Biến đổi nghề tranh dân gian làng Sình trong bối cảnh hiện nay

pdf
Số trang Biến đổi nghề tranh dân gian làng Sình trong bối cảnh hiện nay 15 Cỡ tệp Biến đổi nghề tranh dân gian làng Sình trong bối cảnh hiện nay 752 KB Lượt tải Biến đổi nghề tranh dân gian làng Sình trong bối cảnh hiện nay 0 Lượt đọc Biến đổi nghề tranh dân gian làng Sình trong bối cảnh hiện nay 2
Đánh giá Biến đổi nghề tranh dân gian làng Sình trong bối cảnh hiện nay
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 15 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

41 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 BIẾN ĐỔI NGHỀ TRANH DÂN GIAN LÀNG SÌNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Kỳ Dương Nhật Linh* Đặt vấn đề Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, những giá trị dân gian truyền thống, mà nhất là dòng tranh thờ cúng ít được chú trọng, thay vào đó là những giá trị văn hóa ngoại nhập. Nó thâm nhập vào xã hội ngày nay bằng nhiều cách khác nhau và đã để lại nhiều tác động tốt nhưng đi kèm với đó là không ít những ảnh hưởng xấu đến đời sống văn hóa của người dân. Vì vậy, đời sống văn hóa dân gian của người Việt đang bị mai một, mất dần những giá trị vốn có, đồng thời nó còn bị biến đổi hết sức sâu sắc về nhiều khía cạnh như nội dung, ý nghĩa… Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống, văn hóa của giới trẻ hiện nay. Tìm về thời xa xưa để hiểu, để tiếp thu những tinh hoa dân tộc và cũng để tìm ra sự khác biệt giữa xưa và nay để có hướng phát triển phù hợp cho những giá trị văn hóa dân gian là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Nó không những giúp ta trau dồi kiến thức, mà còn giúp ta hiểu hơn về văn hóa dân gian. Qua nghiên cứu các nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy tuy có nhiều công trình nghiên cứu về nghề làm tranh làng Sình nhưng hầu như chỉ tìm hiểu và giới thiệu tranh Sình về nguồn gốc, nội dung, tạo tác, ý nghĩa… mà chưa có công trình nào tìm hiểu, nghiên cứu sâu về sự biến đổi của nghề này trong xã hội hiện nay, mặc dù đây là một vấn đề hết sức cấp thiết, cần nghiên cứu để có cái nhìn đúng đắn về văn hóa dân gian trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời định hướng con đường phát triển của nghề tranh dân gian làng Sình nói riêng và làng nghề truyền thống nói chung, làm sao để có thể hòa trộn được văn hóa dân gian truyền thống và văn hóa hiện đại. 1. Khái quát về làng Sình và dòng tranh dân gian nổi tiếng Từ trung tâm thành phố Huế, xuôi theo dòng Sông Hương khoảng 9km, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang là nơi có làng Sình, tên chữ là làng Lại Ân với nghề làm tranh dân gian nổi tiếng. Làng Sình là một trong những ngôi làng được hình thành khá sớm ở Đàng Trong, nằm ven Sông Hương, đối diện bên kia sông là Thanh Hà, một cảng sông nổi tiếng thời các chúa ở Đàng Trong. Đây còn là một trung tâm văn hóa của vùng cố đô, có chùa Sùng Hóa trong làng, đã từng là một trong những chùa lớn nhất vùng Hóa Châu xưa. * Thành phố Huế. 42 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 Sình là một làng nông nghiệp ở ven sông và gần đế đô. Dân ở đây sống chủ yếu về làm ruộng, một số đi buôn, cũng nhiều người học hành đỗ đạt. Làng Sình có những điều kiện lưu thông khá thuận lợi, lại cận kề bên khu phố - chợ - cảng, và trong thực tế, nơi đây đã trở thành khu thị tứ “vệ tinh” quan trọng trong hệ thống phố cảng thương nghiệp Thanh Hà - Bao Vinh. Bên cạnh những đội ngũ khách thương là