Cần có góc nhìn thấu đáo về mặt hàng đặc biệt

pdf
Số trang Cần có góc nhìn thấu đáo về mặt hàng đặc biệt 7 Cỡ tệp Cần có góc nhìn thấu đáo về mặt hàng đặc biệt 449 KB Lượt tải Cần có góc nhìn thấu đáo về mặt hàng đặc biệt 0 Lượt đọc Cần có góc nhìn thấu đáo về mặt hàng đặc biệt 0
Đánh giá Cần có góc nhìn thấu đáo về mặt hàng đặc biệt
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

COÂNG KHAI MINH BAÏCH GIAÙ ÑIEÄN DÖÔÙI CAÙC GOÙC NHÌN Chính saùch giaù ñieän vaø bieåu giaù ñieän sinh hoaït baäc thang: Caàn coù goùc nhìn thaáu ñaùo veà maët haøng ñaëc bieät T PGS,TS. BÙI Xuân Hồi* ừ 20 tháng 3 năm 2019, Chính phủ chính thức tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 8.35% mức giá bán bình quân hiện hành. Sau khi triển khai áp dụng, cùng thời điểm nắng nóng cao độ ở tất cả các vùng miền trên cả nước dẫn tới hóa đơn tiền điện, đặc biệt là hộ tiêu dùng sinh hoạt đã tăng lên, thậm chí là đột biến ngay trong kỳ tính phí đầu tiên. Bài toán giá điện đã thu hút sự quan tâm của hầu hết các tầng lớp trong xã hội: từ đại biểu Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, EVN và đặc biệt là người tiêu dùng. Vào thời điểm hiện tại, khi nắng nóng vẫn tiếp diễn, nguy cơ thiếu điện và viễn cảnh cắt điện luân phiên đang hiện hữu, lại một lần nữa người ta lại bàn về giá điện khi cho rằng giá điện thấp, không thu hút đầu tư dẫn tới nguy cơ thiếu điện. Bài báo hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách giá điện và biểu giá điện sinh hoạt bậc thang. Trên cơ sở đó cùng với các dữ liệu định lượng phân tích luận giải một cách khách quan về quá trình quản lý điều hành hệ thống giá bán lẻ điện hiện hành. Cuối cùng là những khuyến nghị đối với EVN trong mục tiêu triển khai một cách hiệu quả các quyết định điều hành giá của Chính phủ đối với mặt hàng thiết yếu rất đặc biệt này. Từ khóa: Giá điện, biểu giá điện. Electricity price policy and tiered rate for residentials: a thorough view of special item is required From March 20, 2019, the Government officially increased the electricity retail price by 8.35% on average of the current average selling price. The application of the new rate isat the same time with the hottest season in all regions of the country, leading to electricity bills, especially household consumption has increased, even for the first bill. The problem of electricity price has attracted the attention of almost social strata: from members of National Assembly, the Government, state management agencies, experts, EVN and especially consumers. At the present time, when hot weather continues, the risk of electricity shortages and alternate power outages are present. Once again people talk about electricity prices when they think that electricity prices are low, not attracting investment, leading to the risk of electricity shortage. The article systematizes theoretical and practical issues on electricity pricing policy and tiered electricity rate. On that basis, together with quantitative data will analyze objectively the process of managing and operating the current retail electricity price system. Finally, there are recommendations for EVN with the goal of effectively implementing government pricing decisions for this very special essential product. Keywords: Electricity price, electricity tariff. 