Bệnh Basedow (Kỳ 3)

pdf
Số trang Bệnh Basedow (Kỳ 3) 5 Cỡ tệp Bệnh Basedow (Kỳ 3) 264 KB Lượt tải Bệnh Basedow (Kỳ 3) 0 Lượt đọc Bệnh Basedow (Kỳ 3) 0
Đánh giá Bệnh Basedow (Kỳ 3)
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Bệnh Basedow (Kỳ 3) ThS. Nguyễn Ngọc Châu 4. Cận lâm sàng - Chuyển hoá cơ sở (CHCS) tăng > 20% so với bình thường. - Giảm cholesterol, tăng glucose huyết. - Định lượng hormon: . Nồng độ iod liên kết protein tăng (PBI): > 7mcg/100ml (bình thường 47mcg/100ml). . T4 tăng (bình thường 60-155nmol/l). . T3 tăng (bình thường 1,0-3,0 nmol/l). . T4 tự do (FT4) và T3 tự do (FT3) đều tăng: (bình thường FT3: 3,56,5pmol/l; FT4: 11- 22 pmol/l). - TSH thấp có khi không xác định được bằng các phương pháp xét nghiệm thông thường (bình thường TSH: 0,3 - 3,5 mIU/ml). - Độ tập trung iod phóng xạ tại tuyến giáp (131I hay 123I) có các đặc điểm: . Chỉ số hấp thu ở các thời điểm đều tăng. . Tốc độ tăng nhanh, sớm ở các giờ đầu (2-6 giờ). . Sau đó giảm nhanh tạo ra “góc thoát”. Tuy nhiên ở một số ca độ tập trung tăng và giữ nguyên hình cao nguyên. Hiện nay kết quả độ tập trung131I bị ảnh hưởng do việc sử dụng muối iod trên phạm vi toàn quốc của chương trình quốc gia phòng chống thiếu hụt iod. Cần thận trọng khi chỉ định & đánh giá xét nghiệm. - Xạ hình tuyến giáp chủ yếu dùng để khảo sát hình thái tuyến giáp. Tuy vậy ở bệnh nhân Basedow mật độ tập trung xạ tăng hơn. - Ngày nay bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ có thể định lượng nồng độ các tự kháng thể kháng thụ thể TSH (TRAb) trong huyết thanh. - Siêu âm: tuyến giáp to, mật độ đều. 5. Tiến triển và biến chứng Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng diễn biến thường khả quan. Tuy nhiên vẫn có trường hợp diễn biến phức tạp, hay tái phát. Bệnh nặng có thể gây suy tim, rung nhĩ, cơn nhiễm độc hormon giáp kịch phát.[newpage] 6. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt 6.1. Chẩn đoán bệnh Dựa vào các triệu chứng bệnh đã mô tả, trong đó một số triệu chứng chính là: - Bướu tuyến giáp lan toả. - Mắt lồi. - Nhịp tim nhanh thường xuyên. - Các triệu chứng về thần kinh, tinh thần và cơ. - Một số xét nghiệm: tăng T3, T4, FT3, FT4, CHCS, độ tập trung 131I, giảm TSH. 6.2. Chẩn đoán mức độ nhiễm độc hormon tuyến giáp Baranov V.G (1977) chia bệnh Basedow thành 3 mức độ. - Mức độ nhẹ: nhịp tim nhanh <100 ck/ phút, không có triệu chứng suy tim, sút cân <10% trọng lượng cơ thể; CHCS < 30%. - Mức độ trung bình: nhịp tim nhanh 100 -120 ck/ phút, có thể có suy tim độ II, sút cân < 20% trọng lượng cơ thể; CHCS < 60%. - Mức độ nặng: nhịp tim ³ 120 ck/ phút, loạn nhịp tim và suy tim độ III, IV, sút cân tới 30% trọng lượng cơ thể; CHCS ³ 60%, có thể có cơn nhiễm độc hormon giáp kịch phát. 6.2. Chẩn đoán phân biệt Một số trường hợp cần chẩn đoán phân biệt với: - Tình trạng giảm trương lực thần kinh tuần hoàn: nhịp tim không ổn định, chủ yếu các triệu chứng cơ năng còn nồng độ T3, T4, FT4, TSH, độ tập trung 131 I bình thường. - Bướu độc thể nhân (bệnh Plummer): bướu giáp thể nhân, ghi xạ hình có vùng nóng, không có lồi mắt, thường gặp ở người > 40 tuổi, triệu chứng tim mạch rầm rộ. - Lao phổi: Những trường hợp bệnh nhân Basedow có sút cân nhanh, sốt nhẹ. Trong lao thường có: ớn lạnh, sốt về chiều, ra mồ hôi ban đêm, tổn thương lao trên X-quang, xét nghiệm chẩn đoán lao dương tính (BK, Tuberculin). Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp bình thường.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.