Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên năm nhất trường Đại học Tây Đô

pdf
Số trang Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên năm nhất trường Đại học Tây Đô 15 Cỡ tệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên năm nhất trường Đại học Tây Đô 594 KB Lượt tải Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên năm nhất trường Đại học Tây Đô 0 Lượt đọc Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên năm nhất trường Đại học Tây Đô 79
Đánh giá Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên năm nhất trường Đại học Tây Đô
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 15 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Nguyễn Phước Quý Quang**, Phòng Thị Huỳnh Mai* và Thái Ngọc Vũ Trường Đại học Tây Đô * ( Email: pthmai@tdu.edu.vn) Ngày nhận: 20/12/2020 Ngày phản biện: 19/02/2021 Ngày duyệt đăng: 28/02/2021 TÓM TẮT Trường Đại học Tây Đô thuộc địa bàn Thành phố Cần Thơ, vị trí trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là nơi tập trung nhiều trường đại học lớn trong khu vực. Hầu hết các trường này đều có bề dày lịch sử, uy tín chất lượng và đặc biệt là công tác truyền thông, tiếp thị và các chương trình hỗ trợ tư vấn tuyển sinh rất mạnh, đạt hiệu quả cao tạo nên sức cạnh tranh rất lớn đối với công tác tuyển sinh trong những năm qua. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định nhân tố ảnh đến việc chọn ngành học, chọn trường của sinh viên. Qua đó giúp bộ phận tuyển sinh Trường Đại học Tây Đô có đầy đủ thông tin phục vụ việc phân tích, xây dựng các kế hoạch truyền thông và tư vấn tuyển sinh. Kết quả khảo sát 275 sinh viên năm nhất thuộc các ngành thuộc các khoa khác nhau đang theo học tại Trường Đại học Tây Đô cho thấy có bốn yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chọn trường của sinh viên bao gồm: Nhóm đặc điểm bản thân sinh viên; Nhóm nỗ lực truyền thông giao tiếp của nhà trường; Nhóm các cá nhân ảnh hưởng và Nhóm đặc điểm trường đại học. Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn trường của sinh viên. Từ khóa: Chọn trường đại học, Trường Đại học Tây Đô, yếu tố ảnh hưởng, sinh viên năm nhất Trích dẫn: Nguyễn Phước Quý Quang, Phòng Thị Huỳnh Mai và Thái Ngọc Vũ, 2021. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên năm nhất Trường Đại học Tây Đô. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 11: 18-32. **TS. Nguyễn Phước Quý Quang – Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trường Đại học Tây Đô 18 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 trường, nhất là việc xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch truyền thông, tư vấn tuyển sinh. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, việc tuyển sinh của các trường Đại học ngoài công lập tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gặp nhiều khó khăn, hầu hết các trường đều không thực hiện được kế hoạch chỉ tiêu tuyển sinh riêng. Phải thừa nhận sự xuất hiện ngày càng nhiều trường Đại học đào tạo đa ngành trên quy mô lớn tại các tỉnh khu vực ĐBSCL, đã đem đến cho người học nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, điều đó phần nào đã chia sẽ nguồn lực tuyển sinh của các trường đại học ngoài công lập trong khu vực. Bên cạnh đó, xu hướng tự chủ tài chính của các trường đại học công lập đã buộc các trường này phải tăng chỉ tiêu tuyển sinh, hạ điểm chuẩn, mở rộng quy mô đào tạo theo nhiều hướng khác nhau đã tạo nên sức ép cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường trong công tác tuyển sinh. Trong khi đó, số lượng sinh viên có nguyện vọng học tiếp