Bảo đảm quyền được xét xử công bằng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

pdf
Số trang Bảo đảm quyền được xét xử công bằng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 10 Cỡ tệp Bảo đảm quyền được xét xử công bằng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 367 KB Lượt tải Bảo đảm quyền được xét xử công bằng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 0 Lượt đọc Bảo đảm quyền được xét xử công bằng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 6
Đánh giá Bảo đảm quyền được xét xử công bằng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HOÀNG ANH TUYÊN BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 HOÀNG ANH TUYÊN* Quyền được xét xử công bằng là một trong những quyền quan trọng trong tố tụng hình sự được ghi nhận trong Công ước quốc tế, Hiến pháp và pháp luật quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, việc bảo đảm quyền được xét xử công bằng được quy định đầy đủ nhất trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Bài viết tập trung phân tích, chỉ rõ bảo đảm quyền được xét xử công bằng thông qua các nguyên tắc cơ bản và các quy định về điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự của BLTTHS năm 2015, là cơ sở để quyền này được thực hiện đầy đủ trên thực tiễn. Từ khóa: Quyền được xét xử công bằng, bảo đảm quyền được xét xử công bằng, tố tụng hình sự. Ngày nhận bài: 18/9/2019; Ngày biên tập xong: 25/9/2019; Ngày duyệt đăng: 24/12/2019 Right to a fair trial is one of vital rights recognized in International conventions as well as national Constitutions and laws. In Vietnam, ensuring this right has been comprehensively prescribed in the Criminal Procedure Code (CPC) in 2015. By analyzing foundamental principles and regulations on investigation, prosecution and adjudication criminal cases in the 2015 CPC, this article concentrates on ensuring right to a fair trial so that it can be fully implemented in reality. Keywords: Right to a fair trial, ensuring right to a fair trial, criminal Q proceedings. uyền được xét xử công bằng đặt ra các quy trình, thủ tục tố tụng được thiết kế và vận hành theo hướng đạt được tính công bằng tối đa trong tất cả các giai đoạn của hoạt động TTHS, bảo đảm cho các chủ thể tố tụng những cơ hội giống nhau trong việc hướng đến kết quả mong muốn trong hoạt động tố tụng. Việc đảm bảo thực hiện quyền này góp phần tăng cường dân chủ, phát huy vai trò tích cực của các chủ Số 06 - 2019 thể tố tụng, bảo đảm tốt hơn quyền con người trong TTHS. 1. Bảo đảm quyền được xét xử công bằng qua các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS năm 2015 quy định 27 nguyên tắc cơ bản (từ Điều 7 đến Điều 33), ở những cấp độ khác nhau, các * Tiến sĩ, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế và Quản lý khoa học, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Khoa học Kiểm sát 3 BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG TRONG BỘ LUẬT... nguyên tắc này đều thể hiện tinh thần xét xử công bằng, bảo vệ quyền con người với hai định hướng: (1) Xử lý nhanh chóng, kịp thời, công bằng, đúng pháp luật đối với tội phạm; (2) Đảm bảo không làm ảnh hưởng tới các quyền hợp pháp của con người khi tiến hành tố tụng, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể tố tụng. Trong số các nguyên tắc cơ bản, có một số nguyên tắc thể hiện đậm nét quyền được xét xử công bằng. Cụ thể như sau: - Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật” và “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 9 và Điều 26) Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận tại Điều 9 BLTTHS năm 2015. Nguyên tắc này khẳng định sự công bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân trước pháp luật TTHS. Sự bình đẳng thể hiện ở khía cạnh mọi công dân không phân biệt nam nữ, dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, nếu ở địa vị pháp lý - tố tụng như nhau thì đều có những quyền và nghĩa vụ như nhau. Bất cứ người nào phạm tội đều phải được áp dụng các chế tài do pháp luật hình sự quy định để xử lý đúng với tội danh tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã thực hiện. Để bảo đảm thực hiện yêu cầu này, các chủ thể tiến hành tố tụng phải áp dụng thống nhất và có căn cứ các thủ tục, biện pháp tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, xác định đầy đủ khách quan, toàn diện các tình tiết của vụ án để áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự nhằm xử lý người đã thực hiện hành vi phạm tội. 4 Khoa học Kiểm sát Để bảo đảm quyền bình đẳng giữa các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và thực hiện chức năng bào chữa, Điều 26 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” với nội dung: Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Trong TTHS, mọi hoạt động của các bên buộc tội và