Chủ trương, định hướng cốt lõi về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - nhìn từ góc độ nhận thức, thái độ và nguyện vọng của người học

pdf
Số trang Chủ trương, định hướng cốt lõi về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - nhìn từ góc độ nhận thức, thái độ và nguyện vọng của người học 5 Cỡ tệp Chủ trương, định hướng cốt lõi về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - nhìn từ góc độ nhận thức, thái độ và nguyện vọng của người học 551 KB Lượt tải Chủ trương, định hướng cốt lõi về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - nhìn từ góc độ nhận thức, thái độ và nguyện vọng của người học 1 Lượt đọc Chủ trương, định hướng cốt lõi về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - nhìn từ góc độ nhận thức, thái độ và nguyện vọng của người học 118
Đánh giá Chủ trương, định hướng cốt lõi về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo - nhìn từ góc độ nhận thức, thái độ và nguyện vọng của người học
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

UED Journal of Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC Nhận bài: 26 – 09 – 2015 Chấp nhận đăng: 30 – 11 – 2015 CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG CỐT LÕI VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NGƯỜI HỌC Phạm Hồng Phong http://jshe.ued.udn.vn/ Tóm tắt: Tổ chức cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN tiếp nhận được những nội dung cốt lõi của Nghị quyết 29/NQ-TW và Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện của giáo dục đào tạo là một chủ trương đúng. Kết quả khảo sát và đánh giá các thành tố nhận thức, thái độ và nguyện vọng của sinh viên sau khi tiếp thu các nội dung trên cho thấy đại đa số sinh viên có nhận thức đúng và tích cực, có thái độ đồng thuận cao và có những đề xuất chính đáng, phù hợp với chủ trương, định hướng của công cuộc đổi mới. Từ khóa: chủ trương; định hướng; đổi mới căn bản; đổi mới toàn diện; nhận thức; thái độ; nhu cầu. 1. Đặt vấn đề Giáo dục thế giới đang bước vào những thập kỷ đầu của Thế kỷ XXI. Những tư tưởng “Học tập suốt đời” dựa trên “Bốn trụ cột” đã trở thành những nền tảng tư tưởng cho công cuộc Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam [3, 4]. Sinh viên vừa là đối tượng và cũng là sản phẩm trực tiếp của chủ trương đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Có thể nói rằng mọi sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo sẽ khó đạt được nếu không tạo được một ý thức mới, một môi trường học tập mới và các sản phẩm đào tạo mới được xã hội chấp nhận. Vì vậy, các chủ trương, định hướng, giải pháp đổi mới phải tiến hành một cách đồng bộ trên các lĩnh vực: quan điểm chỉ đạo, chất lượng của đội ngũ giảng viên, chương trình và phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất và tài chính, cơ chế quản trị, kiểm tra đánh giá [1, 2] và đặc biệt là việc tìm hiểu thái độ, nhận thức, nhu cầu của sinh viên với vai trò là người học qua việc nhận diện bản chất tính “căn bản” và “toàn diện” của công cuộc đổi mới. * Liên hệ tác giả Phạm Hồng Phong Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Email: phphong@dce.udn.vn 98 | Việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên là một trong những hướng tiếp cận quan trọng nhằm tìm hiểu sự quan tâm, nhận thức của họ trước những chủ trương và các định hướng, giải pháp của công cuộc đổi mới. Đánh giá được mức độ nhận thức của người học trước sự nhận diện đúng và đủ tính chất “căn bản” và “toàn diện” [5] của công cuộc đổi mới là xu hướng tiếp cận đến đối tượng quan trọng của công cuộc đổi mới. Việc tìm hiểu thái độ của sinh viên nhằm xác định thêm sự chuyển biến trong nhận thức. Thái độ tích cực, đồng thuận hay ngược lại của sinh viên đều có tác động lớn đến việc tổ chức các hoạt động dạy – học theo hướng đổi mới. Tìm hiểu về nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên cũng là một hướng tiếp cận nhằm tạo cho người học có cơ hội tham gia trực tiếp và đóng góp ý kiến của mình trước những hoạch định đổi mới, có tác động tích cực giúp cho các giải pháp đổi mới đúng hướng, có giá trị thực tiễn và có tính hiệu quả cao. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nhận thức, thái độ và nhu cầu của sinh viên Trường ĐHSP – ĐHĐN trước những T Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 4B(2015),98-102 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 4B(2015),98-102 định hướng, giải pháp đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo. - Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát trên sinh viên thứ tư của trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Phân bố mẫu nghiên cứu như sau: Tham số Toàn mẫu SV khối cử nhân Khối sư phạm 233 125 108 100% 53% 47% Số lượng Tỷ lệ - Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số sinh viên nhằm làm sáng tỏ thêm một số nội dung nghiên cứu để hỗ trợ cho các phương pháp khác trong quá trình đưa ra những kết luận. - Xử lý các thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu trên một cách khách quan. Sử dụng một số phép tính thống kê tần số, tần suất, trị số X… để phân tích và đánh giá kết quả. Kết quả xử lý theo khối học và chung trên toàn mẫu. 3. Kết quả nghiên cứu 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu, các tạp chí chuyên ngành, nội dung các văn bản của Đảng và Chính phủ về đổi mới giáo dục bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, so sánh… - Tìm hiểu chương trình phổ biến, triển khai các nội dung về chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo của Nhà trường đến sinh viên năm thứ tư (cuối khóa); nghiên cứu văn bản liên quan; xây dựng phiếu điều tra trắc nghiệm, phiếu phỏng vấn sâu… - Phiếu điều tra bao gồm tất cả 25 câu hỏi. Nội dung các câu hỏi nhằm thu thập số liệu theo từng vấn đề điều tra, trong đó có những câu hỏi thuận, nghịch để kiểm tra mức độ chú ý của sinh viên và một số câu hỏi mở để thu thập thêm những dữ liệu ở phạm vi rộng hơn. Ngành Số lượng mẫu Khối cử nhân Khối Sư phạm Toàn mẫu 125 108 233 3.1. Về mức độ nhận thức của sinh viên Nội dung khảo sát SV bao gồm 20 vấn đề được biên tập dựa trên văn bản Nghị quyết 29/NQ-TW và Đề án đổi mới giáo dục và đào tạo. Các vấn đề khảo sát xoay quanh những quan điểm, chủ trương và tư tưởng cốt lõi của công cuộc đổi mới như: quan điểm tổng quát, mục tiêu, các nội dung căn bản và toàn diện, phát triển phẩm chất và năng lực, nhu cầu của xã hội về sản phẩm giáo dục và đào tạo trong thời đại mới [2]. Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức chung của SV trước các quan điểm, chủ trương cơ bản về đổi mới giáo dục và đào tạo được thể hiện qua các số liệu dưới đây: Bảng 1. Mức độ nhận thức chung của sinh viên Đúng Chưa đúng Số Số câu lượng Tần Tần Tần Tần hỏi biến số suất % số suất % 140 2500 2128 85.1 217 8.7 140 2160 1810 83.8 138 6.4 280 4660 3938 84.51 355 7.62 Phân vân Tần Tần số suất % 155 6.2 212 9.8 367 7.88 Biểu đồ 1. Mô tả tần suất xuất hiện mức độ nhận thức của sinh viên 99 Phạm Hồng Phong Xét chung mẫu của toàn sinh viên, ở Bảng 1 và Biểu đồ 1 cho thấy có 84,5 % SV có nhận thức đúng và tích cực, 7,62% SV có nhận thức chưa đúng và 7,88% ở trạng thái phân vân. 3.2. Về thái độ của sinh viên Trong nội dung khảo sát về thái độ của sinh viên trước những quan điểm, chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo, chúng