đại học hiện nay đang có xu hướng giảm xuống do xuất phát từ nhiều yếu tố tâm lý như: học phí, thời gian, việc làm, … 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đánh giá các yếu tố cũng như các tiêu chí ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh Đại học Tây Đô, nghiên cứu đã sử dụng phân tích định tính và định lượng dựa trên kết quả khảo sát 300 sinh viên năm nhất thuộc các ngành thuộc các khoa khác nhau đang theo học tại Trường Đại học Tây Đô. Đối với bộ thang đo gồm 4 nhóm nhân tố (1) Nhóm yếu tố các đặc điểm của Trường Đại học; (2) Nhóm yếu tố nỗ lực truyền thông và giao tiếp của Trường; (3) Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh; (4) Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường. Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để giải quyết vấn đề nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tìm hiểu thông tin về trường đại học qua các kênh Xuất phát từ những nhận định nêu trên, nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá khái quát nhu cầu cũng như các tiêu chí mà sinh viên quan tâm khi quyết định chọn ngành, chọn trường để học tiếp bậc Đại học. Qua đó, giúp các nhà quản lý có thêm cơ sở dữ liệu trong quản lý và điều hành công tác tuyển sinh của Theo thống kê cho thấy đáp viên tìm hiểu thông tin về trường đại học qua “Mạng xã hội” chiếm tỉ lệ cao nhất là 29,8% và “Ban tư vấn tuyển sinh” có tỉ lệ đứng thứ 2 là 21,6%. Do vậy cần đẩy mạnh thông tin về trường đại học qua mạng xã hội và ban tư vấn tuyển sinh. 19 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 Bảng 1. Kênh thông tin tìm hiểu về trường đại học Tần số Kênh thông tin Phần trăm (%) Mạng xã hội Ban tư vấn tuyển sinh Người thân Bạn bè cùng lớp Các anh chị khóa trước Thầy cô giới thiệu Báo đài Khác 172 125 84 59 51 40 36 11 29,8 21,6 14,5 10,2 8,8 6,9 6,2 1,9 Tổng 578 100,0 3.2. Mức độ ưu tiên ghi nhớ tên các trường đại học khi quyết định chọn trường tiên là Đại học Cần Thơ, xếp vị trí thứ 2 là Đại học Tây Đô, thứ 3 Đại học Y Dược Cần Thơ, thứ 4 và 5 là Đại học Nam Cần Thơ và Đại Học FPT (Hình 1). Kết quả thống kê cho thấy cơ sở giáo dục được đáp viên nghĩ đến trước 0.0 10.0 20.0 2,6% 16,4% 60.0 70.0 80.0 90.0 30,7% 30,3% 15,3% 24,7% 18,2% 28,7% 10,5% 1,2% 5,3% 6,9% 20,2% 38,9% 27,5% 9,1% 3,3% 7,2% 11,6% 2,5% 0,0% 2,5% 50.0 43,6% 18,6% 1,1% 2,9% 40.0 29,8% 14,9% 10,2% 0,4% 1,1% 30.0 18,1% 50,7% 7,0% 78,2% 9,8% Đại học Y Dược cần Thơ Đại học FPT Đại học Kỹ thuật-Công nghệ Đại học Nam Cần Thơ Đại học Cần Thơ Đại học Tây Đô Hình 1. Biểu đồ thứ tự (%) nghĩ/lựa chọn các trường đại học của đáp viên 20 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 sinh viên quan tâm và ghi nhớ nhiều nhất (Bảng 2). Trong đó, yếu tố quan trọng là tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm xếp vị trí cao nhất chiếm 32,9%. Qua đó cho thấy người học rất quan tâm đến chuẩn đầu ra cũng như chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. 3.3. Đặc điểm của trường đại học gây ấn tượng mạnh Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm, học phí có nhiều chính sách ưu tiên cho sinh viên, môi trường học tập hòa đồng thân thiện, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, chất lượng giảng dạy là những yếu tố được Bảng 2. Đặc điểm của trường đại học gây ấn tượng mạnh tới sự ghi nhớ của sinh viên Đối tượng Tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao Học phí có nhiều chính sách ưu tiên cho sinh viên Môi trường học tập hòa đồng thân thiện Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo Chất lượng giảng dạy Qui mô đào tạo Đa dạng