Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

doc
Số trang Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 66 Cỡ tệp Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 522 KB Lượt tải Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 0 Lượt đọc Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 19
Đánh giá Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM TNDS Câu hỏi 240: Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì? DNBH có bảo hiểm cho trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính không? Trả lời: a) Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm TNDS nói chung là TNDS - những hậu quả pháp lý mà luật dân sự quy định đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ dân sự nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự đó và vì thế phải chịu trách nhiệm đối với bên có quyền (tổ chức, cá nhân khác). Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền). Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Trong các hậu quả pháp lý theo quy định về TNDS có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo điều 307, mục 3, chương XVII, Bộ Luật dân sự CHXHCN Việt nam, trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. - Trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại. Như vậy, đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm TNDS nếu nói cụ thể hơn chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được bảo hiểm phát sinh theo quy định về TNDS của luật pháp. b) Bảo hiểm trách nhiệm nhìn chung không bảo hiểm cho các loại trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính. Câu hỏi 241: Thế nào là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ? Trả lời: - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được xác định dựa trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự hình thành theo thoả thuận giữa các bên trong một hợp đồng. Bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng mà không thực hiện hoặc thực hiện khômg đúng nghĩa vụ đó sẽ phải bồi thường cho bên kia. - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự do luật dân sự quy định cho các chủ thể. Hành vi gây hại không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của bất kỳ hợp đồng nào. Việc xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên cơ sở quy định chung của luật dân sự. ▪ Ví dụ: xe tải chở hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa chủ xe tải và chủ hàng. Xảy ra sự cố trên đường do lỗi của chủ xe tải dẫn đến thiệt hại của hàng chuyên chở; thiệt hại về xe và người của một người đi xe máy. Trường hợp này đã phát sinh trách nhiệm của chủ xe tải ở cả 2 loại: trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa đối với thiệt hại của chủ hàng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với thiệt hại của người đi xe máy. Câu hỏi 242: Trên thị trường bảo hiểm Việt nam hiện nay các DNBH đang cung cấp những loại sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự nào? Trả lời: Có nhiều loại sản phẩm TNDS, đó là: - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển; - Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba của doanh nghiệp xây dựng; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển; - Bảo hiểm trách nhiệm trong bảo hiểm đóng tàu; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thuyền khác (tàu ven biển, tàu sông, tàu cá..); - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển tổng hợp; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không; - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong các lĩnh vực như là tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kiểm toán, tư vấn đầu tư, thiết kế xây dựng, cung cấp dịch vụ y tế, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm…; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động; - Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm; - Bảo hiểm trách nhiệm công cộng; - Bảo hiểm trách nhiệm giám đốc, nhân viên; - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ vật nuôi. …. Câu hỏi 243: Đối với HĐBH TNDS, người được DNBH bồi thường là người tham gia bảo hiểm hay là nạn nhân bị thiệt hại về người và/ hoặc tài sản trong sự kiện bảo hiểm? Trả lời : - Tổ chức, cá nhân có tài sản hoặc tính mạng, sức khỏe trực tiếp bị thiệt hại trong các sự kiện bảo hiểm được gọi là bên thứ ba của HĐBH TNDS. - Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại của bên thứ ba theo quy định về TNDS của luật pháp (thông thường đó chính là người ký kết HĐBH). - Khi phát sinh sự cố được bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba theo quy định về trách nhiệm dân sự còn DNBH có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận của HĐBH. Cũng có trường hợp theo pháp luật hoặc thoả thuận của HĐBH, DNBH bồi thường trực tiếp cho bên thứ ba. ▪ Ví dụ: Hãng cung cấp gas tham gia bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, xảy ra vụ nổ bình gas, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe cho hộ gia đình sử dụng bình gas. Nếu vụ nổ thuộc phạm vi bảo hiểm thì hãng cung cấp gas (người được bảo hiểm) sẽ được DNBH bồi thường một phần hoặc toàn bộ số tiền mà hãng đó phải bồi thường cho hộ gia đình (bên thứ ba) có tài sản và người trực tiếp bị thiệt hại trong vụ nổ. Câu hỏi 244: Có sự khác nhau giữa trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối với thiệt hại của bên thứ ba và trách nhiệm bồi thường của DNBH đối với người được bảo hiểm không? Trả lời: Tùy theo thỏa thuận của HĐBH và nhìn chung: - Phạm vi các loại thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối với thiệt hại của bên thứ ba có thể rộng hơn so với các loại thiệt hại mà DNBH có trách nhiệm bồi thường. ▪ Ví dụ: Nếu là bảo hiểm cho loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người được bảo hiểm, khi bên thứ ba bị thiệt hại về tài sản, theo quy định của luật dân sự CHXHCN Việt nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì người được bảo hiểm phải bồi thường: 1. Tài sản bị mất 2. Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng 3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản 4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại Tuy nhiên, tùy theo từng loại sản phẩm mà khoản bồi thường liên quan đến thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản DNBH có thể không nhận trách nhiệm bồi thường - Số tiền bồi thường của DNBH có thể nhỏ hơn số tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba do giới hạn trách nhiệm đã thỏa thuận trong HĐBH. Câu hỏi 245: Thế nào là bảo hiểm có giới hạn và bảo hiểm không giới hạn trách nhiệm trong bảo hiểm TNDS ? Trả lời: - Trường hợp bảo hiểm không giới hạn trách nhiệm, HĐBH không đặt ra giới hạn về số tiền bồi thường của DNBH. Điều đó có nghĩa là DNBH cam kết bồi thường toàn bộ số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba. ▪ Ví dụ: HĐBH trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với trách nhiệm bồi thường về thương vong của hành khách có thể được bảo hiểm không giới hạn, DNBH nhận trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền mà hãng hàng không phải bồi thường cho hành khách bị thương vong trong các sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm. - Trường hợp bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm, HĐBH thỏa thuận xác định rõ số tiền bồi thường tối đa mà DNBH có thể phải chi trả trong một sự cố bảo hiểm hoặc cho cả thời hạn bảo hiểm. Giới hạn trách nhiệm đó được gọi là mức trách nhiệm, tổng mức trách nhiệm hoặc hạn mức bồi thường ▪ Ví dụ: Trong giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của một hãng cung cấp gas có ghi giới hạn trách nhiệm: ○ Đối với thiệt hại về tài sản: 100.000 USD / vụ ○ Đối với thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người: 10.000 USD/người/vụ; tối đa: 40.000 USD/ vụ ○ Mức miễn thường không khấu trừ đối với bồi thường về tài sản: 500 USD/ vụ Trong thời hạn bảo hiểm đã xảy ra 1 vụ nổ gây thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khoẻ của một số nạn nhân (bên thứ ba) và số tiền mà người được bảo hiểm, (hãng cung cấp gas) phải bồi thường như sau: Tên nạn nhân Số tiền bồi thường của NĐBH (USD) (bên thứ ba) Thiệt hại vê tài sản Thiệt hại vê sức khỏe A 100.000 15.000 B 20.000 20.000 C 10.000 5.000 D - 10.000 E - 12.000 Số tiền bồi thường của DNBH(với giả định không phát sinh các chi phí liên quan khác) sẽ là: Thiệt hại vê tài sản Thiệt hại vê sức khỏe - Tổng số tiền bồi thường về tài sản - Số tiền bồi thường đối với từng nạn trong vụ nổ là: nhân nếu chỉ căn cứ vào mức trách 100.000 USD + 20.000 USD + 10.000 nhiệm 10.000/ người : USD + Nạn nhân A: 10.000 USD = 130.000 + Nạn nhân B: 10.000 USD USD + Nạn nhân C: 5.000 USD + Nạn nhân D: 10.000 USD + Nạn nhân E: 10.000 USD - Tổng số tiền bồi thường của người được bảo hiểm cho bên thứ ba lớn hơn mức miễn thường nên bảo hiểm sẽ bồi thường. - Tổng số tiền bồi thường nếu chỉ căn cứ vào mức trách nhiệm/người là 45.000 USD, tuy nhiên giới hạn trách nhiệm cho một vụ chỉ là 40.000 USD - Tổng số tiền bồi thường của người nên bảo hiểm chỉ bồi thường 40.000 được bảo hiểm cho bên thứ ba lớn hơn USD. giới hạn trách nhiệm 100.000 USD/vụ nên bảo hiểm chỉ bồi thường 100.000 USD. Câu hỏi 246: Một đối tượng - trách nhiệm dân sự có thể được bảo hiểm đồng thời tại các DNBH khác nhau không? Bảo hiểm sẽ giải quyết bồi thường như thế nào trong trường hợp đó? Trả lời: - Có thể xảy ra trường hợp trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối với thiệt hại của bên thứ ba được bảo hiểm đồng thời bằng nhiều HĐBH trách nhiệm dân sự. - Nếu sự cố xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm của nhiều HĐBH, sẽ thực hiện việc chia sẻ trách nhiệm bồi thường. Việc chia sẻ trách nhiệm bồi thường có thể tuân theo điều khoản sẵn có trong các HĐBH hoặc các phương pháp khác và về nguyên tắc cơ bản là: tổng số tiền bồi thường của các hợp đồng không lớn hơn số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba. ▪ Ví dụ: Trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại của bên thứ ba của chủ thầu xây dựng được bảo hiểm bằng 2 HĐBH TNDS : - HĐBH thứ nhất có mức trách nhiệm đối với thiệt hại về tài sản là: 500.000.000 đồng / 1 sự cố - HĐBH thứ hai có mức trách nhiệm đối với thiệt hại về tài sản là: 100.000.000 đồng/ 1 sự cố Nếu xảy ra sự cố thuộc phạm vi bảo hiểm của cả hai HĐBH và số tiền mà chủ thầu phải bồi thường đối với thiệt hại về tài sản cho bên thứ ba là: 60.000.000 đồng. Nếu trong các HĐBH không có điều khoản quy định về vấn đề này và với giả định chưa tính đến các điều khoản khác, như là mức khấu trừ thì các HĐBH có thể áp dụng cách thức chia sẻ số tiền bồi thường như sau: - HĐBH thứ nhất đóng góp bồi thường: 500.000.000 60.000.000 đ x ---------------------------------- = 50.000.000 đ 500.000.000 + 100.000.000 - HĐBH thứ hai đóng góp bồi thường: 100.000.000 60.000.000 đ x ---------------------------------- = 10.000.000 đ 500.000.000 + 100.000.000 Câu hỏi 247: Thế quyền có áp dụng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự không? Trả lời: Thế quyền sẽ được áp dụng trong trường hợp xác định được trách nhiệm của người thứ ba (tổ chức, cá nhân không thuộc các bên của HĐBH) có lỗi đối với thiệt hại của đối tượng bảo hiểm xảy ra trong sự kiện bảo hiểm. DNBH sau khi bồi thường sẽ thế quyền người được bảo hiểm để đòi tổ chức, cá nhân đó. Thế quyền là biện pháp mà luật pháp cho phép áp dụng nhằm tránh việc kiếm lời không hợp lý từ việc tham gia bảo hiểm. ▪ Ví dụ: Vụ cháy một tòa nhà văn phòng đã àm phát sinh trách nhiệm bồi thường của HĐBH TNDS của chủ sử dụng