Biểu hiện Đục thủy tinh thể

pdf
Số trang Biểu hiện Đục thủy tinh thể 20 Cỡ tệp Biểu hiện Đục thủy tinh thể 186 KB Lượt tải Biểu hiện Đục thủy tinh thể 0 Lượt đọc Biểu hiện Đục thủy tinh thể 1
Đánh giá Biểu hiện Đục thủy tinh thể
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 20 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Đục thủy tinh thể Đục thủy tinh thể thường là một đám mây đen che thủy tinh thể. Từ Latinh cataracta có nghĩa là “thác nước” - hình ảnh cố nhìn mảng thác nước hoặc cửa sổ bị sương giá hoặc khói mù che phủ. Tầm nhìn bị che phủ có thể gây khó khăn cho việc đọc, lái xe hay quan sát biểu lộ nét mặt của bạn bè. Đục thủy tinh thể thường ảnh hưởng đến khả năng nhìn xa và gây chói. Bệnh nhân thường không đau, nhìn đôi cả hai mắt hoặc chảy nước mắt bất thường. Loại đục thủy tinh thể hay gặp nhất có liên quan đến sự lão hóa. Đám mây của thủy tinh thể là một vùng bình thường khi về già, giống như bạc tóc hoặc nếp nhăn. Gần như toàn bộ người Mỹ ở tuổi 65 đều bị đục thủy tinh thể với các mức độ khác nhau. Phần lớn đục thủy tinh thể tiến triển chậm và lúc đầu không ảnh hưởng đến thị lực. Nhưng khi đám mây tiến triển, cuối cùng đục thủy tinh thể gây cản trở khả năng nhìn rõ của bạn. Bí quyết để sống chung với bệnh đục thủy tinh thể là biết được thời điểm không phải chịu đựng bệnh thêm nữa. Trong các giai đoạn đầu, ánh sáng mạnh và kính mắt có thể giúp bạn giải quyết vấn đề thị lực. Nhưng vào một thời điểm nhất định, nếu lối sống thường ngày của bạn bị nguy hiểm do thị lực giảm, bạn có thể cần phẫu thuật. Nhờ có những tiến bộ to lớn trong điều trị bệnh này, loại bỏ đục thủy tinh thể là thủ thuật ngoại khoa an toàn nhất, hiệu quả nhất và thông dụng nhất - là thủ thuật khôi phục thị lực cho hàng triệu người Mỹ. Dấu hiệu và triệu chứng Đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm và không gây đau. Trước tiên, đám mây có thể chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của thủy tinh thể, và bạn có thể không thấy giảm thị lực. Tuy nhiên, khi đục thủy tinh thể tiến triển rộng ra, nó che phủ thủy tinh thể nhiều hơn. Khi ánh sáng tới võng mạc ít hơn rõ rệt, thị lực của bạn đã bị suy giảm. Các triệu chứng đục thủy tinh thể bao gồm:  Tầm nhìn bị che phủ, che mờ, không rõ ràng  Khó nhìn vào ban đêm  Nhạy cảm với ánh sáng chói và những quầng sáng xung quanh nguồn ánh sang.  Cần ánh sáng mạnh hơn để đọc và thực hiện các hoạt động  Thường xuyên thay kính mắt hoặc kính áp tròng.  Nhạt mầu và nhuốm mầu vàng  Song thị hoặc đa thị ở một mắt khác. Nếu bị đục thủy tinh thể, ánh sáng từ mặt trời, đèn hoặc từ đèn pha có thể là quá sáng. Ánh sáng chói và các quầng sáng xung quanh nguồn ánh sáng có thể bất tiện cho việc lái xe và rất nguy hiểm. Bạn có thể bị mỏi mắt hoặc tự thấy rằng nháy mắt nhiều hơn để nhìn rõ hơn. Đục thủy tinh thể thường không gây ra bất kì sự thay đổi nào về vẻ ngoài của mắt hoặc quá trình sản sinh nước mắt. Đau, đỏ, ngứa, rát, đau trong mắt hoặc rử mắt có thể là dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh mắt khác. Đục thủy tinh thể không gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mắt trừ phi đục thủy tinh thể trở nên trắng hoàn toàn, một tình trạng được biết là đục thủy tinh thể đã chín. Bệnh này có thể gây viêm, đau và đau đầu. Đục thủy tinh thể đã chín rất hiếm gặp, và bạn cần nhanh chóng loại bỏ nó. Nguyên nhân Đục thủy tinh thể có thể tiến triển ở một hoặc cả hai mắt, và bệnh có hoặc không ảnh hưởng tới toàn bộ thủy tinh thể. Thủy tinh thể được định vị ở sau mống mắt và đồng tử. Thủy tinh thể có hình dạng giống như kính lúp dày ở giữa và mỏng ở cạnh. Các dây