ngành đào tạo Tổng Tần số Phần trăm (%) 80 77 68 56 55 10 2 32,9 28,0 24,7 20,4 20,0 3,6 0,7 275 100,0 cao nhất, tiếp đến là uy tín của trường, thứ 3 là chất lượng đào tạo. Do vậy trường cần phát huy các yếu tố này để thu hút thêm sinh viên chọn học. 3.4. Lý do chọn học tại Trường Đại học Tây Đô Kết quả Bảng 3 cho thấy sinh viên chọn trường đại học đang theo học vì lý do điểm đầu vào phù hợp chiếm tỉ lệ Bảng 3. Lý do chọn học tại Trường Đại học Tây Đô Lý do Điểm đầu vào phù hợp Uy tín của trường Chất lượng đào tạo Gia đình, người thân định hướng Có ngành học yêu thích Vị trí địa lý của trường Cơ sở vật chất Học phí phù hợp với kinh tế Tổng 21 Tần số 118 64 61 55 47 39 36 11 431 Phần trăm (%) 27,4 14,8 14,2 12,8 10,9 9,0 8,4 2,6 100,0 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 website phục vụ sinh viên (Bảng 4). Đây là những điểm còn hạn chế mà sinh viên không hài lòng đối với cơ sở vật chất và dịch vụ của Trường. Do đó, thời gian tới cần có hướng khắc phục kịp thời để nâng cao sức cạnh tranh của nhà trường đối với các cơ sở đào tạo khác. 3.5. Những đặc điểm sinh viên không thích tại Trường Đại học Tây Đô Kết quả thống kê cho thấy còn nhiều vấn đề mà Trường Đại học Tây Đô cần quan tâm giải quyết như: cơ sở vật chất phục vụ học tập, chổ ở, học phí, học bỏng hỗ trợ sinh viên, hệ thống mạng, Bảng 4. Những đặc điểm sinh viên không thích tại Trường Đại học Tây Đô Đặc điểm Không ý kiến Cơ sở vật chất chưa đầy đủ Không có điểm nào Thẻ sinh viên chậm trễ Gửi xe còn thu phí cao Học phí cao nhưng lại có ít suất học bổng Trang web sinh viên của trường không hiệu quả Tổng Tần số 141 61 37 15 7 7 7 Phần trăm (%) 51,3 22,2 13,5 5,5 2,5 2,5 2,5 275 100 biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 điều đó cho thấy không có biến nào bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy bộ biến đưa vào phân tích rất phù hợp với mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của sinh viên năm nhất. Kết quả phân tích trên cũng cho thấy các biến phù hợp với bước phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo. 3.6. Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha đối với các nhóm yếu tố ảnh hưởng Kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo cho thấy giá trị Cronbach’s Alpha của các yếu tố đặc điểm của trường đại học, yếu tố truyền thông và giao tiếp của trường, Yếu tố đặc điểm bản thân sinh viên, yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định có giá trị đều lớn hơn 0,6 (Bảng 5). Bên cạnh đó, hệ số tương quan 22 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 Bảng 5. kết quả kiểm định Cronbach's Alpha đối với các nhóm yếu tố ảnh hưởng Ký hiệu I Trung bình thang do nếu loại biến Biến quan sát Phương sai thang đo nếu loại biến Hệ số tương Cronbach’s quan Alpha nếu biến loại biến tổng Yếu tố đặc điểm của trường đại học: Cronbach’s Alpha = 0.928 ĐĐTH1 Có vị trí địa lý gần nhà, thuận lợi cho việc đi lại và học tập. 41.513 56.346 0.550 0.919 ĐĐTH2 Có ngành đào tạo đa dạng và hấp dẫn. 42.058 55.07 0.705 0.921 ĐĐTH3 Là địa chỉ đào tạo danh tiếng, thương hiệu. 42.135 57.044 0.660 0.923 ĐĐTH4 Có chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra rõ ràng 41.869 55.705 0.704 0.921 ĐĐTH5 Có các chương trình học tập nâng cao kỹ năng mềm, rèn luyện đạo đức cá nhân 41.895 55.387 0.751 0.919 ĐĐTH6 Có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy tốt. 42.084 53.836 0.751 0.919 ĐĐTH7 Học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. 