BỘ LUẬT HÌNH SỰ VN

pdf
Số trang BỘ LUẬT HÌNH SỰ VN 62 Cỡ tệp BỘ LUẬT HÌNH SỰ VN 382 KB Lượt tải BỘ LUẬT HÌNH SỰ VN 1 Lượt đọc BỘ LUẬT HÌNH SỰ VN 3
Đánh giá BỘ LUẬT HÌNH SỰ VN
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 62 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bộ LUậT HìNH Sự CủA NướC CộNG HOà X• HộI CHủ NGHĩA VIệT NAM Lời nói đầu Hiến pháp nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, đ• quy định "Nhà nước quản lý x• hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế x• hội chủ nghĩa". Trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hình sự có vị trí rất quan trọng. Nó là một công cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sản để bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ x• hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn x• hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội, góp phần hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa x• hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam x• hội chủ nghĩa. Bộ luật hình sự này kế thừa và phát triển Luật hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám đến nay, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm ở nước ta trong mấy chục năm qua và có dự kiến tình hình diễn biễn của tội phạm trong thời gian tới. Bộ luật hình sự thấu suốt quyền làm chủ tập thể x• hội chủ nghĩa của nhân dân ta do giai cấp công nhân l•nh đạo, thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiến quyết đấu tranh chống tội phạm; thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta là xử phạt người phạm tội không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho x• hội; thể hiện tinh thần nhân đạo x• hội chủ nghĩa và lòng tin vào khả năng cải tạo con người dưới chế độ x• hội chủ nghĩa. Thi hành nghiêm chỉnh Bộ luật hình sự là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức x• hội và của toàn thể nhân dân. PHầN CHUNG CHươNG I ĐIềU KHOảN Cơ BảN Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự. Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ x• hội chủ nghĩa, quyền làm chủ tập thể x• hội chủ nghĩa của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật x• hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội. Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự. Chỉ người nào phạm một tội đ• được Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình phạt phải do Toà án quyết định. Điều 3. Nguyên tắc xử lý. 1- Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. 2- Nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, kẻ ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm, kẻ biến chất, sa đoạ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, kẻ phạm tội có tổ chức, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại đ• gây ra. 3- Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng và đ• hối cải thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan Nhà nước, tổ chức x• hội hoặc gia đình giám sát, giáo dục. 4- Đối với người phạt tù thì buộc họ phải chấp nhận hình phạt trong trại giam, phải lao động, cải tạo để trở thành công dân có ích cho x• hội. Nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hình phạt. 5- Đối với người đ• chấp hành xong hình phạt thì tạo điều kiện cho họ làm ăn, sinh sống lương thiện; khi họ có đủ điều kiện do luật định thì xoá án. Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. 1- Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp và Thanh tra có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, các tổ chức x• hội và công dân đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội. 2- Các cơ quan Nhà nước và các tổ chức x• hội có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc cuộc sống x• hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức mình. 3- Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. CHươNG II PHạM VI áP DụNG CủA Bộ LUậT HìNH Sự Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên l•nh thổ nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam. 1- Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên l•nh thổ nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam. 2- Đối với người nước ngoài phạm tội trên l•nh thổ nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đ•i và miễn trừ về l•nh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các hiệp định quốc tế mà nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam đ• ký kết hay công nhận hoặc theo tục lệ quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao. Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài l•nh thổ nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam. 1- Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài l•nh thổ nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam. 2- Người nước ngoài phạm tội ở ngoài l•nh thổ nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước Cộng hoà x• hội chủ nghĩa Việt Nam đ• ký kết hay công nhận. Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian. 1- Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện. 2- Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đ• thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác. 3- Điều luật xoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối với hành vi phạm tội đ• được thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành. CHươNG III TộI PHạM Điều 8. Khái niệm tội phạm. 1- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho x• hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn l•nh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ Nhà nước x• hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu x• hội chủ nghĩa, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật x• hội chủ nghĩa. 2- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho x• hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Những tội phạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng. 3- Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho x• hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Điều 9. Cố ý phạm tội. Cố ý phạm tội là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất gây nguy hiểm cho x• hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Điều 10. Vô ý phạm tội. Vô ý phạm tội là phạm tôi trong những trường hợp sau đây: a) Người phạm tôi do cẩu thả mà không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho x• hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước. b) Người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho x• hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Điều 11. Sự kiện bất ngờ. Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho x• hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 12. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. 1- Người thực hiện một hành vi nguy hiểm cho x• hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người này sẽ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2- Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đ• lâm vào tình trạng nói ở khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 3- Người phạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác thì không được miễn trách nhiệm hình sự. Điều 13. Phòng vệ chính đáng. 1- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ lợi ích chính đáng của chính mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. 2- Nếu hành vi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 14. Tình thế cấp thiết. 1- Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là phạm tội. 2- Nếu gây thiệt hại rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 15. Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. 1- Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm. Người chuẩn bị phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự. 2- Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. 3- Đối với những hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các Điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng, tuỳ theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho x• hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Tự ý nửa chứng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đ• thực hiện có đủ yếu tố của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Điều 17. Đồng phạm. 1- Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm. 2- Người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 3- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 4- Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự riêng cho người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó. Điều 18. Che giấu tội phạm. Người nào tuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đ• che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. Điều 19. Không tố giác tội phạm. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đ• được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định. CHươNG IV HìNH PHạT Điều 20. Mục đích của hình phạt. Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm cải tạo trở thành người có ích cho x• hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống x• hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Điều 21. Các hình phạt. 1- Đối với người phạm tội, chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính sau đây: - Cảnh cáo; - Phạt tiền; - Cải tạo không giam giữ; cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội; - Tù có thời hạn; - Tù chung thân; - Tử hình; 2- Kèm theo hình phạt chính, có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung sau đây: - Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; - Cấm cư trú; - Quản chế; - Tước một số quyền công đân; - Tước danh hiệu quân nhân; - Tịch thu tài sản; - Phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; Điều 22. Cảnh cáo. Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Điều 23. Phạt tiền. Phạt tiền được áp dụng đối với người phạm các tội có tính chất vụ lợi, các tội có dùng tiền làm phương tiện hoạt động trong những trường hợp khác do luật này quy định. Chỉ trong trường hợp có Điều luật quy định thì phạt tiền mới được áp dụng là hình phạt chính. Mức phạt tiền được quyết định theo mức độ nghiêm trọng của tội đ• phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội. Điều 24. Cải tạo không giam giữ. 1- Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến hai năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng. Nếu người bị kết án đ• bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ mọt ngày tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ. 2- Toà án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức x• hội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục. 3- Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để xung quỹ Nhà nước. 4- Đối với người phạm tội là quân nhân tại ngũ, trong trường hợp Điều luật quy định hình phạt cải tạo không giam giữ thì áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội quy định ở Điều 70. Điều 25. Tù có thời hạn. Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam trong thời gian từ ba tháng đến hai mươi năm. Thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Điều 26. Hình phạt chung thân. Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Không áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội. Điều 27. Tử hình. Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Không áp dụng tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử. Tử hình được ho•n thi hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng. Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chung thân. Chỉ trong trường hợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khi xét xử. Điều 28. Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định. Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc đó thì có thể gây nguy hại cho x• hội. Thời hạn cấm là từ hai năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu là hình phạt chính khác. Điều 29. Cấm cư trú. Cấm cư trú là buộc người bị kết án không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Điều 30. Quản chế. Quản chế là buộc người bị kết án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo Điều 31 và bị cấm một số nghề hoặc công việc nhất định. Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do luật quy định. Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Điều 31. Tước một số quyền công dân Công dân Việt Nam phạm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm các tội khác trong những trường hợp Bộ luật này quy định, thì bị tước hoặc có thể bị tước một số quyền công dân dưới đây: - Quyền bầu cử đại biểu các cơ quan quyền lực nhà nước; - Quyền làm việc trong các cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân; - Quyền đảm nhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức x• hội. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Điều 32. Tịch thu tài sản. Tịch thu tài sản là tước tài sản của người bị kết án sung quy Nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng trong những trường hợp Bộ luật này quy định. Có thể tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống. CHươNG V CáC BIệN PHáP Tư PHáP Điều 33. Tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quan đến tội phạm. 1- Toà án có thể quyết định tịch thu, sung quỹ Nhà nước: a) Những vật, tiền bạc của người phạm tội đ• được dùng vào việc thực hiện tội phạm; b) Những vật, tiền bạc thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm; c) Những vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; d) Những vật, tiền bạc thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành. 2- Đối với những vật, tiền bạc, thuộc sở hữu x• hội chủ nghĩa hoặc thuộc tài sản của người khác bị người phạm tội chiếm hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Điều 34. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi. 1- Người phạm tội phải trả lại những vật, tiền bạc đ• chiếm đoạt cho người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường các thiệt hại vật chất đ• được xác định do hành vi phạm tội gây ra. 2- Trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại về tinh thần, Toà án có thể buộc người phạm tội công khai xin lỗi người bị hại. Điều 35. Bắt buộc chữa bệnh. 1- Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho x• hội trong khi mắc bệnh như đ• quy định ở khoản 1 Điều 12, thì tuỳ theo giai đoan tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Toà án căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa thì có thể giao cho gia đình hoặc người bảo lĩnh trông nom dưới sự giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2- Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhứng trước khi bị kết án đ• mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Toà án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. 3- Đối với người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Toà án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có những lý do khác để được miễn chấp hành hình phạt. Điều 36. Thời gian bắt buộc chữa bệnh. Căn cứ vào kết luận của cơ quan điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh nói ở điều 35 đ• khỏi hoặc bệnh trạng đ• giảm, thì Viện kiểm sát hoặc Toà án xét và quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. CHươNG VI VIệC QUYếT địNH HìNH PHạT, MIễN Và GIảM HìNH PHạT Điều 37. Nguyên tắc quyết định hình phạt. Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào các quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự. Điều 38. Những tình tiết giảm nhẹ. 1- Những tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ: a) Người phạm tội đ• ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm hoặc tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại; b) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cần thiết hoặc bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; c) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình tự gây ra; d) Phạm tội mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; đ) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức hoặc chi phối về mặt vật chất, công tác hay các mặt khác; e) Người phạm tội là phụ nữ có thai, là người già hoặc là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; g) Phạm tội do trình độ lạc hậu hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém; h) Người phạm tội tự thú, thật thà khai báo, ăn năn hối cải hoặc tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm. 2- Khi quyết định hình phạt, Toà án có thể coi những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi trong bản án. 3- Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà Điều luật đ• quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ này phải được ghi trong bản án. Điều 39. Những tình tiết tăng nặng. 1- Những tình tiết sau đây mới được coi là tình tiết tăng nặng: a) Phạm tội có tổ chức; xúi giục người chưa thành niên phạm tội; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của x• hội để phạm tội; c) Phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt;
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.