bào chữa đều hướng tới mục tiêu chứng minh có hay không có hành vi phạm tội trước Tòa án. Tòa án là chủ thể giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tố tụng. Hoạt động xét xử vụ án hình sự được xác định là hoạt động trọng tâm của TTHS bởi Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xác định một người đã phạm tội và đưa ra bản án, quyết định loại, mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội. Buộc tội và bào chữa là hai chức năng, hai mục đích và là hai phương diện hoạt động tố tụng đối lập phát sinh, tồn tại biện chứng với nhau trong quá trình tố tụng. Dù pháp luật TTHS có phân định rõ diện các chủ thể buộc tội và bào chữa hay không thì cũng không làm thay đổi một thực tế rằng luôn tồn tại các chủ thể thực hiện các hoạt động tố tụng với mục đích buộc tội và các chủ thể thực hiện các hoạt động tố tụng với mục đích bào chữa tại phiên tòa. Để đạt được các mục đích của mình khi tham gia tố tụng, các chủ thể buộc tội và bào chữa phải đưa ra được những tài liệu, đồ vật, chứng cứ và lập luận để chứng minh các tình tiết của Số 06 - 2019 HOÀNG ANH TUYÊN vụ án, phải được tranh luận xác định giá trị chứng minh của chứng cứ được đưa ra trước Tòa án. Tòa án là chủ thể trung tâm, có quyền xem xét, đánh giá các chứng cứ, lập luận của các bên buộc tội và bào chữa để xác định sự thật khách quan của vụ án, đưa ra phán quyết về vụ án. Bảo đảm sự bình đẳng trước Tòa án trong việc đưa ra chứng cứ, yêu cầu, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ do các bên đưa ra. Việc bảo đảm tranh luận bình đẳng giữa các chủ thể bên buộc tội và bên bào chữa vừa thể hiện tính dân chủ, khoa học của quy trình TTHS, vừa có vai trò bảo đảm Tòa án có được cái nhìn khách quan, toàn diện, chính xác về vụ án. Nếu Tòa án thiếu khách quan, thiên vị đối với bên buộc tội hoặc bào chữa sẽ dẫn đến hậu quả đưa ra phán quyết sai lầm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội hoặc người bị hại. - Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội” (Điều 16) Trong TTHS ở nước ta, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Để thực hiện trách nhiệm chứng minh tội phạm, pháp luật TTHS quy định cho các chủ thể này các quyền năng pháp lý, Nhà nước tạo ra các điều kiện về nguồn lực con người, cơ sở vật chất để các chủ thể này thực hiện trách nhiệm được giao. Để tạo cơ sở pháp lý công bằng, bình đẳng cho việc thực hiện chức năng bào chữa trong TTHS, BLTTHS quy định nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội tại Điều 16 với nội dung: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm Số 06 - 2019 thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”. Với nội dung nêu trên, có thể khẳng định đây là một nguyên tắc quan trọng nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về quyền và việc thực hiện quyền bào chữa của trong TTHS. - Nguyên tắc “Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng” (Điều 21) Bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng trong TTHS cũng là một yêu cầu để bảo đảm công bằng giữa các bên buộc tội và bào chữa trong TTHS. Để bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng, Điều 21 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Theo đó, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ. Khi có lý do xác đáng cho rằng họ không vô tư khi tham gia vào quá trình TTHS thì họ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc buộc phải thay đổi nếu họ không từ chối. Các điều 60, 61, 62, 63, 64, 73, 84 BLTTHS năm 2015 đều quy định cho bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch nếu có lý do để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ. Khoa học Kiểm sát 5 BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG TRONG BỘ LUẬT... Người tiến hành tố tụng dù là chủ thể thực hiện chức năng buộc tội (như Điều tra viên, Kiểm sát viên) hay là chủ thể thực hiện chức năng xét xử (như Thẩm phán) thì họ đều có trách nhiệm xác định sự thật khách quan của vụ án. Để thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của mình, những người tiến hành tố tụng phải tiến hành các hoạt động tố tụng có sự tham gia của người tham gia tố tụng thuộc cả bên buộc tội và bên bào chữa (như: ghi lời khai, tiếp nhận tài liệu, đồ vật, giải quyết những yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự). Những người tiến hành tố tụng đều có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện các quyền của người tham gia tố tụng trong mỗi giai đoạn tố tụng từ điều tra, truy tố đến xét xử vụ án hình sự như thực hiện các yêu cầu, tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật do họ xuất trình để chứng minh có tội phạm xảy ra hay không, chứng minh mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra; có trách nhiệm xem xét, đánh giá những thông tin, tài liệu do các chủ thể