Biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

pdf
Số trang Biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 6 Cỡ tệp Biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 275 KB Lượt tải Biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 0 Lượt đọc Biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 23
Đánh giá Biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI, BẮT NGƯỜI BỊ GIỮ TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP ... ĐẶNG VĂN THỰC* Giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn mới được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Đây là biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế cho biện pháp bắt khẩn cấp trước đây. Bài viết đi sâu phân tích nội dung quy định của BLTTHS năm 2015 về biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn này. Từ khóa: Giữ người, bắt người bị giữ, trường hợp khẩn cấp, biện pháp ngăn chặn, Bộ luật tố tụng hình sự. Ngày nhận bài: 28/6/2020; Biên tập xong: 15/7/2020; Duyệt đăng: 02/10/2020 Measure of emergency custody and detainee arrest has first stipulated in the 2015 Criminal Procedure Code amended and supplemented from former emergency custody measure. The article concentrates on provisions of the 2015 Criminal Procedure Code on measures of emergency custody and detainee arrest, then several recommendations to perfect criminal procedure laws on that measure. Keywords: Custody, detainee arrest, emergency, preventative measure, the Criminal Procedure Code. T rong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là rất cần thiết nhằm giúp Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kịp thời ngăn chặn tội phạm, hạn chế việc người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án. Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của BLTTHS năm 2003 về các biện pháp ngăn chặn, đặc biệt là việc bổ sung biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Hiến pháp năm 2013: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”1. Theo BLTTHS năm 2015, có 08 biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng so với 06 biện pháp ngăn chặn quy định tại BLTTHS năm 2003, bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người; tạm giữ; tạm giam; 1 Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 Số 05 - 2020 bảo lĩnh; đặt tiền để bảo đảm; cấm đi khỏi nơi cư trú; tạm hoãn xuất cảnh. Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thể hiện tính chất đặc biệt, cấp bách của việc ngăn chặn tội phạm, đồng thời góp phần ngăn ngừa không cho các đối tượng bị nghi thực hiện tội phạm gây khó khăn cho các hoạt động điều tra. Qua thực tiễn áp dụng, có thể thấy biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp ngăn chặn quan trọng, được áp dụng phổ biến để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án của Cơ quan có thẩm quyền. 1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 1.1. Về căn cứ áp dụng Căn cứ áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp cũng đồng thời là căn cứ để bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Các căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 1 Điều 110. Về cơ bản, các căn cứ tại Điều 110 đều thể hiện rõ việc cần thiết phải áp dụng ngay biện pháp giữ người trong * Thạc sĩ, Phó trưởng khoa Pháp luật hình sự và Kiểm sát hình sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Khoa học Kiểm sát 36 ĐẶNG VĂN THỰC trường hợp khẩn cấp, nếu không kịp thời áp dụng biện pháp này sẽ gây ra các thiệt hại hoặc cản trở quá trình giải quyết vụ án của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cụ thể: Căn cứ thứ nhất: Khi phát hiện một người đang chuẩn bị phạm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Có thể thấy rằng, việc ngăn chặn tội phạm là một yêu cầu cấp bách đối với tố tụng hình sự. Đặc biệt các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là các tội có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn hoặc đặc biệt lớn. Do đó, cần kịp thời ngăn chặn trước khi tội phạm được thực hiện. Tuy nhiên, chỉ tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thuộc các tội phạm được quy định tại Điều 14 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), bởi ngoài các tội phạm này thì ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, các tội phạm khác dù là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đều không phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS)2. Căn cứ thứ hai: Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Trong trường hợp này cần phải có sự xác nhận của người cùng thực hiện tội phạm (đồng phạm trong vụ án), bị hại (người bị hại hoặc người đại diện của cơ quan, tổ chức) hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm (có thể là người làm chứng) về việc họ chính mắt nhìn thấy và