một bộ phận không nhỏ những người làm nghề thủ công như đan lát, làm nón, làm giấy… Ngoài ra, làng còn có nghề làm hương, làm hạt bỏng để cúng. Có lẽ do những truyền thống này mà nghề in tranh mộc bản ở Sình, ngay từ khi ra đời đã không thuần túy là dòng tranh phục vụ cho các thú chơi tao nhã, mà chủ yếu là nhu cầu tín ngưỡng, dùng để thờ, để hóa trong các lễ cầu an, giải hạn. Hình 1: Đình làng Sình ở xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Đăng Nguyên. Ngày nay, làng Lại Ân có tên Nôm là Sình còn được biết đến như một làng văn vật của đất cố đô, nơi còn lưu giữ nghề làm tranh cổ truyền và một hội vật nổi tiếng, tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tín ngưỡng và sinh hoạt của dân gian đã đóng một vai trò to lớn, gần gũi và quen thuộc với phong tục người Huế nói riêng và cả dân tộc nói chung. Tranh làng Sình mang một tín ngưỡng dân dã, nhưng thông qua chất liệu, màu sắc, chủ đề, đường nét, bố cục, tranh làng Sình đã tạo nên một nét đặc thù, không chỉ trong khía cạnh thẩm mỹ, mà nội dung tranh còn biểu lộ một thái độ, một quan niệm, một nếp sinh hoạt con người ở đây trước thiên nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa của quê hương mình. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 43 Xét về mặt kỹ thuật, tranh Sình có nhiều điểm tương đồng với tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống nên ta cũng không loại trừ khả năng cho rằng trong quá trình di cư vào Đàng Trong, những nghệ nhân quê ở Thanh Hóa đã đem theo nghề của tổ tiên để làm kế sinh nhai. Huế, mảnh đất của rất nhiều sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng dân gian như lễ thờ cúng tổ tiên, lễ cúng cô hồn, lễ dâng sao giải hạn, lễ tảo mộ, lễ cúng gia tiên theo sóc vọng lễ tiết, lễ trai đàn bạt độ, lễ cúng tiên sư, tục thờ thần cửa ngõ… Chính vì đặc điểm này mà tranh làng Sình có cơ sở để phát triển lâu dài. Nghề tranh hình thành từ khi lỵ sở của Huế còn ở Hóa thành, nghề tranh phát đạt không lâu sau đó. Tranh làng Sình là dòng tranh chính phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân Huế từ bao đời nay. Nó xuất hiện trong các dịp cúng bái, lễ tết. Mặc dù có nhu cầu sử dụng lớn như vậy, nhưng trải qua những biến động của lịch sử, tranh làng Sình đang dần bị mai một. Ngày nay, cuộc sống thay đổi, ý thức con người cũng thay đổi, muốn tìm về những giá trị tinh thần đã nhạt phai. Tranh làng Sình đã dần lấy lại được hình ảnh và vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của một làng tranh truyền thống. Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều nghệ nhân cũng đã khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa của tranh làng Sình trong đời sống, đặc biệt là những giá trị trong đời sống tâm linh. 2. Biến đổi nghề tranh dân gian làng Sình trong bối cảnh hiện nay 2.1. Nguyên vật liệu Tranh làng Sình truyền thống hoàn toàn làm thủ công. Các công đoạn làm giấy, pha màu được làm hết sức tỉ mẩn, công phu. Tranh thường được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy. Loại giấy phổ biến thường được các nghệ nhân làm tranh dùng hơn cả là giấy dó, từ loại giấy này có thể làm ra giấy điệp. Đặc điểm của loại giấy này là độ bền rất cao, mà lại xốp, nhẹ, không nhòe khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc giòn gãy, ẩm nát. Chẳng riêng quét hồ điệp lên giấy, pha màu tự nhiên cũng đòi hỏi không ít công phu. Tranh làng Sình có đủ các màu xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen… đều