Câu hỏi thảo luận Luật dân sự: Khái niệm chung luật dân sự Việt Nam

doc
Số trang Câu hỏi thảo luận Luật dân sự: Khái niệm chung luật dân sự Việt Nam 22 Cỡ tệp Câu hỏi thảo luận Luật dân sự: Khái niệm chung luật dân sự Việt Nam 184 KB Lượt tải Câu hỏi thảo luận Luật dân sự: Khái niệm chung luật dân sự Việt Nam 0 Lượt đọc Câu hỏi thảo luận Luật dân sự: Khái niệm chung luật dân sự Việt Nam 42
Đánh giá Câu hỏi thảo luận Luật dân sự: Khái niệm chung luật dân sự Việt Nam
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 1 – MODUL 1: KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 1. CÂU HỎI TỰ LUẬN Phân biệt các thuật ngữ: giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật dân sự; 2. Hãy xác định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 2005; 3. So sánh phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005; 4. Hãy cho biết vai trò của Bộ luật dân sự trong Hệ thống pháp luật Việt Nam và sự cần thiết của việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005; 5. Phân biệt các thuật ngữ: luật dân sự, ngành luật dân sự và môn luật dân sự; 6. Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005; 7. Hãy nêu các ngành luật (ngoài luật dân sự) có đối tượng điều chỉnh là quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân; 8. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hành chính; 9. Phân biệt đối tượng điều chỉnh của luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hỉnh sự; 10. Hãy nêu 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và 10 ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật khác; 11. Những dấu hiệu nào quyết định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự; 12. Nêu các đặc điểm của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự 13. Hãy nêu 5 ví dụ về quyền nhân thân của một tổ chức kinh tế; 14. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân gắn với tài sản; 15. Hãy nêu 5 ví dụ về quan hệ nhân thân không gắn với tài sản; 16. Phân biệt quan hệ nhân thân không gắn với tài sản với quan hệ nhân thân gắn với tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự; 17. Nêu các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự 18. Nêu các nguyên tắc cơ bản đặc trưng của luật dân sự; 19. So sánh nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005; 20. Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt; 21. Bằng những dấu hiệu nào để khẳng định A và B bình đẳng khi tham gia một quan hệ dân sự; 22. Hãy nêu các biện pháp bảo vệ khi quyền dân sự bị xâm phạm; 23. Phân biệt giữa các biện pháp bảo vệ quyền dân sự với các chế tài trong luật hành chính, hình sự; 24. Phân biệt phương pháp điều chỉnh của luật dân sự với phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính và luật hình sự; 25. Nêu cá́c yếu tố quyết định đến hiệu quả của áp dụng luật dân sự; 26. Nêu hậu quả pháp lý của việc áp dụng luật dân sự; 27. Phân biệt giữa áp dụng luật dân sự, áp dụng tương tự luật dân sự và áp dụng phong tục, tập quán; 28. Phân biệt thuật ngữ thiện chí với thuật ngữ trung thực trong nguyên tắc thiện chí, trung thực của luật dân sự; 29. Phân loại nguồn của luật dân sự. Hãy nêu ít nhất 15 văn bản pháp luật thuộc nguồn của luật dân sự có giải thích rõ tại sao nó là nguồn; 30. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự có nhiều văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh; 31. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự đã được qui định trong Bộ luật dân sự nhưng chưa được qui định cụ thể; 32. Hãy xác định nguyên tắc áp dụng luật trong trường hợp một quan hệ dân sự chưa được qui định trong Bộ luật dân sự; 33. Nêu 10 ví dụ phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự; 34. Xác định các điều kiện để một phong tục, tập quán có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự. 1. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 2. Các quan hệ có đối tượng là tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 3. Quan hệ thu chi ngân sách nhà nước là quian hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 4. Trong một pháp nhân là cơ quan nhà nước không có quan hệ tài sản nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 5. Tài sản của Nhà nước không thể là đối tượng của các quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 6. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động là loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 7. Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân. 8. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh thuộc loại quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản; 9. A được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng 5 000 m2 đất nông nghiệp để trồng lúa trong thời hạn 20 năm. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 10. B được cơ quan chủ quản hóa giá căn hộ tập thể mà B đang ở và B có quyền sở hữu căn hộ đó. Đây là một loại quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 11. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự bình đẳng với nhau về tổ chức và tài sản, trừ các quan hệ có một bên là cơ quan nhà nước. 12. Trong tự nguyện có tự định đoạt. 13. Trong tự định đoạt có tự do thỏa thuận. 14. Chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự mà không phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác. 15. Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự trên lãnh thổ Việt Nam. 16. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có một bên chủ thể là công dân Việt Nam. 17. Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có hai bên chủ thể là công dân Việt Nam. 18. Một quan hệ dân sự được qui định bởi nhiều văn bản qui phạm pháp luật thì ưu tiên áp dụng Bộ luật dân sự. 19. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự 20. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự là nguyên tắc đặc trưng của luật dân sự. 21. Nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự. 22. Quan hệ thừa kế là quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. 23. Các chủ thể hoàn toàn có quyền định đoạt việc tham gia, chấm dứt quan hệ dân sự. 24. Các quan hệ dân sự phải được điều chỉnh bới Bộ luật dân sự. 25. Hai điều kiện cần và đủ để các chủ thể bình đẳng trong quan hệ dân sự là độc lập về tổ chức và tài sản. 26. Nhà nước khi tham gia quan hệ dân sự cũng bình đẳng với các chủ thể khác, trừ khi pháp luật qui định khác. 27. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình đây là một hoạt động áp dụng Luật dân sự. 28. A và B xác lập một hợp đồng mua bán, theo đó B có quyền sở hữu tài sản do A bán. Đây là một trường hợp áp dụng Luật dân sự. 29. Các quan hệ liên quan đến bất động sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự. 30. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự. MODULE 2: QUI ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1. CÂU HỎI TỔNG HỢP: 1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự; 4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính; 5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng; 7. Phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; 8. Phân biệt trách nhiệm dân sự giữa người gây thiệt hại có lỗi cố ý với người gây thiệt hại có lỗi vô ý; 9. Phân loại thiệt hại và ý nghĩa của việc phân loại thiệt hại; 10. Nguyên tắc xác định thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp; 11. Nguyên tắc xác đinh thiệt hại trong trường hợp tài sản vô hình bị xâm phạm; 12. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tài sản hữu hình bị xâm phạm; 13. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; 14. Nguyên tắc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; 15. Nguyên tắc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; 16. Phân tích mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật với thiệt hại; 17. Xác định định người có nghĩa vụ chứng minh lỗi, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 18. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người bị thiệt hại không khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã quá 2 năm kể từ thời điểm thiệt hại; 19. Xác định các trường hợp gây thiệt hại không bị xác định là trái pháp luật; 20. Xác định năng lực chủ thể dân sự trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 21. Tìm một tranh chấp điển hình về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bình luận; 22. Xác định mối liên hệ giữa trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự; 23. So sánh lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đòng với lỗi trong trách nhiệm hình sự; 24. Xác định các trường hợp chấm dứt trách nhiêm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 25. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người gây thiệt hại chết; 26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cả gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi; 27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một thiệt là do tác động của nhiều hành vi; 28. Xác định thiệt hại trong trường hợp do thời tiết các phương tiện giao thông va chạm nhau mang tính dây chuyền; 29. Chị A sau khi đi làm thẩm mỹ hết 100 triệu đồng thì bị anh B gây tai nạn xe máy thiệt hại 80% sức khỏe. Xác định những thiệt mà B gây ra cho A và trách nhiệm dân sự của B; 30. Nhân dịp ngày 8/3, X mua 200 sản phẩm quà lưu niệm với giá 50.000 đồng/sản phẩm để bán lại cho người có nhu cầu về quà lưu niệm. X đã bán được 20 sản phẩm với giá 200.000 đồng thì bị Y gây thiệt hại toàn bộ. Xácddinhj trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Y; 31. Nguyên tắc xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 32. Xác định thời hạn bồi thường trong trường hợp người bị xâm phạm tính mạng có con dưới 15 tuổi và con trên 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự; 33. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp M gây tai nạn xe máy cho chị H đang mang thai 8 tháng và thuộc một trong các trường hợp sau: – Chị H chết nhưng bào thai được cứu sống; – Chị H chết và bào thai không được cứu sống; – Chị được cứu sống nhưng bào thai đã bị chết. 2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Người không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại; 2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật; 3. Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý; 4. Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 5. Trách nhiệm bồi thường thiệt haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 6. Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại; 7. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại; 8. Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường. Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 9. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có thiệt hại; 10. Dù gây thiệt hại với lỗi vô ý hay cố ý, người có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau; 11. Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chi trả cho bên bị thiệt hại chỉ căn cứ vào hóa đơn bệnh viện; 12. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá nhân; 13. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng trách nhiệm đối với cá nhân; 14. Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 15. Khi một thiệt hại xảy ra do tác động bởi nhiều hành vi khác nhau sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhiều người; 16. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình; 17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho những chủ thể không là chủ thể trong cùng một quan hệ hợp đồng; 18. Do A xúi giục B đã gây thiệt hại cho C. Trường hợp này chỉ có B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 19. A đang nuôi B bị mất năng lực hành vi dân sự, C gây tai nạn xe máy cho A là A chết. Trường hợp này C phải nuôi B đến khi B chết; 20. Trách nhiệm bồi thường thiệt là trách nhiệm gắn liền với nhân thân người bị thiệt hại; 21. Tổ chức bảo hiểm phải thanh toán bảo hiểm, khi người mua bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 22. Nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại chỉ áp dụng trong trường hợp người bị thiệt hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thanh thành niên; 23. Các bên trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thể tự thỏa thuận làm thay đổi trách nhiệm; 24. Nếu được người bị thiệt hại đồng ý, bên gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại; 25. Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc mất thì không có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình; 26. Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại; 27. Không có thiệt hại thì không có bồi thường thiệt hại; 28. Người có lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường; 29. Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không bị xử lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 30. Chỉ có chủ thể là cá nhân mới là người gây thiệt hại; 32. Giá trị tài sản bị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại; 33. Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được bồi thường thiệt hại về tính mạng sau khi họ chết; 34. Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; 35. Thiệt hại phải do hành vi con người gây ra thì mới được bồi thường; 36. Người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thường; 37. Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại còn hay mất; 38. Nếu người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị áp dụng lãi suất quá hạn tính theo giá trị nghĩa vụ bồi thường; 39. Người nào có hành vi xâm phạm tài sản bị hủy hoại thì phải bồi thường toàn bộ giá trị táiarn bị hủy hoại; 40. Nếu A gây thiệt hại tài sản cho B và tài sản đó là tài sản bảo hiểm thì B được tổ chức bảo hiểm thanh toán giá trị tài sản bị thiệt hại, còn A có trách nhiệm hoàn lại giá trị đó cho tổ chức bảo hiểm; MODULE 3 LUẬT DÂN SỰ: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ 1. Phân biệt giữa người không có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; 2. Cho biết các đặc điểm cơ bản về năng lực pháp luật của cá nhân; 3. Cho biết các đặc điểm cơ bản về năng lực hành vi dân sự của cá nhân; 4. Xác định các quyền nhân thân của cá nhân về hôn nhân và gia đình 5. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về hiến, cấy, ghép mô và các bộ phận cơ thể con người; 6. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về xác định lại giới tính; 7. Xác định quyền nhân thân của cá nhân về nơi cư trú; 8. Xác định các mức năng lực hành vi dân sự của cá nhân 9. Xác dịnh các trường hợp cá nhân không được tham gia giao dịch dân sự với tư cách là chủ thể của quan hệ; 10.Điều kiện để tuyên bố một người là đã chết; 11. Điều kiện để tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; 12.Phân biệt giữa một cá nhân bị tuyên bố mất tích với một cá nhân bị tuyên bố là đã chết; 13.Xác định quyền nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết lại trở về; 14.Xác định quyền về tài sản của người bị tuyên bố là đã chết lại trở về; 15.So sánh quan hệ đại diện trong trường hợp đại diện cho người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự với đại diện cho người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; 16. Phân biệt giữa giám hộ đương nhiên và giám hộ cử; 17.Xác định thứ tự giám hộ trong trường hợp người được giám hộ có nhiều người thuộc diện giám hộ đương nhiên cho họ; 18.Xác định các hậu quả pháp lý trong trường hợp người giám hộ vi phạm các nghĩa vụ của người giám hộ; Phân tích điều kiện một tổ chức là người giám hộ cho một cá nhân; 19.Các trường hợp chấm dứt giám hộ; 20. Phân tích điều kiện một tổ chức là pháp nhân; 21.Xác định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân trong trường hợp pháp nhân có Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc; 22.Xây dựng lý lịch một pháp nhân cụ thể; 23.Xác định quốc tịch của pháp nhân là các tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài; 24.Cho 5 ví dụ về pháp nhân được thành lập theo trình tự mệnh lệnh; 25. Cho 5 ví dụ về pháp nhân được thành lập theo trình tự cho phép; 26.Xác định các trường hợp chấm dứt pháp nhân theo qui định pháp luật; 27.Xác định các trường hợp chấm dứt pháp nhân theo ý chí của chủ thể; 28.Phân biệt giữa: chia pháp nhân với tách pháp nhân; 29.Phân biệt giữa hợp nhất pháp nhân và sát nhập pháp nhân; 30. Chứng minh cá nhân, pháp nhân là các chủ thể phổ biến trong các quan hệ pháp luật dân sự Việt nam; 31.Xác định trách nhiệm tài sản của pháp nhân do vi phạm nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự; 32.Phân biệt giữa chấm dứt hoạt động pháp nhân do bị giải thể và do bị tuyên bố phá sản; 33. Xác định tính chất đặc biệt của Nhà nước với tư cách là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự; 34.Xác định các điều kiện để một tổ chức là hộ gia đình; 35.Xác định trách nhiệm tài sản của Hộ gia đình trong giao dịch; 36.Xác định mối quan hệ giữa các thành viên của hộ gia đình; 37. Xác định các giao dịch dân sự mà Hộ gia đình có thể tham gia xác lập, chấm dứt; 38.Xác định điều kiện thành lập tổ hợp tác; 39.Xác định trách nhiệm tài sản của Tổ hợp tác; 40. Xác định mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ hợp tác; 41. Xác định các giao dịch mà Tổ hợp tác có thể tham gia xác lập, chấm dứt. 42.Phân biệt trách nhiệm tài sản của thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác và pháp nhân. 43.Phân tích mối quan hệ pháp lý trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân là một tổ chức. 44.Ý nghĩa của việc xác định trụ sở của pháp nhân. 45.Ý nghĩa của việc xác định quốc tịch pháp nhân. 46.Cho biết sự khác biệt trong đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế có Hội đồng quản trị và tổ chức kinh tế không có Hội đồng quản trị. 47.Dựa trên điều kiện của pháp nhân hãy chứng minh Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. 