1. Giá thành cung cấp và chính sách giá điện triển. Đây là số liệu thực tế. Ngay lập tức một số Khi ngành điện tăng giá bán điện vào tháng chuyên gia đưa ra ý kiến, tại sao chúng ta so sánh 3 năm 2019, đã có ý kiến nói rằng giá điện nước giá điện mà không so sánh trong tương quan với ta còn thấp hơn giá của nhiều quốc gia đang phát thu nhập? Có lẽ ý kiến đó không sai lắm với những * Bộ môn Kinh tế Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 141 - tháng 7/2019 7 COÂNG KHAI MINH BAÏCH GIAÙ ÑIEÄN DÖÔÙI CAÙC GOÙC NHÌN mặt hàng thiết yếu thông thường như lương thực, thực phẩm, nhưng nó không đúng với sản phẩm như điện năng hay xăng dầu mà tính quốc tế từ lâu đã được thừa nhận. Tính quốc tế của ngành điện là những chuẩn mực, các chỉ tiêu chất lượng, hệ thống máy móc thiết bị, đường dây, trạm biến áp và các yếu tố đầu vào là than, là dầu mỏ, là khí đốt, thủy điện… dẫn tới giá thành cung ứng điện không có sự sai khác nhiều giữa nước phát triển và nước đang phát triển nếu cơ cấu nguồn điện là như nhau. Với giá bán điện áp dụng cho hộ tiêu dùng cuối cùng, hầu hết các nước đều có sự kiểm soát của Nhà nước. Như ở Pháp, một nước có thị trường điện vận hành từ khá lâu thì 85% thị phần bán lẻ giá bán cũng được điều tiết bởi Nhà nước. Dù xây dựng dựa trên phương pháp nào: Giá điện theo giá trị sử dụng, giá điện theo chi phí bình quân hay giá điện theo chi phí biên thì nền tảng vẫn sẽ là chi phí cung ứng. Việc điều tiết của Nhà nước đối với giá điện nhằm đảm bảo lợi ích tổng thể của xã hội là lớn nhất mà nói đúng ra là để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng trước người bán điện vốn dĩ là độc quyền tự nhiên. Ở nước ta, chính sách giá điện đối với hộ tiêu dùng cuối cùng cũng do Nhà nước quy định. Ngành điện không đưa ra giá bán của mình, ngành điện bán điện theo biểu giá được Nhà nước quy định. 8 Số 141 - tháng 7/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Tóm lại, bài toán giá bán lẻ điện ở mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng bởi ít 3 yếu tố chính: Giá thành sản xuất điện thường không khác nhau giữa các nước có cùng cơ cấu nguồn, thu nhập của người dân và đặc biệt là chính sách giá điện được quyết định bởi Nhà nước. Sự điều tiết của Nhà nước thường là mục tiêu: Kinh tế, chính trị, môi trường... nhưng đều hướng tới lợi ích tổng thể của xã hội là lớn nhất. Do vậy, giá điện ở các nước có sự khác biệt rất lớn do sự tác động của nhiều yếu tố và yếu tố nào giữ vai trò chi phối. Thật vậy, giá điện của các nước trên thế giới có khoảng dao động rất lớn, từ 2 cent/kWh của Ai Cập đến 33 cent/kWh của CHLB Đức hay mức cao nhất là Đan Mạch 34 cent/kWh và bình quân toàn thế giới là 14 cent/kWh1. Với nền tảng lý luận như vậy, chúng tôi đã làm một phép so sánh giá điện của Việt nam với 13 quốc gia có sự tương đồng về mức thu nhập bình quân đầu người. Về mặt tổng quan, cùng có GDP bình quân đầu người vào loại trung bình thấp (từ khoảng 2.000 - 5.000 USD) nhưng giá bán điện có sự dao động từ 2 - 10 cent/kWh (chênh nhau 5 lần), một số thống kê cụ thể như: Ai Cập (3.515 USD): 2 cent/kWh, Iran (5.252 USD): 3 cent/kWh, U-crai-na (2.457 USD): 5 cent/kWh, Việt Nam (2.306 USD): 7 cent/kWh, Ấn Độ (1.852 USD): 8 cent/kWh, Indonesia (3.858 USD): 10 cent/kWh. Như vậy, Ấn Độ là nước có GDP bình quân thấp nhất, nhưng có giá điện vào loại cao nhất. Ngược lại, Iran có GDP bình quân cao nhất nhóm, nhưng có giá điện vào loại thấp nhất. Còn Ai Cập có GDP bình quân vào mức trung bình cao trong nhóm nhưng có giá điện thấp nhất. Các số liệu xử lý thống kê của 14 nước chỉ ra rằng, GDP bình quân đầu người của Việt Nam (2.346 $) bằng 106% so với bình