42.513 57.346 0.510 0.910 ĐĐTH8 Có chế độ học bổng và các chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên theo học rất tốt. 42.167 56.205 0.697 0.921 ĐĐTH9 Có cơ hội tìm được việc làm đúng theo chuyên môn đào tạo sau khi tốt nghiệp. 42.182 55.054 0.730 0.920 ĐĐTH10 Chất lượng đào tạo của trường được xã hội đánh giá cao 42.127 55.33 0.795 0.918 ĐĐTH11 Giảng viên của trường nhiệt tình, thân thiện, với sinh viên 41.916 54.865 0.721 0.920 ĐĐTH12 Giảng viên của trường có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm thực tế 41.906 55.283 0.745 0.919 42.309 57.025 0.557 0.927 ĐĐTH13 Có đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ ở gần trường 23 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Ký hiệu II Trung bình thang do nếu loại biến Biến quan sát Phương sai thang đo nếu loại biến Số 11 - 2021 Hệ số tương Cronbach’s quan Alpha nếu biến loại biến tổng Yếu tố truyền thông và giao tiếp của trường: Cronbach’s Alpha = 0.819 TTGT1 Thực hiện quảng cáo cung cấp đầy đủ thông tin về trường qua các phương tiện truyền thông. 10.898 5.041 0.689 0.750 TTGT2 Có các hoạt động truyền thông và tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp kịp thời và đúng lúc. 10.793 5.296 0.687 0.753 TTGT3 Do đã được đến tham quan trực tiếp tại Trường, xem khung cảnh, cơ sở vật chất…. được giới thiệu về trường. 11.287 5.403 0.508 0.810 TTGT4 Đội ngũ tuyển sinh của trường đã xây dựng hình ảnh đẹp, thu hút, ấn tượng 10.964 5.232 0.704 0.745 III Yếu tố đặc điểm bản thân sinh viên: Cronbach’s Alpha = 0.878 BTSV1 Điểm chuẩn đầu vào của Trường phù hợp với năng lực cá nhân. 15.262 9.749 0.711 0.852 BTSV2 Trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích và nguyện vọng của cá nhân. 15.135 9.431 0.787 0.834 BTSV3 Trường có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội. 15.200 9.358 0.784 0.834 BTSV4 Trường có ngành đào tạo phù hợp với giới tính. 15.575 9.793 0.631 0.871 BTSV5 Học tập tại trường có cơ hội làm thêm. 15.498 9.645 0.648 0.867 IV Yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định: Cronbach’s Alpha = 0.880 CNAH1 Theo ý kiến của cha, mẹ. 16.066 23.204 0.711 0.870 CNAH2 Theo ý kiến của anh, chị em trong gia đình. 16.172 22.97 0.754 0.872 CNAH3 Theo ý kiến của thầy/cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trường trung học. 16.252 22.709 0.798 0.875 CNAH4 Theo ý kiến của bạn bè. 16.266 23.009 0.738 0.867 24 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Ký hiệu Biến quan sát Trung bình thang do nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Số 11 - 2021 Hệ số tương Cronbach’s quan Alpha nếu biến loại biến tổng CNAH5 Theo ý kiến của các chuyên gia tư vấn, đại diện tuyển sinh. 15.996 24.165 0.688 0.878 CNAH6 Theo ý kiến của các anh/chị sinh viên đã và đang học tại Trường. 15.872 24.354 0.717 0.876 thể kết luận rằng dữ liệu phù hợp với phương pháp phân tích nhân tố. 3.7. Phân tích nhân tố khám phá 3.7.1. Kết quả kiểm định hệ số KMO và Bartlett's Test Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA, thu được tất cả 28 biến đều có hệ số tải nhân tố > 0,5 đạt yêu cầu của mô hình. Tiến trình phân tích nhân tố khám phá EFA kết thúc và không có biến nào bị loại. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s có hệ số KMO = 0,932 lớn hơn 0,5 và kiểm định Barlett’s có giá trị sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05. Dựa vào kết quả này có KMO and Bartlett's Test Thước đo Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Giá trị chi bình phương (Chi-Square) Bartlett's Test of Sphericity Bậc tự do (df) Mức ý nghĩa (Sig) 25 0.932 5.16E+03 325 0.0000 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 11 - 2021 Bảng 6. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Ký hiệu BTSV1 BTSV2 BTSV3 BTSV5 BTSV4 ĐĐTH13 TTGT1 TTGT2 TTGT3 TTGT4 CNAH3 CNAH4 CNAH2 CNAH1 CNAH6 CNAH5 CNAH7 ĐĐTH3 ĐĐTH2 ĐĐTH4 ĐĐTH9 ĐĐTH5 ĐĐTH10 ĐĐTH6 ĐĐTH7 ĐĐTH11 ĐĐTH12 ĐĐTH8 ĐĐTH1 1 0.773 0.767 0.759 0.654 0.653 0.524 Nhân Tố 2 3 4 5 0.719 0.695 0.666 0.664 0.857 0.832 0.814 0.773 0.762 0.757 0.755 0.792 0.773 0.768 0.586 0.561 0.554 0.699 0.683 0.639 0.628 0.541 0.531 Dựa vào bảng ma trận nhân tố cho thấy có 5 nhóm nhân tố mới được hình thành dựa trên nền tảng của 28 biến quan sát, cụ thể: hợp các biến quan sát BTSV1, BTSV2, BTSV3, BTSV4, BTSV5, ĐĐTH13. Tất cả các biến này đều có hệ số tải lớn hơn 0,5. Điều đó cho thấy đặc điểm bản thân sinh viên có ảnh hưởng lớp đến việc chọn ngành và chọn trường. và đặc điểm bản thân này có mối liên hệ cũng như chịu sự tác động từ sự nỗ lực truyền Nhân tố thứ nhất: Được đặt tên lại là “Nhóm các yếu tố đặc điểm bản thân học sinh” trong nhân tố này gồm sự tổng 26 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô thông giao tiếp của trường đại học. Do đó, để đạt hiệu quả cao trong công tác tuyển sinh, vấn đề truyền thông giao tiếp là rất quan trọng. Số 11 - 2021 Nhân tố thứ tư: Được đặt tên lại là “Nhóm các yếu tố chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo của trường đại học” trong nhân tố này gồm các biến ĐĐTH3, ĐĐTH 2, ĐĐTH 4, ĐĐTH 9, ĐĐTH 5, ĐĐTH 10. Tất cả các biến này đều có hệ số tải lớn hơn 0,5. Kết quả này cho thấy, người học rất quan tâm đến chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo khi quyết định chọn trường theo học. Nhóm nhân tố thứ hai: Được đặt tên là “Nhóm nhân tố nỗ lực truyền thông của nhà trường” Trong nhóm này bao gồm các biến quan sát: TTCT1, TTGT2, TTGT3, TTGT4. Tất cả các nhân tố này đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 phù hợp với mô hình nghiên cứu. Điều đó cũng cho thấy rằng, truyền thông giao tiếp từ phía nhà trường có vai trò quan trọng đối với việc thu hút và chọn trường học của sinh viên. Nhân tố thứ năm: Được đặt tên lại là “Nhóm các yếu tố đặc điểm trường đại học” trong nhân tố này gồm các biến ĐĐTH6, ĐĐTH7, ĐĐTH11, ĐĐTH12, ĐĐTH8, ĐĐTH1. Tất cả các biến này đều có hệ số tải lớn hơn 0,5. Ở nhóm nhân tố thứ năm này cho thấy người học quan tâm đến vị trí địa lý ngôi trường, mức học phí, tình trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, và chất lượng đội ngũ giảng viên của trường. Nhân tố thứ ba: Được đặt tên lại là “Nhóm các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến quyết định chọn trường” trong nhân tố này gồm các biến CNAH3, CNAH4, CNAH2, CNAH1, CNAH5, CNAH6, CNAH7.Tất cả các biến này đều có hệ số tải lớn hơn 0,5. Kết quả này cho thấy những cá nhân liên quan bao gồm ba mẹ, anh chị trong gia đình, thầy cô, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn ngành, chọn trường của sinh viên. Điều đó cho thấy, để thu hút sinh viên, bên cạnh việc tư vấn trực tiếp với học sinh thì kênh tư vấn cho những người có liên quan đóng vai trò cũng rất quan trọng vì là nhân tố thứ 2 tác động đến việc chọn trường của sinh viên. Qua kết quả phân tích nhân tố, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh lại gồm 4 thành phần: (1) Nhóm các yếu tố đặc điểm bản thân học sinh, (2) Nhóm yếu tố nỗ lực truyền thông giao tiếp ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, (3) Nhóm yếu tố cá nhân ảnh hưởng, (4) Nhóm các yếu tố chương trình đào tạo của trường đại học, và (5) Nhóm các yếu tố đặc điểm trường đại học. Mô hình được điều chỉnh như sau: 27
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.