Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 4

doc
Số trang Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 4 4 Cỡ tệp Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 4 94 KB Lượt tải Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 4 0 Lượt đọc Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 4 37
Đánh giá Câu hỏi trắc nghiệm luật hình sự 4
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Câu hỏi trắc nghiệm 1. Dấu hiệu nào sau đây không thuộc về MCQ của tội phạm a. Lỗi. b. Động cơ phạm tội c. Hoàn cảnh thực hiện tội phạm. d. Mục đích phạm tội 2. Truy cứu TNHS chủ quan là: a. Chủ động truy cứu TNHS. c. Truy cứu TNHS không vô tư. b. Truy cứu theo ý thức chủ quan của người áp dụng pháp luật. d. Truy cứu TNHS đối với người có ý định phạm tội. 3. Trong lỗi, thái độ tâm lý của người phạm tội thể hiện ở: a. Xúc cảm tình cảm. b. Lý trí. c. Ý chí. d. Cả lý trí và ý chí. 4. Mệnh đề nào sau đây không có trong định nghĩa về lỗi cố ý trực tiếp a. Mong muốn cho hậu quả xảy ra. b. Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. c. Thấy trước được hậu quả nguy hiểm d. Ngăn ngừa hậu quả phát sinh. 5. Khẳng định nào đúng? a. Cố ý gián tiếp là không trực tiếp thực hiện tội phạm. b. Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp chỉ khác nhau ở dấu hiệu ý chí c. Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp khác nhau ở dấu hiệu lý trí và ý chí d. Trong cố ý gián tiếp người phạm tội có ý thức ngăn ngừa hậu quả 6. Mệnh đề nào sau đây có trong định nghĩa về lỗi vô ý vì quá tự tin? a. Mong muốn cho hậu quả xảy ra. b. Bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. c. Cho rằng hậu quả không xảy ra. d. Không thấy trước hậu quả. 7. Khẳng định nào đúng? a. Người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả là người thiếu thận trọng khi xử sự. b. Người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả là người đã thấy trước hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội. c. Người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả là người không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội d. Người phạm tội với lỗi vô ý vì cẩu thả là người nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. 8. Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp: a. Cả người phạm tội và người bị hại đều có lỗi. b. Trong cấu thành cơ bản của tội phạm cụ thể có quy định cả 2 dạng lỗi: cố ý và vô ý. c. Trong cấu thành tội phạm có 2 loại lỗi được quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau. d. Tất cả các trường hợp nêu trên. 9. Sự kiện bất ngờ là sự kiện trong đó: a. Đã gây hậu quả nguy hại cho xã hội. b. Người gây hậu quả nguy hại không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả đó. c. Người gây hậu quả nguy hại cho xã hội không phải chịu TNHS d. Cả a, b và c. 10. Khẳng định nào đúng. a. Động cơ phạm tội chỉ có trong các tội phạm cố ý. b. Các tội phạm vô ý cũng có động cơ phạm tội c. Động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các tội phạm. d. Động cơ phạm tội không phải dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm 11. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là: a. Các bước nhất định trong quá trình thực hiện tội phạm bất kỳ. c. Các thời điểm khác nhau của quá trình phạm tội. b. Các mức độ thực hiện tội phạm cố ý. d. Các thời kỳ khác nhau của phạm tội bất kỳ. 12. Giai đoạn CBPT được tính: a. Từ khi có ý định phạm tội đến khi bắt tay vào việc tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. b. Từ khi có ý định phạm tội đến khi đã tạo xong điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm. c. Từ khi bắt đầu tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm đến trước khi bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. d. Từ khi bắt đầu tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm đến khi bắt tay vào việc thực hiện hành vi đầu tiên trong MKQ của tội phạm. 13. Tình tiết nào sau đây không thuộc về giai đoạn CBPT? a. Vẽ sơ đồ địa điểm sẽ thực hiện tội phạm. b. Nói chuyện với bạn thân về ý định phạm tội của mình. c. Mua sắm công cụ phạm tội d. Tìm người cảnh giới cho mình. 14. Người CBPT chỉ phải chịu TNHS nếu tội định phạm là: a. Tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. b. Tội đặc biệt nghiêm trọng. c. Tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. d. Tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. 15. Tình tiết nào sau đây không thể thuộc về giai đoạn PTCĐ? a. Đang cắt khóa định lấy cắp xe máy thì bị bắt. b. Đang cất giấu tài sản ăn cắp được thì bị bắt. c. Đang đuổi theo người khác để đâm chết người ấy thì bị chặn lại. d. Đã giương súng nhằm vào người khác định bắn thì bị tước súng. 16. Trường hợp nào sau đây là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. a. Dùng dao tấn công người khác để cướp tài sản của họ mà chưa cướp được. b. Đã bí mật lọt vào nhà người khác để lấy tài sản của họ mà chưa lấy được đã bị bắt. c. Đã tấn công người phụ nữ và đã giao cấu trái với ý muốn của người phụ nữ ấy. d. Đã bắn người khác, tưởng người đó chết nên bỏ đi, nhưng người đó không chết. 17. Phạm tội chưa đạt vô hiệu là trường hợp: a. Định gây thiệt hại cho khách thể nhưng không gây thiệt hại được vì không có đối tượng tác động. b. Định gây thiệt hại cho khách thể nhưng không gây thiệt hại được vì đối tượng tác động không có tính chất mà người phạm tội cho là có. c. Định gây thiệt hại nhưng không được vì sử dụng nhầm công cụ phạm tội. d. Cả a, b và c 18. Thời điểm hoàn thành của tội phạm là thời điểm mà tại đó: a. Tội phạm đã chấm dứt trên thực tế. b. Người phạm tội đã đạt được mục đích phạm tội. c. Đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm. d. Người phạm tội buộc phải dừng lại vì nguyên nhân khách quan trong khi còn muốn tiếp tục thực hiện tội phạm. 19. Trường hợp nào sau đây không phải là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội? a. Định trộm cắp tài sản, nhưng mới bẻ được khóa thì không dám thực hiện nữa vì sợ TNHS. b. Đã dùng vũ lực quật ngã người phụ nữ định hiếp dâm, nhưng không thực hiện hành vi giao cấu nữa vì người phụ nữ đó van xin. c. Đã lấy được tài sản, nhưng đem trả lại cho chủ sở hữu vì sợ bị truy cứu TNHS. d. Định giết người, nhưng mới đâm được 1 nhát dao thì băng bó cho nạn nhân và đưa người đó đi cấp cứu, nên nạn nhân không chết. 20. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: a. Được miễn TNHS về tội đã tự ý chấm dứt. b. Phải chịu TNHS như trong trường hợp CBPT hoặc PTCĐ tùy thuộc vào thời điểm tự ý chấm dứt. c. Phải chịu TNHS nhưng được miễn hình phạt. d. Không phải chịu TNHS về tội đã tự ý chấm dứt tuỳ từng trường hợp phạm tội cụ thể. Bài tập tình huống Bài 1. Do đánh bạc cháy túi nên V nảy ra ý định chiếm đoạt tài sản của ai đó, lấy tiền chơi tiếp để gỡ gạc lại phần thua. Rời chiếu bạc, V lấy trộm con dao Thái Lan của nhà chủ và ra phố lang thang. Vào lúc 11h30 đêm V rẽ vào ngõ 12 phố X, lúc này trong ngõ nhiều