BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỘC LẬP RÚT GỌN

pdf
Số trang BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỘC LẬP RÚT GỌN 8 Cỡ tệp BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỘC LẬP RÚT GỌN 169 KB Lượt tải BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỘC LẬP RÚT GỌN 0 Lượt đọc BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỘC LẬP RÚT GỌN 0
Đánh giá BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỘC LẬP RÚT GỌN
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-KSTT ngày 31 tháng 7 năm 2011 của Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) BIỂU MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐỘC LẬP RÚT GỌN (Dành cho cơ quan, đơn vị kiểm soát thủ tục hành chính) Ghi chú: Biểu mẫu đánh giá tác động độc lập rút gọn được áp dụng đối với những dự án, dự thảo đơn giản, chứa đựng các quy định về thủ tục hành chính không ảnh hưởng tới nhiều đối tượng hoặc không ảnh hưởng lớn tới đối tượng thực hiện thủ tục hành chính. Nội dung A. Thông tin chung Tên thủ tục hành chính Tên văn bản, dự án/dự thảo văn bản quy định về thủ tục hành chính Tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành Lĩnh vực đánh giá Tên cơ quan đánh giá B. Đánh giá I. Sự cần thiết của thủ tục hành chính 1. Thủ tục hành chính này được đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu chính sách cụ thể nào? 2. Trong quá trình thực thi chính sách, những vấn đề nào sẽ phát sinh làm cho cơ quan quản lý nhà nước không đạt được mục tiêu chính sách nêu tại câu 1? Mô tả rõ vấn đề và cung cấp số liệu, bằng chứng cụ thể để chứng minh mức độ nghiêm trọng của (những) vấn đề đó. Trong quá trình thực thi chính sách, những vấn đề nào sẽ phát sinh làm cho cơ quan quản lý nhà nước không đạt được mục tiêu chính sách nêu tại câu 1? Mô tả rõ vấn đề và cung cấp số liệu, bằng chứng cụ thể để chứng minh mức độ nghiêm trọng của (những) vấn đề đó. 3. Nêu rõ nguyên nhân của các vấn đề sẽ phát sinh nêu tại câu 2 khi thực thi chính sách. 4. Thủ tục hành chính này có giải quyết triệt để tất cả những vấn đề nêu tại câu 2 và tất cả nguyên nhân cơ bản nêu tại câu 3 hay không? Nếu không, nêu rõ các vấn đề và nguyên nhân mà thủ tục hành chính này chưa giải quyết được và lý do? Đồng thời, kết luận thủ tục này có cần thiết hay không? Lưu ý: - Trường hợp xác định không cần ban hành thủ tục hành chính để thực thi chính sách, người đánh giá tác động độc lập dừng câu trả lời ở đây và đề xuất biện pháp thay thế. - Trường hợp xác định thủ tục hành chính là cần thiết, Người đánh giá tác động độc lập trả lời các câu hỏi tiếp theo để cân nhắc giải pháp tối ưu và trả lời biểu mẫu đánh giá tính hợp lý, hợp pháp. - Biện pháp thay thế mà không phải quy định bằng thủ tục hành chính là các giải pháp không mang tính mệnh lệnh, nhưng tạo ra các động cơ khuyến khích để tác động làm thay đổi hành vi của đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh nhằm thực hiện Trả lời mục tiêu chính sách. Ví dụ, trong việc giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông tại các đô thị lớn, thay vì việc hạn chế đăng ký phương tiện giao thông, cơ quan quản lý nhà nước có thể sử dụng các giải pháp phi thủ tục hành chính như quy hoạch đô thị nhằm giãn dân, tổ chức phân luồng giao thông hiệu quả hơn, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức người tham gia giao thông, v.v… Một số giải pháp can thiệp không phải quy định bằng thủ tục hành chính có thể sử dụng là: + Tự quy định, như việc các tổ chức xã hội, nghề nghiệp tự quy định các quy