lao động (doanh nghiệp X) đối với người lao động (một số nhân viên của doanh nghiệp X bị thương trong vụ cháy). Xác định được lỗi của vụ cháy thuộc về một chủ xưởng hàn. Trong trường hợp này sau khi bồi thường cho doanh nghiệp X theo thỏa thuận của HĐBH trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động, DNBH sẽ thế quyền doanh nghiệp X để đòi chủ xưởng hàn một phần hoặc toàn bộ số tiền mà chủ xưởng hàn phải bồi thường theo quy định về trách nhiệm dân sự của pháp luật. Câu hỏi 248: Các DNBH giải quyết như thế nào trong trường hợp tài sản của nạn nhân - bên thứ ba của HĐBH trách nhiệm dân sự lại đang được bảo hiểm bằng một loại HĐBH tài sản? Trả lời: Nguyên tắc chung: sẽ thực hiện sự phối hợp giải quyết bồi thường để số tiền bồi thường của các HĐBH không lớn hơn thiệt hại thực tế của người được bảo hiểm. Đó là biện pháp cần thiết nhằm không cho phép việc kiếm lời không hợp lý từ việc tham gia bảo hiểm. Có thể có nhiều cách phối hợp và thông thường, HĐBH tài sản sẽ bồi thường và vận dụng thế quyền đòi người có lỗi, sau đó HĐBH trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường theo thoả thuận của HĐBH trách nhiệm dân sự. ▪ Ví dụ: Chủ xe A tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với người thứ ba; tai nạn đâm va xảy ra gây thiệt hại cho hàng chở trên xe tải B. Lô hàng đó đã được chủ hàng mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển. Lỗi của vụ tai nạn thuộc về phía xe A. Giải quyết: - DNBH hàng hóa vận chuyển bồi thường cho chủ hàng theo thỏa thuận của HĐBH hàng hóa vận chuyển. Sau đó, thế quyền chủ hàng đòi chủ xe A; - Chủ xe A thực hiện trách nhiệm bồi thường theo luật dân sự và DNBH trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới bồi thường cho chủ xe A theo thỏa thuận của HĐBH trách nhiệm dân sự; - Số tiền bồi thường mà chủ hàng có thể nhận được tối đa chỉ bằng thiệt hại trong sự kiện bảo hiểm. 2. BẢO HIỂM TNDS CHỦ XE CƠ GIỚI Câu hỏi 1: Trách nhiệm dân sự là gì? Trả lời: Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường của 1 cá nhân, tổ chức gây thiệt hại đến tài sản, sức khoẻ... của chủ thể khác mà hành vi đó chưa phải là tội phạm theo quy định tại Bộ luật hình sự. Câu hỏi 2: Trách nhiệm dân sự được hiểu như thế nào? Trả lời: Theo quy định của Bộ luật dân sự: Một tổ chức hoặc cá nhân phải có nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hay nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền). Người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc quy định của pháp luật. Câu hỏi 3: Người có lỗi gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường như thế nào? Trả lời: Theo Bộ luật dân sự, người nào có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường: - Tài sản bị mất; - Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; - Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; - Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; - Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; - Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; - Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định; - Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; - Chi phí hợp lý cho việc mai táng; - Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. - Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Câu hỏi 4: Xe cơ giới có phải nguồn nguy hiểm cao độ không? Trách nhiệm của chủ xe như thế nào? Trả lời: Điều 623 Bộ luật dân sự quy định phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ sở hữu phương tiện giao thông vận tải phải bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông vận tải gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: - Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; - Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết. Trong trường hợp phương tiện giao thông vận tải bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải cũng có lỗi trong việc để phương tiện giao thông vận tải bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. Câu hỏi 5: Tại sao chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông do xe cơ giới của mình gây ra theo mức độ lỗi của lái xe? Trả lời: Chủ xe cơ giới có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho xe của mình tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật hiện hành (hệ thống đèn, gương, còi, phanh, lốp...) Đồng thời chủ xe có nghĩa vụ tuyển dụng, giao việc cho lái xe có đủ bằng cấp chuyên môn, đảm bảo đủ sức khoẻ trong suốt hành trình (không mệt mỏi, căng thẳng, ngủ gật, tác hại của chất kích thích...). Khi tai nạn giao thông do xe của chủ xe gây ra, ít nhiều phía xe gây tai nạn có lỗi như sau: Bản thân chiếc xe gây tai nạn không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đảm bản an toàn giao thông. Bản thân lái xe gây tai nạn có ít nhiều lỗi vi phạm luật lệ an toàn giao thông (phóng nhanh, vượt ẩu, lấn đường, không kịp phanh, ngủ gật...). Vì vậy, chủ xe cơ giới phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông do xe cơ giới của chủ xe gây nên. Trường hợp lái xe gây tai nạn nghiêm trọng sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp tục điều tra (có lỗi đây là lỗi vô ý hay lỗi cố ý để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự, không phải bồi thường trách nhiệm dân sự). Đặc biệt, Bộ luật dân sự còn quy định xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ (là cỗ máy chứa nhiều khả năng trục trặc kỹ thuật lưu thông trên đường với tốc độ cao) nên chủ xe phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi mình không có lỗi. C©u hái 6: C¸c chñ xe cÇn phải mua nh÷ng lo¹i b¶o hiÓm TNDS nµo, lo¹i nµo lµ b¾t buéc? Tr¶ lêi: Theo Thông tư 126/2008/TT-BTC, chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với phạm vi bồi thường thiệt hại gồm: - Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra; - Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra. Ngoài ra, chủ xe có thể mua bảo hiểm theo hình thức bảo hiểm với các sản phẩm: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hàng hoá vận chuyển; bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe (không phải là hành khách) và lái, phụ xe hoặc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với mức trách nhiệm cao hơn, rủi ro được bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm khác với quy định của Thông tư 126. C©u hái 7: NÕu mét ngêi thuª chiÕc xe ®· ®îc chñ së h÷u tham gia b¶o hiÓm TNDS chñ xe cơ giới vµ khi sö dông xe ®· g©y tai n¹n th× doanh nghiệp b¶o hiÓm cã båi thêng kh«ng? Tr¶ lêi: Theo quy định của Thông tư 126/2008/TT-BTC định nghĩa “Chủ xe cơ giới là tổ chức, cá nhân chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp điều khiển xe cơ giới.”. Như vậy trong trường hợp này, người thuê xe là “chủ xe cơ giới” và doanh nghiệp bảo hiểm có chi trả bồi thường khi rủi ro tổn thất được bảo hiểm xảy ra. C©u hái 8: NÕu xe b¸n sang tªn cho chñ së h÷u míi khi thêi h¹n b¶o hiÓm cha kÕt thóc th× quyÒn lîi b¶o hiÓm cã tù ®éng chuyÓn sang cho chñ së h÷u míi kh«ng? C¸c thñ tôc cÇn lµm khi muèn chuyÓn nhîng quyÒn lîi b¶o hiÓm ? Tr¶ lêi: Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới. Nếu việc sử dụng xe cơ giới không thay đổi (kinh doanh vận tải hoặc không kinh doanh vận tải), không làm tăng hay giảm phí bảo hiểm thì không phải làm thủ tục khai báo cho doanh nghiệp bảo hiểm nơi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm biết sự việc này. Nếu thay đổi đóng làm tăng hoặc hạ phí bảo hiểm (tăng giảm rủi ro) thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thu phí bảo hiểm hoặc hoàn trả phí bảo hiểm một phần tương ứng với mức phí bảo hiểm mới được xác nhận C©u hái 9: HiÖu lùc cña b¶o hiÓm TNDS cña chñ xe c¬ giíi ®ưîc b¾t ®Çu tõ lóc nµo? Chñ xe cÇn lµm g× khi muèn hñy bá hîp ®ång b¶o hiÓm tríc thêi ®iÓm kÕt thóc thêi h¹n b¶o hiÓm? SÏ ®îc hoµn phÝ b¶o hiÓm nh thÕ nµo? Tr¶ lêi: a) Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có hiệu lực bảo hiểm từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm được ghi cụ thể trên Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời điểm chủ xe cơ giới đóng đủ phí bảo hiểm Thời hạn bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm. Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm: - Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm; - Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm; - Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật, bao gồm: + Ô tô mới nhập khẩu và sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác; + Ô tô làm thủ tục xóa sổ để tái xuất về nước; + Ô tô được phép quá cảnh (trừ xe có Hiệp định ký kết của Nhà nước); + Ô tô sát xi có buồng lái, ô tô tải không thùng; + Ô tô sát hạch; + Xe mang biển số khu kinh tế thương mại theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa Việt Nam; + Xe mới lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng; + Xe phục vụ hội nghị, thể thao theo yêu cầu của Chính phủ hoặc Bộ Công an; + Các loại xe cơ giới khác được phép tạm đăng ký theo quy định của pháp luật. b) Chủ xe cơ giới muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm (bản chính) muốn huỷ bỏ và các bằng chứng về việc xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng. Đối tượng xe cơ giới được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn: - Xe cơ giới bị thu hồi đăng ký và biển số theo quy định của pháp luật; - Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật; - Xe cơ giới bị mất được cơ quan công an xác nhận; - Xe cơ giới hỏng không sử dụng được hoặc bị phá huỷ do tai nạn giao thông được cơ quan công an xác nhận. c) Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm làm thủ tục huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và phải hoàn lại cho chủ xe cơ giới 70% phần phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, nhưng chủ xe cơ giới yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm cho dù đã giải quyết bồi thường hay đang chờ giải quyết bồi thường. Câu hỏi 10: Đối tượng; phạm vi áp dụng quy ®Þnh b¶o hiÓm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới? Các chủ xe cơ giới hiÖn cã thÓ mua bảo hiểm bắt buộc TNDS chñ xe c¬ giíi t¹i nh÷ng DNBH nµo? Trả lời: a) Theo Thông tư 126/2008/TT-BTC: Đối tượng phạm vi áp dụng quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới bao gồm: - Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật. b) Các Chủ xe cơ giới hiÖn cã thÓ mua bảo hiểm bắt buộc TNDS chñ xe c¬ giíi t¹i c¸c DNBH sau: 1. Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt Việt Nam) 2. Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 3. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 4. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) 5. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI) 6. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) 7. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS). 8. Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA (AAA) 9. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) 10. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 11. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bảo Nông) 12. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Tín (Bảo Tín) 13. Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) 14. Công ty liên doanh bảo hiểm Quốc tế (VIA) 15. Công ty TNHH Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo Ngân) 16. Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina (SVI) 17. Công ty Bảo hiểm QBE Việt nam (QBE) 18. Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty 19. Công ty TNHH Bảo hiểm Chartis Việt nam 20. Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC) 21. Công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI) 22. Công ty CP Bảo hiểm Hùng Vương (HVI) 23. Công ty CP Bảo hiểm SHB – Vinacomin (SVIC) 24. Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam 25. Công ty CP Bảo hiểm Thái Sơn (GMIC) Ở các tỉnh, huyện, thị trấn, các doanh nghiệp bảo hiểm nói trên đều có chi nhánh hoặc đại lý bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. C©u hái 11: Chñ xe cã quyÒn tháa thuËn hîp ®ång b¶o hiÓm khi tham gia c¸c lo¹i b¶o hiÓm b¾t buéc kh«ng ? Tr¶ lêi: Thông tư 126/2008/TT-BTC đã quy định rõ ràng quy tắc điều khoản biểu phí và bảng trả tiền bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để các doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới cùng tuân thủ. Chủ xe không có quyền thoả thuận thêm điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm bắt buộc này. Vì vậy, để đơn giản, các doanh nghiệp bảo hiểm thường cấp giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới trong đó ghi rõ theo Thông tư 126 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, chủ xe cơ giới có thể tham gia thêm bảo hiểm tự nguyện cùng thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, phí bảo hiểm nhưng tối thiểu phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Bảo hiểm tự nguyện chỉ bảo hiểm cho phần mở rộng mức trách nhiệm quy định tại Thông tư 126. Câu hỏi 12: Trách nhiệm của DNBH khi bán bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới ? Trả lời: Trách nhiệm của DNBH gồm có: 1. Phải bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo đúng Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Thông tư 126. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo của chủ xe cơ giới về sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số tiền chênh lệch cho chủ xe cơ giới. 2. Phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và giải thích rõ Quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho chủ xe cơ giới. 3. Phải sử dụng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính để cấp cho chủ xe cơ giới. 4. Không được chi hỗ trợ đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới mọi hình thức ngoài mức hoa hồng bảo hiểm đại lý được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính. 5. Không được khuyến mại dưới mọi hình thức đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 6. Thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn đã được cung cấp và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong quá trình điều tra. 7. Thu thập các tài liệu trong Hồ sơ bồi thường chứng minh thiệt hại về tài sản (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại) và bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn. 8. Thông báo cho người bị tai nạn, chủ xe cơ giới biết số tiền bồi thường thiệt hại về người và thanh toán số tiền bồi thường theo đúng mức quy định. 9. Chi trả bồi thường nhanh chóng và chính xác theo quy định của Thông tư 126 và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 10 Trong vòng 15 ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới về việc hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm. 11. Trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Mức đóng góp hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính. 12. Phải hạch toán tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng, bồi thường và các khoản chi phí khác liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 13. Xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo việc thống kê và cập nhật tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 14. Báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. 15. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 16. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Câu hỏi 13: DNBH kinh doanh b¶o hiÓm b¾t buéc TNDS chủ xe cơ giới có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo An toàn giao thông? Trả lời: DNBH được phép KDBH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có trách nhiệm trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực thu hàng năm để đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam quản lý và sử dụng. Quỹ được sử dụng cho các mục đích sau: - Công tác đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ; - Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; - Hỗ trợ nhân đạo cho những thiệt hại xảy ra đối với người thứ ba và hành khách chuyên chở trên xe do xe cơ giới gây ra trong những trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc xe không tham gia bảo hiểm; - Hỗ trợ chi phí mai táng trong các trường hợp người bị tai nạn xe không tham gia bảo hiểm hoặc lái xe gây tai nạn bỏ chạy chưa phát hiện được - Hỗ trợ khen thưởng thành tích cho lực lượng công an trong công tác kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm hành chính các chủ xe cơ giới trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; - Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; - Hỗ trợ các mục đích khác để phối hợp, chỉ đạo thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Câu hỏi 14: Để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm th× chủ xe, lái xe có trách nhiệm gì khi tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS Chủ xe cơ giới? Trường hợp Cơ quan Công an, chính quyền địa phương không có mặt tại nơi xảy ra tai nạn thì giải quyết như thế nào? Trả lời: a) Chủ xe, lái xe có các trách nhiệm sau: 1. Phải tham gia và đóng đầy đủ phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Thông tư 126 và các quy định của pháp luật có liên quan. Khi mua bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. 2. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bảo hiểm xem xét tình trạng xe trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. 3. Trường hợp có sự thay đổi về mục đích sử dụng xe dẫn đến tăng hoặc giảm các rủi ro được bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. 4. Chủ xe cơ giới phải luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. 5. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. 6. Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm: - Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất; - Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; - Cung cấp các tài liệu trong Hồ sơ bồi thường liên quan đến xe, lái xe (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính), tài liệu chứng minh thiệt hại về người (bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm) và tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó. 7. Chủ xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. 8. Thông báo và trả tiền bồi thường cho người bị tai nạn số tiền họ được doanh nghiệp bảo hiểm trả đối với từng trường hợp thiệt hại về người theo đúng mức tiền quy định tại Phụ lục 6 Thông tư 126. 9. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Chủ xe cơ giới và/hoặc lái xe cơ giới không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của chủ xe cơ giới và /hoặc lái xe cơ giới gây ra. b) Trường hợp cơ quan công an, chính quyền địa phương không có mặt tại nơi xảy ra tai nạn thì chủ xe cơ giới hoặc lái xe thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm được biết và thực hiện các công việc theo sự chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm mà không nhận được thông tin liên lạc thì chủ xe cơ giới, lái xe cần xin xác nhận của ít nhất 2 nhân chứng có mặt tại hiện trường nơi xảy ra tai nạn hoặc là người địa phương nơi xảy ra tai nạn về tình trạng, mức độ, thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra tai nạn, mô phỏng hiện trường hoặc chụp ảnh hiện trường bằng điện thoại di động. Những tài liệu này được chuyển cho doanh nghiệp bảo hiểm làm căn cứ quy định tổn thất và giải quyết bồi thường. Câu hỏi 15: Loại trừ bảo hiểm trong Bảo hiểm bắt buộc TNDS Chủ xe cơ giới bao gồm những trường hợp nào? hành động cố ý gây thiệt hại là gi? Trả lời: a) DNBH không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong các trường hợp sau: 1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại. 2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới. 3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. 4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại. 5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn. 6. Chiến tranh, khủng bố, động đất. 7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. b) Hành động cố ý gây thiệt hại: là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Câu hỏi 16: Hồ sơ yêu cầu bồi thường trong b¶o hiÓm bắt buộc tr¸ch nhiÖm d©n sù chñ xe c¬ giíi bao gồm các tài liệu gì? Trả lời: Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau: A – Những tài liệu hồ sơ do chủ xe, lái xe cung cấp 1. Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính): - Giấy đăng ký xe; - Giấy phép lái xe; - Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe; - Giấy chứng nhận bảo hiểm. 2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: - Giấy chứng thương; - Giấy ra viện; - Giấy chứng nhận phẫu thuật; - Hồ sơ bệnh án; - Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong). 3. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản: - Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc được sự đồng ý của doanh nghiệp bảo hiểm. - Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. B – Những tài liệu do doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập hồ sơ của cơ quan công an. 4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn: - Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn; - Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có); - Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn; - Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông; - Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có). Câu hỏi 17: Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được quy định như thế nào ? Trả lời: Thông tư 126 quy định: 1. Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật. 2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới ban hành kèm theo Thông tư 126 cho doanh nghiệp bảo hiểm. 3. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ. 4. Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm. 5. Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên quyền khởi kiện không còn giá trị. C©u hái 18: HiÖn nay c¸c chñ xe ph¶i mua b¶o hiÓm bắt buộc TNDS víi møc tr¸ch nhiÖm lµ bao nhiªu? Trả lời: Mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc tối thiểu quy định như sau: 1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 50.