được làm từ cây cỏ. Nhưng để cho ra các màu khác nhau lại phải có bí quyết pha chế riêng đòi hỏi sự am hiểu và biết nghề. Ngay đến chiếc bút dùng tô màu tranh cũng được làm từ những cành tre non đập mịn một đầu làm bút hay dùng bút lông viết chữ Hán làm cọ vẽ. Tùy từng kích cỡ, bộ phận tranh khác nhau sẽ cho ra các loại bút to, nhỏ khác nhau. Mộc bản để in tranh làng Sình làm bằng gỗ mít, gỗ thị hay gỗ mức (lồng mức) và không phải ai cũng có thể làm được, chỉ có ông tổ, hoặc những nghệ nhân tài hoa nhất của làng Sình mới có thể làm được. 44 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 Ngày nay tranh dân gian làng Sình đã không còn được làm thủ công hoàn toàn như trước, mà thay vào đó là những vật liệu công nghiệp. Tranh Sình hiện nay phần lớn được in trên giấy công nghiệp, tuy vẫn giữ được những chủ đề nội dung và yếu tố tạo hình như xưa, nhưng cái khác biệt rõ rệt nhất với tranh Sình truyền thống đó là màu. Chính những loại phẩm màu hóa chất, màu công nghiệp với sắc độ đậm, không tự nhiên đã làm mất đi một phần quan trọng của giá trị thẩm mỹ trên một dòng tranh dân gian cổ xưa. Các hình trong tranh cũng vì thế mà mất đi vẻ dân dã, thôn quê và trở nên xa lạ đối với khách hàng. Hình 2: Mộc bản khắc tranh Sình 12 con giáp Hình 3: Bức tranh Sình 12 con giáp và súc vật được làm bằng gỗ mít, gỗ thị hay được in trên giấy dó quét hồ điệp với màu vẽ tự nhiên. Ảnh: Đăng Nguyên. gỗ mức. Ảnh: Đăng Nguyên. Ngoài giấy và màu, hiện tại hầu như tất cả những dụng cụ in tranh Sình cũng đều có những thay đổi lớn. Điển hình là bút tô màu cho tranh, hiện tại người dân dùng rễ cây dứa dại được lấy từ những cánh đồng trong làng, đem về rồi chế biến thành những cây bút tô màu. Ngoài ra, dụng cụ dùng để in tranh ngày nay cũng khác. Ngày trước, mọi người dùng xơ mướp để in tranh thì hiện tại, xơ mướp được thay bằng một miếng mút. 2.2. Quy trình và kỹ thuật tạo tác Nếu ngày trước, để làm ra được một bức tranh hoàn chỉnh phải trải qua đủ 7 công đoạn như làm giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn thì hiện tại những công đoạn chính vẫn được giữ lại như in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu. Chỉ có những khác biệt ở các công đoạn như làm giấy, quét điệp hay điểm nhãn. Nét độc đáo ở tranh làng Sình là màu sắc, mỗi bức mang một nét riêng. Tông màu chính là xanh, đỏ, đen, vàng, tím. Bố cục màu được quy định chặt chẽ nhưng không hề đơn điệu bởi sắc màu tươi tắn cùng đường nét tự nhiên. Ngày nay, tranh Sình vẫn được in trên giấy, nhưng đã không còn hoàn toàn là loại giấy dó như ngày xưa, mà thay vào đó là loại giấy công nghiệp thông thường. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 45 Người dân đã không còn tự làm giấy nữa mà mua giấy công nghiệp để in tranh nên công đoạn làm giấy đã không còn. Bởi vì theo như nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho biết: “Ngày trước, tất cả nguyên vật liệu đều là tự nhiên, do người dân tự làm. Nhưng giờ, một phần vì không còn nhiều người biết pha chế nguyên liệu, một phần vì màu và giấy công nghiệp rẻ hơn nhiều so với việc phải tỉ mẩn tạo màu, xén giấy nên mọi người chuyển sang dùng màu và giấy công nghiệp”. Ông Phước cũng cho biết thêm, đối với giấy công nghiệp, một tháng trung bình một nhà có thể làm được 7.000 tờ tranh. Nhưng với giấy dó thì chỉ làm được 70 tờ. Vì đối với giấy dó, khi in đòi hỏi độ tỉ mẩn và kiên nhẫn cao, nên lâu hơn in trên giấy công nghiệp. Hơn nữa, hiện tại ở làng không còn người