Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn GDCD lớp 12

pdf
Số trang Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn GDCD lớp 12 34 Cỡ tệp Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn GDCD lớp 12 307 KB Lượt tải Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn GDCD lớp 12 0 Lượt đọc Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn GDCD lớp 12 12
Đánh giá Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn GDCD lớp 12
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 34 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GDCD LỚP 12 HỌC KÌ 1 ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 điểm) Câu 1: Pháp luật mang bản chất xã hội vì A. xã hội nào thì pháp luật ấy B. pháp luật áp dụng cho toàn xã hội C. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện D. sự phát triển của xã hội Câu 2: Nếu quản lý xã hội mà không có pháp luật thì xã hội như thế nào? A. Mọi người sẽ tự giác thực hiện các quy phạm đạo đức B. Xã hội sẽ không ổn định và phát triển C. Sẽ ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc D. Tất cả đều đúng Câu 3: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật là quá trình A. Thực hiện pháp luật B. Tuân thủ pháp luật C. Thi hành pháp luật D. Triển khai pháp luật Câu 4: Đặc trưng của pháp luật gồm có A. thể hiện tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về hình thức B. thể hiện tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực và tính trách nhiệm C. thể hiện tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực chặt chẽ D. thể hiện tính quyền lực của nhà nước Câu 5: Chị T đã chia tay với anh P sau một thời gian yêu nhau. Sau đó P đã dùng những hình ảnh “mặn nồng” trước đây khi còn yêu nhau để tống tiền T và đe dọa nếu T không đáp ứng yêu cầu, thì sẽ cho phát tán hình ảnh lên mạng xã hội. Trong trường hợp này chị T phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? A. Bí mật báo công an giải quyết. B. Kiên quyết không đáp ứng yêu cầu của P. C. Im lặng và đáp ứng yêu cầu của P D. Thuê nhóm xã hội đen giải quyết. Câu 6: Trong quản lý xã hội cần phải sử dụng A. Coi trọng pháp luật xem nhẹ đạo đức B. Pháp luật C. Đạo đức D. Cả pháp luật và đạo đức Câu 7: Bình đẳng trước pháp luật nghĩa là gì? A. Không phân biệt đối xử với tất cả mọi người. B. Không phân biệt giàu nghèo, địa vị trong xã hội. C. Không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật. D. Không phan biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định. Câu 8: Pháp luật có tính phổ biến vì A. pháp luật phải đi vào đời sống của mọi tầng lớp nhân dân B. pháp luật phải được mọi người tuân thủ C. pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi đối với tất cả mọi người D. pháp luật phải được phổ biến rộng rãi cho mọi người Câu 9: Tác dụng của pháp luật đối với đạo đức biểu hiện như thế nào? A. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ đạo đức. B. Pháp luật được hình thành trên cơ sở đạo đức. C. Pháp luật là điều kiện để bảo vệ đạo đức. D. Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức Câu 10: Người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm A. Dân sự B. Hình sự C. Kỷ luật D. Hành chính Câu 11: Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những gì mà pháp luật cho phép làm là A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Áp dụng pháp luật D. Sử dụng pháp luật Câu 12: Bình đẳng trước pháp luật là quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi. A. dân tộc, tôn giáo, đảng phái. B. dân tộc và địa vị xã hội. C. dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội. D. nam, nữ. dân tộc, tôn giáo. Câu 13: Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng A. đưa những quy phạm pháp luật. B. đưa những phong tục tập quán C. đưa những quy tắc có tính cưỡng chế. D. đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến. Câu 14: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự là hành vi A. Vi phạm dân sự B. Vi phạm kỷ luật C. Vi phạm hành chính D. Vi phạm hình sự Câu 15: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu? A. Thực tiễn đời sống xã hội B. Ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội C. Nội dung của Hiến pháp đã ban hành D. Phong tục tập quán của nhân dân Câu 16: Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là A. Tuân thủ pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Áp dụng pháp luật D. Sử dụng pháp luật Câu 17: Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là A. Thi hành pháp luật B. Áp dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Sử dụng pháp luật Câu 18: Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý, Nhà nước cần A. có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. B. không ngừng đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật. C. không ngừng nâng cao sự hiểu biết của công dân về pháp luật D. tăng cường các biện pháp xử phạt vi phạm pháp luật. Câu 19: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ là hành vi vi phạm. A. Hình sự B. Hành chính C. Kỷ luật D. Dân sự Câu 20: Anh K đánh anh L gây thương tích, Tòa xử buộc anh K phải bồi thường cho anh L là 8 triệu đồng tiền viện phí. Anh K đã vi phạm. A. Pháp luật dân sự C Pháp luật hình sự D. Kỷ luật. B. Pháp luật hành chính Câu 21: Học sinh Y và học sinh S bị Hội đồng kỷ luật nhà trường ra quyết định kỷ luật cảnh cáo toàn trường, vì đã đánh nhau trong giờ ra chơi. Trong trường hợp này Y và S đã phải chịu trách nhiệm. A. Hành chính B. Dân sự C. Kỷ luật D. Hình sự Câu 22: Hùng, Huy, Tuấn và Lâm (đều 19 tuổi) đã bị công an xã G bắt vì tội đánh bài ăn tiền. Ông trưởng công an xã đã ký quyết định xử phạt hành chính đối với Hùng, Huy, Tuấn. Lâm là cháu ông Chủ tịch xã G nên không bị xử phạt, chỉ nhắc nhở rồi cho về. A. Không đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lý của công dân. B. Phù hợp với quy định của pháp luật. C. Không đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ của công dân. D. Vừa có lý vừa có tình