tắc về hoạt động nghề nghiệp. + Các chiến dịch thông tin, giáo dục nhằm thông tin cho công chúng về các rủi ro và những việc có thể tự làm nhằm hạn chế rủi ro. + Ưu đãi về tài chính - như việc tăng hoặc giảm thuế, trợ cấp, cho vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn, v.v… để khuyến khích người dân thay đổi một số hành vi nhất định. 5. Lựa chọn một giải pháp tối ưu trong số các giải pháp sau đây để giải quyết tất cả hoặc càng nhiều các nguyên nhân nêu tại câu 3 càng tốt. a. Duy trì hiện trạng b. Ban hành thủ tục hành chính như đề xuất trong dự án/dự thảo c. Ban hành thủ tục hành chính theo hướng khác dự án/dự thảo, nêu cụ thể: d. Sử dụng một thủ tục hành chính đã được ban hành, nêu tên thủ tục và văn bản quy định thủ tục đó Ban hành thủ tục hành chính theo hướng khác dự án/dự thảo có thể gồm: - “Thông báo” thay cho “Đăng ký” để chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; - Áp dụng cơ chế liên thông đối với trường hợp thủ tục hành chính có đòi hỏi kết quả của việc giải quyết các thủ tục hành chính khác. 6. Nêu rõ lý do tại sao giải pháp lựa chọn giúp giải quyết được nguyên nhân nêu tại câu 3? 7. Nêu rõ lý do tại sao các giải pháp còn lại nêu tại câu 5 không được lựa chọn? II. Tính hợp lý của thủ tục hành chính Mô tả quy định về bộ phận của thủ tục hành chính theo dự án, dự thảo văn bản, trong đó nêu rõ Điểm Khoản Điều của Dự án, Dự thảo văn bản quy định về bộ phận đó của thủ tục hành chính Tiêu chí đánh giá 2 1. Trình tự thực hiện thủ tục hành chính Có quy định cụ thể, rõ ràng thứ tự các bước thực hiện của một thủ tục hành chính trong quan hệ tương tác giữa cá nhân, tổ chức và cơ quan thực hiện hay không? Nếu không, nêu các bước chưa quy định cụ thể, rõ ràng và lý do; nêu đề xuất và lý do 2. Thành phần hồ sơ a. Có các giấy tờ không cần thiết, giấy tờ có nội dung thông tin trùng lặp hay không? Nếu có, nêu các giấy tờ, nội dung không cần thiết, trùng lắp, đề xuất loại bỏ và lý do; b. Thành phần hồ sơ có yêu cầu công chứng, chứng thực hay không? Nếu có, có cần thiết công chứng, chứng thực hay không? Nếu không, nêu rõ thành phần hồ sơ không cần thiết yêu cầu công chứng, chứng thực, đề xuất không yêu cầu công chứng, chứng thực và lý do; c. Số lượng bộ hồ sơ phải nộp có được quy định rõ ràng, cụ thể hay không? Nếu không, đề xuất bổ sung quy định và lý do; d. Quy định có bao gồm các cụm từ “các giấy tờ liên quan khác”, “bản sao hợp lệ”… hay không? Nếu có, đề xuất quy định cụ thể, rõ ràng các thành phần hồ sơ cần nộp và lý do. 3. Cách thức thực hiện Có thể thực hiện nộp hồ sơ qua mạng internet và/hoặc qua đường bưu điện hay không? Nếu có, nêu đề xuất và lý do. 4. Thời hạn giải quyết: a. Có thủ tục nào chưa xác định thời hạn giải quyết hay không? Nếu có, đề xuất quy định rõ thời hạn giải quyết; b. Quy định về thời hạn giải quyết có cụ thể là “ngày làm việc” hay 3 không? Nếu không, nêu đề xuất và lý do. Nguyên tắc quy định về thời hạn giải quyết: - Khuyến khích áp dụng nguyên tắc “im lặng là đồng ý”; - Rút ngắn thời gian giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức trên cơ sở loại bỏ một số quy trình xử lý nội bộ không cần thiết và có tính đến hiệu suất trung bình để giải quyết thủ tục hành chính. 