nào biết cách làm giấy dó, mà giá thành một tờ giấy dó trên thị trường lại khá cao, nên người dân chủ yếu sử dụng giấy công nghiệp. Trước đây, khâu điểm nhãn là khâu quan trọng và đòi hỏi nhiều công phu nhất vì phải tự điểm bằng tay. Thì nay, để đảm bảo về năng suất, người làm tranh sử dụng khuôn điểm nhãn, hay có một số hộ gia đình khắc từng chi tiết trên khuôn mặt vào ván in. Điều này làm cho tranh Sình không còn nét độc đáo như trước. Hiện nay, tranh Sình còn xuất hiện loại được in hàng loạt bằng máy in công nghiệp. Điều này hoàn toàn làm mất đi giá trị của tranh Sình. 2.3. Nội dung đề tài Về nội dung đề tài, có thể chia tranh làng Sình thành ba nhóm chính: - Tranh nhân vật: Gồm các loại tượng Bà, tượng Bếp, con ảnh, ông Điệu, ông Đốc... + Tượng Bà là bức tranh thờ trên những chiếc trang bà gắn trên tường nhà, gọi là tranh bổn mạng. Bà sẽ là người giúp đỡ và giải hạn cho nữ gia chủ. Tượng Bà phải đủ 5 màu: Cam, tím, hồng, vàng, lục. + Nếu đàn bà thờ tranh Bà, thì đàn ông thờ tranh Ông. Tranh Ông có vai trò khá quan trọng trong việc cúng thần Bảo hộ gia đình, thần Đất, thần Nghề nghiệp. + Tượng Bếp (cũng gọi là tờ Bếp, tranh Ông Táo) là những bức tranh in hình ba người ngồi trên trang bếp là bà Thổ Kỳ, hai ông Thổ Công và Thổ Địa, xung quanh là hình các khí dụng, vật phẩm thường có trong bếp, con vật, kẻ hầu người hạ, được thờ trong bếp. + Con ảnh là những “tờ thế mạng”, gồm ảnh xiêm in hình người đàn ông hoặc đàn bà để cầu đảo, để thế mạng cho người lớn và ảnh phền in hình bé trai hoặc bé gái để thế mạng cho trẻ em. + Ngoài ra, còn có các bộ tranh thờ thần để cầu an cho người như: Tiên sư, ông Điệu, ông Đốc, bà Thủy, tam vị Phạm Tinh,… - Tranh súc vật: Tranh in hình các loài gia súc trâu, bò, heo, ngựa,... dùng để cúng tế hoặc treo trong các chuồng trại nuôi gia súc để cầu cho vật nuôi tránh được dịch bệnh, phát triển đầy đàn. Loại tranh này có nhà dùng để cúng, có nhà lại dùng để thờ. 46 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 Tranh có hình các linh thú như voi, cọp để dâng cúng nơi các miếu nhằm tỏ lòng thành kính của con người với các loài mãnh thú và cầu mong các mãnh thú này không giáng họa cho người. - Tranh đồ vật: Là những bức tranh in hình các loại áo quần, khí dụng, cung tên,… hoặc các loại tế phẩm như áo ông, áo bà, áo binh… có in hoa văn trang trí. Nếu như trước đây, tranh làng Sình chủ yếu chỉ phục vụ thờ cúng, tín ngưỡng, thì nay ngoài tranh thờ cúng còn có thêm thể loại tranh trang trí, với các chủ đề như tranh Bát âm, tranh mùa màng, tranh sinh hoạt… Tuy nhiên, hiện tại ở làng Sình, chỉ có gia đình ông Phước là có sản xuất loại tranh này. Và ông Phước cũng chính là người sáng tạo ra dòng tranh trang trí. Hình 4: Bộ tranh Bát âm thể hiện 8 loại nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, đàn bầu, đàn tỳ bà, sáo… Ảnh: Đăng Nguyên. Chủ đề chính của dòng tranh trang trí mà nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đang làm có thể gói gọn trong ba nội dung: - Tranh Bát âm: Loại tranh này thể hiện 8 loại nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, đàn bầu, đàn tỳ bà, sáo… Nếu như chủ đề tranh Bát âm trong tranh làng Sình xưa chỉ có 4 tranh với 4 loại nhạc cụ dùng để thờ cúng, thì nay nó đã được phát triển thành 8 tranh với 8 loại nhạc cụ, và dùng được với 2 chức năng là thờ cúng (4 tranh như cũ) và trang trí (8 tranh). Lúc đầu, đây chỉ đơn thuần là những bức tranh, về sau do nhu cầu của người dân tăng cao, cứ đến