Bảo đảm xét xử công bằng cho người bị buộc tội thông qua quy định quyền bào chữa của người bị buộc tội

pdf
Số trang Bảo đảm xét xử công bằng cho người bị buộc tội thông qua quy định quyền bào chữa của người bị buộc tội 5 Cỡ tệp Bảo đảm xét xử công bằng cho người bị buộc tội thông qua quy định quyền bào chữa của người bị buộc tội 317 KB Lượt tải Bảo đảm xét xử công bằng cho người bị buộc tội thông qua quy định quyền bào chữa của người bị buộc tội 0 Lượt đọc Bảo đảm xét xử công bằng cho người bị buộc tội thông qua quy định quyền bào chữa của người bị buộc tội 2
Đánh giá Bảo đảm xét xử công bằng cho người bị buộc tội thông qua quy định quyền bào chữa của người bị buộc tội
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BẢO ĐẢM XÉT XỬ CÔNG BẰNG CHO NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI THÔNG QUA QUY ĐỊNH QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI ... NGUYỄN TRẦN NHƯ KHUÊ* Bài viết phân tích nội dung quyền bào chữa của người bị buộc tội. Đồng thời, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số vướng mắc và kiến nghị nhằm bảo đảm quyền của người bị buộc tội được xét xử công bằng thông qua quy định quyền bào chữa của người bị buộc tội trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. Từ khóa: Quyền được xét xử công bằng, người bị buộc tội, quyền bào chữa của người bị buộc tội. Ngày nhận bài: 17/9/2020; Biên tập xong: 20/9/2020; Duyệt đăng: 20/9/2020. The article analyzes the content of right to defence of accused persons, then shortcomings and recommendations to ensure right to a fair trial of the accused by the provisions of their right to defence in Vietnamese Criminal Procedure Code are pointed out. Keywords: Right to a fair trial, accused persons, right to defence of accused persons. 1. Quyền bào chữa của người bị buộc Một là, tự bào chữa: là hình thức người bị buộc tội sử dụng sự hiểu biết pháp luật tội trong tố tụng hình sự Về mặt nội dung, quyền bào chữa của của mình đưa ra các chứng cứ, yêu cầu, người bị buộc tội trong tố tụng hình sự tranh luận tại phiên tòa… để chứng minh (TTHS) Việt Nam được quy định tại khoản sự vô tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013: “Người sự của mình. 2 bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa”. Đồng thời, quy định này cũng được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản theo Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”. Hai là, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa: là hình thức người bị buộc tội nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện, trợ giúp viên pháp lý bào chữa cho họ. Những người này áp dụng các quy định của pháp luật để trợ giúp pháp lý, chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm trách nhiệm của người bị buộc tội. Trong đó, điểm mới đáng lưu ý tại khoản 2 Điều 72 BLTTHS năm 2015 quy định thêm về 02 diện chủ thể người bào chữa mới là trợ giúp viên pháp lý (trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối Với quy định này, người bị buộc tội tượng trợ giúp pháp lý) và người đại diện có thể thực hiện quyền bào chữa dưới 2 của người bị buộc tội. Bên cạnh đó, người bị buộc tội còn hình thức1: được hưởng quyền bào chữa chỉ định Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, trang 71. 1 Số chuyên đề 03 - 2020 * Thạc sĩ, Khoa Luật, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh Khoa học Kiểm sát 43 BẢO ĐẢM XÉT XỬ CÔNG BẰNG CHO NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI... nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Điều đó có nghĩa là nếu không có người bào chữa thì luật quy định bào chữa bắt buộc cho người bị buộc tội trong những trường hợp sau đây theo quy định tại Điều 76 BLTTHS năm 2015: bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự (BLHS) quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm, tù chung thân, tử hình; người bị buộc tội là người có nhược điểm