chằng nhỏ, là những dải mô dai, giữ nó đúng vị trí. Khi đôi mắt hoạt động hoàn hảo, ánh sáng xuyên qua giác mạc và đồng tử tới thủy tinh thể. Thủy tinh thể tập trung ánh sáng này, tạo ra những hình ảnh rõ, sắc nét trên võng mạc, một màng nhạy cảm với ánh sáng ở thành sau trong của nhãn cầu hoạt động như màn ảnh của máy quay phim. Đám mây trên thủy tinh thể, hay đục thủy tinh thể, phân ánh sáng và cản trở hình ảnh rõ nét tới võng mạc. Thị lực của bạn bị che mờ. Thủy tinh thể gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng (bao) là một màng mỏng. Bên trong, nó bao quanh một thể mềm, trong (vỏ). Trung tâm cứng của thủy tinh thể là nhân. Nếu bạn ví thủy tinh thể như một loại quả thì bao là da, vỏ là thịt quả và hạt nhân là hột. Đục thủy tinh thể có thể hình thành ở bất cứ phần nào của thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể có 3 thể:  Nhân. Đục thủy tinh thể nhân là loại đục thủy tinh thể hay gặp nhất và chủ yếu là do lão hoá. Bệnh xuất hiện ở trung tâm của thủy tinh thể. Ở các giai đoạn đầu, do thủy tinh thể thay đổi theo cách tập trung vào ánh sáng, nên bạn có thể cận thị nặng hơn hoặc thậm chí cải thiện tạm thời thị lực khi đọc. Một số người thật sự không cần đeo kính mắt. Đáng tiếc cái gọi là điều đó biến mất khi thủy tinh thể dần dần chuyển sang màu vàng hoặc hơi xanh và bắt đầu che khuất thị trường. Khi đục thủy tinh thể tiến triển, thậm chí thủy tinh thể còn chuyển sang màu nâu. Bạn có thể có những rối loạn đặc biệt khi nhìn với ánh sáng mờ hoặc gặp rắc rối khi lái xe vào ban đêm.  Vỏ. Đục thủy tinh thể vỏ bắt đầu với các đường hơi trắng, hình chữ V rìa ngoài vỏ thủy tinh thể. Vì bệnh tiến triển chậm, các đường này mở rộng vào trung tâm và gây cản trở việc truyền ánh sáng qua nhân. Cả nhìn xa và nhìn gần đều bị suy giảm. Những rối loạn tiêu điểm và và méo hình là hay gặp. Bạn cũng có thể gặp những rối loạn với ánh sáng chói và mất độ tương phản. Nhiều người bị bệnh tiểu đường tiến triển đục thủy tinh thể vỏ. Đục thủy tinh thể vỏ là loại đục thủy tinh thể duy nhất liên quan tới việc tiếp xúc với ánh sáng cực tím.  Dưới bao. Đục thủy tinh thể dưới bao bắt đầu ở một vùng nhỏ, mờ đục dưới vỏ bao. Bệnh thường hình thành ở sau thủy tinh thể, theo đường dẫn ánh sáng tới võng mạc. Kiểu đục thủy tinh thể này có thể xuất hiện ở cả hai mắt nhưng thường một mắt tiến triển chậm hơn mắt kia. Đục thủy tinh thế dưới bao thường cản trở thị lực khi đọc, làm giảm thị lực với ánh sáng mạnh và gây chói hoặc những quầng xung quanh ánh sáng vào ban đêm. Bạn dễ bị đục thủy tinh thể dưới bao nếu bạn bị bệnh tiểu đường, cận thị, dùng các thuốc corticosteroid hoặc bị tổn thương mắt hoặc phẫu thuật mắt.  Khi về già, thủy tinh thể trở nên kém linh hoạt, kém trong và dày hơn. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu từ nước và sợi protein. Các sợi protein được sắp xếp một cách chính xác khiến thủy tinh thể trong và cho phép ánh sáng xuyên qua mà không bị cản trở. Do lão hoá, thành phần của thủy tinh thể bị thay đổi và cấu trúc các sợi protein bị phá vỡ. Một vài sợi bắt đầu kết thành khối với nhau, che phủ một vùng nhỏ của thủy tinh thể. Khi đục thủy tinh thể tiếp tục phát triển, đám mây trở nên đặc hơn và cuộn vào vùng thủy tinh thể lớn hơn.  Các nhà khoa học không biết tại sao thủy tinh thể lại thay đổi theo tuổi. Một khả năng là tổn hại do những phân tử không ổn định được biết là các gốc tự do. Hút thuốc lá và tiếp xúc với ánh sáng UV là hai nguồn gốc tự do. Tổn hại nói chung và rách thủy tinh thể trong nhiều năm cũng có thể gây biến đổi các sợi protein.  