quân của 13 nước nhưng giá điện của Việt Nam năm 2018 (0.07 cent) chỉ bằng 93% so với giá điện bình quân của 13 nước này. Vì vậy, nếu chúng ta có điều chỉnh tăng thêm 8.36% lúc đó, giá điện của Việt Nam bằng 101,35%. Thiết nghĩ dù so sánh rất cơ học cũng thấy được sự phù hợp của quyết định điều chỉnh giá tăng. Bảng 1: So sánh giá điện của Việt Nam với các nước có cùng thu nhập GDP/người/năm Việt Nam/13 nước Bình quân của 13 nước Việt Nam so với 13 nước Thu nhập, $/2017 Giá điện, $/ kWh/2018 2212 0.075 106% 93% Nguồn: nangluongvietnam.vn2 2. Hệ thống giá điện bán lẻ: Cách tính rất phức tạp? Điện năng là một hàng hóa đặc biệt, quá trình cung ứng điện rất phức tạp với sự kết nối chặt chẽ của 3 khâu sản xuất, truyền tải và phân phối để đảm bảo cung phải bằng cầu ở mọi thời điểm. Như vậy, để thấy công tác điều độ hệ thống khó khăn như thế nào. Điện năng được cung ứng bởi các nhà máy điện khác nhau: Thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, nhiệt điện khí, điện nguyên tử, điện tái tạo... Vì vậy, với nguyên tắc điều độ là đảm bảo an toàn về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế cao nhất thì việc huy động các nhà máy điện đáp ứng lượng cầu ở các thời điểm khác nhau trong ngày là khác nhau và vì thế chi phí cung ứng ở các thời điểm trong một ngày của hệ thống là khác nhau. Vì vậy, khác hẳn với các hàng hóa khác nếu định giá theo chi 1 phí thì ngay trong cùng 1 ngày thì giá điện từ phía nhà sản xuất đã phải khác nhau theo từng múi giờ mà ít nhất chúng ta có thể phân thành thấp điểm, cao điểm và ngoài cao điểm. Về phía tiêu dùng cũng đa dạng và phức tạp không kém do tính chất tiêu dùng khác nhau: Hộ nghèo, tiêu dùng sinh hoạt nông thôn - thành thị, tiêu dùng công nghiệp, hộ kinh doanh, bơm nước tưới tiêu... Vì vậy, hệ thống giá điện thường có sự điều tiết của Nhà nước vì nó đa mục tiêu, vừa đảm bảo những khía cạnh an sinh xã hội lại vừa đảm bảo các nguyên tắc kinh tế cần thiết là giá điện phản ánh đúng hoặc gần nhất các chi phí mà người tiêu dùng gây ra cho hệ thống nên thật dễ hiểu là nó phức tạp thậm chí đôi khi còn thấy phi lý. Có thể kể ra hàng loạt các biểu giá có mặt trong hệ thống giá bán lẻ: (1) Giá cao điểm và thấp điểm vì chi phí cung ứng giữa thấp điểm và cao điểm là khác nhau (phía sản xuất); (2) Biểu giá bán điện 2 thành phần, phần trả cho công suất đăng ký (chi phí cố định) và phần trả cho điện năng tiêu dùng (chi phí biến đổi), sở dĩ nó phức tạp như vậy là vì nếu chỉ có biểu giá 1 thành phần (điện năng) thì các hộ tiêu dùng cùng 1 sản lượng điện sẽ trả hóa đơn cho ngành điện là như nhau, nhưng chi phí họ gây ra cho ngành điện sẽ khác nhau nếu công suất sử dụng khác nhau; (3) Giá sinh hoạt bậc thang với nguyên lý dùng càng nhiều càng đắt nhưng nó lại theo nguyên lý huy động nguồn điện từ rẻ đến đắt... Nói như vậy, để chúng ta hiểu rằng sự phức tạp của hệ thống điện từ sản xuất đến tiêu dùng kéo theo sự phức tạp trong hệ thống giá bán điện mà bản chất của sự phức tạp chỉ để đảm bảo những nguyên tắc: Tính đúng, tính đủ các chi phí cung ứng điện đồng thời, đảm bảo các chính sách xã hội mà Nhà nước mong muốn đạt được. 3. Giá bán điện sinh hoạt bậc thang: Vì sao dùng càng nhiều càng đắt? Một trong những biểu giá có mặt trong hệ thống giá bán lẻ điện của Việt Nam là giá bán điện sinh hoạt bậc thang. Đợt điều chỉnh tăng giá vừa rồi, Dữ liệu thống kê tham khảo tại https://www.globalpetrolprices.com/electricity_prices/ 13 nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người