cuối năm, ông Phước lại làm những bộ lịch treo tường trên nền 8 bức tranh này. Lịch treo tường được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nên nhiều người rất thích. - Tranh mùa màng: Với chủ đề này, chủ yếu thể hiện các nội dung như quang cảnh ngày mùa, đi cấy… Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 47 - Tranh sinh hoạt: Thể hiện những sinh hoạt, hay lễ hội của người dân trong làng như các thế vật trong hội vật Sình, thi kéo co, trò chơi bịt mắt bắt dê… 2.4. Tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm Tranh Sình trước đây thường chỉ làm vào dịp sát Tết, khi nhu cầu cúng giải hạn của người dân tăng cao. Hơn nữa, đây cũng là mùa mà việc đồng áng tạm thời rảnh rỗi. Thường, khi làm tranh, tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng nhau làm. Do tranh Sình có đặc điểm là khi tô màu, mỗi vị trí trên bức tranh đều có một màu cố định nên việc phân công như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc làm tranh. Tùy vào mức độ tinh xảo và cầu kỳ của từng bộ phận trong một bức tranh để có sự phân công công việc phù hợp giữa các thành viên. Sau khi làm tranh xong, người dân chở ra khỏi làng để bán, có những người chở đi rất xa, lên chợ phố hay các chợ trên toàn tỉnh. Ngoài đi bỏ mối ở chợ, tranh Sình cũng được người dân đem đi bán dạo. Hiện nay, nghề tranh đã không còn được tất cả mọi người trong làng làm nữa. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất vẫn hầu như không thay đổi so với trước kia ở những hộ gia đình có làm tranh. Nếu như trước đây, sau khi hoàn thành tranh, người dân chỉ bán với quy mô nhỏ thì nay việc tiêu thụ tranh Sình đã có khởi sắc hơn. Người dân đã nhận những đơn đặt hàng đưa đi khắp cả nước với số lượng lớn. Ngoài ra, tranh Sình vẫn được bán ở các chợ lớn nhỏ trong tỉnh. Và một điều khác là tranh Sình hiện tại không còn được người dân đem bán dạo nữa, mà đã có các đầu mối thu mua cố định. Cũng vì tranh Sình hiện tại không chỉ còn là tranh thờ cúng nên nhu cầu của người dân khi sử dụng tranh Sình được mở rộng. Hiện tại, ở nhà nghệ nhân Kỳ Hữu Phước có một gian trưng bày và bán những tờ tranh trang trí. Bây giờ cứ đến dịp giáp Tết, gia đình ông Phước lại bận rộn với việc làm tranh, những năm gần đây, ông làm nhiều nhất là bộ lịch treo tường chủ đề Bát âm để phục vụ nhu cầu của khách hàng. 3. Thực trạng, nguyên nhân và các xu hướng biến đổi của tranh làng Sình trong bối cảnh hiện nay 3.1. Thực trạng biến đổi Có thể nói rằng, nghề làm tranh làng Sình hiện nay tuy chỉ còn được làm gói gọn trong khoảng vài hộ gia đình trong làng nhưng nếu nhìn xa hơn ta sẽ thấy sinh lộ tồn tại của nó đã vượt ra khỏi làng. Tranh Sình ngày nay đã biến đổi cả về nội dung, kỹ thuật, nguyên liệu cũng như lực lượng, không gian sản xuất theo hướng phát triển hơn thời kỳ sau năm 1975. Điều này chứng tỏ rằng làng tranh đã bắt đầu lấy lại được sức sống của mình. Với việc phát triển thêm nhiều nội dung tranh, đã không còn bó hẹp trong phạm vi tranh thờ cúng, tranh Sình đang khẳng định sự thích ứng của mình với bối cảnh 48 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 mới. Tuy nhiên, nếu so với tranh Sình xưa thì vẫn còn nhiều hạn chế. Vì trong bối cảnh mới, tranh Sình không còn giữ được cái cốt cách xa xưa của mình. Việc xuất hiện thêm dòng tranh trang trí với các chủ đề gần gũi với cuộc sống của người dân cũng đã phần nào nói lên được khả năng thích ứng, biến đổi của tranh làng Sình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngoài ra, tranh Sình hiện tại còn biến đổi để làm du lịch. Ý thức được vai trò của mình trong việc phục dựng lại một dòng tranh dân gian của dân tộc, hiện tại, người làm tranh làng Sình ngoài việc sản xuất ra những sản phẩm tranh phục vụ nhu cầu thờ cúng của người dân, họ còn tìm cách thu hút khách du lịch, tạo dấu ấn cho quê hương. Hiện tại, nghề làm tranh ở làng Sình không còn phổ biến rộng rãi khắp làng như trước do nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng không vì vậy mà nó không còn giá trị với người dân. Ở làng vẫn có những gia đình mà thu nhập chính của họ là nghề tranh. Do không đủ lực lượng sản xuất, mà nhu cầu thờ cúng của người dân lại diễn ra quanh năm nên những gia đình này tìm đến những người dân trong làng để thuê họ gia công. Đến hạn, những người làm lẻ tẻ này sẽ giao những bức tranh hoàn chỉnh cho các đầu mối và nhận tiền công. Những năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, việc phục hồi lại kỹ thuật khắc ván gỗ xưa được nhiều nhà nghiên cứu chú ý đến. Đây có thể xem là tín hiệu đáng mừng giúp cho người làm tranh có thể có cơ hội được tiếp xúc với các kỹ thuật mới, tạo điều kiện thuận lợi để bảo tồn cũng như giới thiệu rộng rãi kỹ thuật khắc ván của tranh Sình. 3.2. Nguyên nhân biến đổi Nhìn chung, nguyên nhân biến đổi của tranh làng Sình có rất nhiều nhưng có thể khái quát thành một số nguyên nhân chủ yếu sau: Như chúng ta đã biết, do nhu cầu của thị trường thay đổi, dẫn theo đó là hàng loạt những giá trị văn hóa truyền thống thay đổi theo và tranh làng Sình cũng vậy. Sau năm 1975, tranh Sình bị xem là văn hóa phẩm dị đoan, tiếp tay cho các lễ nghi cúng bái rườm rà… nên bị cấm sản xuất, ván khắc bị thu hồi, đốt phá. Từ đó, người dân bỏ nghề, bỏ làng hoặc chuyển sang nghề khác. Về sau, khi nhà nước có chủ trương khôi phục lại các làng nghề thủ công truyền thống thì lúc này tranh Sình có sự biến đổi. Người dân lúc này không phải ai cũng biết làm nghề như trước nên lực lượng sản xuất có sự giảm sút. Người làm tranh cũng không còn hoàn toàn sinh sống trong làng nữa, mà có sự di cư ra bên ngoài, đem theo nghề làm tranh. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, việc người dân làng Sình bỏ nghề cũng là do thu nhập của nghề quá thấp. Vì chỉ là nghề phụ, lại rộ nhất trong mấy tháng cuối năm nên thu nhập không ổn định, người dân buộc phải chuyển sang nghề khác có thu nhập cao hơn. Điều này cũng làm cho lực lượng sản xuất tranh Sình giảm sút Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 49 đáng kể. Đất nước đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội ngày càng phát triển hơn, nhu cầu của con người thay đổi. Họ không còn chỉ lo nghĩ đến cơm áo gạo tiền như trước, mà đã bắt đầu biết hưởng thụ, biết giải trí. Và để có thể tồn tại được, tranh làng Sình buộc phải đặt nhu cầu của người tiêu dùng lên trên. Người làm tranh bây giờ vì chạy theo số lượng mà hầu như bỏ qua nhiều công đoạn, khiến chất lượng tranh Sình phần nhiều có giảm sút. Tuy nhiên, thu nhập của người dân lại có phần khá hơn. Chất lượng đời sống của người dân tăng cao, nhu cầu giải trí cũng theo đó mà vượt hơn trước rất nhiều, vì vậy để có thể giới thiệu, quảng bá hình ảnh làng tranh của mình, những người dân làng Sình buộc phải phát triển thêm nhiều nội dung tranh. Đây là một sự biến đổi tốt so với trước, nó thể hiện sự thích nghi rất hiệu quả của tranh làng Sình trong bối cảnh hiện nay. 3.3. Xu hướng biến đổi Xét về sự tồn tại lâu bền