Bổ sung một loài mới thuộc chi nưa - Amorphophallus (họ ráy - Araceae) cho hệ thực vật Việt Nam

pdf
Số trang Bổ sung một loài mới thuộc chi nưa - Amorphophallus (họ ráy - Araceae) cho hệ thực vật Việt Nam 3 Cỡ tệp Bổ sung một loài mới thuộc chi nưa - Amorphophallus (họ ráy - Araceae) cho hệ thực vật Việt Nam 489 KB Lượt tải Bổ sung một loài mới thuộc chi nưa - Amorphophallus (họ ráy - Araceae) cho hệ thực vật Việt Nam 0 Lượt đọc Bổ sung một loài mới thuộc chi nưa - Amorphophallus (họ ráy - Araceae) cho hệ thực vật Việt Nam 1
Đánh giá Bổ sung một loài mới thuộc chi nưa - Amorphophallus (họ ráy - Araceae) cho hệ thực vật Việt Nam
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 BỔ SUNG MỘT LOÀI MỚI THUỘC CHI NƢA - Amorphophallus (HỌ RÁY - ARACEAE) CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM NGUYỄN VĂN DƢ, TRẦN HUY THÁI, NGUYỄN CÔNG SỸ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam LƢU HỒNG TRƢỜNG, NGUYỄN QUỐC ĐẠT Viện Sinh thái học Miền Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TRẦN VĂN TIẾN Học viện Hành chính Quốc gia Nhóm tác giả mô tả loài Nƣa vòi dài- Amorphophallus tenuistylis Hett. nhƣ một loài mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Mẫu mô tả đƣợc thu từ Vƣờn Quốc gia Phƣớc Bình, tỉnh Ninh Thuận. Loài A. tenuistylis đƣợc phát hiện và mô tả lần đầu tại Thái Lan. Tuy nhiên, trong bản mô tả gốc, Hetterscheid mới chỉ mô tả các đặc điểm của bông mo và các bộ phận hoa của loài này mà không có các thông tin về lá và củ. Trong bài báo này nhóm tác giả Việt Nam đã bổ sung các đặc điểm về lá của loài Amorphophallus tenuistylis Hett. cùng các thông tin khác về sinh học, sinh thái và bảo tồn của loài Nƣa này ở Việt Nam. I. VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu Mẫu tiêu bản và mẫu sống loài Amorphophallus tenuistylis thu đƣợc từ Vƣờn Quốc gia Phƣớc Bình, tỉnh Ninh Thuận. Các mẫu tiêu bản đƣợc lƣu giữ tại phòng tiêu bản của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Viện Sinh thái Miền Nam. 2. Địa điểm nghiên cứu Vƣờn Quốc gia Phƣớc Bình, tỉnh Ninh Thuận và khu vực đất vƣờn tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Điều tra thực địa: Thu thập ảnh dữ liệu: Cây và bông mo đƣợc chụp tổng thể và chi tiết từng bộ phận bằng máy ảnh kỹ thuật số ở độ phân giải cao. Thu thập và xử lý mẫu tiêu bản: Các mẫu tiêu bản đƣợc thu thập theo kỹ thuật thu mẫu tiêu bản thực vật thông thƣờng của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Bên cạnh các mẫu tiêu bản, mẫu hoa và các bộ phận đƣợc lƣu giữ trong cồn 70o để phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn. Mẫu sống: Một số củ của loài A.tenuistylis cũng đƣợc thu thập, trồng và bảo quản tại Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ mục đích bảo tồn. Nghiên cứu phân loại Để xác định tên khoa học, các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh các đặc điểm hình thái, là phƣơng pháp thông dụng đang đƣợc sử dụng kết hợp với tra cứu các tài liệu chuyên khảo về chi Nƣa ở Việt Nam và thế giới. 52 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Cây thân củ, cao 70-120 cm. Củ hình trụ, hơi hình củ cải, dài 11-16 cm, đƣờng kính ở đỉnh 2-3(5) cm. Lá đơn độc; cuống lá dài 80 -120 cm, màu xanh lá cây, mịn; phiến lá rộng khoảng 60-100 cm, màu xanh lục, xẻ 3 thùy lớn, mỗi thùy lớn xẻ 3-4 lần thành các thùy nhỏ; thùy nhỏ hình mác, hình mác thuôn, tới hình bầu dục, kích thƣớc 3-8 x 1-2,5(3) cm, thịt phiến men xuống cuống thành cánh rộng, màu xanh lục nhạt tới vừa, có các chấm màu xám. Cụm hoa bông mo, đơn độc, xuất hiện trƣớc lá; cuống bông mo mảnh, dài 60-90 cm, đƣờng kính 1-2 cm ở gốc, có chấm xám hay xanh xám; mo thẳng, dài 31-40 cm, ống mo và phiến mo phân biệt ở thời kỳ hoa thụ phấn; ống mo dài khoảng 10 cm, cuộn lại, mặt ngoài màu xanh lục nhạt; phiến mo hình mác, dài 15 cm, rộng 5 cm, nhọn đột ngột, bề mặt bên ngoài màu xanh nhạt ở phần dƣới, màu xanh đậm đến nâu xỉn ở mép phiến, mặt trong màu nâu đậm, có nhiều mụn cơm ở gốc, màu xanh lục ở phần trên và màu nâu xám ở