Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 6

doc
Số trang Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 6 3 Cỡ tệp Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 6 75 KB Lượt tải Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 6 0 Lượt đọc Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 6 87
Đánh giá Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 6
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

I. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Khẳng định nào sau đây là sai? a. Một số tình tiết giảm nhẹ (TTGN) trách nhiệm hình sự (TNHS) được quy định tại Điều 46 BLHS. b. TTGN TNHS là những tình tiết (TT) có trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ. c. Ngoài những TT nêu tại khoản 1 Điều 46, tòa án có thể coi những TT khác là TTGN TNHS, nhưng phải nêu trong bản án. d. Những tình tiết đã được sử dụng làm tình tiết định tội, định khung HP thì không được coi là TTGN TNHS. 2. Giả sử trong hành vi phạm tội của A có 3 TTGN TNHS, thì trường hợp nào sau đây sẽ được áp dụng Điều 47? a. Cả 3 tình tiết đều do tòa án nêu theo quy định tại khoản 2 Điều 46. b. Có 2 tình tiết do tòa án nêu theo quy định tại khoản 2 Điều 46. c. Có 1 tình tiết do tòa án nêu theo quy định tại khoản 2 Điều 46. d. Đã có đến 3 TTGN TNHS là áp dụng được Điều 47. 3. H phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 134 BLHS. Trong hành vi phạm tội của A có 2 TTGN được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS nên tòa án áp dụng Điều 47 BLHS. Quyết định nào sau đây của tòa án là đúng với trường hợp này? a. 36 tháng tù. b. 18 tháng tù. c. 9 tháng tù. d. 3 năm cải tạo không giam giữ. 4. Trường hợp nào sau đây của K được gọi là phạm nhiều tội? a. Đang chấp hành hình phạt tù lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án ấy. b. Đang chấp hành hình phạt tù lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trong khi chấp hành hình phạt. c. Phạm 2 tội nhưng chưa tội nào bị xét xử nay đưa ra xét xử đồng thời. d. Đã chấp hành xong hình phạt lại phạm tội mới và bị đưa ra xét xử. 5. M phạm 2 tội và bị đưa ra xét xử trong cùng một phiên tòa. Tội thứ nhất bị phạt 1 năm cải tạo không giam giữ, tội thứ 2 bị phạt 1 năm tù. Quyết định nào sau đây của tòa án là đúng đối với trường hợp này? a. 12 tháng tù. b. 16 tháng tù. c. 24 tháng cải tạo không giam giữ. d. 16 tháng cải tạo không giam giữ. 6. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án là trường hợp; a. Đang chấp hành hình phạt lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án đang phải chấp hành. b. Đang chấp hành hình phạt lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt. c. Đang chấp hành biện pháp tư pháp lại bị đưa ra xét xử về tội phạm mới. d. Cả a và b. 7. Ngày 01/01/2005 Vũ N phải chấp hành bản án 5 năm tù. Ngày 01/01/2007, N lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án 5 năm tù nêu trên. Với tội phạm mới này, N bị phạt 2 năm tù. Hình phạt chung được tổng hợp từ 2 bản án là bao nhiêu? Thời gian chấp hành hình phạt chung được tính từ khi nào? a. 5 năm tù tính từ ngày 01/01/2005. b. 5 năm tù tính từ ngày 01/01/2007 c. 7 năm tù tính từ ngày 01/01/2005. d. 7 năm tù tính từ ngày 01/01/2007. 8. Ngày 01/01/2005 Võ B phải chấp hành bản án 18 năm tù. Ngày 01/01/2007, B lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trong khi đang chấp hành bản án 18 năm tù nêu trên. Với tội phạm mới này, B bị phạt 15 năm tù. Hình phạt chung được tổng hợp từ 2 bản án là bao nhiêu? Thời gian chấp hành hình phạt chung được tính từ khi nào? a. 33 năm tù tính từ ngày 01/01/2005. b. 31 năm tù tính từ ngày 01/01/2007 c. 30 năm tù tính từ ngày 01/01/2005. d. 30 năm tù tính từ ngày 01/01/2007. 