CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LỴ

ppt
Số trang CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LỴ 26 Cỡ tệp CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LỴ 264 KB Lượt tải CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LỴ 0 Lượt đọc CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LỴ 68
Đánh giá CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LỴ
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LỴ Ths. BS.Nguyễn Thị Thu Cúc BỘ MÔN NHI - ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ MỤC TIÊU 1. Phân tích 5 nguyên nhân tiêu đàm máu (lỵ) thường gặp ở trẻ em 2. Mô tả đặc điểm lâm sàng của 1 số nguyên nhân gây lỵ 3. Phân biệt lỵ Shigella và Amib (dựa vào lâm sàng) 4. Mô tả biến chứng của lỵ 5. Thực hiện điều trị lỵ 6. Giải thích biện pháp phòng bệnh với người nhà của trẻ Nguyên nhân tiêu đàm máu (Lỵ) TE 1. Shigella : có 4 types - Flexneri (*) - Dysenteriae (*) - Boydii - Sonnei 2. Entamoeba Histolitica (Amib) 3. EIEC (Entero Invasive Escherichia Coli) = E.coli xâm nhập 4. Salmonella non typhi 5. Campylobater jejuni Yersinia enterocolitica Shigella - Tuổi : < 5 tuổi (thường 2-3 tuổi) - Mùa : tùy theo vùng + vùng nhiệt đới : mùa mưa + vùng ôn đới: tháng nóng - Lây truyền : thực phẩm (các loại rau trộn), đôi khi cũng lây trực tiếp từ người sang người - Ủ bệnh : vài ngày - Khởi phát đột ngột , cấp tính rầm rộ - Sốt cao - Tiêu phân lỏng nước nhiều, đàm , máu , đau bụng khi tiêu, mót rặn, nhiều lần/ngày - Thường có mất nước - Chán ăn - Khám : bụng chướng mềm, tăng nhu động ruột - Khoảng 10% số bệnh nhân có thể bị tiêu chảy kéo dài trên 10 ngày, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng Entamoeba Histolitica (Amib) Lâm sàng: - Thường gặp trẻ lớn hơn và người lớn - Không sốt - Khởi phát từ từ - Tiêu phân sệt , đàm máu đau bụng , mót rặn, mỗi lần tiêu lượng nước và phân ít, cũng tiêu nhiều lần / ngày - Không mất nước - Ít ảnh huởng toàn trạng chung. Campylobacter jejuni - Dịch tể học : + Tỉ lệ mắc bệnh : 28 – 71 /100.000 dân/năm ở United States + Mùa : thường xảy ra vào mùa hè và thu, đỉnh cao nhất mùa mưa + Tuổi : < 5 tuổi + Đường lây truyền : Từ súc vật sang người, Thường xảy ra bởi đường phân-miệng, Ăn những thực phẩm nhiễm bẩn, Thịt gà chưa nấu chín, Sữa không tiệt trùng, Nước chưa xử lý. - Trong giai đoạn cấp của bệnh, nếu không điều trị kháng sinh bệnh sẽ khỏi sau 2-3 tuần, nếu dùng kháng sinh rút ngắn thời gian, 2-3 ngày Campylobacter jejuni - Lâm sàng : + Ủ bệnh : 1-7 ngày + Tính chất phân : tiêu phân lỏng có đàm máu (thường xảy ra N2 – N4), đau bụng quanh rốn (60-90%) + Sốt, nôn ói, đau nhức cơ thưòng xảy ra, nhưng sốt chỉ biểu hiện lúc đầu. + Khoảng 20% bệnh tái phát, hoặc kéo dài, hoặc nặng. Nhiễm trùng kéo dài giống như viêm dạ dày ruột cấp. Trong phân, loại bỏ sinh vật này khi bệnh nhân không điều tri thì sau 2-3 tuần, thấp nhất là vài ngày, tối đa vài tháng. Ở trẻ nhỏ loại bỏ sinh vật này kéo dài hơn. Salmonella non typhi * Dịch tễ học: - Khoảng 50.000 cases cấy có salmonella, trong đó gần 90% là do Salmonella non typhi ( Theo báo cáo hằng năm của United States) - Tuổi : < 4 tuổi - Nhiễm Salmonella non typhi xảy ra khắp nơi trên thế giới, tỉ lệ mắc bệnh liên quan đến nước uống, xử lý chất thải, thực phẩm nấu ăn. - Mùa : tháng nóng, từ tháng 7-11 ở United States, mặc dù phần lớn báo cáo bệnh xảy ra rải rác. Salmonella non typhi - Nguồn chính nhiễm Salmonella non typhi là súc vật nhiễm trùng (gà, bò, vịt, heo, chim, khỉ) hoặc các thức ăn động vật đã bị ô nhiễm * Lâm sàng : - Ủ bệnh : 6-72 giờ ( trung bình là 24 giờ) - Khởi phát đột ngột buồn nôn, nôn ói, đau bụng quanh rốn và khu dưới phải. - Đôi khi tiêu chảy phân lỏng nhiều, đôi khi lỏng nước có máu và đàm - Sốt : 38,5 -390 C (70%) - Vài trường hợp, tiêu chảy nhiều với sốt cao, nhức đầu, lơ mơ, co giật, bụng chướng căng. Các triệu chứng này giảm từ ngày 2 – 7 ở trẻ khoẻ mạnh. Hiếm khi tử vong. EIEC - Mùa (nói chung cho E.coli): tùy theo vùng + Vùng nhiệt đới : mùa mưa + Vùng ôn đới: tháng nóng - Lâm sàng rất khó phân biệt với những nguyên nhân gây lỵ khác. Sốt, tiêu phân lỏng có đàm máu kèm đau bụng, mót rặn giống như Shigella nhưng nhẹ hơn 3. Biến chứng Shigella: - Mất nước → suy thận → tử vong - Nhiễm trùng huyết - Đông máu nội mạch rải rác - Thiếu máu - Hội chứng tán huyết urê huyết tăng cao. - Hiếm gặp : hội chứng Reiter, viêm túi mật, viêm cơ tim… - Sa trực tràng - Suy dinh dưỡng 3. Biến chứng Amib - Bướu amib, dãn đại tràng nhiễm độc, viêm gan, abces gan - Tắc ruột do u amib - Sa trực tràng 3. Biến chứng Campylobacter jejuni - Hội chứng Guillain-Barré (khi chẩn đoán biến chứng này phải có kết quả cấy phân do Campylobacter jejuni - Hội chứng Reiter (viêm khớp, viêm kết mạc, viêm niệu đạo, và phát ban - Thiếu máu tán huyết, xuất huyết trực tràng 4. Điều trị 4 nguyên tắc điều trị : - Bù nước - Kháng sinh - Dinh dưỡng - Theo dõi 4. Điều trị 4.1. Bù nước : - Nếu bệnh nhân không mất nước điều trị phác đồ A - Nếu bệnh nhân có mất nước điều trị theo phác đồ B - Nếu bệnh nhân mất nước nặng điều trị theo phác đồ C 4. Điều trị 4.2. Kháng sinh : Shigella + Nếu bệnh nhân mới bị lỵ , chưa điều trị, dùng Bactrim liên tục 2 ngày. Sau 2 ngày khám lại: + Nếu bệnh nhân tiêu đàm máu giảm thì điều trị Bactrim tiếp theo 3 ngày nữa (đủ liều 5 ngày) + Nếu bệnh nhân tiêu đàm máu vẫn không giảm thì ngưng Bactrim , dùng Nalidixic acid (Negram 0.5g) dùng liên tục 2 ngày. Shigella BYT 2009: Ciprofloxacine 30mg/kg/ngày x 3 ngày KS thay thế: - Pivmecillinam 20mg/kg/lần x4lần x 5ngày uống - Ceftriaxone 50-100mg/kg x 1lần/ngày x 25ngày (TMC) Amib: Metronidazol 30mg/kg/ngày x 5 ngày Chia 3 lần uống Campylobacter jejuni • Erythromycin có hiệu quả trong thời kỳ đầu của bệnh. Một số nước (Thái lan, Canada,Thụy Điển, Tây Ban Nha) kháng với erythromycin, thuốc thay thế : Clarithromycin, Azithromycin Liều : • Erythromycin 50mg/kg/ngày, chia 4 lần uống/ngày x 5 ngày • Clarithromycin (Crixan, Klacid) 15mg/kg/ngày, chia 2 lần uống/ngày x 5 ngày • Azithromycin 10mg/kg/ngày, một lần duy nhất/24giờ x 3 ngày Salmonella non typhi • Đối với trẻ nhỏ viêm dạ dày ruột do salmonella non typhi thường không có chỉ định dùng kháng sinh. • Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng huyết : Ampicillin, hoặc Chloramphenicol. Nếu kháng 2 loại này thì thay thế cefotaxim hoặc Ceftriaxone * Liều : • Ampicilli 200mg/kg/ngày, chia 4 lần/ngày IV • Chloramphenicol 75mg/kg/ngày, chia 4 lần/ngày IV • Cefotaxim 200mg/kg/ngày, chia 4 lần/ngày IV • Ceftriaxone 100mg/kg/ngày, 1 hoặc 2 lần/ngày IV • Thời gian dùng kháng điều trị 10-14 ngày 4. Điều trị 4.3. Dinh dưỡng : • Nên ăn thức ăn giàu năng lượng, giàu đạm nhưng thức ăn phải • Thức ăn mềm, tán nhuyễn. • Thành phần, số lượng, hình thức ăn nên xem phác đồ IMCI trang 21 4.4. Theo dõi : - Dấu hiệu mất nước - Tính chất phân - Có thể theo dõi sốt, nôn ói, đau bụng, nhiêt độ v.v.. tùy theo bệnh nhân có triệu chứng phối hợp mà có theo dõi triệu chứng này khác nhau. 5. Phòng bệnh lỵ Có 4 cấp phòng bệnh - Cấp 0 : giáo dục cho người dân kiến thức về vệ sinh môi trường, phân, nước, rác, biết cách nuôi dạy chăm sóc con. - Cấp1 : + Khuyến khích cho bú mẹ, thời gian kéo dài hơn + Rửa tay sạch, đặc biệt sau khi dọn phân trẻ, rửa đít trẻ và trước khi nấu thức ăn + Uống nước chín, sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống + Vệ sinh thực phẩm, nhất là thịt gà + Vệ sinh cá nhân và gia đình - Cấp 2 : Chẩn đoán sớm, điều trị sớm , hầu giảm biến chứng và rút ngắn điều trị - Cấp 3 : Điều trị các biến chứng nếu có như nhiễm trùng huyết, sa trực tràng, suy dinh duỡng,…
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.