về thể chất mà không tự bào chữa, có nhược điểm về tâm thần hoặc dưới 18 tuổi. Quyền bào chữa của người bị buộc tội còn được bảo đảm thực hiện khi Điều 16 BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là: thông báo, giải thích quyền bào chữa cho người bị buộc tội; tôn trọng, xem xét khách quan chứng cứ mà người bị buộc tội đưa ra; chỉ định người bào chữa đúng pháp luật… đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội không được thực hiện - Điểm g khoản 1 Điều 58, điểm d khoản 2 Điều 59, điểm h khoản 2 Điều 60, điểm g khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015 quy định cho người bị buộc tội được quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Điều này có nghĩa là người bào chữa có quyền tham gia tố tụng sớm nhất từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra (CQĐT), cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ2. Trên thực tế, một số người bị buộc tội không biết mình có quyền nhờ người bào chữa từ lúc nào, phần lớn cho rằng khi ra tòa mới được mời người bào chữa. Tương tự, theo quy định của BLTTHS năm 2015, bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao tài liệu… liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội, bào chữa3; bị cáo có quyền xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa4. Quy định là vậy song đa số bị can, bị cáo không biết để thực hiện hoặc cơ quan có thẩm quyền cũng không giải thích, tạo điều kiện để bị can, bị cáo biết hay thực hiện được quyền này. 1 2 Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung một số quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa tham gia tố tụng, đồng thời giúp cho người bị buộc tội có vị trí công bằng trong quá trình tranh tụng, trong quá trình chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm trách nhiệm hình sự - BLTTHS năm 2015 quy định một cho mình. Đây chính là tiền đề bảo đảm quyền được xét xử công bằng của người cách chung chung cho người bào chữa được quyền gặp mặt, hỏi người bị buộc tội bị buộc tội. tại điểm a khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2. Người bị buộc tội chưa được bảo 2015. Vậy khi gặp và hỏi người bị buộc tội, đảm quyền bào chữa người bào chữa có được quyền ghi biên Số lượng người bào chữa ngày càng bản và sử dụng làm nguồn của chứng cứ phát triển cùng những quy định mới đã không? Trong khi đó, cuộc nói chuyện góp phần giúp cho người bị buộc tội được này có thể được xem là nguồn chứng cứ có thêm nhiều quyền để bảo đảm quyền để người bào chữa thực hiện bào chữa bảo bào chữa. Tuy nhiên, trên thực tế, việc vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thực hiện quyền này còn có nhiều hạn chế 2 Xem Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. dẫn đến việc người bị buộc tội chưa được 3 Xem điểm i khoản 2 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình bảo đảm quyền được xét xử công bằng sự năm 2015 thông qua việc thực hiện quyền bào chữa: 4 Xem điểm l khoản 2 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình 3 Thứ nhất, một số quy định nhằm bảo sự năm 2015 44 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 03 - 2020 NGUYỄN TRẦN NHƯ KHUÊ bị buộc tội. Một khó khăn nữa là những thủ tục phức tạp, tốn nhiều thời gian khi người bào chữa muốn gặp bị can, bị cáo tại trại tạm giam, tạm giữ. - Người bào chữa cũng có quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra5. Tuy nhiên, quyền này của người bào chữa đôi khi bị “làm khó”, chưa được tạo điều kiện để thực hiện từ sớm hoặc đợi tới ngày xét xử người bào chữa mới được đọc hồ sơ… 1 Thứ hai, thực trạng thủ tục đăng ký bào chữa cũng là một trong những bất cập làm cho người bị buộc tội bị hạn chế thực hiện quyền bào chữa của mình Việc quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa theo khoản 4 Điều 56 BLTTHS năm 20036 còn rườm rà, phức tạp, làm hạn chế vai trò bào chữa của người bào chữa, ảnh hưởng đến quyền lợi nói chung và quyền được xét xử công bằng của người bị buộc tội. 2 Khắc phục hạn chế này, khi tham gia sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003, “trong các báo cáo đánh giá thực trạng thi hành BLTTHS năm 2003 và kiến nghị gửi Ban soạn thảo BLTTHS sửa đổi cũng như tại các cuộc gặp với lãnh đạo Nhà nước, Xem điểm l khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. 