nhà đã tắt đèn đi ngủ. Thấy nhà anh H còn sáng đèn nhưng cửa thì vẫn mở, V nhìn vào thấy H đang ngồi quay lưng ra cửa xem bóng đá trên TV. V lẻn vào và từ phía sau đâm thẳng con dao vào lưng H. Nhát đâm xuyên thấu phổi bên phải của H. Khi H gục trên ghế thì V lột được trên tay H một chiếc đồng hồ trị giá 1.500.000đ, nhẫn vàng 1 chỉ và lục túi H lấy được 400.000đ rồi chuồn thẳng đến chỗ đánh bạc chơi tiếp. Anh N là người bán bánh mỳ đêm, khi qua ngõ 12 vào lúc 11h50 đã phát hiện H gục trên ghế và có máu trên nền nhà nên đã kêu cứu và mọi người đã đưa H đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Hai ngày sau V bị bắt. Sau này V bị truy tố về 2 tội: Giết người (Điều 93) và cướp tài sản (Điều 133). Anh/Chị hãy cho biết: a) V đã thực hiện các tội đó ở giai đoạn nào? Vì sao? b) Với những dữ kiện đã nêu trong bài nhưng giả sử sau khi đâm H mà V không lấy được gì thì TNHS đối với V có thay đổi không? Vì sao Bài 2: D sinh năm 1974, nghề nghiệp bảo vệ, trình độ văn hóa 9/12 chưa có tiền án tiền sự. 18 giờ ngày 18/5/2004, khi D đi xem xét hàng rào làm từ gỗ tạp của cơ quan thì phát hiện ra chỗ mà kẻ trộm thường qua lại. D lấy dây kim loại làm thòng lọng đặt vào chỗ này, đồng thời nối thòng lọng vào mạch điện của cơ quan. Ngay tối hôm đó, K vào lấy trộm gỗ của cơ quan đã bị điện giật chết. Hỏi: a) Trên cơ sở định nghĩa về lỗi trong BLHS, hãy xác định hình thức lỗi của D khi phạm tội? b) Hình thức lỗi của D khi phạm tội có giống với lỗi trong trường hợp dùng điện để bẫy chuột gây chết người không? Tại sao? Bài 3: Ông A và bà B kết hôn được 22 năm. Bà B thường bị đau ốm nên ông A ra chợ mua 1 thang thuốc nam (loại dùng để ngâm rượu) để cho vợ. Khi đã ngâm đủ 3 tháng 10 ngày, ông A lấy cho bà B uống. Sau khi uống bà B kêu đau bụng rồi lên giường nằm. Vì bà B thường xuyên đau ốm nên ông A không chú ý nhiều đến sự kiện này. Sáng hôm sau không thấy bà B dậy ông A mới phát hiện ra bà B đã chết. Sau khi lo xong tang lễ cho vợ, ông A có mời một số người ăn cơm. Khi ăn cơm ông A lại lấy bình rượu thuốc ra mời. Kết quả C, D, E, F bị ngất phải đưa đi cấp cứu, sau đó D chết. Hỏi: Trên cơ sở lý luận về lỗi hãy xác định ông A có lỗi đối với cái chết của bà B, ông D không? Tại sao? Nếu xác định ông A có lỗi hãy chỉ ra đó là hình thức lỗi gì? Bài 4: Khoảng 5h chiều ngày 13/12/2000, X và Y rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và Y mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế và một chiếc đèn pin. Khi đến khu vực đồi VT của xã ĐP huyện BT, hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy người kia phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. X lên phía đồi, còn Y xuống khe cạn. Khi X đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động ở phía phải quả đồi, cách X khoảng 25 mét. X huýt sáo 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của Y. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt thú phản lại nên nhằm bắn về phía có ánh mắt thú. Khi nghe thấy tiếng khựt khựt như tiếng thú bị trúng đạn, X xách súng chạy đến xem thì phát hiện ra đó là Y đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa Y đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng Y đã chết trên đường đi. Hãy xác định hình thức lỗi của X. Bài 5: A có ý định giết B để trả thù. A mua một con dao nhọn Thái lan, giấu vào người và đứng đợi B đi làm về. Khoảng 10h30 tối, khi B đi đạp xe ngang qua chỗ A nấp, A lao ra đâm liên tiếp nhiều nhát vào lưng B. Bị