mép. Bông mo dài bằng hoặc gần bằng mo, dài 20-48 cm; phần cái ở gốc, hình trụ, dài 5 cm, đƣờng kính 1,5 cm, màu vàng nhạt; phần đực gần hình trụ, dài 7,5 cm, đƣờng kính 1,5-1,7 cm, màu nâu đậm; phần phụ hình dùi, dài 28,5 cm, đƣờng kính 1,4 cm ở gốc, bề mặt có nhiều rãnh hẹp và nông, màu nâu-xanh đến nâu đỏ ở phía trên. Nhị ở gốc phần đực hợp thành nhóm 4-6 nhị, nhị phía trên không thành nhóm, kích thƣớc 1,5 x 1,7 mm; chỉ nhị hình khối lập phƣơng, dài 0,5 mm, rộng 1,5 mm, bao phấn mở bằng lỗ hình liềm ở đỉnh. Bầu hình cầu dẹp, đƣờng kính 2 mm, có 3 ô, màu nâu; vòi nhụy hình trụ, dài 3 mm, màu nâu; Núm nhụy rộng bằng hoặc rộng hơn bầu, xẻ 2 thùy hình bán nguyệt, nghiêng về 2 phía, giữa lõm, đôi khi xẻ thành 3 thùy hình nón dễ. Nơi sống: Cây mọc dƣới tán rừng hỗn hợp với ƣu thế cây thực vật họ dầu, rất khô hoặc dƣới tán rừng tre nứa lẫn cây rụng lá ở độ cao 200m. Phân bố: Ninh Thuận, Bác Ái, Phƣớc Bình, Miền Trung và Tây của Thái Lan. Mẫu nghiên cứu: Ninh Thuận, Phƣớc Bình, Lƣu 420 (HN). Tình trạng bảo tồn: Mặc dầu Amorphophallus tenuistylis có khu phân bố ở Thái Lan và Việt Nam nhƣng nó chỉ phân bố trong rừng cây có Dầu. Nó có thời gian sinh trƣởng rất ngắn, quần thể rất hẹp và số lƣợng cá thể rất ít. Theo các tiêu chí của Danh lục Đỏ IUCN, loài này có thể xếp ở mức dễ bị đe dọa tuyệt chủng (VU). III. KẾT LUẬN Sau khi phân tích các đặc điểm hình thái của các mẫu vật thu đƣợc tại Vƣờn Quốc gia Phƣớc Bình, chúng tôi xác định đó chính là loài Amorphophallus tenuistylis Hett. trƣớc đây đã phát hiện ở Thái Lan và là một loài mới thuộc họ Ráy bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam. Lời cảm ơn: Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ kinh phí từ đề tài nghiên cứu “Khai thác và phát triển nguồn gen các loài Nưa (Amorphophallus spp.) giầu glucomannan” của Bộ khoa học và Công nghệ Việt Nam và đề tài “Nghiên cứu trồng và phát triển cây Nưa (Amorphophallus spp.) bản địa Cao Bằng nhằm mục đích lấy củ làm nguyên liệu sản xuất bột Nưa Konjac cho công nghệ thực phẩm” của Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng để hoàn thành nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Dƣ, N. K. Khôi, 2004. Tạp chí Sinh học, 26 (4A): 57-60. 2. Nguyễn Văn Dƣ (N. T. Bân chủ biên), 2005. Araceae. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, trang 871. 3. Phạm Hoàng Hộ, 1993. "Araceae", Cây cỏ Việt Nam, 3(1):417-453. Santa Anna, California. 53 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 4. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, 3: 334. 5. Bogner, J., W. Hetterescheid, 1992. Blumea, 39: 467-475. 6. Gagnepain, F., 1942. Aracees. Flore Génerale de L’Indo-Chine, Paris, Vol. 6:1075-1196. 7. Govaerts, R., D. G. Frodin, 2002. World checklist and Bibliography of Araceae (and Acoraceae). Royal Bot. Gard. Kew, Richmond. UK. 8. Hetterscheid, W., 1994. Blumea, 39: 237-281. 9. Hetterscheid, W., 1996. Aroideana, 19: 7131. 10. Hetterescheid, W. & R. W. J. M. Van Der Ham, 2001. Blumea, 39: 253 - 282. A B C D E A Một số hình ảnh nghiên cứu về loài Amorphophallus tenuistylis Hett. tại Vƣờn Quốc gia Phƣớc Bình A: Cây mang bông mo (toàn bộ); B: Lá; C: Bông mo; D-E: Phần mang hoa đực và phần mang hoa cái. Amorphophallus tenuistylis Hett. (ARACEAE): NEW RECORD FOR FLORA OF VIETNAM NGUYEN VAN DU, TRAN HUY THAI, NGUYEN CONG SY LUU HONG TRUONG, NGUYEN QUOC DAT, TRAN VAN TIEN SUMMARY Present paper reports Amorphophallus tenuistylis Hett. as a new record for the flora of Vietnam. The specimens were collected from Phuoc Binh National Park, Ninh Thuan province. This species was discovered and first described from materials collected from Thailand. However, in the original description, Hetterscheid only described its inflorescence and did not include the information on its leaves and tubers. In this paper, authors have redescribed the species and added leaf and tuberous features as well as other information on its ecology and conservation in Vietnam. 54
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.