48.Phân biệt giữa trách nhiệm hữu hạn trong pháp nhân với trách nhiệm vô hạn trong Hộ gia đình và Tổ hợp tác. 49.Phân biệt hậu qủa pháp lý của tuyên bố một cá nhân mất tích (tạm đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố) với hậu qủa pháp lý của việc tuyên bố một cá nhân là đã chết (đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố. 50.Hãy cho biết căn cứ nào pháp luật qui định khi người tuyên bố chết lại trở về và vợ, chồng của họ chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên phục hồi. 51.Các điều kiện pháp lý để xác định lại giới tính. 52.Các điều kiện pháp lý về hiến xác, hiến, cấy, ghép mô và các bộ phận cơ thể con người. 53.Xác định quyền có họ, tên của người bị bỏ rơi mà không xác định được cha mẹ. 54.Xác định quyền về dân tộc đối với người là con nuôi, người có cha mẹ mang dân tộc khác nhau. 55.Xác định nguyên tắc trong xác định họ, dân tộc của cá nhân. 56.Phân biệt giữa tổ chức có tư cách pháp nhân với tổ chức không có tư cách pháp nhân. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm; 2. Năng lực hành vi và năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh cùng một thời điểm; 3. Quan hệ đại diện đối với người bị hạn chế chế năng lực hành vi dân sự không phải quan hệ giám hộ; 4. Các giao dịch do người dưới 6 tuổi xác lập, thực hiện, chấm dứt đều vô hiệu; 5. Nơi cư trú của người vợ xác định theo nơi cư trú của người chồng; 6. Nơi cư trú của người dưới 18 tuổi xác định theo nơi cư trú của người đại diện; 7. Tuyên bố một người là đã chết làm chấm dứt các quyền nhân thân và quyền tài sản của người bị tuyên bố; 8. Khi người bị tuyên bố đã chết lại trở về thì phục hồi lại toàn bộ quyền nhân thân và quyền về sản của họ; 9. Năng lực pháp luật của cá nhân chỉ phát sinh từ lúc cá nhân được sinh ra; 10.Việc một cá nhân bị tòa án tuyên bố mất tích làm chấm dứt quan hệ hôn nhân của người đó; 11.Cá nhân là người mang quốc tịch Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài bình đẳng về năng lực pháp luật dân sự ; 12.Pháp nhân hoạt động thông qua người đại diện của pháp nhân; 13.Trong một pháp nhân có ban giám đốc thì Ban giám đốc là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; 14.Sát nhập pháp nhân làm chấm dứt hoạt động của pháp nhân sát nhập và pháp nhân được sát nhập; 15.Hợp nhất pháp nhân làm chấm dứt hoạt động của các pháp nhân cũ đã được hợp nhất; 16.Giao dịch vì lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự do người đại diện thực hiện; 17.Tất cả giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều phải được sự đồng ý của người đại diện; 18.Tên gọi của pháp nhân và tên giao dịch của pháp nhân là một; 19.Trụ sở của pháp nhân phải là trụ sở nơi cơ quan điều hành làm việc; 20.Khi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chết thì pháp nhân chấm dứt; 21.Phá sản là một hình thức giải thể pháp nhân; 22.Trong trường hợp pháp nhân giải thể do có thỏa thuận của các thành viên thì phải được sự chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 23.Nếu đủ điều kiện trở thành pháp nhân, tổ hợp tác có tư cách pháp nhân; 24.Các tổ viên Tổ hợp tác chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tái ản của Tổ hợp tác; 25.Các thành viên hộ gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình; 26.Tài sản của pháp nhân là tài sản do các thành viên đóng góp; 27.Pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ của pháp nhân. Nếu tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ, thì nghĩa vụ đó được thực hiện bằng tài sản riêng của các thành viên; 28.Các doanh nghiệp do người nước ngoài đầu tư ở Việt Nam là doanh nghiệp mang quốc tịch Việt Nam; 29.Anh, chị thực hiện việc giám hộ cho em khi cha mẹ không còn hoặc còn nhưng không đủ điều kiện giám hộ; 30.Giữa người giám hộ và người được giám hộ không thể xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của nhau; 31.Khi người được giám hộ tròn đủ 18 tuổi thì quan hệ giám hộ đương nhiên chấm dứt; 32.Trong trường hợp một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện thì bệnh viện là người giám hộ cho trẻ sơ sinh đó; 33.Thời điển pháp nhân thành lập là thời điểm xác lập năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân; 34.Các giao dịch do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt được thực hiện bằng tài sản của pháp nhân; 35.Người đại diện của pháp nhân phải là thành viên của pháp nhân; 36.