tôi nêu ra 7 vấn đề về hạn chế, yếu kém của thực trạng nền giáo dục và đào tạo của đất nước dựa theo sự tổng kết của Đảng và Chính phủ nêu trong nội dung Đề án đổi mới giáo dục và đào tạo [2]. Đây là những tổng kết hết sức thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào sự thật, có giá trị lý luận và thực tiễn cao. Sau khi thu thập và xử lý số liệu từ quá trình khảo sát, kết quả đo thái độ chung của SV trước các quan điểm, chủ trương cơ bản về đổi mới giáo dục và đào tạo được thể hiện qua các số liệu dưới đây: Kết quả trên cho thấy đa số sinh viên có nhận thức đúng trước những khái niệm bản chất của đổi mới căn bản và toàn diện, của mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đây thực sự là những nhận diện quan trọng của sinh viên trong quá trình học tập tại trường, cũng như nhận thức nghề nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp. Một tỉ lệ ít sinh viên còn phân vân hoặc nhận thức chưa đúng những vấn đề trên cũng là vấn đề tất yếu, vì đây là những vấn đề lớn và khó, đòi hỏi một quá trình tiếp cận, nhận thức và trải nghiệm tiếp theo. Bảng 2. Thái độ chung của sinh viên TT Ngành Số lượng mẫu Số câu hỏi Số lượng biến Tần số Tần suất (%) Không đồng thuận Tần Tần suất số (%) Đồng thuận Phân vân Tần số Tần suất (%) 1 Khối cử nhân 124 49 868 640 73.7 122 14.1 106 12.2 2 Khối Sư phạm 108 49 756 567 75.0 115 15.2 74 9.8 Toàn mẫu 232 98 1624 1207 74.32 237 14.59 180 11.08 Biểu đồ 2. Mô tả tần suất về thái độ chung của sinh viên Xét chung mẫu của sinh viên toàn Trường, số liệu ở Bàng 2 và Biểu đồ 2 cho thấy có 74% SV thái độ đồng thuận, 15% SV có thái độ chưa đồng thuận và 11% ở trạng thái phân vân. Kết quả trên cho thấy đa số sinh viên có thái độ đồng thuận với những nhận định về hạn chế, yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Tuy vậy, vẫn còn một tỉ lệ đáng kể (25%) có thái độ phân vân hoặc chưa 100 đồng thuận. Điều này một mặt phản ánh thực trạng suy nghĩ chân thực của sinh viên, mặt khác có thể phản ánh hiện tượng dè dặt vốn có của sinh viên hiện nay khi thể hiện chính kiến của mình trước những vấn đề mặt trái của xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. 3.3. Về nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên Trong nội dung khảo sát về nhu cầu, đề xuất của sinh viên trước những giải pháp, định hướng đổi mới ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 4B(2015),98-102 giáo dục và đào tạo, chúng tôi nêu ra 8 định hướng, giải pháp lớn dựa vào nội dung Đề án đổi mới giáo dục và đào tạo. Nội dung chính đề cập đến sự chuyển hướng quá trình giáo dục chủ yếu là trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của người học; các giải pháp cấp thiết về chuẩn hóa và hiện đại hóa mục tiêu, chương trình, trình độ kỹ năng nghề nghiệp, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; định hướng xã hội hóa, đa dạng hóa, xây dựng xã hội học tập, tạo bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người, mọi đối tượng, thực hiện “3 công khai” trước xã hội đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Bảng 3. Nhu cầu chung của sinh viên Ngành Số lượng mẫu Số câu hỏi Số lượng biến 1 Khối cử nhân 125 56 2 Khối Sư phạm 108 Toàn mẫu 233 TT Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tần Tần suất số % Tần số Tần suất % Tần số Tần suất % 1000 675 67.5 287 28.7 8 0.8 56 864 626 72.5 231 26.7 17 2.0 112 1864 1301 69.80 518 27.79 25 1.34 Biểu đồ 3. Mô tả tần suất về nhu cầu của sinh viên Kết quả nhu cầu của sinh viên toàn mẫu trong Bảng 3 và Biểu đồ 3 cho thấy có 69.8% SV cho rằng các định hướng, giải pháp đổi mới là rất cần thiết, 