đâm bất ngờ, B ngã , rời tay khỏi ghi đông xe đạp. Thấy B vẫn còn thở, A đâm tiếp hai nhát nữa vào ngực B, đợi cho đến khi B nằm im, A mới bỏ đi. Hãy xác định hình thức lỗi của A. Bài 6: Để có tiền mua thuốc phiện hút, sau khi đã bán hết những gì có thể bán được của gia đình C tròn 15 tuổi đã có ý định đi cướp tài sản của người khác. Để có thể dễ dàng thực hiện tội phạm C đã lấy trộm súng K 54 của công an phường chuẩn bị cho vụ cướp, nhưng chưa kịp thực hiện thì đã bị bắt. Trước cơ quan pháp luật C đã khai rõ việc chuẩn bị phạm tội của mình. (Tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS). C có phải chịu TNHS về hành vi chuẩn bị phạm tội của mình không? Tại sao? Căn cứ pháp lý? Bài 7. Chị M sống độc thân trong căn hộ trong chung cư C. Vào lúc 01h30 đêm, chị M bất ngờ thức giấc vì có tiếng động và chị nhìn thấy bóng một người đàn ông cao lớn trong phòng mình. Ngay lập tức, chị mở cửa phụ căn hộ lao ra ngoài hành lang và tri hô kêu cứu. Mọi người ập đến và bao vây bắt được K. Có 3 giả thiết về việc K lẻn vào phòng chị M: a) Trộm cắp tài sản của chị M hoặc b) Giết chị M hoặc c) Hiếp dâm chị M. Giả sử rằng một trong các giả thiết trên là đúng thì hành vi của K đã dừng lại ở giai đoạn nào của quá trình phạm tội? Tại sao? Bài 8. Chị Nguyễn Thị Mai H 26 tuổi, chưa có gia đình riêng, sống một mình trong căn hộ trên tầng 5 thuộc khu chung cư TN. Buổi chiều, khi đi làm về chị mở cửa vào căn hộ và vào phòng trong thay đồ nhưng quên không khoá cửa chính căn hộ. Khi thay đồ xong, vừa bước ra phòng ngoài thì chị H thấy B là người yêu cũ của chị đã có mặt trong phòng. Không nói câu nào, B lao vào ôm chị H và đẩy ngã chị xuống giường với ý định hiếp dâm nhưng H chống cự quyết liệt và đã đẩy B rơi từ trên giường xuống đất. Trong lúc B chưa kịp đứng dậy thì H đã thoát khỏi giường và lao về phía ban công, dựa lưng vào lan can và cảnh báo B nếu còn tiếp tục thực hiện hành vi đồi bại đó, thì H sẽ lao qua lan can tự tử. Cho rằng H doạ mình mà không dám, B tiến về phía H với ý định kéo H lại giường để tiếp tục thực hiện hành vi hiếp dâm. H đã lao qua lan can tự vẫn. Anh/Chị hãy cho biết: a) Lỗi của B đối với cái chết của H là gì? Tại sao? b) Trong trường hợp phạm tội của B thì có trường hợp hỗn hợp lỗi không? Tại sao? c) Giai đoạn phạm tội hiếp dâm của B là gì? Tại sao? Câu hỏi tự luận Câu 1. Tại sao người chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt lại phải chịu TNHS? Câu 2. Tại sao chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra đối với các tội cố ý trực tiếp? Câu 3. Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội? Việc phân biệt này có ý nghĩa gì trong thực tiễn áp dụng luật hình sự? Câu 4. Hãy phân tích để chứng minh: Theo Luật hình sự Việt Nam, người chuẩn bị phạm tội cướp tài sản phải chịu trách nhiệm hình sự. Câu 5. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa lỗi vô ý phạm tội do cẩu thả với trường hợp sự kiện bất ngờ; Câu 6. Các dấu hiệu của trường hợp sự kiện bất ngờ? Tại sao hành vi gây thiệt hại trong sự kiện bất ngờ không phải là tội phạm? Câu 7. Thế nào là trường hợp hỗn hợp của lỗi? Trường hợp hỗn hợp của lỗi chỉ có ở tội cố ý hay tội vô ý? Câu 8. Người nào (đủ điều kiện chủ thể) gây thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, dù không thấy trước thiệt hại mà mình đã gây ra vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Anh/Chị có nhận xét gì về ý kiến trên?
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.