6 Khoản 4 điều 56 BLTTHS năm 2003 quy định: “4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do”. 5 Số chuyên đề 03 - 2020 Chính phủ và Quốc hội, Liên đoàn luật sư Việt Nam luôn đề nghị bỏ thủ tục cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, chuyển sang chế độ đăng ký đối với diện chủ thể người bào chữa”7. Chính vì vậy, để nâng cao vai trò của người bào chữa, bảo đảm quyền của người bị buộc tội, bảo đảm Tòa án xét xử công bằng, BLTTHS năm 2015 quy định điều luật mới hoàn toàn về thủ tục đăng ký bào chữa (Điều 78 BLTTHS năm 2015)8. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 72 BLTTHS năm 2015 quy định diện người bào chữa khá rộng nên việc quy định sao y chứng thực các giấy tờ liên quan đến người bào chữa là không cần thiết, mang tính thủ tục hành chính phiền hà. 3 4 Thứ ba, chỉ nói riêng đối với luật sư, số lượng luật sư tham gia vào các vụ án hình sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Tính đến năm 2018, cả nước đã thành lập 63 Đoàn luật sư tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có tổng số 12.821 luật sư, hoạt động trong 3.871 tổ chức hành nghề luật sư. So với năm 2005 (12.821/1.883), tỷ lệ luật sư tăng 680% và tỷ lệ các tổ chức hành nghề tăng 460% (3.871/839). Cả nước hiện có 63 Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước với 147 chi nhánh và 645 Trợ giúp viên pháp lý, 3.214 người tham gia Trợ giúp pháp lý (bao gồm 2.725 cá nhân ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và 245 người của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, trong đó có 1.087 luật sư)9. 5 Theo thống kê của ngành Kiểm sát Phan Trung Hoài (2016), Những điểm mới về chế định bào chữa trong BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia, trang 200. 8 Xem Điều 78 BLTTHS năm 2015 9 Báo cáo kết quả tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 49 – NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội ngày 12/11/2019, trang 18. 7 Khoa học Kiểm sát 45 BẢO ĐẢM XÉT XỬ CÔNG BẰNG CHO NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI... nhân dân, trong năm 2015, Tòa án đã xét xử 59.696 vụ/71.804 vụ đã thụ lý (xét xử 105.849 bị cáo/128.226 bị cáo Tòa án đã thụ lý); năm 2016 đã xét xử 60.496 vụ/71.291 vụ đã thụ lý (xét xử 101.602 bị cáo/121.239 bị cáo Tòa án đã thụ lý); năm 2017 đã xét xử 57.879 vụ/68.362 vụ đã thụ lý (xét xử 95.141 bị cáo/114.931 bị cáo Tòa án đã thụ lý)10. Mặc dù số lượng xét xử vụ án hình sự lớn nhưng đội ngũ luật sư chỉ tham gia 43.738 vụ án hình sự /178.071 vụ Tòa án đã xét xử/302.592 bị cáo đã xét xử. Riêng năm 2018, theo báo cáo của 59/63 Đoàn luật sư, đội ngũ luật sư Việt Nam tham gia 12.450 vụ án hình sự, trong đó có 7.395 vụ án hình sự chỉ định và 5.055 vụ án hình sự được khách hàng mời11. Trong khi đó, năm 2018 Tòa án đã xét xử 61.669 vụ/66.994 vụ Tòa án đã thụ lý (xét xử 103.574 bị cáo/114.649 bị cáo Tòa án đã thụ lý)12. Điều này cho thấy vẫn còn một số lượng lớn bị cáo chưa được thực hiện quyền bào chữa để bảo đảm được xét xử công bằng. Ở nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lượng luật sư chưa đủ để bào chữa trong các vụ án bắt buộc có sự tham gia của luật sư (án chỉ định) mà phải mời các luật sư ở địa phương khác tham gia. Điều này khiến cho nhiều vụ án phải tạm hoãn, kéo dài, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. 2 3 Một số hạn chế nêu trên đã phần nào cản trở người bào chữa thực hiện chức năng của mình và tác động đến việc bảo Báo cáo Tổng kết công tác ngành Kiểm sát các năm 2015, năm 2016, năm 2017. 