanh tra các quỹ của các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp trọng điểm; kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30 tháng 7 năm 1999. 6. Từ năm 1999, định kỳ (6 tháng, 1 năm) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh tra tài chính và xử lý các sai phạm đã phát hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 7. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.