với Việt Nam gồm có: Philippines, Ucraine, Honduras, Laos, Egypt, East Timor, Nicaragua, Mondova, Nigieria, India, Cambodia, Congo, Ghana. Dữ liệu tham khảo trong bài viết của TS. Nguyễn Thanh Sơn trên trang web: nangluongvietnam.vn 2 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 141 - tháng 7/2019 9 COÂNG KHAI MINH BAÏCH GIAÙ ÑIEÄN DÖÔÙI CAÙC GOÙC NHÌN biểu giá này là trung tâm của những tranh luận. Thậm chí có ý kiến có phần thiếu căn cứ cho rằng: biểu giá 6 bặc thang hiện nay là phức tạp và bất hợp lý. Đó là lý do trong bài báo này, chúng tôi muốn đi sâu vào khía cạnh chuyên môn của biểu giá điện sinh hoạt bậc thang – biểu giá mà biến động của nó có ảnh hưởng rất nhiều đến chỉ tiêu vĩ mô CPI - chỉ số giá tiêu dùng. hơn nhiều, đặc trưng dùng càng nhiều càng đắt Thực tế, biểu giá điện sinh hoạt bậc thang không có gì là mới mẻ, nó đã được áp dụng từ rất lâu trong hệ thống giá điện của nước ta nhưng chắc chắn chưa khi nào được truyền thông một cách đầy đủ để người tiêu dùng có những hiểu biết và từ đó hiệu ứng giá tích cực được thực hiện trong mục tiêu sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng. Hoặc đơn giản hơn để trả lời một cách thỏa đáng, có căn cứ các câu hỏi vì sao dùng càng nhiều lại càng đắt cũng như hóa đơn tiền điện tăng cao sau kỳ điều chỉnh giá vừa rồi. hết, về tính chất của phụ tải sinh hoạt: Đó là phụ Chúng ta có thể tham khảo khá nhiều hệ thống giá điện của các quốc gia từ Âu sang Nam Mỹ và gần nhất chúng ta là giá bán điện bậc thang của Thái Lan hay Malaysia với cách tính còn phức tạp càng nhiều càng đắt”. Không phải hiển nhiên loại cũng rõ ràng hơn nhiều so với biểu giá 6 bậc của Việt Nam (Bảng 2). Như vậy, để nói rằng mức độ ứng dụng của loại biểu giá này là rất lớn chứ không chỉ ở Việt Nam. Biểu giá này được ứng dụng nhiều đơn giản là vì đó là biểu giá thể hiện rõ rất mối quan hệ giữa cái giá mà người tiêu dùng phải trả với chi phí mà họ gây ra cho hệ thống điện. Trước tải khá đồng nhất với đặc trưng chỉ gia tăng vào các thời kỳ cao điểm. Một cách dễ hiểu hơn là vào 18-19h hàng ngày hộ gia đình nào cũng nấu cơm, bật ti vi và đẩy phụ tải vào thời điểm này lên cao gọi là thời kỳ cao điểm. Để đáp ứng được sự gia tăng phụ tải, hệ thống điện buộc phải huy động các nhà máy có chi phí cao hơn. Do vậy, phụ tải sinh hoạt càng tăng (dùng càng nhiều) thì phải huy động nhà máy có chi phí cao để đáp ứng (chi phí càng cao). Đó là logic của biểu giá sinh hoạt bậc thang: “Dùng biểu giá bậc thang chỉ áp dụng cho tiêu dùng sinh hoạt mà không áp dụng cho các hộ tiêu dùng điện khác khi tính chất tiêu dùng không đồng nhất. Bảng 2: Biểu giá bậc thang áp dụng cho hộ tiêu dùng sinh hoạt tại Thái Lan năm 2015 1.1. Giá bình thường Phí điện (cho từng kWh) Baht US đô la 1.1.1 Điện tiêu thụ không vượt quá 150kWh một tháng Phí dịch vụ Baht/tháng US đô la/tháng 8.19 Cho 15 kWh đầu tiên (0-15) 1.8632 0.06 Cho 10 kWh tiếp theo (16-25) 2.5026 0.08 Cho 10 kWh kế tiếp (26-35) 2.7549 0.09 Cho 65 kWh kế tiếp (36-100) 3.1381 0.10 Cho 50 kWh tiếp (101-150) 3.2315 0.10 Cho 250 kWh tiếp theo (151-400) 3.7362 0.12 Vượt quá 400 kWh (401 trở đi) 3.9361 0.13 0.27 Khách hàng rơi vào điểm 1.1.1 sẽ được dùng điện miễn phí nếu lượng điện tiêu thụ trong tháng không vượt quá 50kWh. 1.1.2 Điện tiêu thụ vượt mức 150kWh/tháng Cho 150kWh đầu tiên (0-150) 2.7628 0.09 Cho 250kWh tiếp theo (151-400) 3.7362 0.12 Từ 400kWh trở đi (401 trở đi) 3.9361 0.13 Nguồn: Tập đoàn Điện lực Thái Lan 10 38.22 Số 141 - tháng 7/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 1.28 4. Quá trình điều hành giá của Chính phủ: Hiểu sao cho đúng? Trước hết xin khẳng định rằng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam không phải là người ấn định giá. Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống giá điện bán lẻ do Nhà nước quy định cứng và EVN là đơn vị tổ chức thực hiện áp dụng biểu giá Nhà nước quy định đối với các nhóm khách hàng của mình. Đợt điều chỉnh giá tháng 3/2019 vừa qua, là lần điều chỉnh theo định kỳ chứ không mang tính bất thường, các số liệu mà Bộ Công thương thay mặt Chính phủ đưa ra liên quan đến việc điều chỉnh từ dữ liệu cung ứng, chi phí đến các dữ liệu về tác động của việc điều chỉnh giá đã được công bố một cách khách quan cho dù mức độ chính xác của các số liệu này cần phải có sự xác nhận của các cơ quan, đơn vị kiểm toán của Nhà nước... Quá trình điều hành giá đã được triển khai đúng và ngay kể cả các kết luận của các đợt thanh tra cũng khẳng định như vậy. Trở lại với quá trình triển khai, sau những tính toán, Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tăng mức giá bán bình quân thêm 8.36% so với mức giá bình quân hiện hành. Chính phủ chỉ quy định mức giá điện bình quân còn lại giao Bộ Công thương xây dựng biểu giá điện đạt được 2 mục đích: Thứ nhất là đảm bảo chính sách an sinh xã hội (tạo điều kiện cho người nghèo); thứ 2 là khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm điện. Cách làm của Bộ Công thương liên quan đến điều chỉnh biểu giá chi tiết có phần cơ học nhưng dường như lại dễ hiểu và giải thích. Theo đó: - Toàn bộ các biểu giá bán lẻ hiện hành đều giữ nguyên, không điều chỉnh bổ sung biểu giá mới so với lần điều chỉnh tháng 11/2017. - Toàn bộ cơ cấu, khung bậc, các cấp điện áp áp giá trong các biểu giá giữ nguyên, không có điều chỉnh khung bậc. Như giá điện sinh hoạt bậc thang, số lượng và cơ cấu bậc không đổi: Vẫn là 6 bậc và mức chia tiêu dùng ở từng bậc không có gì thay đổi. - Mức điều chỉnh tăng chỉ xung quanh con số bình quân 8.36% vì thế cứ tăng cơ học ở từng biểu, từng mức trong khung biểu. Như vậy, vì sao lại có quá nhiều trao đổi xung quanh việc điều chỉnh giá như vậy? Những chủ đề được bàn luận chính là giá điện không phải tăng 8.36% mà là gấp đôi, gấp 3 lần, điều chỉnh thiếu minh bạch vv.. Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân, chúng tôi đưa ra những dữ liệu chi tiết về ảnh hưởng của việc tăng giá điện thông qua các tính toán định lượng của hộ tiêu dùng sinh hoạt như sau (Bảng 3): Bảng 3: Điều chỉnh giá điện sinh hoạt bậc thang năm 2019 TT Nhóm đối tượng khách hàng 4.1 Giá bán lẻ điện sinh hoạt Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400 Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên Giá bán điện 20/3/2019 (đồng/kWh) Giá bán điện theo 30/11/2017 (đồng/kWh) So sánh giá mới giá cũ (đồng/kWh) Tỉ lệ tăng so với giá cũ (%) 1,678 1,734 2,014 2,536 2,834 2,927 1,549 1,600 1,858 2,340 2,615 2,701 129 134 156 196 219 226 8% 8% 8% 8% 8% 8% Nguồn: Tính toán bởi tác giả dựa trên biểu giá của Chính phủ Với điều chỉnh như vậy, chúng ta có thể dễ dàng đặt phép tính hóa đơn tiền điện cho một hộ tiêu dùng 500kwh/ tháng như sau: Hóa đơn theo biểu giá cũ Tcũ =1549x50+1600x50+1858x100+2340x100+ 2615x100+2701x100= 1.108.850đ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 141 - tháng 7/2019 11 COÂNG KHAI MINH BAÏCH GIAÙ ÑIEÄN DÖÔÙI CAÙC GOÙC NHÌN Hóa đơn theo biểu giá mới điều