Các loại bệnh tật thường thấy ở đại học

pdf
Số trang Các loại bệnh tật thường thấy ở đại học 3 Cỡ tệp Các loại bệnh tật thường thấy ở đại học 100 KB Lượt tải Các loại bệnh tật thường thấy ở đại học 0 Lượt đọc Các loại bệnh tật thường thấy ở đại học 0
Đánh giá Các loại bệnh tật thường thấy ở đại học
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Các loại bệnh tật thường thấy ở đại học Bài viết này nêu ra một số trường hợp bệnh tật thường gặp ở đại học. Chứng rối loạn ngôn ngữ và lời nói Một số sinh viên có khó khăn khi giao tiếp với giảng viên và bạn bè của họ. Họ thấy rất khó khăn khi tham gia các hoạt động bằng lời nói. Friend và Bursuck (1996) đã xác nhận rằng khi một sinh viên gặp khó khăn đặc biệt trong giao tiếp với những người khác thường mắc phải tình trạng thiểu năng về ngôn ngữ và lời nói, vì những nguyên nhân khác hẳn so với những người lớn tuổi. Chứng thiểu năng về ngôn từ và lời nói thường liên quan đến vấn đề phát âm rõ ràng. Những sinh viên có tật phát âm thường ấp úng khi nói, bỏ sót từ, nói không trôi chảy và trong một số trường hợp còn nói lắp hoặc nói nhịu. Trong những trường hợp đặc biệt, nhiều sinh viên bị tật rối loạn ngôn ngữ và lời nói thường rất khó khăn trong việc diễn đạt. Sự xáo trộn về tình cảm Những sinh viên bị xáo trộn về tình cảm thường trở nên lãnh đạm. Cách cư xử đó ảnh hưởng nhiều đến học tập của họ. Những sinh viên có sự xáo trộn tình cảm thường gặp khó khăn khi quan hệ với mọi người – họ cảm thấy khó khăn khi kết bạn bởi vì họ luôn thu mình lại hoặc dễ phát cáu khi bạn bè trêu chọc. Sự mất đi những người thân nhất có thể sẽ gây ra tình trạng này, nhất là khi gia đình có người chết hoặc bị tan vỡ. Thiểu năng thính giác Những sinh viên bị thiểu năng thính giác là những sinh viên gặp khó khăn trong việc nghe của họ. Vấn đề này có thể ở mức độ nhẹ ví dụ như những sinh viên nặng tai. Những sinh viên thuộc loại này có vấn đề khi nghe hoặc nghe giảng viên giảng nếu họ ngồi cuối lớp. Các sinh viên nặng tai có thể được trợ giúp bằng việc cung cấp cho họ một thiết bị trợ thính. Trường hợp đặc biệt khác là những người bị điếc. Những sinh viên bị điếc sẽ rất khó khăn để hiểu được những lời nói ở lớp, ngay cả khi họ đã được cung cấp thiết bị trợ thính. Trong lớp học, những sinh viên điếc được tạo điều kiện bằng cách được phép sử dụng tất cả các hình thức giao tiếp. Tất cả các hình thức giao tiếp bao gồm ngôn ngữ ra hiệu, đánh vần bằng các ngón tay, diễn tả bằng điệu bộ, hiểu theo cách mấp máy môi, luyện nghe, sử dụng các tranh vẽ và hình in. Thiểu năng nhìn Ngoài việc lôi cuốn sự chú ý và sở thích, những phương tiện cơ sở cung cấp cho việc dạy và học còn giảm tối thiểu khó khăn cho những sinh viên thiểu năng nhìn. Những phương tiện đó bao gồm hệ thống chữ nổi, máy ghi âm, máy cassette, máy chữ, luyện tập di chuyển và khả năng định hướng, các đồ dùng di động, máy phóng đại ảnh, v.v. Những sinh viên bị thiểu năng thị giác là những sinh viên có khó khăn về khả năng nhìn của họ. Các vấn đề về thị giác có thể được chia thành hai nhóm chủ yếu. Có những sinh viên có tật về thị giác, chẳng hạn bị mù, thị lực thấp và thị lực không hoàn toàn. Những sinh viên bị mù hoặc thị lực thấp cần được dạy đọc và viết chữ nổi. Họ cũng cần có máy ghi âm ở lớp để ghi lại lời giảng của giảng viên để rồi sau đó họ lại chuyển sang chữ nổi. Những sinh viên có khả năng nhìn không hoàn toàn tốt có thể học cùng trong lớp học bình thường bằng cách dùng kính lúp và giảng viên viết bằng chữ in đậm nét. Nhóm sinh viên thiểu năng thị giác thứ hai là những sinh viên chịu thiệt thòi từ những khuyết tật về khúc xạ. Họ có thể phải nhìn gần (chứng cận thị), phải nhìn xa (chứng viễn thị), hoặc nhìn mập mờ (chứng loạn thị). Những sinh viên thuộc loại này được cung cấp dụng cụ trợ giúp như thấu kính lõm hay thấu kính lồi tuỳ theo trường hợp họ bị cận thị hay viễn thị. Thiểu năng sức khoẻ và thể lực Đây là những vấn đề hay gặp nhất ở các trường đại học và cao đẳng. Những sinh viên bị thiểu năng về sức khoẻ và thể lực là những sinh viên tàn tật hoặc không có khả năng đi lại. Những hoàn cảnh khác bao gồm các sinh viên bị rối loạn hệ thần kinh chẳng hạn như chứng động kinh, rạn hoặc gai cột sống, chứng liệt não, thiếu hồng cầu (bệnh thiếu máu nặng do di truyền), rối loạn hô hấp (lao phổi), bệnh hen suyễn. Những sinh viên có vấn đề về chỉnh hình cần có các xe đẩy. Các toà nhà cũng cần có những cải tiến thay đổi, ví dụ cần có những đường dốc thoai thoải lên lầu. Nhiều sinh viên cần có dụng cụ trợ giúp về cơ bắp khi họ viết. Một số điều kiện y tế và sức khoẻ cần cho việc giáo dục và giúp đa số sinh viên thay đổi thái độ hoặc hướng theo những quan điểm tích cực trong việc giúp đỡ những sinh viên có những hoàn cảnh như bị động kinh, lao phổi, chứng liệt não, bệnh hen suyễn, v.v. Kinh nghiệm cho thấy rằng, nói chung các sinh viên thường ngại và lảng tránh các bệnh đó.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.