Chỉ thị số 05/2000/CT-NHNN15

pdf
Số trang Chỉ thị số 05/2000/CT-NHNN15 3 Cỡ tệp Chỉ thị số 05/2000/CT-NHNN15 89 KB Lượt tải Chỉ thị số 05/2000/CT-NHNN15 0 Lượt đọc Chỉ thị số 05/2000/CT-NHNN15 0
Đánh giá Chỉ thị số 05/2000/CT-NHNN15
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ****** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 05/2000/CT-NHNN15 Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2000 CHỈ THN VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRONG NGÀNH NGÂN HÀNG Thời gian qua, công tác đầu tư xây dựng cơ bản của ngành Ngân hàng đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra hệ thống kho tàng, trụ sở phục vụ hoạt động của Ngành. Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng cơ bản những năm vừa qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại, như: chưa có quy hoạch tổng thể của toàn hệ thống dẫn đến tình trạng đầu tư xây dựng cơ bản dàn trải, một số công trình chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng, gây lãng phí vốn; công tác xét duyệt hồ sơ, thiết kế, dự toán, quyết toán còn chậm; một số nơi đã để thất thoát vốn; sự phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý đầu tư và xây dựng chưa hợp lý nên còn chậm trễ trong xử lý công việc, gây phiền hà cho cơ sở... Để nâng cao hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành Ngân hàng và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Nhà nước và của ngành trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ thị như sau: 1- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành Ngân hàng phải được thực hiện đúng theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan. Nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân tự đặt ra các thủ tục, quy định trái với Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước. Nếu đơn vị, cá nhân nào cố tình vi phạm, gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của ngành thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2- Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như quá trình triển khai thực hiện; chủ trương đầu tư phải phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của ngành Ngân hàng, cụ thể: a- Việc bố trí, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải đúng nguồn vốn theo quy định của Nhà nước và phải trên cơ sở nguồn vốn có khả năng thực hiện, đảm bảo các công trình được đầu tư đồng bộ cả công trình chính và các công trình phụ trợ cần thiết như kho tàng, ga ra ô tô, nhà để xe, nhà bảo vệ, tường rào..., không xé nhỏ để giảm quy mô của dự án, ảnh hưởng đến kiến trúc, chất lượng và kết cấu công trình. b- Việc xác định quy mô của mỗi công trình phải dựa vào nhu cầu thực tế và hợp lý của đơn vị sử dụng, có tính đến yêu cầu lâu dài; đồng thời phải tuân thủ quy định của Nhà nước về diện tích công sở cho các đối tượng sử dụng và tiêu chuNn kỹ thuật kho tiền theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để quyết định đầu tư công trình cho phù hợp. c- Thiết kế công trình phải phù hợp với mặt bằng, cảnh quan xung quanh, đảm bảo mỹ thuật kiến trúc, đồng thời phải thiết kế đồng bộ cả công trình chính và các công trình phụ trợ. d- Việc lập dự toán, thanh quyết toán công trình phải tuân thủ đúng định mức, đơn giá và phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định. Việc đấu thầu hoặc chỉ định thầu các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện theo đúng quy định tại Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu, Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan. đ- Việc thi công phải chấp hành đúng thiết kế được duyệt, nghiêm cấm việc thay đổi thiết kế một cách tuỳ tiện, trái quy định của pháp luật. e- Căn cứ vào quy hoạch phát triển của đơn vị, của ngành, ngày 30 tháng 6 hàng năm, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản trong năm tới, gửi hồ sơ xin chủ trương đầu tư về Cục Quản trị và Vụ Kế toán - Tài chính (Ngân hàng Nhà nước). Vụ Kế toán - Tài chính phối hợp với Cục Quản trị kiểm tra, xem xét và dự kiến kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước cho năm kế hoạch, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho ý kiến để thực hiện đăng ký kế hoạch đầu tư với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các công trình dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; dự kiến kế hoạch xây dựng cơ bản năm, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (thông qua Ban lãnh đạo) duyệt trong tháng 10 trước năm kế hoạch. 3- Đối với các tổ chức tín dụng nhà nước, các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước: Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) chịu trách nhiệm tổ chức quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của đơn vị mình theo đúng các quy định của Chính phủ tại Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 7/8/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/ND-CP; Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu, Nghị định 14/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan. 4- Thủ trưởng các đơn vị chủ đầu tư công trình phải tổ chức quản lý chặt chẽ, thường xuyên tiến hành tự kiểm tra, kiểm soát quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về toàn bộ kết quả triển khai dự án đầu tư cuả đơn vị mình. 5- Thanh tra Ngân hàng, Vụ Tổng kiểm soát, trong phạm vi nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong công tác xây dựng cơ bản của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng nhà nước, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý những sai phạm theo thNm quyền. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm thi hành Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị phải phản ánh kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để giải quyết . THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Lê Đức Thuý
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.