là người tham gia tố tụng thuộc cả bên buộc tội và bên bào chữa cung cấp để xác định sự thật của vụ án. Nếu như người tiến hành tố tụng không vô tư, đối xử thiên vị, tất yếu sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng về các quyền chứng minh, quyền yêu cầu, quyền khiếu nại và những quyền con người, quyền công dân khác của những người tham gia tố tụng. - Nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật“ (Điều 25) Xét xử là hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án. Trong hệ thống cơ quan 6 Khoa học Kiểm sát Nhà nước, chỉ có Tòa án có quyền xét xử vụ án hình sự. Việc xét xử của Tòa án chỉ thực sự đúng đắn, khách quan khi dựa trên những tài liệu chứng cứ của vụ án và quy định của pháp luật, có như vậy mới đảm bảo tính khách quan, vô tư, không bị phụ thuộc bởi bất kỳ tác động khách quan hay chủ quan nào, bảo đảm được sự công bằng, bình đẳng, nghiêm minh. Sự độc lập của Tòa án trong hoạt động xét xử là một yêu cầu quan trọng để bảo đảm sự vô tư, khách quan của Tòa án trong việc xác định sự thật của vụ án, quyết định tội danh, hình phạt được phù hợp nhất đối với người phạm tội, tạo sự công bằng, bình đẳng trong TTHS. Chính vì vậy, Điều 23 BLTTHS năm 2015 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. - Nguyên tắc “Tòa án xét xử tập thể” (Điều 24) Việc Tòa án xét xử thận trọng, khách quan, đúng người, đúng tội, quyết định hình phạt áp dụng đối với người phạm tội tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả do tội phạm gây ra là bảo đảm quyền công bằng, bình đẳng của người bị buộc tội trước Tòa án. Điều 24 BLTTHS năm 2015 quy định nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Theo nguyên tắc này, việc xét xử các vụ án ở các cấp Tòa án đều theo chế độ hội đồng, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Khi quyết định các vấn đề của vụ án được thực hiện bằng cách biểu quyết và quyết định của Hội đồng xét xử là ý kiến đa số, có như vậy mới tạo điều kiện cho việc thực hiện công bằng, bình đẳng, Số 06 - 2019 HOÀNG ANH TUYÊN tránh được sự áp đặt ý chí chủ quan của bất kỳ cá nhân nào trong thực hiện việc xét xử của Tòa án. - Nguyên tắc “Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai” (Điều 25) Điều 25 BLTTHS năm 2015 quy định “Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng”, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013: “Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai” (khoản 2 Điều 31); và nội luật hóa cam kết trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó Công ước của Liên Hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 xác định, trong quá trình TTHS: “Bất cứ người nào do bị bắt hoặc bị giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu cầu xét xử trước Tòa án nhằm mục đích để Tòa án đó có thể quyết định không chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và trả lại tự do nếu việc giam giữ là trái pháp luật”; “Bất kỳ người nào đều có quyền đòi hỏi việc xét xử công bằng và công khai do một Tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội trong vụ án hình sự hoặc xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong tố tụng dân sự” (các điều 9.1, 9.2, 9.3, 14.1). Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời đòi hỏi Tòa án phải xét xử không quá chậm trễ bởi “Công lý chậm trễ là công lý bất công”. Tòa án phải xét xử kịp thời không chỉ liên quan đến khoảng thời gian từ khi bị cáo buộc đến khi mở phiên tòa, mà còn liên quan đến thời gian xét xử tại tòa và Số 06 - 2019 thời gian giữa hai phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, tất cả đều không được trì hoãn quá lâu. Xét xử kịp thời, không chậm trễ nhằm đảm bảo quyền con người của người bị buộc tội. Bởi lẽ, khi bị đưa vào vòng quay tố tụng với tư cách người bị buộc tội, những người này có thể bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn (như bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú) và bị hạn chế một số quyền trong khi họ chưa bị coi là có tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội. Chính vì vậy, Tòa án xét xử kịp thời sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết; nếu trong trường hợp không kết tội được thì Tòa án nhanh chóng tuyên họ vô tội, trả tự do và khôi phục quyền lợi cho họ. Nguyên tắc xét xử công bằng thể hiện ở chỗ, người bị buộc tội phải được xét xử bởi một phiên tòa mà ở đó, họ được thực hiện các quyền của mình trong TTHS do Hiến pháp và pháp luật quy định như: Được thông báo về phiên tòa, được biết mình bị xét xử về tội gì, được bào chữa hay nhờ người bào chữa, được tranh luận tại phiên tòa, đưa ra các chứng cứ và yêu cầu. Phiên tòa công bằng là phiên tòa mà ở đó quyền của các bên tham gia tố tụng được đảm bảo và đúng trình tự, thủ tục luật định. Xét xử công khai là nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử các vụ án hình sự trong TTHS ở nước ta. Điều 25 BLTTHS năm 2015 quy định Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính Khoa học Kiểm sát 7 BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG TRONG BỘ LUẬT... đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai. Nguyên tắc này tạo điều kiện để nhân dân kiểm tra công việc xét xử của Tòa án xem có công minh, khách quan, công bằng và bình đẳng hay không, có tác dụng nâng cao trách nhiệm trong việc xét xử của Tòa án trong việc bảo đảm quyền của các bên khi tham gia hoạt động tố tụng. Nguyên tắc xét xử công khai được coi là thuộc tính quan trọng của các thiết chế dân chủ. Công khai, minh bạch là một trong những điều kiện quan trọng để bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xét xử công khai là một quy định có vai trò bảo đảm sự đối xử công bằng, bình đẳng của Tòa án đối với các chủ thể tham gia tố tụng. Nhìn chung, các nguyên tắc nêu trên của BLTTHS năm 2015 đã tạo cơ sở pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng đề cao trách nhiệm, tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để người tham gia tố tụng thực hiện các quyền của họ, đặc biệt là quyền bào chữa; bảo đảm cho chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự ngày càng được nâng cao; các phiên toà xét xử vụ án hình sự được tiến hành dân chủ, công bằng và bình đẳng hơn. 2. Bảo đảm quyền được xét xử công bằng qua các quy định về điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự của Bộ luật tố tụng hình sự - Các quy định về quyền được thông tin và quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội Quyền được thông tin về bị buộc tội 8 Khoa học Kiểm sát là một trong những quyền hết sức quan trọng của người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) trong TTHS nhằm đảm bảo cho người này biết được lý do, nội dung bị buộc tội để họ thực hiện quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Để bảo đảm cho người bị bị buộc tội được biết thông tin về cáo buộc đối với họ, BLTTHS năm 2015 quy định cho những người này được biết lý do về việc bị bắt, tạm giữ, khởi tố, được nghe, nhận các lệnh, quyết định tố tụng liên quan đến họ, được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của họ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ (các điều 58, 59, 60, 61, 117, 179, 286…). Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội theo quy định của BLTTHS. Trường hợp những người này thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (Điều 71). - Các quy định về quyền được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của người bị buộc tội Quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội là một quyền có ý nghĩa hết Số 06 - 2019 HOÀNG ANH TUYÊN sức quan trọng nhằm bảo đảm tốt hơn, “thực chất” hơn quyền con người, quyền công dân, đồng thời phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên. Người bị buộc tội chưa phải là người có tội, họ chỉ là người bị tình nghi và hầu hết là những người thiếu kiến thức pháp luật. Khi bị triệu tập, làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, trước những người tiến hành tố tụng, nhất là Điều tra viên được đào tạo bài bản về thủ pháp điều tra, dày dạn nghiệp vụ thẩm vấn thì nhiều người bị buộc tội mất bình tĩnh, thậm chí hoảng loạn, nên cần thời gian để họ bình tĩnh suy nghĩ cân nhắc và cần có người trợ giúp pháp lý để tránh tình trạng tự đưa mình vào tình thế bất lợi là tự buộc tội chính mình. Do vậy, BLTTHS năm 2015 quy định người bị buộc tội không phải đưa ra lời khai, đưa ra ý kiến chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội (các điều 58, 59 và 60). Quy định này là minh bạch, giúp cho người bị buộc tội thấy rõ quyền của mình, người tiến hành tố tụng thấy rõ nghĩa vụ bảo đảm quyền cho người bị buộc tội. Đây cũng là tiền đề rất quan trọng để thực hiện nguyên tắc trách nhiệm chứng minh, suy đoán vô tội và bảo đảm quyền bào chữa, chống bức cung, dùng nhục hình, dễ dẫn đến oan sai. - Các quy định về quyền thu thập chứng cứ, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu Quyền thu thập chứng cứ là quyền quan trọng để cả chủ thể buộc tội và bào chữa thực hiện việc buộc tội hay bào chữa. Đối với các chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện chức năng buộc tội, có thể khẳng Số 06 - 2019 định pháp luật TTHS đã quy định cho các chủ thể này một phạm vi thẩm quyền rất rộng để phát hiện, làm rõ và xử lý đối với tội phạm. Đối với Cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, ngoài việc tiếp tục kế thừa 14 biện pháp điều tra trong BLTTHS năm 2003 (như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai, hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng…), BLTTHS năm 2015 còn bổ sung 02 biện pháp điều tra là nhận biết giọng nói và định