Chỉ số KPI về đánh giá kết quả công việc

docx
Số trang Chỉ số KPI về đánh giá kết quả công việc 2 Cỡ tệp Chỉ số KPI về đánh giá kết quả công việc 15 KB Lượt tải Chỉ số KPI về đánh giá kết quả công việc 3 Lượt đọc Chỉ số KPI về đánh giá kết quả công việc 14
Đánh giá Chỉ số KPI về đánh giá kết quả công việc
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CHỈ SỐ KPI VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC Doanh nghiệp sẽ thành công nếu mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu Một số nhân viên hẳn chưa thể có ngay những kỹ năng đó nên cần cho họ tham gia các khóa đào tạo phù hợp với trình độ của từng người. Phần lớn nhân viên đều đánh giá tốt những cơ hội được học hỏi thêm như vậy và chính là động cơ để họ có thể làm việc có hiệu suất cao hơn. Mục đích của việc đánh giá kết quả công việc là để cải thiện hiệu suất làm việc. Đánh giá kết quả công việc của nhân viên luôn là một việc không dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn đã có sẵn bản tả công việc chi tiết và thông báo rõ yêu cầu công việc cho nhân viên thì mọi việc sẽ thuận lợi hơn nhiều. Việc đánh giá công việc là tùy thuộc vào phương pháp của mỗi công ty, nhưng sau khi đánh giá, đây là những số liệu KPI về đánh giá kết quả công việc bạn cần quan tâm. 1. Tỷ lệ nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ: – Công thức = số nhân viên không hoàn thành/ tổng số nhân viên. – Bạn xem xét tỷ lệ này của toàn công ty và của từng bộ phận. – Tỷ lệ quá thấp của công ty hoặc từng bộ phận làm bạn cần chú ý. Đôi khi bạn cũng cần phải xem lại, các tỷ lệ quá thấp là do sếp bộ phận đó đánh giá quá khắt khe, ngược lại hầu như không có nhân viên bị đánh giá kém hoặc tốt cũng làm bạn lưu ý (sếp có xu hướng bình quân chủ nghĩa). 2. Tỷ lệ nhân viên hoàn thành 100 % công việc: – Tỷ lệ này cho bạn biết số nhân viên đảm bảo công việc là bao nhiêu? – Bạn nên so sánh tỷ lệ này giữa các bộ phận với nhau, và giữa các tháng với nhau. 3. – Tỷ lệ nhân viên có thái độ tốt trở lên. Đối với các công ty ngành dịch vụ, tỷ lệ ngày vô cùng quan trọng, bạn cần xem xét cụ thể tỷ lệ thái độ tốt và không tốt của từng bộ phận để xem xét một cách chính xác hơn. 4. Tỷ lệ mức độ vi phạm nội quy: – Tỷ lệ này bằng số lượng vi phạm trong một tháng. – Bạn có thể phân loại vi phạm theo bộ phận, nếu gom theo lĩnh vực thì càng tốt, ngoài ra bạn có thể phân làm mức độ nghiêm trọng của vi phạm.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.