27.79% cho là cần thiết và có 1.34% cho là không cần thiết. Kết quả phỏng vấn sâu 4 sinh viên được tập hợp thành 4 nhóm ý kiến và đề xuất sau: - Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp được Nhà trường đào tạo tương đối đủ và phù hợp với yêu cầu và thực tiễn ở các cơ sở thực tập. - Nên tăng cường các học phần thực hành chuyên ngành trong chương trình đào tạo và tư liệu học tập chuyên ngành trong thư viện. - Tăng cường các nội dung ngoại khóa, kỹ năng mềm và hoạt động trải nghiệm cho sinh viên. - Đề nghị cơ sơ đào tạo nên tăng thêm quan hệ hợp tác với cơ sở sản xuất và tuyển dụng để gắn bó hơn nữa giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng. Kết quả cho thấy, hầu hết sinh viên có nhu cầu và nguyện vọng phù hợp với các giải pháp cấp bách của công cuộc đổi mới. Những đề xuất của sinh viên khi được lấy ý kiến qua hình thức phỏng vấn sâu đều phù hợp với những giải pháp chung cũng như những định hướng của các cơ sở giáo dục đang tiến hành đổi mới. 101 Phạm Hồng Phong 4. Kết luận Tài liệu tham khảo Việc tổ chức phổ biến và truyền thụ đến sinh viên các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một hình thức bồi dưỡng kiến thức ngoại khóa đúng hướng, bổ ích và quan trọng hơn là tạo một môi trường hữu hiệu cho người học tiếp cận thông tin, phân tích, phản biện và nêu nguyện vọng chính đáng của mình trước những quan điểm, chủ trương lớn liên quan đến công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo. [1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), “Nghị quyết số 29/NQ-TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Xây dựng Đảng. [2] Ban Tuyên giáo Trung ương (2014), “Báo cáo tóm tắt Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Báo Điện tử VOV. [3] Phạm Khiêm Ích (2008), “Cải cách giáo dục trước thách đố của Thế kỷ XXI”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, [4] Vũ Văn Tảo (2000), “Những xu thế lớn của sự phát triển giáo dục trong Thế kỷ XXI”, Tài liệu phục vụ lớp bồi dưỡng cán bộ giáo dục và đào tạo, Đại học Sư phạm –ĐHDN, 2000. [5] Lê Quang Sơn (2012), “Góp phần nhận diện Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, Tạp chi Khoa học&Giáo dục, Đại học Sư phạm – ĐHĐN, số 3 (02) 2012. Khi được tiếp cận với các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đa số sinh viên Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã có nhận thức đúng, có thái độ tích cực và thể hiện nguyện vọng chính đáng của mình trước công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo. Đây là một trong những kênh thông tin quan trọng cho các cơ sở giáo dục khi tiến hành thực hiện các chủ trương, giải pháp đổi mới theo tinh thần của Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT. POLICIES AND CORE ORIENTATIONS FOR COMPREHENSIVE AND FUNDAMENTAL INNOVATION IN EDUCATION AND TRAINING - FROM THE PERSPECTIVE OF LEARNERS’ AWARENESS, ATTITUDE AND ASPIRATIONS Abstract: It is right and proper to make students of University of Education – the University of Da Nang acquire the core contents of Resolution No. 29 – NQ/TW and the project Comprehensive and Fundamental Innovation in Education and Training. Results from surveys of evaluation on students’ awareness, attitude and aspirations after acquiring the above-mentioned contents show that the vast majority of students have proper and positive awareness, high consensus and legitimate proposals, which correspond to the policies and orientations of the innovation cause. Key words: policies; orientations; fundamental innovation; comprehensive innovation; awareness; attitude; needs. 102
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.