chỉnh 20/3/2019: Tmới = 1678x50+1734x50+2014x100+2536x100 +2834x100+2927x100= 1.201.700đ. Như vậy, để thấy rằng với cùng mức tiêu dùng là 500kwh/tháng mức tăng hóa đơn tiền điện chỉ ở mức 8.37% (mức chênh lệch giữa Tcũ và Tmới), tức là đúng bằng mức tăng giá bán điện bình quân chứ không phải tăng lên gấp đôi gấp ba như nhiều thông tin trên truyền thông. Đơn giản là đã có sự nhầm lẫn giữa khái niệm tăng giá và tăng hóa đơn tiền điện phải trả hàng tháng. Tiền điện bằng giá bán x sản lượng tiêu dùng. Sản lượng tiêu dùng của kỳ tính giá mới tăng lên một cách đột biến từ lý do: (1) Kỳ tính sản lượng là 31 ngày so với 28 ngày của tháng 2; (2) nắng nóng liên tục trong tháng 3 làm nhu cầu sử dụng điện tăng lên đột biến. Chúng ta không thể đổ hết việc tăng tiền điện lên nhiều là do tăng giá điện, trách nhiệm của tăng hóa đơn từ tăng giá vẫn chỉ là 8.36%, còn lại là do tăng sản lượng tiêu dùng. Các dữ liệu biểu giá đã công khai và bất kể ai cũng có thể tự tính toán hóa đơn tiền điện cho mình. Vẫn liên quan đến biểu giá điện sinh hoạt bậc thang và những ý kiến “chuyên gia” cho rằng biểu giá 6 bậc hiện nay là bất hợp lý. Chúng tôi cho rằng đó là những ý kiến nhìn nhận chưa thực sự thấu đáo, điều đó chỉ làm cho tính tích cực trong điều 12 Số 141 - tháng 7/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN chỉnh giá không còn mà thay vào đó là sự nhiễu loạn về thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi người tiêu dùng. Dưới đây là những phân tích về cái được gọi là sự bất hợp lý của biểu giá điện sinh hoạt bậc thang làm cho hóa đơn tiền điện tăng lên khi điều chỉnh giá. Trước hết, số liệu định lượng ở trên việc tăng hóa đơn tiền điện không phải là do “bất cập trong biểu giá điện sinh hoạt bậc thang” vì tính cho cùng một sản lượng tiêu dùng ở 2 biểu giá chỉ khác nhau 8.37%. Trái lại, logic về dùng càng nhiều giá càng cao không chỉ đúng với nguyên lý chi phí cung cấp điện mà còn rất phù hợp với phía tiêu dùng vì khi nắng nóng tiêu dùng điện tăng đột biến, hóa đơn tiền điện cao sẽ như một thông điệp cho người tiêu dùng rằng cần sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng. Thứ hai, các ý kiến cho rằng: “Ngành điện đã tính một mức giá có lợi cho mình”. Với biểu giá điện 6 bậc như hiện nay thì người hưởng lợi là Ngành điện, người dân sẽ chịu thiệt”. Đó đều là các ý kiến đưa ra nhưng không có căn cứ khoa học và rất cảm tính. Không có Ngành điện nào có quyền tính một mức giá có lợi cho mình, EVN bán điện theo giá Chính phủ quy định. Người dân tiêu dùng điện và gia tăng vào thời kỳ cao điểm thì dùng càng nhiều sẽ phải trả nhiều tiền hơn do chi phí họ gây ra cho hệ thống điện nhiều hơn do sự có mặt của họ vào thời kỳ cao điểm. Vì thế giá điện sinh hoạt 6 bậc thì người hưởng lợi là Ngành điện là không đúng. Nếu Ngành điện vốn dĩ có đặc trưng kinh tế theo quy mô từ đó tạo ra cấu trúc độc quyền tự nhiên buộc Nhà nước can thiệp vào giá cả để Ngành điện có lợi còn người dân chịu thiệt thì quả là những đánh giá có phần thiếu chính xác về vai trò của Nhà nước trong quản lý Ngành điện. Có lẽ điều đáng phải trao đổi ở đây là bản thân các đơn vị quản lý nhà nước đối với Ngành điện cần phối hợp nghiên cứu xem cơ cấu giá điện 6 bậc thang hiện hành có còn phù hợp với cơ cấu chi phí cung ứng cũng như cơ cấu phụ tải sinh hoạt hay không. Đó mới là việc cần phải làm chứ không chạy theo những ý kiến thiếu căn cứ, hiểu chưa thấu đáo về ngành và hiểu sai về quá trình điều hành giá của Chính phủ. Những