9. Bùi D phạm tội giết người nhưng ở giai đoạn CBPT. D bị tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS để quyết định hình phạt. Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với D là bao nhiêu? a. 7 năm tù. b. 7 năm 6 tháng tù c. 8 năm tù. d. 8 năm 6 tháng tù. 10. Bùi D phạm tội hiếp dâm trẻ em nhưng chưa đạt. D bị tòa án áp dụng khoản 2 Điều 112 BLHS để quyết định hình phạt. Mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với D là bao nhiêu? a. 11 năm tù. b. 13 năm tù. c. 15 năm tù. d. 17 năm tù. 11. Ngày 01/01/2006, Hoàng H bị tòa tuyên phạt 4 năm tù. Giả sử bản án này bị bỏ quên không được thi hành. Trong suốt thời gian bị bỏ quên, H không phạm tội mới, không bị truy nã. Đến khi nào thì H không phải chấp hành bản án này? a. Hết ngày 01/01/2011. b. Hết ngày 01/01/2016. c. Hết ngày 01/01/2021. d. Hết ngày 01/01/2026. 12. Vũ Thị P.M. phạm 2 tội và hình phạt chung cho 2 tội là 24 năm tù. Nếu được xét giảm thì P.M. phải chấp hành nhiều nhất là bao nhiêu năm tù và ít nhất là bao nhiêu năm tù? a. Nhiều nhất là 21 năm và ít nhất là 12 năm. b. Nhiều nhất là 23 năm 9 tháng và ít nhất là 12 năm. c. Nhiều nhất là 21 năm và ít nhất là 10 năm. d. Nhiều nhất là 23 năm 9 tháng và ít nhất là 10 năm. 13. Khẳng định nào đúng? a. Không cho người phạm tội nghiêm trọng trở lên được hưởng án treo. b. Không cho người phạm nhiều tội được hưởng án treo. c. Không cho người phạm tội được hưởng án treo, nếu hình phạt đã tuyên đối với người ấy là trên 3 năm tù. d. Không cho người phạm tội được hưởng án treo, nếu mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đã phạm là trên 3 năm tù. 14. Khẳng định nào là đúng khi nó được sử dụng để nhận định về những tình tiết giảm nhẹ làm căn cứ cho hưởng án treo: a. Chỉ là những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS. b. Chỉ những tình tiết giảm nhẹ do tòa án nêu theo quy định tại khoản 2 Điều 46 BLHS c. Có từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên trong đó có ít nhất 1 tình tiết quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS. d. Chỉ cần có 2 TTGN trở lên mà không phụ thuộc vào việc chúng được quy định tại khoản 1 Điều 46 hay do Toà án nêu theo quy định tại khoản 2 Điều 46. 15. Nguyễn Q bị tuyên phạt 3 năm tù cho hưởng án treo. Thời gian thử thách mà Q phải chịu nhiều nhất là bao nhiêu? và ít nhất là bao nhiêu? a. Nhiều nhất là 3 năm và ít nhất là 1 năm. b. Nhiều nhất là 3 năm và ít nhất là 3 tháng. c. Nhiều nhất là 5 năm và ít nhất là 1 năm. d. Nhiều nhất là 5 năm và ít nhất là 3 năm. 16. Nếu một người đang chấp hành thời gian thử thách của án treo lại bị đưa ra xét xử và bị phạt tù về tội đã phạm trước khi có bản án cho hưởng án treo đó thì thời gian thử thách sẽ được tính như thế nào? a. Chấp hành xong phần còn lại của thời gian thử thách mới chấp hành hình phạt tù. b. Chấp hành xong hình phạt tù mới chấp hành phần còn lại của thời gian thử thách. c. Chấp hành phần còn lại của thời gian thử thách song song với chấp hành hình phạt tù. d. Thời gian thử thách được tính lại từ đầu và được chấp hành song song với chấp hành hình phạt tù. 17. Trần Đ. bị phạt 2 năm tù cho hưởng án treo và thời gian thử thách là 4 năm. Mới thử thách được 1 năm thì Đ lại bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trong thời gian thử thách và bị tuyên phạt 4 năm tù. Hình phạt chung cho cả 2 bản án là bao nhiêu năm tù? a. 8 năm. b. 7 năm. c. 6 năm. d. 5 năm. 18. Chị G. phạm tội và bị phạt tù. Chị G chưa chấp hành hình phạt thì mang thai nên được hoãn chấp hành hình phạt tù. Hoãn đến khi nào? a. Sau khi sinh con. b. Sau khi sinh và phục hồi sức khỏe. c. Đến khi cai sữa cho con. d. Đến khi con 36 tháng tuổi. 19. Lê S bị phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Bản án có hiệu lực từ ngày 01/01/2001. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, giả sử S không phạm tội nào nữa. Đến khi nào thì án tích đối với S được xóa. a. Hết ngày 01/01/2009. b. Hết ngày 01/01/2011. c. Hết ngày 01/01/2013. d. Hết ngày 01/01/2015. 20. Nguyễn H phạm tội bạo loạn và bị phạt 5 năm tù. Sau bao nhiêu năm, tính từ khi chấp hành xong hình phạt tù, H được xóa án tích? (Giả sử rằng H không phạm tội mới). a. Sau 3 năm. b. Sau 5 năm. c. Sau 7 năm. d. Sau 10 năm. II. Câu hỏi tự luận và bài tập tình huống 1. Hãy phân biệt tình tiết tăng nặng định khung với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ định khung với tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cho ví dụ. 2. A bị kết án 15 năm tù về tội cướp tài sản. Thi hành án được 3 năm, A phạm tội mới - tội giết người (A đã giết một tù nhân cùng bị giam). Toà án đã tuyên hình phạt 20 năm tù đối với tội giết người. Hãy tổng hợp hình phạt trong trường hợp này. 3. A bị kết án 13 năm tù về tội cướp tài sản. Thi hành án được 3 năm, A bị đưa ra xét xử về tội giết người (tội này A đã thực hiện trước tội cướp tài sản). Toà án đã tuyên hình phạt 17 năm tù đối với tội giết người mà A đã phạm. Hãy tổng hợp hình phạt trong trường hợp này. 4. H phạm tội loạn luân, trong hành vi của H có 3 tình tiết giảm nhẹ qui định ở Điều 46 khoản 1. Trường hợp này, Toà án có thể tuyên cho H hình phạt dưới mức thấp nhất của khung là 2 tháng tù không? Hãy giải thích. 5. H có hành vi tự tạo một khẩu súng để giết người. Tuy nhiên, H mới chỉ chế tạo xong khẩu súng, chưa kịp giết người thì bị phát hiện và bị bắt. Toà án tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù đối với hành vi giết người của H có đúng không? Giải thích? 6. A Có ý định đâm chết B vì ghen tuông. A mới đâm được một nhát thì B tránh được và chạy thoát. Toà án tuyên phạt 12 năm tù đối với hành vi giết người của A. Hãy bình luận mức án Toà án tuyên. 7. A đã bị xử phạt 16 năm tù về tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS năm 1999). Khi chấp hành hình phạt tù được 3 năm thì lại bị xử phạt về tội cố ý gây thương tích cho người khác (Điều 104 BLHS năm 1999) với mức án là 19 năm tù. Anh (chị) hãy cho biết hình phạt chung của hai bản án mà A phải tiếp tục chấp hành. 8. A (30 tuổi) tham ô 3 tỷ đồng. Trong vụ án này không có tình tiết định khung và cũng không có tình tiết tăng nặng TNHS nào khác nhưng lại có nhiều tình tiết giảm nhẹ: 1) Trước khi bị truy tố, A đã trả lại toàn bộ tài sản; 2) A phạm tội để có tiền chữa bệnh cho mẹ; 3) A đang có thai. Hỏi: a) Trong những tình tiết giảm nhẹ trên, tình tiết nào thuộc khoản 1, tình tiết nào thuộc khoản 2 Điều 46? b) Toà án cần phải căn cứ vào những điều luật nào để quyết định hình phạt? c) Loại và mức hình phạt thấp nhất có thể tuyên đối với A? 9: Nhận xét về quan điểm cho rằng: Người phạm tội nghiêm trọng thì Toà án không thể xem xét cho hưởng cho hưởng án treo.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.