Những thay đổi thủy tinh thể do tuổi tác không phải là nguyên nhân duy nhất gây đục thủy tinh thể. Một số người sinh ra đã bị đục thủy tinh thể hoặc bị bệnh khi còn thơ ấu. Các trường hợp đục thủy tinh thể này có thể là kết quả của việc người mẹ bị bệnh sởi Đức khi mang thai. Cũng có thể là do mất cân bằng hóa học hoặc rối loạn phát triển tâm thần. Đục thủy tinh thể bẩm sinh, không phải luôn luôn ảnh hưởng đến thị lực, nhưng nếu bị bệnh thì thường được lấy bỏ sớm sau khi phát hiện bệnh. Yếu tố nguy cơ Bất cứ ai cũng đều có nguy cơ bị đục thủy tinh thể đơn giản là vì tuổi là một yếu tố nguy cơ đơn thuần lớn nhất. Và ở tuổi 65, mọi người sẽ bị mờ thủy tinh thể ở mức độ nào đó, mặc dù không làm giảm thị lực. Đục thủy tinh thể thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, và gặp ở người da đen nhiều hơn người da trắng. Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể bao gồm:  Bệnh tiểu đường  Tiền sử gia đình bị đục thủy tinh thể.  Trước đây đã bị tổn thương mắt hoặc viêm mắt.  Đã từng phẫu thuật mắt.  Dùng corticosteroid kéo dài.  Uống quá nhiều rượu.  Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều.  Tiếp xúc với tia xạ ở nồng độ cao, như do điều trị ung thư.  Hút thuốc lá Khi nào cần đến khám bác sĩ Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể phát hiện và theo dõi sự tiến triển đục thủy tinh thể trong các lần khám mắt định kỳ. Mắt được khám:  2-4 năm/1 lần ở tuổi 40-64  1-2 năm/1 lần bắt đầu từ tuổi 65 Bất cứ lúc nào bạn xuất hiện các triệu chứng về mắt mới, không rõ nguyên nhân Nếu bạn tự "chống lại" đôi mắt của mình - chớp mắt nhiều hơn để nhìn rõ những gì bạn cảm thấy như một lớp màng mỏng che phủ trên mắt hoặc bạn có các triệu chứng khác của đục thủy tinh thể, hãy đến khám bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể chẩn đoán đục thủy tinh thể nhờ khám mắt kĩ. Sàng lọc và chẩn đoán Một cách duy nhất để biết được bạn có bị đục thủy tinh thể hay không đó là khám mắt gồm một số bước sau:  Kiểm tra độ nhanh nhạy của thị giác. Độ nhanh nhạy có liên quan đến sự rõ nét của thị lực hoặc bạn nhìn mọi vật rõ như thế nào. Trong xét nghiệm này, bác sĩ chuyên khoa mắt kiểm tra khả năng đọc chữ cái của bạn khi đặt ngang trong phòng. Mắt của bạn được kiểm tra từng bên, trong khi mắt kia bị che lại. Dùng bảng chữ cái nhỏ dần từ trên xuống dưới (Bảng Snellen chuẩn), bác sĩ xác định nếu bạn đạt thị lực 20/20 hoặc kém hơn.  Khám bằng đèn có khe. Đèn có khe cho phép bác sĩ nhìn được cấu tạo vùng trước của mắt bạn dưới kính phóng đại. Kính hiển vi được gọi là đèn khe vì nó dùng một đường ánh sáng mạnh - khe hở - để chiếu chéo vào giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể và khoảng trống giữa mống mắt và giác mạc. Khe hở cho phép bác sĩ quan sát cấu trúc cắt ngang và phát hiện bất cứ bất thường nhỏ nào.  Khám võng mạc. Trong thủ thuật này, bác sĩ nhỏ thuốc giãn đồng tử vào mắt để đồng tử giãn và tạo ra 1 cửa sổ lớn hơn vào phía sau mắt bạn. Dùng một đèn khe hoặc kính soi đáy mắt, bác sĩ có thể kiểm tra thủy tinh thể xem có dấu hiệu của đục thủy tinh thể hay không và, nếu cần, xác định độ dày của đám mây che phủ. Họ cũng kiểm tra xem có bị tăng nhãn áp (bệnh glôcôm) hay không và, nếu bạn nhìn mờ hoặc khó chịu, với các rối loạn khác bao gồm võng mạc và thần kinh thị giác. Thuốc giãn đồng tử thường giữ đồng tử giãn trong vài giờ trước khi tác dụng của thuốc giảm dần. Đến lúc ấy, bạn sẽ rất khó tập trung vào những đồ vật ở gần, nhưng nhìn xa không bị ảnh hưởng. Khi đồng tử giãn rộng, bạn sẽ cần đeo kính khi trở về nhà, nhất là những ngày trời nắng. Sẽ an toàn hơn nếu để người khác lái xe cho bạn.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.