của nghề tranh làng Sình, chúng ta cần khẳng định rằng, sự tồn tại đó chính là quá trình thích ứng rất hòa hợp với mọi mặt của cuộc sống. Nó được biểu hiện trên nhiều phương diện khác nhau: -- Đó là sự thích ứng với nhu cầu tâm linh của người dân không chỉ trong làng mà còn ngoài làng, ngoài tỉnh, mở rộng ra trên khắp dải đất miền Trung. -- Là sự thích ứng với xu thế phát triển của thời đại nhưng vẫn coi trọng tín ngưỡng. -- Là sự thích ứng với nhu cầu cuộc sống với mong muốn kiếm thêm thu nhập. -- Là sự thích ứng với nhu cầu gìn giữ một dòng tranh của những người dân vùng này. -- Là sự thích ứng trong việc kế thừa kỹ thuật chế tác từ xưa để lại. -- Là sự thích ứng với nhu cầu giải trí, nhu cầu văn hóa ngày càng cao của người dân cả nước. Như vậy, nhìn chung tranh làng Sình biến đổi theo một xu hướng không hề giống với bất kỳ một làng nghề nào khác hiện nay mà nó tự khẳng định giá trị của mình để thích ứng với môi trường mới một cách tốt nhất. Qua đó, ta có thể thấy rằng tuy xu hướng chung của sự biến đổi là giữ lại cái hồn, cái nét của truyền thống, nhưng xét về từng đối tượng biến đổi thì tranh làng Sình lại mang một xu hướng riêng. Nó đồng thời giữ được những giá trị tâm linh vốn có của một dòng tranh thờ cúng, lại còn làm cho tranh làng Sình phát triển hơn về chức năng, không còn chỉ là để thờ cúng mà còn được dùng trang trí, phù hợp với nhu cầu của người dân. 4. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của tranh dân gian làng Sình trong bối cảnh hiện nay 4.1. Các giá trị của tranh dân gian làng Sình 4.1.1. Giá trị văn hóa - Tư tưởng: Tranh Sình là dòng tranh duy nhất ở miền Trung đại diện cho tín ngưỡng dân gian của một vùng đất, vì vậy nó mang trong mình một giá trị lớn về tư 50 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (156) . 2020 tưởng. Đó là sự thể hiện lòng kính trọng của con người đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta. Đó còn là sự sùng bái các thế lực siêu nhiên, thần thánh xung quanh ta, giúp con người yên tâm hơn vào thiên nhiên. Hình 5: Tranh làng Sình đa dạng với nhiều chủ đề khác nhau như tranh mùa màng, tranh sinh hoạt... Ảnh: Đăng Nguyên. Tranh Sình thể hiện nhu cầu tín ngưỡng của con người. Một mặt, giúp con người phần nào xua tan đi những nỗi lo sợ trước các hiện tượng tự nhiên. Mặt khác, nó thể hiện tấm lòng của con người đối với thần linh, những vị thần mang vai trò bảo vệ con người. Ngoài ra, hiện nay tranh Sình còn là dòng tranh trang trí có nội dung đa dạng. Từ những sinh hoạt hằng ngày vô cùng quen thuộc của người dân làng Sình đã được nghệ nhân Kỳ Hữu Phước khắc họa thành những bức tranh mang đậm tính giản dị, dân dã của làng quê cùng tinh thần vui tươi của quang cảnh ngày mùa, lễ hội. Bên cạnh đó còn là những bức tranh với nội dung cũ nhưng đã được biến tấu thành những bức tranh trang trí đặc sắc. Nó thể hiện được giá trị văn hóa của tranh Sình, dù là ở bất cứ thể loại nào, tranh Sình vẫn giữ được cái cốt cách xưa, không làm mất đi bản chất của tranh dân gian làng Sình. - Nghệ thuật: Tranh Sình là một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam về khắc mộc bản. Đây là một nét độc đáo của tranh Sình. Tranh Sình thể hiện được cái hồn của dòng tranh thờ cúng. Nó không lẫn với bất kỳ một thể loại tranh nào khác. Màu sắc trong tranh Sình cũng mang một vẻ đẹp dân dã, bình dị. Nó phần nào nói lên được bản chất của người dân xứ Huế, thật thà và chất phác.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.