5. Về thời hạn có hiệu lực của kết quả của thủ tục hành chính Có thể kéo dài thời hạn có hiệu lực của kết quả của thủ tục hành chính (các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ…) hay không? Nếu có, có thể kéo dài tối đa là bao lâu? Kéo dài tối đa thời hạn có hiệu lực của các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ…là kết quả của thủ tục hành chính nhằm giảm tần suất thực hiện và giảm chi phí thực hiện cho cá nhân, tổ chức 6. Mẫu đơn, tờ khai hành chính a. Có các yêu cầu thông tin không cần thiết, không thực tiễn trong mẫu đơn, tờ khai cần loại bỏ hay không? Nếu có, nêu rõ từng thông tin không cần thiết, không thực tiễn, và lý do cần loại bỏ; b. Có nội dung nào trong mẫu đơn, mẫu tờ khai chưa rõ ràng hay không? Nếu có, nêu rõ từng nội dung, lý do và đề xuất cụ thể hóa các nội dung này; c. Mẫu đơn, tờ khai có yêu cầu phải có xác nhận của cơ quan hành chính hay không? Nếu có, việc xác nhận có cần thiết hay không? Nêu không, nêu rõ lý do và đề xuất loại bỏ; d. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính có bao gồm cá nhân người nước 4 ngoài hay không? Nếu có, có cần thiết xây dựng mẫu song ngữ Việt-Anh cho mẫu đơn, mẫu tờ khai hay không? Nếu có, nêu rõ đề xuất và lý do; Nguyên tắc đề xuất các mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Cho phép sử dụng mẫu đơn, tờ khai tải về từ các trang tin điện tử; - Khuyến khích chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hành chính nhà nước thay vì yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp cùng một thông tin cho nhiều cơ quan hành chính khác nhau 7. Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính a. Quy định về yêu cầu, điều kiện có mâu thuẫn, chồng chéo với các yêu cầu, điều kiện khác hay không? Nếu có, đề xuất loại bỏ và nêu lý do; b. Có các yêu cầu, điều kiện không cần thiết hay không? Nếu có, đề xuất loại bỏ và nêu lý do; c. Quy định về yêu cầu, điều kiện có được ban hành đúng thẩm quyền hay không? Nếu không, nêu đề xuất và lý do; d. Quy định về yêu cầu, điều kiện hiện có theo các tiêu chí định lượng rõ ràng hay không? Nếu không, nêu đề xuất và lý do. 8. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tục hành chính này có thể được phân cấp thực hiện hay không? Nếu có, nêu đề xuất và lý do. - Cơ quan được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): - Cơ quan trực tiếp thực hiện: - Cơ quan phối hợp (nếu có): III. Tính hợp pháp của thủ tục hành chính 5 1. Thủ tục hành chính có được quy định đúng thẩm quyền hay không? Nếu không, nêu rõ đề xuất và lý do. Thủ tục hành chính chỉ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành hoặc trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành 2. Các bộ phận của thủ tục hành chính có được quy định đúng theo Điều 8 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP hay không? Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo đầy đủ 08 bộ phận: tên; trình tự; hồ sơ; thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện; cơ quan thực hiện; kết quả thực hiện; yêu cầu, điều kiện (nếu có); Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải quy định các bộ phận: yêu cầu, điều kiện thể hiện dưới dạng quy chuẩn kỹ thuật (nếu có); mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có); cách thức thực hiện; phí, lệ phí (nếu có); mẫu kết quả thực hiện (nếu có); Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải quy định các bộ phận: cách thức thực hiện; phí, lệ phí (nếu có); mẫu kết quả thực hiện (nếu có). 3. Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật liên quan có quy định về thủ tục hành chính; 4. Các quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và trong các văn bản cấp trên có đồng bộ, thống nhất hay không? Nếu không, nêu rõ những nội dung/quy định không đồng bộ, thống nhất; nêu đề xuất và lý do. 5. Liệt kê các điều ước và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia (nếu có); 6. Các quy định về thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có đảm bảo tuân thủ các điều ước và cam kết quốc tế này hay không? Nếu không, nêu rõ những nội dung/quy định không tuân thủ; nêu đề xuất và lý do. 6 PHỤ LỤC VII (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-KSTT ngày 31 tháng 7 năm 2011 của Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính) BIỂU MẪU LẤY Ý KIẾN PHẦN A: DO CỤC KIÊM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỀN I. Tên dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần lấy ý kiến: ................................................................................................................. II. Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật liên quan quy định về thủ tục hành chính [nêu rõ tên văn bản, số, ký hiệu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và trích yếu nội dung]: 1. ............................................................................................................ 2. ............................................................................................................ n. ............................................................................................................ III. Liệt kê các thủ tục hành chính và vấn đề cần lấy ý kiến: 1. Tên thủ tục hành chính 1 [ trích tên thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ]: a. Vấn đề 1 [ tóm tắt vấn đề và lý do cần lấy ý kiến ]: b. Vấn đề 2 [ tóm tắt vấn đề và lý do cần lấy ý kiến ]: n. Vấn đề n [ tóm tắt vấn đề và lý do cần lấy ý kiến ]: 2. Tên thủ tục hành chính 2 [ trích tên thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ]: a. Vấn đề 1 [ tóm tắt vấn đề và lý do cần lấy ý kiến ]: b. Vấn đề 2 [ tóm tắt vấn đề và lý do cần lấy ý kiến ]: n. Vấn đề n [ tóm tắt vấn đề và lý do cần lấy ý kiến ]: n. Tên thủ tục hành chính n [ trích tên thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ]: a. Vấn đề 1 [ tóm tắt vấn đề và lý do cần lấy ý kiến ]: b. Vấn đề 2 [ tóm tắt vấn đề và lý do cần lấy ý kiến ]: n. Vấn đề n [ tóm tắt vấn đề và lý do cần lấy ý kiến ]: [ Nêu rõ thời hạn tham gia ý kiến ] PHẦN B: DO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐƯỢC LẤY Ý KIẾN ĐIỀN I. Thông tin chung [ nêu rõ tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân; địa chỉ, số điện thoại liên lạc, người liên lạc ]: (Các bên liên quan có thể cho ý kiến đối với tất cả các thủ tục hành chính, tất cả các vấn đề mà cơ quan kiểm soát thủ tục cần lấy ý kiến hoặc bất cứ thủ tục hành chính, bất cứ vấn đề nào mà mình quan tâm). 1. Tên thủ tục hành chính 1 [ trích tên thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ]: a. Vấn đề 1 [ đề xuất biện pháp giải quyết và nêu rõ lý do ]: 7 b. Vấn đề 2 [ đề xuất biện pháp giải quyết và nêu rõ lý do ]: n. Vấn đề n [ đề xuất biện pháp giải quyết và nêu rõ lý do ]: 2. Tên thủ tục hành chính 2 [ trích tên thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ]: a. Vấn đề 1 [ đề xuất biện pháp giải quyết và nêu rõ lý do ]: b. Vấn đề 2 [ đề xuất biện pháp giải quyết và nêu rõ lý do ]: n. Vấn đề n [ đề xuất biện pháp giải quyết và nêu rõ lý do ]: n. Tên thủ tục hành chính n [ trích tên thủ tục hành chính quy định trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ]: a. Vấn đề 1 [ đề xuất biện pháp giải quyết và nêu rõ lý do ]: b. Vấn đề 2 [ đề xuất biện pháp giải quyết và nêu rõ lý do ]: n. Vấn đề n [ đề xuất biện pháp giải quyết và nêu rõ lý do ]: 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.