và có thể chấp nhận được. Câu 23: .Nhân viên A tự ý nghỉ việc 03 ngày không có lý do và không xin phép công ty. Trong trường hợp này, A đã vi phạm A. Dân sự B. Hình sự C. Kỷ luật D. Hành chính Câu 24: Pháp luật phải được hiểu là A. hệ thống pháp lý của Nhà nước B. những quy định của nhà nước bắt mọi người phải thực hiện C. hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước D. những chỉ thị của nhà nước đối với công dân Câu 25: N 21 bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh N đã đánh gãy tay H gây tổn hại sức khỏe 30%. Hành vi của Nlà vi phạm phạm luật. A. Hành chính B. Không vi phạm C. Hình sự D. Dân sự Câu 26: Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung vì A. pháp luật khi ban hành bắt buộc phải thực hiện B. pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước C. pháp luật là những quy định mang tính bắt buộc D. Pháp luật là ý chí của một giai cấp nhất định Câu 27: Thực hiện pháp luật gồm những hình thức cơ bản nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật, triển khai pháp luật, chấp hành pháp luật, vận dụng pháp luật B. Ttriển khai pháp luật, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, vận dụng pháp luật C. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, vận dụng pháp luật D. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật Câu 28: Pháp luật Việt Nam do cơ quan hoặc cấp nào ban hành? A. Nhà nước xây dựng, ban hành B. Thủ tường chính phủ xây dựng, ban hành C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng, ban hành D. Chủ tịch nước xây dựng, ban hành B.TỰ LUẬN (3 điểm) T (20 tuổi) là thanh niên hư hỏng nghiện ma túy, không có tiền mua ma túy T đã nảy sinh ý định cướp xe máy, T tìm được M 15 tuổi, bỏ học lên thành phố kiếm việc làm sống qua ngày. Hai tên đã lên kế hoạch đi cướp xe, chúng giả vờ thuê xe ôm đến chỗ đường vắng, dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm chết người lái xe. Căn cứ vào hành vi phạm tội tòa án đã tuyên phạt tử hình T, còn M bị phạt 10 năm tù giam. Gia đình T cho rằng tòa án xử như vậy là không công bằng vì cả hai đều tham gia vụ giết người ấy. 1. Theo em thắc mắc của gia đình T là đúng hay sai? Vì sao? (2 điểm) 2. Từ tình huống trên em hiểu thế nào là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí? (1 điểm) ĐỀ SỐ 2 I. TRẮC NGHIỆM 7 ĐIỂM Câu 1: Việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép gọi là A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 2: Ông H xây nhà, để vật liệu ngổn ngang trên hè phố nên đã bị Thanh tra Giao thông xử phạt. Hành vi của ông H là vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. kỷ luật. D. hành chính. Câu 3: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự A. của một cộng đồng người. B. của mọi cá nhân. C. bắt buộc mọi công dân. D. bắt buộc chung. Câu 4: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng A. trong sản xuất. B. về điều kiện kinh doanh. C. trong kinh tế. D. trong việc hưởng quyền. Câu 5: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước A. xử lý nghiêm minh. thật nặng. B. ngăn chặn, xử lý. C. xử lý D. xử lý nghiêm khắc. Câu 6: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. quyền và nghĩa vụ. C. quyền và trách nhiệm. D. thực hiện pháp luật. Câu 7: Vi phạm pháp luật là hành vi A. trái đạo đức xã hội. B. trái thuần phong mĩ tục. C. trái pháp luật. D. trái nội quy của tập thể. Câu 8: Pháp luật là phương tiện để công dân A. công dân phát triển toàn diện. B. sống trong tự do dân chủ. C. quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ. D. thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 9: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Quyền lực,bắt buộc chung. C. Tính cưỡng chế. D. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 10: Pháp luật bắt nguồn từ các mối quan hệ A. kinh tế. B. xã hội. C. chính trị. D. đạo đức. Câu 11: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước A. quản lý công dân. B. bảo vệ các công dân. C. bảo vệ các giai cấp. D. quản lý xã hội. Câu 12: Trên cơ sở quy định của pháp luật về trật tự an toàn đô thị, các đội trật tự của các phường trong thành phố Huế đã yêu cầu mọi người không được bán hàng trên vỉa hè để đảm bảo văn minh đô thị. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Là phương tiện để đảm bảo trật tự đường phố. B. Là hình thức cưỡng chế người vi phạm. C. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. D. Là công cụ quản lí đô thị hữu hiệu. Câu 13: Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định cha mẹ không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội là thể hiện mối quan hệ nào dưới đây? A. Giữa pháp luật với gia đình. B. Giữa đạo đức với xã hội. C. Giữa pháp luật với đạo đức. D. Giữa gia đình với đạo đức. Câu 14: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Y ban hành quyết định điều chuyển giáo viên từ trường T đến trường H. Quyết định của Giám đốc là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân D. Áp dụng pháp luật. Câu 15: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật là A. Nhà nước. B. Chính phủ. C. cơ quan nhà nước. D. Quốc hội. Câu 16: Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. Quyền lực,bắt buộc chung. D. Tính cưỡng chế. Câu 17: Cảnh sát xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng trước pháp luật. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. C. Bình đẳng khi tham gia giao thông. D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 18: Hai công ty X và Y đều kê khai không đúng và đều bị cơ quan thuế xử phạt. Hành vi xử phạt của cơ quan thuế đối với hai công ty X và Y là biểu hiện bình đẳng A. về trách nhiệm pháp lí. B. về kê khai thuế. C. về quyền và nghĩa vụ. D. về nghĩa vụ nộp thuế. Câu 19: Việc cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, làm những gì pháp luật quy định phải làm gọi là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. dụng pháp luật. áp
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.