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn. 2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 30.000.000 đồng/1 vụ tai nạn. 3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 50.000.000 đồng/1 vụ tai nạn. Bªn c¹nh møc tr¸ch nhiÖm tèi thiÓu ®ã c¸c chñ xe còng cã thÓ tù nguyÖn tháa thuËn tham gia b¶o hiÓm víi møc tr¸ch nhiÖm cao h¬n (møc tr¸ch nhiÖm tù nguyÖn) mà các DNBH chủ động đưa ra để khách hàng lựa chọn. Câu hỏi 19: Phí bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được tính như thế nào? Trả lời: Thông tư 126 quy định phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới được tính theo biểu phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm quy định như sau: Số TT Loại xe Phí bảo hiểm năm (đồng) I Mô tô 2 bánh: 1 Từ 50 cc trở xuống 55.000 2 Trên 50 cc 60.000 II Xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe 265.000 cơ giới tương tự III Xe ô tô không kinh doanh vận tải 1 Loại xe dưới 6 chỗ ngồi 345.000 2 Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi 690.000 3 Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi 1.104.000 4 Loại xe trên 24 chỗ ngồi 1.587.000 5 Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup) 811.000 IV Xe ô tô kinh doanh vận tải 1 Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký 630.000 2 6 chỗ ngồi theo đăng ký 774.000 3 7 chỗ ngồi theo đăng ký 900.000 4 8 chỗ ngồi theo đăng ký 1.044.000 5 9 chỗ ngồi theo đăng ký 1.170.000 6 10 chỗ ngồi theo đăng ký 1.260.000 7 11 chỗ ngồi theo đăng ký 1.380.000 8 12 chỗ ngồi theo đăng ký 1.518.000 9 13 chỗ ngồi theo đăng ký 1.639.000 10 14 chỗ ngồi theo đăng ký 1.777.000 11 15 chỗ ngồi theo đăng ký 1.915.000 12 16 chỗ ngồi theo đăng ký 2.036.000 13 17 chỗ ngồi theo đăng ký 2.174.000 14 18 chỗ ngồi theo đăng ký 2.295.000 15 19 chỗ ngồi theo đăng ký 2.433.000 16 20 chỗ ngồi theo đăng ký 2.553.000 17 21 chỗ ngồi theo đăng ký 2.691.000 18 22 chỗ ngồi theo đăng ký 2.812.000 19 23 chỗ ngồi theo đăng ký 2.950.000 20 24 chỗ ngồi theo đăng ký 3.088.000 21 25 chỗ ngồi theo đăng ký 3.209.000 22 Trên 25 chỗ ngồi V Xe ô tô chở hàng (xe tải) 1 Dưới 3 tấn 656.000 2 Từ 3 đến 8 tấn 1.277.000 3 Từ 8 đến 15 tấn 1.760.000 4 Trên 15 tấn 2.243.000 3.209.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi - 25 chỗ) (Phí bảo hiểm trên đây chưa bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng) Câu hỏi 20: Tham gia bảo hiểm b¶o hiÓm TNDS chủ xe dài hạn thì có được giảm phí bảo hiểm không? Trả lời: Chủ xe chỉ được tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo từng năm một và với mức phí mỗi năm là xác định, không được tăng hoặc giảm phí. C©u hái 21: Kh¸i niÖm ngêi thø ba trong b¶o hiÓm b¾t buéc tr¸ch nhiÖm d©n sù cña chñ xe c¬ giíi ®èi víi ngêi thø ba cã bao gåm tÊt c¶ c¸c n¹n nh©n bÞ thiÖt h¹i vÒ người và/ hoặc tµi s¶n trong c¸c vô tai n¹n do viÖc sö dông xe g©y ra hay không? Tr¶ lêi: Theo Thông tư 126/2008/TT-BTC thì “Bên thứ ba” là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau: - Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó; - Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó; - Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. C©u hái 22: TNDS cña chñ xe ®èi víi hµnh kh¸ch ®îc x¸c ®Þnh dùa trªn c¬ së ph¸p lý nµo ? Tr¶ lêi: - Hành khách: là những người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ Luật dân sự. - TNDS cña chñ xe ®èi víi hµnh kh¸ch ®îc chuyªn chë trªn xe lµ mét lo¹i tr¸ch nhiÖm båi thêng thiÖt h¹i theo hîp ®ång - hîp ®ång vËn t¶i hµnh kh¸ch gi÷a chñ xe vµ hµnh kh¸ch mµ vÐ cíc vËn chuyÓn chÝnh lµ b»ng chøng cña hîp ®ång. Chñ xe cã tr¸ch nhiÖm båi thêng nh÷ng thiÖt h¹i vÒ tÝnh m¹ng, søc kháe vµ hµnh lý cña hµnh kh¸ch ®îc chuyªn chë trªn xe do lçi cña ngêi ®iÒu khiÓn xe vµ/hoÆc chñ xe theo tháa thuËn vÒ quyÒn vµ nghÜa vô cña hai bªn trong hîp ®ång vËn t¶i hµnh kh¸ch. TNDS cña chñ xe ®èi víi hµnh kh¸ch vÒ nguyªn t¾c sÏ c¨n cø tríc hÕt vµo c¸c tháa thuËn cô thÓ cña chñ xe vµ hµnh kh¸ch. Tuy nhiªn, v× viÖc tháa thuËn vÉn n»m trong khu«n khæ ph¸p luËt (LuËt d©n sù ®Æt ra nh÷ng khu«n khæ nh»m ®¶m b¶o sù b×nh ®¼ng cña c¸c bªn tham gia vËn t¶i- c¸c quyÒn vµ nghÜa vô c¬ b¶n) vµ víi ®Æc ®iÓm cung cÊp dÞch vô vËn t¶i ®ång lo¹t cho hµng lo¹t kh¸ch hµng nªn th«ng thêng, viÖc quy kÕt tr¸ch nhiÖm båi thêng vÒ c¬ b¶n ®îc chiÓu theo c¸c quy ®Þnh cña ph¸p luËt d©n sù. Bé LuËt d©n sù CHXHCN ViÖt nam, Môc 8, ®iÒu 533 quy ®Þnh tr¸ch nhiÖm båi thêng thiÖt h¹i: trong trêng hîp tÝnh m¹ng, søc kháe vµ hµnh lý cña hµnh kh¸ch bÞ thiÖt h¹i th× bªn vËn chuyÓn ph¶i båi thêng theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt. Thông tư 126 quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có phạm vi bảo hiểm cả trường hợp trong hợp đồng (chuyên chở hành khách) nhưng giới hạn phạm vi bảo hiểm thiệt hại về người, không bảo hiểm thiệt hại về hành lý, tài sản của hành khách được chuyên chở. Mức trách nhiệm bảo hiểm là 50.000.000đ/hành khách. C©u hái 23: Khi x¶y ra tai n¹n thuéc ph¹m vi b¶o hiÓm cña b¶o hiÓm b¾t buéc TNDS chñ xe th× DNBH cã tr¸ch nhiÖm båi thêng ®èi víi nh÷ng lo¹i thiÖt h¹i nµo? Tr¶ lêi: Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn. Mức bồi thường bảo hiểm: - Mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 126/2008/TT-BTC. Trường hợp có quyết định của toà án thì căn cứ vào quyết định của toà án nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến các thiệt hại về người, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. - Mức bồi thường cụ thể đối với thiệt hại về tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực bảo hiểm trước. C©u hái 24: NÕu gi¸ vÐ cíc vËn chuyÓn hµnh kh¸ch cña xe chë kh¸ch cã tÝnh gép c¶ phÝ b¶o hiÓm tai n¹n hµnh kh¸ch th× DNBH sÏ gi¶i quyÕt nh thÕ nµo khi tai n¹n x¶y ra cho hµnh kh¸ch? Tr¶ lêi: Trêng hîp trªn, thiÖt h¹i cña hµnh kh¸ch cã thÓ liªn quan ®Òn tr¸ch nhiÖm cña 2 hîp ®ång b¶o hiÓm. Hîp ®ång b¶o hiÓm tr¸ch nhiÖm d©n sù chñ xe ®èi víi hµnh kh¸ch chuyªn chë vµ hîp ®ång b¶o hiÓm tai n¹n hµnh kh¸ch. Nh vËy hµnh kh¸ch cã quyÒn ®îc nhËn tiÒn tr¶ b¶o hiÓm (theo tháa thuËn cña hîp ®ång b¶o hiÓm tai n¹n hµnh kh¸ch) vµ sè tiÒn båi thưêng theo luËt d©n sù cña chñ xe. DNBH cã tr¸ch nhiÖm båi thêng cho chñ xe theo hîp ®ång b¶o hiÓm tr¸ch nhiÖm d©n sù cña chñ xe ®èi víi hµnh kh¸ch. ▪ VÝ dô: Tai n¹n x¶y ra, hµnh kh¸ch bÞ th¬ng tËt toµn bé; b¶o hiÓm tai n¹n hµnh kh¸ch cã sè tiÒn b¶o hiÓm lµ 20 triÖu ®ång; chñ xe tham gia møc tr¸ch nhiÖm lµ 50 triÖu ®ång / ngêi/ vô; sè tiÒn thùc tÕ mµ chñ xe ph¶i båi thêng theo ph¸n quyÕt cña tßa ¸n lµ 60 triÖu ®ång. Tai n¹n thuéc ph¹m vi b¶o hiÓm cña c¶ hîp ®ång b¶o hiÓm tai n¹n hµnh kh¸ch vµ tr¸ch nhiÖm d©n sù cña chñ xe ®èi víi hµnh kh¸ch Trong trêng hîp nµy hµnh kh¸ch nhËn ®îc tõ hîp ®ång b¶o hiÓm tai n¹n hµnh kh¸ch sè tiÒn 20 triÖu ®ång, tõ chñ xe 60 triÖu ®ång. DNBH b¶o hiÓm TNDS cña chñ xe ®èi víi hµnh kh¸ch båi thêng cho chñ xe 50 triÖu ®ång (chủ xe phải bỏ thêm 10 triệu đồng để thực hiện theo phán quyết của toà án). Câu hỏi 25: Đánh giá mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông và xử lý như thế nào? Hiện nay Cơ quan công an đã chia mức độ nghiêm trọng của tai nạn giao thông như sau:  Đặc biệt nghiêm trọng: tai nạn làm chết người với số lượng từ 3 người chở lên.  Rất nghiêm trọng: tai nạn làm chết người với số lượng từ 2 người thiệt hại tài sản trên 50 triệu đồng.  Nghiêm trọng: tai nạn làm chết người với số lượng 1 hoặc nhiền người bị thương tật với mức độ trên 30%, thiệt hại tài sản trên 50 triệu đồng.  Ít nghiêm trọng không gây chết người hoặc nạn nhân bị thương tật dưới 30%  Ngoài ra những vụ tai nạn gây thiệt hại dưới mức “ít nghiêm trọng” gọi là va chạm giao thông. Tất cả các vụ tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên đều phải được cơ quan công an thụ lý hồ sơ giải quyết. Nếu tai nạn gây chết người thì cảnh sát điều tra tiếp tục xem xét lỗi vô ý hay có ý của lái xe để truy cứu trách nhiệm hình sự. Năm 2009 toàn quốc xảy ra 11.798 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 11.091 người bị thương 7.654 người thiệt hại tài sản 18.4 tỉ đồng. Ngoài ra còn có khoảng 55.000 vụ va chạm giao thông gây cho nhiều người bị thương tích nhẹ và thiệt hại nhiều về tài sản số liệu của cục (theo cục Cảnh sát giao thông) 3. BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ TÀU BIỂN VÀ HỘI P & I Câu hỏi 277: Trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển được xác định dựa trên các căn cứ pháp lý nào? Trả lời: Hoạt động tàu biển thuộc lĩnh vực hàng hải quốc tế nên bên cạnh những nguồn luật quốc gia, các căn cứ pháp lý cho việc xác định TNDS còn có các nguồn luật quốc tế: công ước, nghị định thư, hiệp định...Các quy định về các loại TNDS (TNDS đối với hàng hóa, hành khách chuyên chở; thuyền bộ và người thứ ba khác trong các tai nạn đâm va, ô nhiễm dầu...) rất đa dạng. C¸c quy ®Þnh ®ã một mặt quy kết các trách nhiệm mà chủ tàu phải gánh chịu mặt khác cho phép chủ tàu được giới hạn trách nhiệm bồi thường tÝnh theo những c¨n cø nhất định. ▪ Ví dụ: Các quy định đáng chú ý trong Bộ luật hàng hải Việt nam về những loại TNDS cơ bản của chủ tàu : - Đối với thuyền bộ: Chương II , mục 8, điều 48 , điều 58; - Đối với hàng hóa chuyên chở: Chương V,mục 2,điều 75; điều 77;điều 78; điều 79; điều 80 - Đối với hành khách: Chương VI, điều 126 ; điều 130 ; điều 122 ; - Đối với xác tàu, tài sản chìm đắm : Chương XII, điều 198 ; điều 200 ; - Đối với tai nạn đâm va: Chương XIII, điều 208, điều 209 ; - Đối với đóng góp tổn thất chung: Chương XIV, điều 213, điều 214; - Về giới hạn trách nhiệm dân sự: Chương XV Các nguồn luật quốc tế điều chỉnh quan hệ TNDS của chủ tàu như là: Công ước Brusell 1924 ; Nghị định thư sửa đổi công ước Brussell – Visby Rules 1968 ; Quy tắc Hamburg 1978... Câu hỏi 278: Thế nào là bảo hiểm P and I ? Trả lời: Bảo hiểm P and I là loại bảo hiểm được cung cấp bởi loại tổ chức đặc biệt: Hội bảo trợ và bồi thường (Protection and Indemnity). Có thể coi là một hình thức tương hỗ nhằm tự bảo hiểm lẫn nhau về trách nhiệm dân sự của các chủ tàu, người thuê tàu định hạn tham gia bảo hiểm (các chủ tàu hội viên của Hội là người được bảo hiểm và cũng có thể coi là có tư cách người bảo hiểm). Các Hội P & I có nguồn gốc là những tổ chức phi lợi nhuận được lập ra ở Anh thoạt tiên lấy tên là Protection Clubs với mục đích ban đầu bảo hiểm 25% trách nhiệm đâm va và thiệt hại gây ra cho các vật thể cố định (như cầu tàu và bến tàu) các trách nhiệm này đã và đang không được bảo hiểm trong HĐBH thân tàu, cũng như các trách nhiệm về thương tật và tử vong. Sau đó, các Hội đã mở rộng phạm vi các rủi ro khác như là trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở … và loại bảo hiểm mà Hội cung cấp cho các chủ tàu – hội viên được gọi là bảo hiểm P & I. Hiện nay có nhiều Hội P & I có trụ sở tại Anh, Na uy, Thụy điển, Mỹ, Nhật, Hồng kông với phạm vi hoạt động quốc tế đang phục vụ rất tích cực cho mục đích cơ bản là bảo hiểm các loại TNDS của chủ tàu và các chủ tàu trên toàn thế giới đều có thể tham gia vào Hội bất kỳ theo mong muốn. Câu hỏi 279: Bảo hiểm P and I bảo vệ cho chủ tàu trước những loại rủi ro nào? Trả lời: Các chủ tàu tham gia bảo hiểm P & I sẽ được Hội bảo hiểm đối với các loại trách nhiệm dân sự có thể phát sinh trong kinh doanh, khai thác tàu biển. Cụ thể: - Trách nhiệm về ốm đau, thương tật, chết của chủ tàu đối với thuyền viên, hành khách, người tham gia làm hàng trên tàu và người thứ ba khác - Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác (phần trách nhiệm đâm va ngoài phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm thân tàu - phần trách nhiệm còn lại sau khi bảo hiểm thân tàu đã bồi thường 3/4 trách nhiệm đâm va và trong giới hạn 3/4 số tiền bảo hiểm thân tàu) - Trách nhiệm phát sinh trong tai nạn đâm va giữa tàu với những vất thể khác như cầu cảng, các công trình nổi hoặc ngầm ở biển - Trách nhiệm đối với xác tàu đắm - Trách nhiệm về ô nhiễm - Trách nhiệm đối với hàng hóa chuyên chở - Tiền phạt của tòa án, chính quyền, cảng, hải quan... - Các trách nhiệm khác: những phí tổn mà hội viên phải gánh chịu liên quan đến việc điều tra và làm thủ tục tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi chủ tàu hoặc liên quan đến việc bào chữa truy tố hình sự đối với đại lý, thuyền viên hay người giúp việc của chủ tàu; các chi phí phát sinh do thay đổi tuyến đường nhằm cứu chữa cho những người trên tàu, người tị nạn, nạn nhân được cứu; tiền lương và bồi thường thất nghiệp khi tàu đắm Hiện nay, các Hội P & I bảo hiểm có giới hạn trách nhiệm là 1 tỷ USD đối với trách nhiệm ô nhiễm dầu còn các loại trách nhiệm khác được bảo hiểm theo nguyên tắc không giới hạn. Câu hỏi 280: Các chủ tàu Việt nam có thể tham gia bảo hiểm P and I bằng cách nào? Những giấy tờ cần thiết khi yêu cầu bảo hiểm? cách giải quyết trong trường hợp tàu đổi chủ trong thời hạn bảo hiểm? Trả lời: - Thông thường các chủ tàu Việt nam tham gia các Hội tương hỗ P and I thông qua các DNBH hoạt động tại Việt nam. Các DNBH thường bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm luôn trách nhiệm dân sự của chủ tàu và sau đó thay mặt các chủ tàu tham gia bảo hiểm P and I. Các DNBH sẽ căn cứ vào khả năng tài chính của mình để quyết định phần trách nhiệm giữ lại và phần còn lại sẽ bảo hiểm tại Hội P & I. Có thể coi các DNBH là những người bảo hiểm gốc, sau khi nhận trách nhiệm bảo hiểm cho các chủ tàu thì tiến hành nhượng tái bảo hiểm cho Hội P & I. Chính vì thế, một điểm đặc thù là DNBH sẽ bồi thường cả 4/4 trách nhiệm đâm va giữa tàu được bảo hiểm và tàu khác. - Khi tham gia bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm phải gửi cho người bảo hiểm trước 07 ngày kể từ ngày yêu cầu bảo hiểm có hiệu lực với nội dung kê khai theo mẫu in sẵn của người bảo hiểm. Đối với những tàu mới tham gia bảo hiểm lần đầu với Người bảo hiểm, kèm theo giấy yêu cầu bảo hiểm phải có bản sao các giấy tờ sau: ○ Chứng thư quốc tịch. ○ Giấy chứng nhận khả năng an toàn đi biển của tàu kèm theo các biên bản kiểm tra từng phần do cơ quan đăng kiểm cấp. ○ Chứng nhận ISPS, ISM Code. ○ Hợp đồng hoặc những văn bản pháp lý liên quan trách nhiệm mà chủ tàu đó ký kết với thuyền viên hoặc với người thứ ba. ○ Các giấy tờ khác liên quan đến tàu được bảo hiểm theo yêu cầu của người bảo hiểm. Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu liên quan nói trên, người bảo hiểm sẽ xem xét và tiến hành kiểm tra tình trạng thực tế con tàu. Nếu tàu thực sự đảm bảo an toàn đi biển người bảo hiểm sẽ chấp nhận và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm P&I cho tàu. Trừ trường hợp người bảo hiểm có toàn quyền quyết định khác, thì hiệu lực bảo hiểm cũng tự động chấm dứt khi: oThay đổi cơ quan Đăng kiểm của tàu, hoặc thay đổi, đình chỉ, gián đoạn, thu hồi hay mãn hạn cấp của tàu; qui định rằng nếu tàu đang ở ngoài biển việc kết thúc bảo hiểm sẽ được dời lại cho đến khi tàu về tới cảng kế tiếp. oCó sự thay đổi về chủ quyền hay quốc kỳ, chuyển quyền quản lý mới hay cho thuê tàu trần . oTàu bị Nhà nước trưng thu hay trưng dụng. Câu hỏi 281: Chñ tµu ®· tham gia bảo hiểm P and I phải làm gì khi xảy ra sự cố ? Trả lời: Khi xảy ra các tai nạn, sự cố hay khiếu nại có liên quan đến tàu được bảo hiểm, thì trong vòng 72 giờ (trừ các ngày lễ, tết) kể từ khi phát sinh các tai nạn, sự cố hay khiếu nại nêu trên người được bảo hiểm phải bằng mọi cách thông báo ngay cho người bảo hiểm mọi thông tin về sự cố thu thập và gửi cho DNBH hồ sơ gồm các chứng từ sau: - Giấy chứng nhận bảo hiểm P & I và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có) - Biên bản giám định trước khi nhận bảo hiểm (pre-entry survey) nếu có, biên bản giám định trước khi xếp hàng lên tàu (preloading survey) nếu có; biên bản giám định điều kiện nếu có (condition survey) và biên bản giám định tiếp theo nếu có (follow-up survey) - Các giấy tờ đăng kiểm, giấp phép của tàu - Bằng cấp của thuyền trưởng, máy trưởng - Kháng nghị hàng hải (có xác nhận của cơ quan cơ thẩm quyền nơi tàu xảy ra tai nạn hoặc cảng đến đầu tiên nếu sự cố xảy ra khi tàu đang ở ngoài khơi). - Trích sao đầy đủ và chi tiết Nhật ký hàng hải, Nhật ký máy, Nhật ký vô tuyến điện, Thông báo thời tiết ... - Thông báo sự cố của chủ tàu, người thuê tàu - Biên bản giám định sự cố; các chứng từ hóa đơn liên quan đến việc khắc phục sự cố - Yêu cầu bồi thường của bên thứ ba gửi người được bảo hiểm - Các chứng từ chuyển trả tiền của chủ tàu nếu chủ tàu buộc phải trả tiền trong trường hợp khẩn cấp - Giấy yêu cầu bồi thường - Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba (trường hợp tổn thất có liên quan đến người thứ ba), hoặc các giấy tờ cần thiết khác theo yêu cầu của người bảo hiểm. - Các chứng từ cần thiết khác (tùy vào từng trường hợp cụ thể: hậu quả là tổn thất hàng hóa; thương tật cá nhân; trách nhiệm đâm va; ô nhiễm, tổn thất chung...) Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ khiếu nại, nếu người bảo hiểm không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại được coi là đầy đủ và hợp lệ Câu hỏi 282: Phí bảo hiểm được tính dựa trên những căn cứ nào? Thời gian tàu ngừng hoạt động có được hoàn phí hay không? Trả lời: Hội P & I tính mức phí thu/ 1GT hàng năm cho mỗi loại tàu, chủ tàu. Về nguyên tắc mức phí tương hỗ không cố định trước mà phụ thuộc vào tình hình phát sinh các khoản chi bồi thường và chi phí quản lý khác của Hội và chia thành phí đóng trước và phí đóng thêm. Phí đóng trước sẽ dựa vào các căn cứ như là: - Loại tàu, tuổi tàu, phạm vi hoạt động, mức khấu trừ, trình độ nghề nghiệp của thủy thủ đoàn - Kết quả thống kê về tình hình tổn thất của chủ tàu trong nhiều năm trước Đối với các chủ tàu Việt nam với đặc thù tham gia bảo hiểm (xem câu 279), nên các DNBH vẫn áp dụng mức phí cố định. Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng năm áp dụng cho các loại tàu, nhóm tàu do DNBH tính toán trên cơ sở phí và điều kiện bảo hiểm do Hội bảo hiểm P&I qui định. Phí bảo hiểm P&I sau khi cân đối với nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu trong cùng một đội tàu có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm phụ thuộc vào tỉ lệ tổn thất so với phí bảo hiểm trong từng thời gian 05 năm liên tục. Phí bảo hiểm thanh toán bằng USD và được qui đổi tương đương ra tiền Việt Nam theo tỷ giá liên ngân hàng thương mại tại thời điểm thanh toán. DNBH chỉ hoàn phí với điều kiện chủ tàu đã đóng toàn bộ phí bảo hiểm cho nguyên thời gian bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm và thông báo thu phí kèm theo, và: a) Trường hợp tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong thời gian liên tục 30 ngày trở lên với điều kiện không có thuyền viên trên tàu (ngoại trừ thuyền viên trên tàu để bảo quản hay bảo vệ tàu) và tàu không chở hàng hóa, đồng thời chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho DNBH 01 tuần trước khi tàu nằm đậu và được DNBH đồng ý: DNBH sẽ hoàn lại 90% phí bảo hiểm cho thời gian tàu nằm đậu này. b) Trường hợp tàu nằm đậu tại nơi an toàn trong thời gian liên tục 30 ngày trở lên kể cả trường hợp có thuyền viên trên tàu nhưng không có hàng hóa chở trên tàu, đồng thời chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho DNBH 01 tuần trước khi tàu nằm đậu và được DNBH đồng ý: DNBH sẽ hoàn lại 50% phí bảo hiểm cho thời gian tàu nằm đậu này. c) Trường hợp chủ tàu gửi thông báo bằng văn bản cho DNBH trước 01 tuần yêu cầu chấm dứt bảo hiểm với lí do chính đáng: DNBH sẽ hoàn lại 80% phí bảo hiểm cho khoảng thời gian còn lại không bảo hiểm. d) Áp dụng cho khoản (a) và (b) trong phần này: chỉ hoàn lại phí bảo hiểm khi kết thúc năm bảo hiểm và tàu không bị tổn thất toàn bộ. 4. BẢO HIỂM TNDS CỦA CHỦ TÀU THUYỀN KHÁC 4.1. B¶o hiÓm b¾t buéc TNDS cña ngêi kinh doanh vËn t¶i hµnh kh¸ch, hµng hãa dÔ ch¸y, dÔ næ trªn ®êng thñy néi ®Þa Câu hỏi 283: Thế nào là đường thủy nội địa? Hàng hóa dễ cháy và dễ nổ bao gồm những loại nào? Các căn cứ pháp lý của bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa? Trả lời: - Đường thủy nội địa là luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, vên bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy nước CHXHCN Việt nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải - Hàng hóa dễ cháy và dễ nổ là những hàng hóa được phân loại từ loại 1 đến loại 4 theo quy định tại điều 4 và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định 29/2005/NĐChính phủ. - Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của hàng hóa chuyên chở của người kinh doanh vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa: người kinh doanh vận tải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ các trường hợp sau: + Do đặc tính tự nhiên hay khuyết tật vốn có của hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi hoặc hao hụt ở mức cho phép + Do việc bắt giữ hoặc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phương tiện, hàng hóa, hành lý ký gửi, bao gửi; + Do nguyên nhân bất khả kháng + Do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng hoặc người áp tải hàng - Quy định về trách nhiệm bồi thường của người kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa: người kinh doanh vận tải có nghĩa vụ: + Giao vé cho hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải + Vận tải hành khách, hành lý, bao gửi từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến đã ghi trên vé hoặc đúng địa điểm đã thỏa thuận theo hợp đồng, bảo đảm an toàn và đúng thời hạn; + Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc do nguyên nhân bất khả kháng + Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết + Bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu không vận tải đến đúng địa điểm và thời hạn đã thỏa thuận hoặc có tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách do lỗi của người kinh doanh vận tải hành khách gây ra - Quyết định số 99/2005/QĐ - BTC quy định về chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa bao gồm: + Bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách đối với hành khách + Bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa đối với người thứ ba Câu hỏi 284: Bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa không chịu trách nhiệm bồi thường ®èi víi những tai nạn, thiệt hại nào ? Trả lời: DNBH không bồi thường nếu tổn thất xảy ra trong các trường hợp sau: - Hành động cố ý gây thiệt hại của người bị hại, người được bảo hiểm hoặc người thừa hành của người được bảo hiểm như: đại lý, đại diện hoặc thuyền trưởng, sỹ quan và thuyền viên - Phương tiện vi phạm lệnh cấm do các cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc hoạt động kinh doanh trái phép - Vi phạm nghiêm trọng luật lệ giao thông đường thủy, bao gồm:  Người lái phương tiện, hoa tiêu và thuyền viên chịu ảnh hưởng của rượu bia ma túy hoặc các chất kích thích tương tự khác trong khi làm nhiệm vụ  Phương tiện đi vào tuyến, luồng cấm  Phương tiện chở khách, chở hàng quá tải  Phương tiện không đủ khả năng hoạt động, không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật còn hiệu lực và không có giấy chứng nhận khả năng hoạt động khác còn hiệu lực theo yêu cầu của cơ quan đăng kiểm  Phương tiện hoạt động ngoài phạm vi quy định.  Các trường hợp khác do pháp luật quy định - Người lái phương tiện, hoa tiêu và thuyền viên không có bằng hoặc chứng chỉ theo quy định - Do vỏ, máy móc hoặc trang thiết bị của phương tiện quá cũ kỹ hoặc hao mòn tự nhiên - Phương tiện bị mắc cạn hoặc do con nước, thủy triều lên xuống trong lúc neo đậu - Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn - Thiệt hại đối với hàng hóa được chuyên chở trên phương tiện theo hợp đồng vận tải hàng hóa - Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh - Thiệt hại đối với tài sản đặt biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền và những giấy tờ có giá trị, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt - DNBH không bồi thường các chi phí:  Chi phí liên quan đến việc chậm trễ của phương tiện hoặc hàng hóa bị giảm giá trị, mất thị trường hoặc chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của phương tiện được bảo hiểm  Số tiền bảo hiểm theo HĐBH thân tàu đối với trường hợp thiệt hại gây ra cho tàu. Câu hỏi 285: Hồ sơ yêu cầu bồi thường trong bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa bao gồm những loại giấy tờ tài liệu nào? Trả lời: Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các loại sau: 1. Yêu cầu bồi thường theo mẫu 2. Giấy chứng nhận bảo hiểm 3. Giấy đăng ký phương tiện thủy nội địa 4. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật thủy nội địa 5. Giấy phép vận tải hành khách, vé hành khách, danh sách hành khách (nếu có) trong trường hợp bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách 6. Giấy phép kinh doanh vân tải hàng hóa dễ cháy và dễ nổ 7. Bằng thuyền trưởng, máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên (tùy vào từng trường hợp cụ thể) 8. Báo cáo tai nạn hoặc tổn thất và/hoặc Kháng nghị hàng hải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn hoặc bến, cảng đầu tiên (nếu tai nạn xảy ra khi phương tiện đang trên hành trình) 9. Biên bản giám định của DNBH hoặc người được DNBH ủy quyền 10. Biên bản tai nạn do chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giao thông đường thủy hoặc công an lập theo các quy định về giao thông đường thủy nội địa 11. Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người như giấy chứng thương của nạn nhân, giấy ra viện, phiếu mổ và các giấy tờ liên quan đến các chi phí chăm sóc cứu chữa, giấy chứng tử của nạn nhân, các chứng từ điều trị, chi phí mai táng, khiếu nại và thỏa thuận bồi thường cho người thứ ba liên quan đến những chi phí đòi bồi thường 12. Các giấy tờ chứng minh thiệt hại của tài sản như hóa đơn sữa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn, các hóa đơn chứng từ chứng minh các chi phí cần thiết mà người được bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất hay để thực hiện chỉ dẫn của DNBH 13. Những chứng từ, tài liệu khác như trích lục số hành trình, nhật ký máy, nhật ký thời tiết hay các giấy tờ khác của phương tiện được bảo hiểm (tùy vào từng trường hợp cụ thể) Câu hỏi 286: Kh¸i niÖm người thứ ba trong bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa bao gồm những người nào? DNBH có trách nhiệm đối với các loại thiệt hại, chi phí nào? Trả lời: - Đây là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là TNBT ngoài hợp đồng của chủ phương tiện nên người thứ ba là những người bị thiệt hại về thân thể, tài sản do phương tiện thủy nội địa gây ra, trừ những người sau: + Chủ phương tiện, người lái phương tiện, hoa tiêu và thuyền viên của phương tiện + Hành khách - DNBH có trách nhiệm đối với số tiền mà chủ phương tiện (người được bảo hiểm) phải bồi thường cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật, cụ thể bao gồm:  Đối với thiệt hại về người: chi phí mà người được bảo hiểm phải trả theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá mức quy định trong Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người ban hành kèm theo Quyết định số 99/2005/QĐ-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.  Đối với thiệt hại về tài sản: Trách nhiệm bồi thường của chủ phương tiện được xác định căn cứ vào thiệt hại thực tế về tài sản và mức độ lỗi của chủ phương tiện. Thiệt hại thực tế được tính căn cứ vào giá trị thị trường của tài sản bị tổn thất tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế  Các chi phí thực tế phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật và quyết định của Tòa án, bao gồm: ▪ Chi phí khi thực hiện nghĩa vụ hay các biện pháp cần thiết nhằm cứu sinh mạng trên đường thủy nội địa với điều kiện là người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý đối với các chi phí đó và các chi phí đó không thể đòi được từ người thứ ba ▪ Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra ▪ Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn ▪ Chi phí liên quan đến việc tố tụng, tranh chấp khiếu nại về trách nhiệm đối với bên thứ ba ▪ Chi phí thắp sáng, đánh dấu, phá hủy hay di chuyển xác phương tiện bị đắm (nếu có). DNBH chỉ chịu trách nhiệm về chi phí di chuyển xác phương tiện khi chủ phương tiện tuyên bố từ bỏ phương tiện. Câu hỏi 287: Bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách có trách nhiệm đối với các loại thiệt hại, chi phí nào? DNBH có chịu trách nhiệm bồi thường khi người kinh doanh vận tải hành khách có lỗi trong tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi của hành khách? Trả lời: - DNBH có trách nhiệm đối với các loại thiệt hại, chi phí sau:  Những chi phí mà chủ phương tiện (người được bảo hiểm) phải trả theo quy định của pháp luật (nhưng không vượt quá mức quy định trong Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người ban hành kèm theo Quyết định số 99/2005/QĐ-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) do hành khách bị ốm đau, thương tật hoặc chết  Những chi phí mà người được bảo hiểm phải gánh chịu theo quy định của pháp luật đối với hành khách do hậu quả tai nạn của phương tiện được bảo hiểm ngoài những chi phí đã quy định tại điểm 1, kẻ cả các chi phí đưa hành khách tới bến đến hoặc quay trở lại bến đi Vé, danh sách hành khách lên phương tiện trong mỗi chuyến đi là căn cứ để giải quyết bồi thường cho hành khách; đối với vận tải hành khách ngang sông thì việc bồi thường được thực hiện theo HĐBH giữa người kinh doanh vận tải với người bảo hiểm - Bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách hiện nay chưa chịu trách nhiệm đối với TNBT của người kinh doanh vận tải hành khách do lỗi trong tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi của hành khách. Câu hỏi 288: Căn cứ tính số tiền bồi thường của bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa? Trả lời: Số tiền bồi thường của DNBH được tính dựa trên nguyên tắc, c¨n cø sau: 1. Tổng số tiền bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm và không vượt quá số tiền thực tế mà chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo bản án hoặc quyết định của tòa án. 2. Mức trách nhiệm mà chủ phương tiện tham gia. Hiện nay các chủ phương tiện có thể mua bảo hiểm với mức trách nhiệm như sau: - Bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách: mức trách nhiệm bắt buộc: 30 triệu đồng/ hành khách/ vụ - Bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ đối với người thứ ba:  Thiệt hại về người: mức trách nhiệm bắt buộc là: 30 triệu đồng/ người/ vụ  Thiệt hại về tài sản: chủ phương tiện có thể thỏa thuận để mua các mức trách nhiệm như là 300 triệu đồng/vụ; 500 triệu đồng/ vụ; 1 tỷ đồng/ vụ 3. Mức khấu trừ quy định trong Bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ. Theo quy định của quy tắc bảo hiểm bắt buộc, mức khấu trừ quy định là: + Đối với thiệt hại về người: 100.000 đồng/ vụ + Đối với thiệt hại khác: 2% số tiền yêu cầu bồi thường, tối thiểu là 1.000.000 đồng/ vụ Câu hỏi 289: Phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa được tính dựa trên những căn cứ nào? Trả lời: 1. PhÝ bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hành khách được tính theo: - Số ghế ngồi được bảo hiểm (theo thiết kế) - Loại phương tiện: phương tiện chở khách tốc độ thường hoặc phương tiện chở khách tốc độ cao - Mức trách nhiệm thỏa thuận giữa chủ phương tiện và DNBH - Thời hạn bảo hiểm (thông thường 1 năm hay ngắn hạn: 6 tháng; 3 tháng; 1 tháng hoặc 1 chuyến) 2. Phí bảo hiểm TNDS của người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ đối với người thứ ba được tính theo: - Mức trách nhiệm thỏa thuận giữa chủ phương tiện và DNBH - Loại phương tiện (phương tiện tự hành hoặc phương tiện kéo có phân nhóm cụ thể theo trọng tải hoặc công suất (CV) - Thời hạn bảo hiểm (thông thường 1 năm hay ngắn hạn: 6 tháng; 3 tháng; 1 tháng hoặc 1 chuyến) 3. Cụ thể: BiÓu phÝ vµ møc tr¸ch nhiÖm b¶o hiÓm TNDS cña ngêi kinh doanh vËn t¶i hµnh kh¸ch, hµng hãa dÔ ch¸y vµ dÔ næ trªn ®êng thñy néi ®Þa ban hành kèm theo Quyết định số 99/2005/QĐ-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nh sau: I. Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hàng hoá dễ cháy và dễ nổ trên đường thuỷ nội địa đối với người thứ ba A. Phương tiện tự hành và phương tiện kéo Loại phương tiện Phương tiện tự hành Phương tiện kéo Trọng tải (T) Công suất (CV) Phí bảo hiểm theo mức trách nhiệm (đồng/năm) (trong đó, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với con người là 30 triệu đồng/người/vụ) Mức 300.000.000 đồng/vụ Đến 50 1.350.000 Trên 50 - 100 2.160.000 Trên 100 - 200 2.700.000 Mức 500.000.00 0 đồng/vụ Mức 1.000.000.00 0 đồng/vụ Trên 200 - 300 Đến 125 4.374.000 Trên 300 - 400 Trên 125 - 150 5.103.000 Trên 400 - 500 Trên 150 - 175 5.832.000 Trên 500 - 600 Trên 175 - 200 11.482.000 Trên 600 - 700 Trên 200 - 225 12.466.000 Trên 700 - 800 Trên 225 - 250 13.450.000 Trên 800 - 900 Trên 250 - 275 14.434.000 Trên 900 - 1.000 Trên 275 - 300 15.418.000 Trên 1.000 - 1.100 Trên 300 - 325 16.074.000 Trên 1.100 - 1.200 Trên 325 - 350 16.731.000 Trên 1.200 - 1.300 Trên 350 - 375 17.387.000 Trên 1.300 - 1.400 Trên 375 - 400 18.043.000 Trên 1.400 - 1.500 Trên 400 - 425 18.699.000 Trên 1.500 - 1.600 Trên 425 - 450 19.355.000 Trên 1.600 - 1.700 Trên 450 - 475 20.011.000 Trên 1.700 - 1.800 Trên 475 - 500 20.667.000 Trên 1.800 - 1.900 Trên 500 - 525 21.323.000 Trên 1.900 - 2.000 Trên 525 - 550 21.980.000 Trên 2000 tấn hoặc trên 550 cv: Mức 1 tỷ; Phí bảo hiểm:  Phương tiện tự hành:21.980.000 đ + 328.000đ (trọng tải – 2000)/100  Phương tiện kéo: 21.980.000 đ + 328.000đ (công suất – 550)/25 B. Phương tiện chuyên chở không tự hành: Phí bảo hiểm bằng 30% phí bảo hiểm áp dụng cho phương tiện tự hành cùng trọng tải II. Phí bảo hiểm TNDS chủ phương tiện chở khách đối với hành khách - Mức trách nhiệm: 30 triệu đồng/hành khách/vụ - Phí bảo hiểm:  Phương tiện chở khách tốc độ thường: 36.000 đ/ghế  Phương tiện chở khách tốc độ cao (tốc độ thiết kế từ 30 km/h trở lên): 50.400 đ/ghế III. Biểu phí ngắn hạn - Phí bảo hiểm 01 tháng hoặc 01 chuyến (tính bằng phí 1 tháng): 15% phí bảo hiểm năm - Phí bảo hiểm 03 tháng: 35% phí bảo hiểm năm - Phí bảo hiểm 06 tháng: 60% phí bảo hiểm năm IV. Mức khấu trừ (áp dụng cho cả 2 loại hình bảo hiểm): - Đối với thiệt hại về người: 100.000 đ/vụ - Đối với thiệt hại khác: 2% số tiền yêu cầu bồi thường, tối thiểu 1.000.000 đ/vụ 4.2 B¶o hiÓm TNDS cña chñ tµu thuyÒn ho¹t ®éng trªn s«ng hå, thñy néi ®Þa vµ l·nh h¶i viÖt Nam Câu hỏi 290: Bảo hiểm TNDS chủ tàu thuyền hoạt động trên sông hồ, vùng nội thủy và lãnh hải Việt nam bảo hiểm cho trường hợp nào? Tàu thuyền cùng chủ đâm va gây thiệt hại lẫn nhau có được bảo hiểm bồi thường không? Trả lời: a) Loại sản phẩm bảo hiểm này không chỉ bảo hiểm cho chủ tàu thuyền trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà còn bảo hiểm cả một số loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng như trách nhiệm đối với thuyền viên, thủy thủ, hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu. Cụ thể, DNBH chịu trách nhiệm bồi thường: - Những chi phí thực tế phát sinh do tàu thuyền được bảo hiểm gây ra mà chủ tàu thuyền phải chịu trách nhiệm dân sự theo pháp luật, quyết định của tòa án, gồm:  Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra  Chi phí đánh dấu, phá hủy, di chuyển, trục vớt xác tàu thuyền bị đắm theo yêu cầu của chính quyền địa phương  Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn  Chi phí liên quan đến việc tố tụng, tranh chấp khiếu nại về bảo hiểm TNDS - Những khoản chi phí mà chủ tàu thuyền phải chịu trách nhiệm bồi thường theo luật định đối với tính mạng, sức khỏe, thương tật hoặc các tổn thất vật chất của thủy thủ, thuyền viên trên tàu được bảo hiểm - Trách nhiệm mà chủ tàu thuyền phải gánh chịu do tàu