Bệnh giãn phế quản sau lao

pdf
Số trang Bệnh giãn phế quản sau lao 3 Cỡ tệp Bệnh giãn phế quản sau lao 92 KB Lượt tải Bệnh giãn phế quản sau lao 0 Lượt đọc Bệnh giãn phế quản sau lao 0
Đánh giá Bệnh giãn phế quản sau lao
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bệnh giãn phế quản sau lao Bệnh GPQ có những biểu hiện gì? GPQ có hai thể: Thể ho ra máu (gặp 20-34%). Ho ra máu lẫn đờm, có khi ho ra máu tươi. Tùy theo tổn thương mạch máu của phế quản nặng hay nhẹ mà lượng máu ra nhiều hay ít. Thường không sốt, nếu có bội nhiễm thì có sốt và đờm có mủ vàng hoặc xanh. Thể thứ hai là ho khạc ra nhiều đờm từ 100-500ml, có khi nhiều hơn. Cho đờm vào ống nghiệm thấy đờm lắng thành 3 lớp: Trên cùng là bọt, giữa là dịch nhày, lớp dưới cùng là mủ. Trong đợt viêm cấp thì đờm có màu xanh hoặc vàng. Ngoài ra còn có biểu hiện đau ngực, khó thở, có khi sốt. Bệnh diễn biến lâu ngày có thể xuất hiện thêm móng tay, móng chân khum hay biến dạng thành hình dùi trống. Thể trạng gầy còm. Chụp Xquang phổi thường không thấy hình ảnh gì đặc hiệu, trừ GPQ hình túi thì có thể thấy các hang nhỏ. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thể thấy hình tổ ong hoặc thành phế quản dày, có các đường chạy song song như đường ray xe lửa. Lao phổi là một trong những nguyên nhân gây giãn phế quản GPQ có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó là lao phổi. Vi khuẩn lao phá hủy nhu mô phổi, tổ chức xơ phát triển, dây xơ co kéo làm phế quản bị biến dạng, hẹp lại. Có khi trong lòng phế quản cũng bị tổn thương hẹp lại. Dưới chỗ hẹp không khí kém lưu thông dẫn đến phế quản bị giãn ra, hậu quả là không thể hồi phục được nữa. Về trường hợp được hỏi Trong thư bạn có nêu các triệu chứng là có ho ra máu, lại được chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, với kết luận là GPQ lan tỏa hai bên. Mặt khác, bạn có tiền sử 4 năm trước bị lao phổi (năm 23 tuổi) do Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ương điều trị. Căn cứ vào các bằng chứng trên thì bệnh của bạn được chẩn đoán GPQ là có cơ sở. Bệnh GPQ nếu không được điều trị thì không thể tự khỏi và sẽ đưa đến nhiều biến chứng như áp xe phổi, viêm phổi, tâm phế mạn tính... có khi còn gây áp xe não. Thường điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa. Nguyên tắc điều trị nội khoa là tăng cường dẫn lưu đờm, dùng kháng sinh, giảm ho, giảm tiết dịch. Nếu ho ra máu nhiều thì dùng thêm thuốc cầm máu. Điều trị ngoại khoa là cắt phân thùy hoặc cả thùy phổi bị bệnh. Những trường hợp phẫu thuật cần có sự chẩn đoán và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa phổi ở những bệnh viện có điều kiện kỹ thuật phẫu thuật lồng ngực như Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.