11 Báo cáo kết quả tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 49 – NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội ngày 12/11/2019, trang 16. 12 Báo cáo Tổng kết công tác ngành Kiểm sát năm 2018 10 46 Khoa học Kiểm sát đảm tranh tụng của người bị buộc tội. 3. Kiến nghị sửa đổi chế định liên quan người bào chữa, đẩy mạnh tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm cho người bị buộc tội được quyền xét xử công bằng Nhằm khắc phục những bất cập liên quan đến chế định bào chữa, tác giả kiến nghị: Một là, đơn giản hóa thủ tục đăng ký bào chữa Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển chính phủ điện tử (CPĐT) là xu thế tất yếu, là mô hình phổ biến của nhiều quốc gia. CPĐT là Chính phủ ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công tốt hơn. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan Chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm cụ thể hóa chủ trương này: Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/ NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị định số 43/2011/NĐ-NP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 20112015, Luật An toàn thông tin và Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về CPĐT. Số chuyên đề 03 - 2020 NGUYỄN TRẦN NHƯ KHUÊ Do đó, kiến nghị cần ứng dụng CNTT vào hoạt động đăng ký bào chữa. Theo đó, người bào chữa sẽ thực hiện đăng ký bào chữa thông qua mạng internet và thông tin này sẽ được kết nối chung đến các Cơ quan tiến hành tố tụng. Khi đến làm việc, người bào chữa chỉ cần xuất trình các giấy tờ của người bào chữa như Thẻ luật sư hoặc giấy tờ tùy thân. sự tham gia của “người tập sự hành nghề luật sư” trong hoạt động TTHS. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người tập sự hành nghề Luật sư có điều kiện tiếp xúc thực tiễn, có kinh nghiệm và hình thành kỹ năng tố tụng. Khoản 3 Điều 14 Luật luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định: “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật. Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của Luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý”. Mặc dù Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đề xuất bổ sung quy định này trong Dự thảo nhưng BLTTHS năm 2015 vẫn chưa quy định, chưa có hướng dẫn về nội dung này13. cách chung chung về việc cho người bào chữa được quyền gặp mặt, hỏi người bị buộc tội tại điểm a khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015. Vậy khi gặp và hỏi người bị buộc tội, người bào chữa có được quyền ghi biên bản và sử dụng làm nguồn của chứng cứ không? Để giải quyết vấn đề này, tác giả kiến nghị bổ sung quy định hoặc có hướng dẫn giải thích cho phép người bào chữa được ghi chép lại, ghi âm, ghi hình cuộc trao đổi giữa người bào chữa và người bị buộc tội nhằm sử dụng làm nguồn chứng cứ trong quá trình bào chữa./. Ba là, kiến nghị bổ sung quy định cho phép người bào chữa được ghi chép lại, ghi Hai là, kiến nghị bổ sung quy định về âm, ghi hình cuộc gặp mặt, hỏi người bị sự tham gia của “người tập sự hành nghề buộc tội luật sư” trong hoạt động TTHS BLTTHS năm 2015 còn quy định một TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. 2. Báo cáo kết quả tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 49–NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội ngày 12/11/2019. 3. Báo cáo Tổng kết công tác ngành Kiểm sát các năm 2015, năm 2016, năm 2017, năm 2018. 4. Phan Trung Hoài (2016), Những điểm mới về chế định bào chữa trong Bộ luật Tố tụng Vì vậy, kiến nghị bổ sung quy định về hình sự năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia. Phan Trung Hoài (2016), Những điểm mới về chế định bào chữa trong BLTTHS năm 2015, NXB Chính trị quốc gia, trang 209. 13 Số chuyên đề 03 - 2020 5. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam. Khoa học Kiểm sát 47
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.