thuyền được bảo hiểm gây ra làm :  Thiệt hại cầu cảng, kè, cống, bè mảng, giàng đáy, đê đập, công trình trên bờ, dưới nước cố định hoặc di động  Bị thương hoặc thiệt hại tính mạng người thứ ba khác (trừ thuyền viên, những người đi trên tàu được bảo hiểm  Mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu thuyền được bảo hiểm (loại trừ những mất mát, hư hỏng do hành vi ăn cắp hoặc thiếu hụt tự nhiên)  Trách nhiệm đâm va: bao gồm những chi phí phát sinh từ tai nạn đâm va giữa tàu được bảo hiểm với tàu khác mà chủ tàu có trách nhiệm bồi thường về  Thiệt hại, hư hỏng tàu khác hay tài sản trên tàu ấy  Chậm trễ hay mất thời gian sử dụng tàu khác hay tài sản trên tàu ấy  Tổn thất chung, cứu nạn hay cứu hộ theo hợp đồng của tàu khác hay tài sản trên tàu  Trục vớt, di chuyển hoặc phá hủy xác tàu ấy  Thuyền viên trên tàu bị đâm va bị chết, bị thương  Tẩy rửa ô nhiễm do tàu bị đâm va gây ra  (Tổng số tiền bồi thường về trách nhiệm đâm va cho mỗi vụ không vượt quá giá trị tàu tham gia bảo hiểm) b) Về nguyên tắc, trong trường hợp tàu thuyền cùng chủ đâm va gây thiệt hại lẫn nhau này không có cơ sở phát sinh TNDS của chủ phương tiện - đối tượng được bảo hiểm của bảo hiểm TNDS. Tuy nhiên, do đặc thù ở Việt nam nên các DNBH có mở rộng bảo hiểm cho cả trường hợp này. Câu hỏi 291: Bảo hiểm TNDS chủ tàu cá bảo hiểm cho những trường hợp nào? Trả lời: Thực chất đây là loại bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà chủ tàu thuyền đánh bắt cá có thể phải gánh chịu trong trường hợp tàu cá có lỗi, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng sức khỏe của người khác, bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường: 1) Những chi phí thực tế phát sinh do tàu thuyền được bảo hiểm gây ra mà chủ tàu thuyền phải chịu trách nhiệm dân sự theo pháp luật, quyết định của tòa án, gồm: 1. Chi phí tẩy rửa ô nhiễm dầu, tiền phạt của chính quyền địa phương và các khiếu nại về hậu quả do ô nhiễm dầu gây ra 2. Chi phí đánh dấu, phá hủy, di chuyển, trục vớt xác tàu thuyền bị đắm theo yêu cầu của chính quyền địa phương 3. Chi phí cần thiết và hợp lý trong việc ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, trợ giúp cứu nạn 4. Chi phí liên quan đến việc tố tụng, tranh chấp khiếu nại về bảo hiểm TNDS 2) Trách nhiệm mà chủ tàu thuyền phải gánh chịu do tàu thuyền được bảo hiểm gây ra làm: 5. Thiệt hại cầu cảng, kè, cống, bè mảng, giàng đáy, đê đập, công trình trên bờ, dưới nước cố định hoặc di động 6. Bị thương hoặc thiệt hại tính mạng người thứ ba khác (trừ thuyền viên, những người đi trên tàu được bảo hiểm) 7. Những khoản chi phí phải trả do sự cố đâm va làm cho tàu thuyền khác:  Thiệt hại, hư hỏng vật chất, làm thiệt hại kinh doanh, làm mất giá trị sử dụng  Thiệt hại hàng hóa, tài sản trên tàu thuyền bị đâm va  Tàu thuyền, hàng hóa, tài sản bị đắm phải trục vớt, di chuyển hoặc phá hủy  Trách nhiệm về ô nhiễm dầu  Gây chết người, bị thương  Những chi phí liên quan đến tổn thất chung và chi phí cứu nạn 5. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA HÃNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG Câu hỏi 292: Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của các Hãng hàng không đối với thiệt hại của hành khách và người thứ ba khác ? Trả lời: Việc xác định trách nhiệm bồi thường của các hãng hàng không căn cứ vào các nguồn luật quốc tế như Công ước Vacsava, nghị định thư Lahay… và nguồn luật quốc gia như: Luật hàng không dân dụng Việt nam. Các nguồn luật một mặt quy kết trách nhiệm bồi thường của các hãng hàng không trong các trường hợp khác nhau, mặt khác cho phép các hãng hàng không được phép giới hạn trách nhiệm bồi thường đối với những loại thiệt hại nhất định. Chẳng hạn, theo Luật hàng không dân dụng của CHXHCN Việt nam, có những điểm đáng chú ý sau: - Mức bồi thường của người vận chuyển đối với mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hóa, hành lý được tính như sau:  Theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không vượt quá giá trị thực tế  Theo mức giá trị đã kê khai của việc nhận hàng hóa, hành lý ký gửi tại địa điểm đến. Trường hợp người vận chuyển chứng minh được giá trị kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường tính theo giá trị thực tế  Theo giá trị thiệt hại thực tế của hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị  Theo mức giá trị thiệt hại thực tế đối với hành lý xách tay - Trong trường hợp hàng hóa hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định được giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, quy định như sau:  Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là 100.000 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách. Người vận chuyển chỉ được hưởng mức giới hạn trách nhiệm trong trường hợp chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba  Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm là 4150 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách  Đối với vận chuyển hành lý bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là 1000 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách  Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm là 17 đơn vị tính toán cho mỗi kg hàng hóa Đơn vị tính toán là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định – Quyền rút vốn đặc biệt, được chuyển đổi sang đồng Việt nam theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm thanh toán. Câu hỏi 293: Bảo hiểm TNDS của Hãng hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và tư trang của hành khách chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại, chi phí nào? Trả lời: Đây là loại bảo hiểm TNDS theo hợp đồng vận chuyển hành khách của các Hãng hàng không. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm nói chung gắn liền với trách nhiệm của người vận chuyển hàng không được điều chỉnh bởi các nguồn luật tương thích. Cụ thể, bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với: 26. Những khoản tiền mà người dược bảo hiểm phải bồi thường theo chế độ TNDS do: - Gây thương vong cho hành khách khi họ đang ở trong máy bay hoặc đang lên xuống máy bay - Làm mất hoặc hư hỏng hành lý, hàng hóa trong quá trình vận chuyển và bảo quản theo phiếu hành lý hoặc theo vận đơn do người được bảo hiểm phát hành - Mất, hư hỏng tư trang, hành lý xách tay do hành khách tự bảo quản trong quá trình vận chuyển (chỉ bồi thường trong trường hợp máy bay vị tổn thất toàn bộ) 2. Án phí dân sự và các chi phí cần thiết hợp lý khác đã được người bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản 3. Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm Câu hỏi 294: Bảo hiểm TNDS của hãng hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và tư trang của hành khách không chịu trách nhiệm trong những trường hợp nào? Trả lời: Bên cạnh những loại trừ chung áp dụng chung cho bảo hiểm thân máy bay và bảo hiểm TNDS Bảo hiểm TNDS của đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và tư trang của hành khách không có trách nhiệm bồi thường đối với: - Tổn thất về người và tài sản của người được bảo hiểm hoặc bên cùng tham gia kinh doanh với người được bảo hiểm khi những người này đang thi hành nhiệm vụ của họ đối với người được bảo hiểm - Tổn thất về người và tài sản của nhân viên tổ bay khi họ đang làm nhiệm vụ trên máy bay Câu hỏi 295: Bảo hiểm TNDS của hãng hàng không đối với người thứ ba chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại, chi phí nào? Trả lời: Đây là loại bảo hiểm TNBT thiệt hại ngoài hợp đồng của người vận chuyển hàng không nên DNBH chịu trách nhiệm đối với: - Những khoản tiền mà người dược bảo hiểm phải bồi thường theo chế độ TNDS do:  Gây thương vong cho người thứ ba  Làm hư hỏng, thiệt hại tài sản của người thứ ba do máy bay hoặc bất kỳ một người, vật thể nào từ trên máy bay rơi xuống gây ra  Mất, hư hỏng tư trang, hành lý xách tay do hành khách tự bảo quản trong quá trình vận chuyển (chỉ bồi thường trong trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ). - Án phí dân sự và các chi phí cần thiết hợp lý khác đã được người bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản - Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm Câu hỏi 296: Bảo hiểm TNDS của hãng hàng không đối với người thứ ba không chịu trách nhiệm trong những trường hợp nào? Trả lời: Bên cạnh những loại trừ chung áp dụng chung cho bảo hiểm thân máy bay và bảo hiểm TNDS, Bảo hiểm TNDS đối với người thứ ba có quy định: 1. Bảo hiểm TNDS đối với người thứ ba không có trách nhiệm bồi thường đối với: - Tổn thất về người và tài sản của người được bảo hiểm hoặc bên cùng tham gia kinh doanh với người được bảo hiểm khi những người này đang thi hành nhiệm vụ của họ đối với người được bảo hiểm - Tổn thất về người và tài sản của nhân viên tổ bay khi họ đang làm nhiệm vụ trên máy bay - Tổn thất về người và tài sản xảy ra đối với hành khách khi họ đang ở trong máy bay hoặc lên xuống máy bay - Tổn thất hoặc hư hỏng xảy ra đối với bất kỳ tài sản nào thuộc quyền quản lý và sở hữu của người được bảo hiểm 2. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những khiếu nại phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ những hiện tượng sau: - Tiếng động, sự chấn động âm thanh, nổ do kích sóng đột biến khi máy bay vượt tốc độ tiếng động và bất kỳ rủi ro nào khác gắn liền với những hiện tượng nói trên - Ô nhiễm và tất cả các loại nhiễm bẩn - Nhiễu sóng điện và sóng điện từ - Những trở ngại trong việc sử dụng tài sản Trừ những trường hợp nói trên là hậu quả của tai nạn bất ngờ như máy bay rơi, cháy, nổ, đâm va hoặc một tình trạng khẩn cấp được ghi nhận của máy bay trong khi bay. 6. BẢO HIỂM TNDS TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Câu hỏi 297: Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng? Có sự khác biệt với loại sản phẩm bảo hiểm bồi thường trách nhiệm nghề nghiệp của kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn? Trả lời: a) Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm (tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng) phát sinh từ những lỗi, thiếu sót, bất cẩn của người được bảo hiểm hoặc nhân viên của người được bảo hiểm trong khi thực hiện những công việc chuyên môn của mình, chẳng hạn: khảo sát ước tính không đủ lượng bê tông cần thiết; kiến trúc công trình xây dựng không đáp ứng được các yêu cầu chức năng… Bảo hiểm này bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại mà doanh nghiệp tư vấn đầu tư, xây dựng có trách nhiệm phải bồi thường cho chủ đầu tư phát sinh từ những sai sót hay bất cẩn có thể mắc phải trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn. Ngoài ra các thiệt hại về người hoặc về tài sản của các bên thứ ba mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường phát sinh từ những sai sót hay bất cẩn cũng có thể được kết hợp bảo hiểm ở loại hình này nếu người được bảo hiểm yêu cầu. Các công việc chuyên môn phải được xác định cụ thể trong phụ lục HĐBH. Nói chung, loại bảo hiểm này bảo hiểm cho các công việc cơ bản sau: - Thiết kế:  Thiết kế kỹ thuật, thuyết minh, tổng dự toán công trình  Thiết kế bản vẽ thi công, dự toán chi tiết  Giám sát tác giả - Tư vấn, giám sát, lập báo cáo tiền khả thi:  Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi  Lập báo cáo nghiên cứu khả thi  Lập báo cáo đầu tư  Thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế kỹ thuật: thẩm định tổng dự toán (trường hợp thuê các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn thực hiện các công việc này)  Lập hồ sơ mời thầu xây lắp và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp  Lập hồ sơ mời thầu mua sắm vật tưư thiết bị và phân tích đánh giá hồ sơ mời thầu mua sắm vật tư thiết bị.  