ồn ào không đáng có để các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và rồi kết luận chung là không có điều gì bất thường 5. Những khuyến nghị với EVN Những phản ứng của người tiêu dùng thời gian vừa qua là không quá khó hiểu vì từ lâu họ có thói quen nhận hóa đơn tiền điện và thanh toán thậm chí nhận tin nhắn là thanh toán thay vì kiểm tra chi tiết hóa đơn. Vì vậy, việc hóa đơn tiền điện tăng vọt ngay sau khi điều chỉnh giá điện dễ làm cho người tiêu dùng hiểu rằng hóa đơn tăng vì điều chỉnh tăng giá điện. Do đó, ngay từ khi Chính phủ đưa ra phương án tăng giá điện chúng tôi cũng đã đồng thời đưa ra ý kiến rằng, công tác truyền thông của Ngành điện cần chủ động và đi song hành: Song hành để người tiêu dùng có đầy đủ các thông tin để từ đó hướng họ sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện năng, song hành để giảm bớt đi các ý kiến gây rối loạn hoặc định hướng truyền thông theo hướng tiêu cực. Điểm yếu cố hữu này của Ngành điện cần sớm được khắc phục, điều đó chỉ tốt hơn cho hoạt động của Ngành điện vì hiệu quả của Ngành điện sẽ đến từ hai phía hiệu quả cung ứng và hiệu quả tiêu dùng. Bên cạnh công tác truyền thông, một khía cạnh khác EVN cũng cần sớm cải thiện đó là công tác nghiên cứu phát triển. EVN cần có sự đầu tư nghiêm túc cho hoạt động này, mà từ khá lâu không còn được quan tâm một cách thỏa đáng. Biểu giá điện với 6 bậc thang có còn phù hợp với cơ cấu chi phí cung ứng hiện nay? Còn phù hợp với cơ cấu tiêu dùng sinh hoạt hiện nay? Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng nó phải được trả lời dựa trên các kết quả nghiên cứu định lượng cụ thể thuyết phục để biểu giá này phát huy được những mặt tích cực của nó đồng thời có sự thấu hiểu, chia sẻ nhiều hơn từ người tiêu dùng và xã hội. Cuối cùng là các chương trình quản lý phụ tải điện (DSM). Xin nhắc lại một lần nữa hiệu quả hoạt động của Ngành điện từ cả hai phía cung và cầu. Từ rất lâu các chương trình DSM đã không còn được quan tâm một cách đúng mực. Thời điểm nắng nóng như hiện nay, nguy cơ cắt điện luân phiên lại hiện hữu, triển khai hiệu quả các chương trình DSM là hoạt động hết sức có ý nghĩa: cho Ngành điện, cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Xuân Hồi (2008): Lý thuyết giá năng lượng, Nhà xuất bản Thống kê; 2. Catherine M.H., Keske Samuel G., Evans Terrence Iverson (2012): Total Cost Electricity Pricing: A Market Solution for Increasingly Rigorous Environmental Standards, The Electricity Journal, Volume 25, Issue 2, March 2012, Pages 7-15; 3. Dữ liệu, thông tin về điều chỉnh tăng giá điện năm 2019 trên cổng thông tin của Bộ Công thương; 4. MUNASINGHE, M.. (2009): Electric power pricing policy. Staff working paper; no. SWP 340. Washington, D.C.: The World Bank; 5. PERCEBOIS J. [1999]: « L’apport de la théorie économique aux débats énergétiques », in Revue de l’Energie n°509, pp. 473-488; 6. Powerco Limiter (2016): Pricing Policy Final (version 1); 7. Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, ban hành ngày 30/6/2017; 8. Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ: Quy định về cơ cấu giá bán lẻ điện; 9. http://www.nangluongvietnam.vn; 10. https://www.globalpetrolprices.com/electricity_prices; 11. BP Statistical Review of World Energy June 2018 on http://www.bp.com. Ngày nhận bài: 02/07/2019 Ngày duyệt đăng: 10/7/2019 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 141 - tháng 7/2019 13
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.