Đại diện của pháp nhân phải cá nhân; 37.Hộ gia đình được thành lập theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp cơ sở; 38.Thành viên của Hộ gia đình là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng cùng sống chung; 39.Các giao dịch liên quan đến tư liệu sản xuất của Hộ gia đình phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình; 40.Thành viên của hộ gia đình không bao gồm người không có năng lực hành vi dân sự và người mất năng lực hành vi dân sự; 41.Nhà nước tham gia các giao dịch dân sự thông qua người đại diện; 42.Nhà nước chỉ tham gia các giao dịch dân sự khi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của Nhà nước; 43.Pháp nhân là tổ chức kinh tế được thành lập theo trình tự mệnh lệnh; 44.Pháp nhân là cơ quan nhà nước chỉ chấm dứt hoạt động khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 45.Pháp nhân chấm dứt hoạt động làm chấm dứt toàn bộ các giao dịch do pháp nhân đó xác lập; 46.Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là hộ gia đình chủ thể trong quản lý hành chính nhà nước; 47.Tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi do cha mẹ quản lý; 48.Tài sản của người đủ 18 tuổi trở lên mất năng lực hành vi dân sự do cha, mẹ của người đó quản lý. 49.Cá nhân là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự Việt Nam phải là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống, làm ăn lâu dài ở Việt Nam; 50.Khi con chưa thanh niên cha mẹ là người gián hộ nếu có đủ điều kiện giám hộ; 51.Nếu con đã thành niên mất năng lực hành vi dấn ự cha mẹ có đủ điều kiện giám hộ thì phải giám hộ cho con; 52.Một người biệt tích đã 6 năm sau đó có căn cứ họ không còn sống thì Tòa án tuyên bố người đó đã chết; 53.Trường hợp một người đã không có tin tức còn sống hay đã chết hơn 5 năm Tòa án chỉ có thể tuyên bố người đó đã chết ngay cả khi có yêu cầu tuyên bố mất tích; 54.Khi người bị tuyên bố chết lại trở về, theo yêu cầu của họ hôn nhân đương nhiên được phục hồi; 55.Pháp nhân được tổ chức lại khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 56.Thành viên của pháp nhân phải là cá nhân; 57.Pháp nhân chấm dứt hoạt động đồng thời làm chấm dứt quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân đó; 58.Cá nhân chết làm chấm dứt các quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự của cá nhân đó; 59.Thành viên của tổ hợp tác là cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi; 60.Khi tài sản của hộ gia đình không đủ để thanh toán nợ, người có quyền có thể yêu cầu bất cứ thành viên nào của hộ gia đình phải thanh toán toàn bộ nợ chung của hộ gia đình bằng tài sản riêng của người được yêu cầu. 61.Tổ chức không có tư cách pháp nhân là tổ chức thành lập không hợp pháp; 62.Một tổ chức khi tham gia giao dịch cam kết chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính tổ chức và không chịu trách nhiệm bằng tài sản của các thành viên tổ chức thì tổ chức đó có tư cách pháp nhân; 63.Người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đương nhiên là thành viên của hộ gia đình; 64.Họ, tên của cá nhân không thể thay đổi; 65.Tên gọi của pháp nhân không thể thay đổi; 66.Pháp nhân chấm dứt khi không còn tài sản; 67.Nhà nước CHXHCNVN chỉ tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội. MODULE 4 LUẬT DÂN SỰ: GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN- THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Xác định điều kiện có hiệu lực đối với giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương; 2. Xác định các trường hợp giao dịch vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nhưng giao dịch vẫn có hiệu lực; 3. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối; 4. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu một phần; 5. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện với giao dịch dân sự vô hiệu do đối tượng bị cấm tham gia giao dịch; 6. Phân biệt giao dịch dân sự xác lập do do bị lừa dối và giao dịch dân sự giả tạo; 7. Cho 5 ví dụ về giao dịch dân sự phải tuân thủ hình thức bắt buộc theo luật định. Ý nghĩa của việc qui định hình thức giao dịch bắt buộc; 8. Cho năm ví dụ về đối tượng của giao dịch là công việc;Phân biệt giữa giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình với giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; 9. Phân biệt giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương với giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự; 10.Xác định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu và một bên chủ thể đã chết (đối với cá nhân), chấm dứt hoạt động (đối với pháp nhân); 11.Xác định những quyền lợi của người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu; 12.Xác định các trường hợp người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi giao dịch dân sự vô hiệu; 13.Xác định các trường hợp người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật không phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi giao dịch dân sự vô hiệu; 14.Xác định đại diện theo pháp luật của một pháp nhân là cơ quan nhà nước; 15.Xác định đại diện theo pháp luật của một tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị và ban giám đốc; 16.Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với hộ gia đình; 17.Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với pháp nhân là tổ chức kinh tế; 18.Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân làm phát sinh; 19.Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo ủy quyền làm phát sinh; 20.Xác định loại đại diện đối với giám hộ cử; 21.Xác định người đại diện của người trên 18 tuổi mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp người đó còn cha mẹ, vợ, chồng, ông bà, anh, chị, em ruột; 22.Phân biệt ủy quyền theo hợp đồng và ủy quyền trong nội bộ của pháp nhân; 23.Điều kiện đối với người đại diện là cá nhân; 24.Xác định các trường hợp quan hệ đại diện của pháp nhân chấm dứt; 25.Cho 10 ví dụ về thời hạn được qui định bởi pháp luật; 26.Phân biệt về cách xác định thời hạn và thời hiệu; 27.Xác định hậu quả pháp lý của chủ thể vi pham thời hạn theo thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định; 28.Xác định hậu quả pháp lý của chủ thể vi phạm thời hiệu khởi kiện; 29.Xác định các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự; 30.Xác định các trường hợp một khoảng thời gian không được tính vào thời hiệu khởi kiện hoặc làm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện; 31.Cho ví dụ về thời hiệu chủ thể được hưởng quyền; 32.Nguyên tắc xác định thời hiệu khởi kiện đối voi chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. 33.Nêu rõ nội dung điều kiện người tham giao dịch hoàn toàn tự nguyện và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này; 34.Nêu rõ nội dung điều kiện mục đích, nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này; 35.Nêu rõ nội dung điều kiện mục đích, nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này; 36.Nêu các nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự. Cho ví dụ minh họa đối với mỗi nguyên tắc; 37.Nguyên tắc bảo vệ người thứ ba khi giao dịch dân sự vô hiệu; 38.Các điều kiện để áp dụng việc ủy quyền lại; 39.Các căn cứ xác định người đại diện theo pháp luật; 40.Xác định các trường hợp người được đại diện không phải chịu trách nhiệm về hành vi của người đại diện; 41.Xác định thời hạn do pháp luật qui định nhưng không phải là thời hiệu; 42.Xác đinh các trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật do sự biến pháp lý; 43.Hãy xác định các qui phạm tùy nghi lựa chọn trong qui định của pháp luật dân sự về giao dịch dân sự; 44.Xác định nguyên tắc tính thời hạn do các chủ thể dân sự thỏa thuận; 45.Nguyên tắc xác định thời hiệu khi có sưh kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; 46.Xác định thời hạn trong một hợp đồng cụ thể và đang có tranh chấp về thời hạn của hợp đồng; KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự; 2. Các thỏa thuận đạt được giữa A và B là giao dịch dân sự; 3. Giao dịch được xác lập giữa người mất năng lực hành vi dân sự với chủ thể khác luôn vô hiệu; 4. Giao dịch giả tạo là loại giao dịch có mục đích và nội dụng trái luật; 5. Giao dịch dân sự vi phạm hình thức theo luật định đương nhiên vô hiệu kể từ thời điểm giao dịch được giao kết; 6. Giao dịch vô hiệu do giả tạo làm vô hiệu cả giao dịch giả tạo và giao dịch bị che dấu; 7. Giao dịch do nhầm lẫn không bị vô hiệu nếu cả hai bên chủ thể giao dịch dân sự đều nhầm lẫn; 8. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, người thứ ba chiếm không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình không phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu; 9. Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường giữa các chủ thể; 10.Khi giao dịch dân sự vô hiệu mà các bên đã thực hiện một phần nội dung nghĩa vụ thì phần nghĩa vụ còn lại các bên không phải thực hiện tiếp; 11.Giao dịch dân sự xác lập do một bên chủ thể dưới 15 tuổi là giao dịch dân sự vô hiệu; 12.Giao dịch dân sự do chủ thể là người đủ 18 tuổi trở lên xác lập thì không vô hiệu; 13.Giao dịch dân sự có chủ thể là pháp nhân bắt buộc giao kết thông người đại diện; 14. Giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân xác lập làm phát sinh nghĩa vụ dân sự của pháp nhân; 15.Thi hoa hậu Việt Nam là giao dịch dân sự thuộc loại hành vi pháp lý đơn phương; 16.Mua sổ số là giao dịch thuộc loại hợp đồng dân sự; 17.Giao dịch có đối tượng là công việc mà chủ thể thực hiện công việc chết thì giao dịch đương nhiên chấm dứt; 18.Giao dịch có đối tượng bị cấm tham gia giao dịch luôn vô hiệu; 19.Giao dịch giả tạo luôn vô hiệu; 20.Giao dịch dân sự mà một bên chủ thể gồm nhiều người (ABC…), mà một trong những người đó chết thì giao dịch chấm dứt; 21.Khi pháp nhân bị giải thể thì giao dịch dân sự chấm dứt; 22. Khi pháp nhân bi chia tách thành nhiều pháp nhân thì các giao dịch của pháp nhân bị tách chấm dứt; 23.Pháp nhân chấm dứt hoạt động do hết thời hạn hoạt động làm chấm dứt các giao dịch dân sự mà pháp nhân đó là một bên chủ thể; 24.Đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối sẽ bị tịch thu sung vào công quĩ nhà nước; 25.Đối với giao dịch vô hiệu tương đối, nếu các bên không khởi kiện yêu cầu tuyên bố vô hiệu thì giao dịch đó có hiệu lực; 26.Khi một bên chủ thể có hành vi lừa dối chủ thể bên kai thì giao dịch dân sự vô hiệu; 27.Hành vi đe dọa giữa các chủ thể trong một giao dịch dân sự làm giao dịch dân sự vô hiệu; 28.Đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế là chủ sở hữu tài sản của pháp nhân đó; 29.Người đại diện theo pháp nhân có thể là pháp nhân; 30.Người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân có thể là pháp nhân; 31.Quan hệ giám hộ là quan hệ đại diện theo pháp luật; 32.Quan hệ giám hộ cử là quan hệ đại diện theo ủy quyền; 33.Khi người đại diện gây thiệt hại, người được đại diện có nghĩa vụ bồi thường bằng tài sản của mình; 34. Bệnh viện là người đại diện theo pháp luật của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện đó; 35.Trong một pháp nhân là tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị thì chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; 36.Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân phải là thành viên của các tổ chức này; 37.Khi người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện giao dịch vì lợi ích của hộ gia đình, tổ hợp tác làm phát sinh nghĩa vụ, thì nghĩa vụ đó được bảo đảm thực hiện bằng tài sản của hộ gia đình, tổ hợp tác và tài sản riêng của các thành viên; 38.Giao dịch dân sự do người đại diện của pháp nhân là cơ quan nhà nước xác lập được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước; 39.Người đại diện theo pháp luật của cơ quan nhà nước được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 40.Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện được bảo đảm bằng tài sản riêng của người đại diện; 41.Thời hiệu là thời hạn 42. Thời hạn là thời hiệu; 43.Thời hạn có thể được xác định theo thỏa thuận của chủ thể; 44.Thời hiệu là loại thời hạn chỉ do pháp luật qui định; 45.Khi thời hạn không xác định rõ ngày, tháng phát sinh thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên, tháng tiếp theo; 46.Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày chủ thể có quyền khởi kiện đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; 47.Thời hạn tính thời hiệu khởi kiện không bao gồm các ngày nghỉ lễ theo qui định của pháp luật; 48. Thời hiệu khởi kiện đối với giao dịch dân sự xác lập trước ngày BLDS năm 2005 có hiệu lực được tính từ thời điểm BLDS năm 2005 có hiệu lực; 49.Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch; 50.Giao dịch vi phạm hình thức luật định thì đương nhiên vô hiệu; 51.Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là loại giao dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện có hiệu lực về sự tự nguyện của chủ thể; 52.Giao dịch cho vay nặng lãi là giao dịch vô hiệu toàn bộ; 53.Giao dịch cho vay nặng lãi là giao dịch vô hiệu tuyệt đối; 54.Khi chủ thể của giao dịch chết thì giao dịch chấm dứt; 55.Có thể chủ thể chết lại là căn cứ để giao dịch có hiệu lực; 56.Áp dụng Luật tại thời điểm có tranh chấp về giao dịch; 57.Trong trường hợp không xác định được ngày, thì thời hiệu được tính từ 0 giờ ngày 1 tháng dương lịch tiếp theo; 58.Trong trường hợp không xác định được ngày, thì thời hiệu được tính từ 0 giờ ngày 1 tháng dương lịch xảy ra sự kiện; 59. Nếu các bên trong giao dịch có thỏa thuận về thời hạn theo ngày, thì thời điểm kết thức thời hạn tính theo giờ làm việc trong ngày.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.