Giám sát thi công xây dựng.  Giám sát lắp đặt thiết bị. b) Về cơ bản, nếu xét về đối tượng bảo hiểm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư hoặc kỹ sư tư vấn là một loại bảo hiểm. Thực tế, với các DNBH khác nhau, sản phầm bảo hiểm cùng loại nghiệp vụ bảo hiểm có thể không chỉ khác nhau về tên gọi mà có thể khác nhau ở những điều khoản khác của HĐBH. Câu hỏi 298: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng bồi thường những thiệt hại nào ? Trả lời: Bảo hiểm bồi thường những khoản sau : - Số tiền mà người được bảo hiểm (tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng) có trách nhiệm thanh toán đối bới các khiếu nại được lập chống lại người được bảo hiểm trong thời hạn ghi trong phụ lục là hậu quả trực tiếp của các hành động bất cẩn, sai sót hoặc thiếu sót khi người được bảo hiểm hoặc người làm thuê cho họ thực hiện các công việc chuyên môn được xác định trong Phụ lục hîp ®ång b¶o hiÓm. - Các chi phí và phí tổn phát sinh được người bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản nhằm bào chữa và/hoặc giải quyết khiếu nại. Số tiền bồi thường của bảo hiểm được xác định theo các khoản trên và giới hạn bồi thường cho mỗi khiếu nại. Giới hạn bồi thường - mức trách nhiệm gộp cho tất cả các khiếu nại của bên thứ ba chống lại người được bảo hiểm trong một thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả phí tổn và chi phí bào chữa do người dược bảo hiểm chấp thuận mà DNBH có thể phải trả. Trường hợp khiếu nại hàng loạt: hai hay nhiều khiếu nại phát sinh từ một hành vi bất cẩn (ví dụ từ cùng một lỗi tính toán, lỗi họach định hoặc giám sát). Bất kể số người bị thiệt hại, tất cả các khiếu nại này được coi là một khiếu nại và ngày xảy ra tổn thất là ngày mà khiếu nại đầu tiên trong một loạt khiếu nại được phát ra bằng văn bản chống lại người được bảo hiểm. Câu hỏi 299: Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo thời hạn như thế nào ? Thế nào là bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại được lập ? Trả lời: a) Thời hạn bảo hiểm: đơn bảo hiểm có thể được cấp mới hoặc được gia hạn theo thời hạn cố định là 01 năm (gọi tắt là bảo hiểm theo năm) hoặc bảo hiểm theo dự án. Bảo hiểm theo năm có nghĩa là bảo hiểm mọi trách nhiệm nghề nghiệp của người được bảo hiểm trong năm bảo hiểm phát sinh từ bất kỳ dự án nào họ thực hiện. Bảo hiểm theo dự án chỉ bảo hiểm trách nhiệm chuyên môn của người được bảo hiểm phát sinh từ một dự án cụ thể b) Đối với bảo hiểm trên cơ sở khiếu nại được lập thì các khiếu nại được lập trong thời hạn bảo hiểm sẽ được xem xét bồi thường dù cho tổn thất xảy ra vối bên thứ ba có thể xảy ra trước khi cấp đơn bảo hiểm (trong thời gian hiệu lực hồi tố). Có thể mở rộng thời hạn khiếu nại (36 tháng sau khi kết thúc thời hạn HĐBH) với sự thông báo cuả người được bảo hiểm. Khiếu nại của bên thứ ba được coi là lập lần đầu tiên ngay sau khi người được bảo hiểm và/hoặc đại lý hoặc đại diện của người được bảo hiểm: 1. nhận được văn bản yêu cầu bồi thường những tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đống bảo hiểm, bao gồm chi phí khiếu kiện hoặc tổ chức pháp lý hoặc các thủ tục trọng tài; hoặc 2. biết được người có yêu cầu đòi bồi thường; hoặc 3. biết được bất kỳ một sự việc, tình huống hoặc sự kiện nào có thể phán đoán hợp lý rằng sẽ dẫn đến một khiếu nại trong tương lai 4. bất kể sự việc nào nêu trên xảy ra trước 5. Nếu có bất kỳ vụ kiện nào chống lại người được bảo hiểm phát sinh sau này do kết quả trực tiếp của của bất kỳ một vấn đề hoặc những vấn đề nào đối với thông báo đưa ra theo các điểm 2) hoặc 3) nêu trên, bất kể những khiếu kiện đó diễn ra trong thời hạn bảo hiểm hay sau khi hết hạn hîp ®ång b¶o hiÓm, thì vẫn được coi là khiếu nại được lập lần đầu tiên nhằm chống lại người được bảo hiểm tại thời điểm người được bảo hiểm lần đầu tiên biết được sự kiện hoặc những sự kiện đó. Tuy nhiên DNBH sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sự kiện hoặc những sự kiện mà trong vòng 3 năm kể từ ngày thông báo bằng văn bản nói trên đưa ra mà không dẫn đến thủ tục pháp lý nào chống lại người được bảo hiểm. Câu hỏi 300: Thế nào là ngày hồi tố trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng? Trả lời: Ngày hồi tố là thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố. Quy định về thời gian hồi tố có nghĩa là: nếu tổn thất xảy ra đối với bên thứ ba xảy ra trước thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố thì khiếu nại liên quan sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm. Một tổn thất chỉ có thể được xem xét bồi thường khi nó xảy ra sau thời điểm bắt đầu hiệu lực hồi tố và trước thời điểm kết thúc thời hạn bảo hiểm. Đồng thời khiếu nại liên quan phải được lập trong thời hạn bảo hiểm (có thể mở rộng cho 36 tháng tiếp theo kể từ ngày HĐBH kết thúc với điều kiện là thông báo về sự cố có thể dẫn đến khiếu nại phải được gửi cho DNBH trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm) Cách thức quy định ngày hồi tố tùy thuộc vào 2 trường hợp sau: - Bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm theo năm: không áp dụng ngày hồi tố khi ký hợp đồng năm đầu tiên hoặc đã ký trước đây nhưng gián đoạn. Trong những năm tiếp theo, đối với khách hàng tái tục hợp đồng và có thời gian tham gia bảo hiểm liên tục, thời gian hồi tố được phép tính từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm của đơn đầu tiên (thường là 3 năm trước đó) không hồi tố cho những thỏa thuận mới không thuộc phạm vi bảo hiểm trước đó hoặc có mức trách nhiệm thấp hơn. - Bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm theo dự án: Chỉ hồi tố cho những hợp đồng khi không có tổn thất hoặc tổn thất tiềm tàng được biết đến cho đến khi HĐBH có hiệu lực. Như vậy, người được bảo hiểm phải chú ý thực hiện nghĩa vụ của trong trường hợp phát hiện tổn thất, cụ thể:  Trong thời hạn sớm nhất có thể được, nhưng trong mọi trường hợp không được chậm hơn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm/ phụ lục hợp đồng, người được bảo hiểm phải gửi thông báo bằng văn bản cho DNBH hoặc người đại diện được ủy quyền của doanh nghiệp với đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm và tình huống phát sinh tổn thất, tên và địa chỉ của những người bị thương và của nhân chứng nếu có.  Gửi ngay cho DNBH mọi thư yêu cầu, thông báo, trát triệu tập hoặc các yêu cầu khác mà người được bảo hiểm hoặc đại diện của họ đã nhận nếu có khiếu nại phát sinh hay khiếu kiện chống lại người được bảo hiểm. Người được bảo hiểm hay đại diện của họ không được thừa nhận, hứa hẹn hoặc chi trả bất kỳ khoản tiền nào nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của DNBH. DNBH có quyền đứng tên người được bảo hiểm tiến hành bào chữa hoặc giải quyết bất kỳ khiếu nại nào hoặc vì lợi ích của chính mình thay mặt người được bảo hiểm theo đuổi bất kỳ khiếu kiện nào và được tự mình toàn quyền trong việc tiến hành bất kỳ thủ tục pháp lý và giải quyết bất kỳ khiếu nại nào. Câu hỏi 301: Căn cứ tính phí bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư và xây dựng? Trả lời Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí (%) x tổng doanh thu phí dịch vụ theo dự án hoặc theo năm Tỷ lệ phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: a) Trường hợp bảo hiểm theo dự án: - Loại công trình - Loại công việc được bảo hiểm (chỉ công việc thiết kế; chỉ công việc giám sát; cả công việc thiết kế và giám sát; các hoạt động khác: tư vấn và / khảo sát công trình) - Giới hạn trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm - Mức khấu trừ - Các điều khoản bổ sung b) Trường hợp bảo hiểm theo năm: - Số lượng cán bộ quản lý và chuyên gia kỹ thuật của tổ chức tư vấn đầu tư xây dựng bảo hiểm - Loại công trình - Loại công việc được bảo hiểm (chỉ công việc thiết kế; chỉ công việc giám sát; tư vấn và / khảo sát công trình) - Giới hạn trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm - Mức khấu trừ - Các điều khoản bổ sung - Lịch sử tổn thất Câu hỏi 302: Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong hoạt động xây dựng, lắp đặt ? nếu một nhà thầu đã được bảo hiểm cùng với những người được bảo hiểm khác trong đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt thì có phải mua riêng loại bảo hiểm này không? Trả lời a) Thực chất đây là loại bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của doanh nghiệp xây dựng (nhà thầu) phát sinh do gây thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của người thứ ba trong quá trình thực hiện các công việc xây dựng, lắp đặt. Rủi ro phát sinh trách nhiệm dân sự mà chủ thầu có thể gặp trong quá trình thi công xây dựng, lắp đặt là những khiếu nại về thiệt hại tài sản hoặc thân thể của những người thứ ba. Trách nhiệm của nhà thầu trong các trường hợp này có thể được bảo hiểm bằng một HĐBH trách nhiệm riêng biệt nhưng thông thường được bảo hiểm cùng với bảo hiểm tổn thất vật chất của công trình xây dưng trong cùng một HĐBH mọi rủi ro trong xây dựng, lắp đặt. b) Theo quy tắc bảo hiểm xây dựng, doanh nghiệp xây dựng có thể mua bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba đi cùng bảo hiểm tổn thất vật chất với hạn mức trách nhiệm không vượt quá 50% giá trị công trình được bảo hiểm ở phần thiệt hại vật chất và tối đa không quá 3 triệu Đô la Mỹ. Phí bảo hiểm của phần trách nhiệm đối với người thứ ba được tính bằng 5% phí bảo hiểm của phần bảo hiểm thiệt hại vật chất. Tỷ lệ phí bảo hiểm này chỉ áp dụng với điều kiện bên mua bảo hiểm tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất và trách nhiệm đối với người thứ ba trong cùng một HĐBH. Trong trường hợp muốn được bảo hiểm với hạn mức trách nhiệm vượt quá giới hạn trên thì bên mua bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba bằng một HĐBH riêng biệt. Câu hỏi 303: Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp đặt có trách nhiệm đối với những loại thiệt hại, chi phí nào? Có bảo hiểm cho trách nhiệm bồi thường phát sinh đối với thiệt hại mà những người được bảo hiểm trong cùng một đơn bảo hiểm gây ra cho nhau không? Trả lời : DNBH sẽ chịu trách nhiệm đối với trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối với những thiệt hại phát sinh do việc gây ra: - Thương vong hay ốm đau bất ngờ cho người thứ ba - Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba Đối với những yêu cầu bồi thường được chấp nhận, DNBH còn có trách nhiệm đối với: - Các chi phí pháp lý mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm - Các chi phí khác đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của DNBH Trách nhiệm bồi thường do các người được bảo hiểm trong một đơn bảo hiểm gây ra cho nhau được bảo hiểm bồi thường khi HĐBH có điều khoản bổ sung về bảo hiểm trách nhiệm chéo. Câu hỏi 304: Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba trong xây dựng, lắp đặt không chịu trách nhiệm trong những trêng hợp nào? Trả lời : Bên cạnh những điểm loại trừ áp dụng chung cho cả bảo hiểm thiệt hại vật chất (trong đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt) bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba không có trách nhiệm bồi thường đối với: 1. Mức khấu trừ quy định trong HĐBH 2. Chi phí chế tạo, chế tạo lại, nâng cấp, sữa chữa hay thay thế các hạng mục được bảo hiểm hoặc có thể được bảo hiểm theo hợp đòng bảo hiểm thiệt hại vật chất của công trình xây dựng 3. Thiệt hại đối với tài sản, đất đai hay nhà cửa do chấn động hay kết cấu chịu lực và địa chất ...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.