khẳng định đối tượng là người thực hiện tội phạm. Việc xác nhận của những người này phải được thể hiện trong biên bản lấy lời khai theo đúng quy định của BLTTHS Cần lưu ý, việc không áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với các hành vi chuẩn bị phạm tội thuộc các tội phạm khác không thuộc Điều 14 không đồng nhất với việc không kịp thời ngăn chặn hành vi chuẩn bị phạm tội đó, người phát hiện ra hành vi đó có thể báo tin để Cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn bằng các chế tài hành chính khác. 2. Số 05 - 2020 năm 2015. Tuy nhiên, nếu chỉ thỏa mãn việc xác nhận đúng đối tượng thực hiện hành vi phạm tội thì chưa đủ căn cứ để giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Căn cứ trên chỉ khẳng định việc một đối tượng nhất định có phải là người thực hiện hành vi phạm tội hay không. Để áp dụng biện pháp này, phải thỏa mãn tính khẩn cấp, buộc phải thực hiện, nếu không sẽ gây ra các khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Do đó, để áp dụng thì cần thỏa mãn thêm điều kiện về việc cần ngăn chặn ngay việc đối tượng bỏ trốn3. Việc đánh giá đối tượng bỏ trốn có thể dựa trên việc đánh giá toàn diện các yếu tố như: tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và loại tội phạm được thực hiện như tội trộm cắp, lừa đảo, cướp, giết người, mua bán trái phép chất ma túy…4; nhân thân người đó (có tiền án, tiền sự hay không); hành vi chuẩn bị trốn (ví dụ như mua vé xe để chuẩn bị rời khỏi địa phương, bán nhà để chuyển đến nơi ở mới…). Căn cứ thứ ba: Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Để có thể giữ người, bắt người trong trường hợp này, cần thỏa mãn việc xác định được dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm. Dấu vết của tội phạm như phát hiện thấy dấu vết đồ vật, công cụ, phương tiện, đồ vật bị trộm, cướp5… Dấu hiệu của tội phạm được xác định thông qua các hoạt động thực hiện khám xét, khám người của Ngô Văn Vịnh, Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học Học viện khoa học xã hội (2019) 4. Xem Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTCBCA-BQP ngày 7/9/2005 (được thay thế bằng Thông tư liên tịch số 04/2018) 5. TS. Phạm Mạnh Hùng, Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 3. Khoa học Kiểm sát 37 BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI, BẮT NGƯỜI BỊ GIỮ... Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Cần lưu ý việc xác định nội dung căn cứ phải dựa trên các hoạt động phát hiện của các cơ quan nhà nước, không phải dựa vào các thông tin chưa được kiểm chứng để áp dụng biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Ví dụ: Nếu là trường hợp nhận được tin báo về đối tượng Nguyễn Văn A đang có hành vi cất giấu ma túy tại nhà thì Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thể ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp luôn mà cần phải thực hiện việc khám xét để xác định đúng việc thu giữ được dấu vết của tội phạm ở nơi ở của Nguyễn Văn A, từ đó mới có thể quyết định có áp dụng biện pháp giữ người hay không. 1.2. Thẩm quyền áp dụng Thẩm quyền áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp và biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đều do Cơ quan điều tra và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra áp dụng. Biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp còn bổ sung thêm chủ thể là người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015, những người sau đây được áp dụng biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: a) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp Để đảm bảo tính chất khẩn cấp của việc thực hiện việc giữ người, bắt người, trong số các Cơ quan tiến hành tố tụng, pháp luật tố tụng hình sự chỉ quy định thẩm quyền áp dụng biện pháp này cho cơ quan trực tiếp phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm. Thẩm quyền áp dụng thuộc về người đứng đầu của các cơ quan trên là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra. b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội 38 Khoa học Kiểm sát biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng. Ngoài Cơ quan điều tra, các Cơ quan được giao nhiệm vu tiến hành một số hoạt động điều tra cũng là các cơ quan có vai trò quan trọng trong việc phát hiện tội phạm. Tuy nhiên, không phải bất kì Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nào cũng được giao thẩm quyền áp dụng biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp bởi nếu quy định tất cả các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đều có quyền áp dụng biện pháp này thì sẽ dẫn đến chồng chéo về nhiệm vụ. Vì vậy, hiện nay pháp luật chỉ quy định một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vị trí địa lý cách biệt được áp dụng do yếu tố địa lý nên buộc phải áp dụng biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không thể thông báo để Cơ quan điều tra thực hiện được. 1.3. Thủ tục áp dụng Thủ tục áp dụng biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 Điều 110 BLTTHS năm 2015. Theo đó, khi xác định được các căn cứ quy định tại các điểm a, b, c, người có thẩm quyền sẽ ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp6. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một Xem khoản 3 Điều 110, khoản 2 Điều 132 BLTTHS năm 2015 6. Số 05 - 2020 ĐẶNG VĂN THỰC số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người có thẩm quyền giữ người, trừ người chỉ huy tàu bay, tàu biển, phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó7. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. Trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ. 2. Một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp Thứ nhất, về mặt lập pháp, quy định tại Điều 110 về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp chưa bao hàm hết nội dung điều luật. Nội dung điều luật quy định cả về biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp và biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Theo quy định tại Điều 109 BLTTHS năm 2015, giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một biện pháp ngăn chặn độc lập bên cạnh các biện pháp ngăn chặn khác như bắt, tạm giữ, tạm giam. Đối với trường hợp tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, người chỉ huy tàu bay, tàu biển phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. 7. Số 05 - 2020 Do đó, để sửa đổi hạn chế này, có thể xử lý theo hai hướng: Một là, tách Điều 110 thành hai điều luật độc lập, một điều quy định về biện pháp ngăn chặn: giữ người trong trường hợp khẩn cấp; một điều quy định về: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Hai là, bổ sung tên Điều 110 để bao hàm nội dung của điều luật. Cụ thể, Điều 110 có thể có tên: Giữ người và bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Để bảo đảm tính ổn định của Bộ luật, chúng tôi đồng ý với cách sửa đổi thứ hai nêu trên. Thứ hai, theo quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015, thẩm quyền áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp ngoài Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn có chủ thể là “người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời sân bay, bến cảng”. Đối chiếu với quy định tại Điều 109 về khái niệm biện pháp ngăn chặn thì chủ thể được áp dụng các biện pháp ngăn chặn chỉ có thể là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng: “Đề kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoàn xuất cảnh”. Do đó, để đảm bảo sự thống nhất giữa quy định tại Điều 109 với các biện pháp ngăn chặn cụ thể, chúng tôi đề xuất sửa đổi Điều 109 như sau: “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm… Cơ quan, người có thẩm quyền trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp…” Thứ ba, khoản 6 Điều 110 BLTTHS năm 2015 quy định trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ Khoa học Kiểm sát 39 BIỆN PHÁP GIỮ NGƯỜI, BẮT NGƯỜI BỊ GIỮ... trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ. Quy định này không đề cập đến việc đối với quyết định tạm giữ thì có cần hủy bỏ hay không. Theo chúng tôi, việc khoản 6 Điều 110 không quy định về việc hủy bỏ biện pháp tạm giữ là không đầy đủ bởi việc không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không phải là cơ sở để biện pháp tạm giữ đương nhiên không còn hiệu lực. Theo trình tự áp dụng, quyết định tạm giữ được ra trước khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Do đó, quyết định tạm giữ không phải là biện pháp ngăn chặn đi kèm khi áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Việc Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không làm biện pháp tạm giữ không còn hiệu lực. Đồng thời, khoản 6 Điều 110 không đề cập đến nội dung hủy bỏ biện pháp tạm giữ là chưa phù hợp với tinh thần tại khoản 4 Điều 117: “Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ… nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ”. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị bổ sung thêm vào nội dung tại khoản 6 Điều 110 như sau: “…Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ”. Thứ tư, biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp khi áp dụng có nội dung đi kèm biện pháp ngăn chặn tạm giữ. Đồng thời, biện pháp tạm giữ có nhiều nội dung dẫn chiếu đến Điều luật về biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc ngược lại. Vì vậy, việc xây dựng các quy định liên quan đến các biện pháp này ở các điều luật 40 Khoa học Kiểm sát khác nhau cần hết sức chú ý để đảm bảo tính thống nhất khi áp dụng các biện pháp trên, tránh trường hợp một nội dung những có hai cách quy định trái ngược nhau, dẫn đến khó áp dụng trên thực tế. Cụ thể: + Quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tại Điều 117 chưa có sự thống nhất với quy định tại Điều 110. Khoản 2 Điều 117 quy định “Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ”8. Như vậy, với cách viện dẫn của BLTTHS năm 2015 thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ không chỉ bao gồm Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà còn bao gồm cả “người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng”. Việc viện dẫn như trên là không phù hợp với các nội dung tiếp theo được quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015. Khoản 4 Điều 110 BLTTHS quy định “Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn”. Như vậy, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 không có quyền áp dụng biện pháp tạm giữ. Do đó, chúng tôi cho rằng quy định tại Điều 117 BLTTHS năm 2015 cho phép những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quyền ra lệnh tạm giữ mà không quy định loại trừ TS. Vũ Gia Lâm, Những bất cập trong quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Biện pháp cưỡng chế theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015". 8. Số 05 - 2020 ĐẶNG VĂN THỰC những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 có thể xuất phát từ nguyên nhân do nhà làm luật đã không để ý đến những thay đổi cơ bản của quy định về bắt người tại Bộ luật này so với BLTTHS năm 2003. Việc quy định này không phải xuất phát từ nguyên nhân quy định cho họ quyền ra quyết định tạm giữ với các đối tượng khác như người bị bắt theo lệnh truy nã, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang9. Do đó, chúng tôi kiến nghị bỏ nội dung quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ tại Điều 117 theo hướng: Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015. + Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ như sau: “Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú”. Theo quy định này thì đối với trường hợp tạm giữ người khi áp dụng biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, có hai thời điểm tính thời điểm bắt đầu của thời hạn tạm giữ: Một là, trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ (ví dụ trường hợp nhận người bị giữ trên tàu bay, tàu biển) thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ là thời điểm ghi trên biên bản bàn giao. Hai là, trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì thời điểm bắt đầu thời hạn tạm giữ là khi áp giải người đó về trụ sở của mình10. Xem: TS. Vũ Gia Lâm, tlđd. Xem hướng dẫn tại Điều 17 Công văn 5024/ VKSTC-V14 giải đáp vướng mắc liên quan đến quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ án hình sự trong ngành Kiểm sát nhân dân: “Trường hợp Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ 9. 10 . Số 05 - 2020 Cần lưu ý, hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng việc xác định thời điểm tính thời hạn tạm giữ trong trường hợp này là kể từ khi Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giữ người (thể hiện thông qua biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp) là chưa phù hợp với tinh thần của Điều 11811. Tuy nhiên, thực tế hiện nay rất khó xác định thời điểm người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp về đến trụ sở của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Hiện pháp luật tố tụng hình sự chỉ quy định việc lập biên bản khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, chưa quy định việc lập biên bản khi về đến trụ sở Cơ quan điều tra, Cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra. Do đó, chúng tôi kiến nghị bổ sung thêm quy định: Khi Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra áp giải người về trụ sở thì phải lập biên bản giao nhận giữ người thi hành lệnh và đại diện Cơ quan của đơn vị. Việc quy định như trên sẽ giúp cho Cơ quan có thẩm quyền xác định được cụ thể, chính xác thời điểm bắt đầu tính thời hạn tạm giữ khi áp dụng biện pháp giữ người, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp./. tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp giữ người trong trường hợp khẩn cấp và thực hiện việc áp giải người đó về trụ sở của mình (giữ người ở các địa điểm xa trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, việc đi lại khó khăn, mất nhiều thời gian di chuyển như vùng rừng núi, hải đảo hoặc ở ngoài tỉnh...) thì thời hạn tạm giữ được tính từ khi áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đó về đến trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra”. 11. ThS. Nguyễn Quốc Hân, Những vướng mắc khi áp dụng quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp và thủ tục bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Tạp chí Kiểm sát số 15/2018. Khoa học Kiểm sát 41
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.