giá tài sản. Đối với Viện kiểm sát, BLTTHS năm 2015 quy định Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố (Điều 166). Đối với người bị hại: Là người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, việc bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại, khôi phục những giá trị quyền con người đã bị xâm hại của người bị hại là một yêu cầu để bảo đảm quyền con người trong TTHS. Như vậy, đòi hỏi tất yếu đối với quá trình tố tụng là phải xác định đầy đủ những thiệt hại thực tế do hành vi phạm tội gây ra cho người bị hại để quyết định những biện pháp, mức bồi thường phù hợp. Để bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại của người bị hại, xử lý đối với người Khoa học Kiểm sát 9 BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG TRONG BỘ LUẬT... phạm tội, BLTTHS năm 2015 quy định cho người bị hại (hoặc người đại diện hợp pháp của họ) các quyền để chứng minh làm rõ hành vi phạm tội, mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra đối với họ như quyền: Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật (Điều 62). Đối với các chủ thể bị buộc tội: BLTTHS năm 2015 quy định cho người bị buộc tội có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá (các điều 59, 60 và 61); quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm giải quyết đề nghị trưng cầu giám định và định giá tài sản của bị can. Trường hợp chấp nhận đề nghị thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định hoặc văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị biết bằng văn bản và nêu rõ lý do (Điều 214 và Điều 222). Đối với người bào chữa: BLTTHS năm 2015 quy định người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền: Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định 10 Khoa học Kiểm sát lại, định giá lại tài sản (Điều 73). Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền: (1) gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; (2) đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa (Điều 88). Bên cạnh đó, những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án. - Các quy định về bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội Trong TTHS, để thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xử lý tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chủ động tiến hành tất cả các hoạt động tố tụng, các biện pháp tố tụng cần thiết từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm để xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không, quyết định khởi tố vụ án hình sự, bắt giữ người, khởi tố bị can, tiến hành điều tra làm rõ hành vi phạm tội và người phạm tội. Hoạt động buộc tội được tiến hành ngay từ khi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện bắt, tạm giữ, khởi tố bị can. Đối với người bị buộc tội, ngay sau khi nhận được thông tin cáo buộc trách nhiệm hình sự của mình, họ có quyền thực hiện các quyền được pháp luật quy định để tự bào chữa. BLTTHS năm 2015 quy định người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra (Điều 74); quy định ngoài luật sư, người đại diện Số 06 - 2019 HOÀNG ANH TUYÊN của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân còn có trợ giúp viên pháp lý để bào chữa miễn phí cho các đối tượng thuộc diện chính sách; quy định cụ thể thủ tục đăng ký bào chữa và thời hạn ra văn bản thông báo người bào chữa là 24 giờ kể từ khi nhận đủ các loại giấy tờ do người bào chữa đăng ký để người bào chữa nhanh chóng tiếp cận với quá trình giải quyết vụ án (Điều 78); quy định trường hợp bắt buộc chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất là 20 năm tù, chung thân, tử hình; cho người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất là không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi (Điều 76). Để bảo đảm cho người bào chữa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, BLTTHS năm 2015 quy định cho người bào chữa có quyền: có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt; sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; quy định rõ có quyền có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác (kê biên tài sản, khám người, khám xét chỗ ở, chỗ làm việc…); đề nghị tiến hành một số hoạt động tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người mình bào chữa; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng… (Điều 73). - Các quy định về quyền được tiếp cận hồ sơ, chứng cứ, tài liệu Tiếp cận hồ sơ, chứng cứ, tài liệu là Số 06 - 2019 một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc bào chữa của chủ thể bên bào chữa trong TTHS. Có được sự công bằng, bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa về quyền tiếp cận hồ sơ, chứng cứ, tài liệu mới bảo đảm có được sự công bằng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, bởi chỉ khi bên bào chữa được biết các chứng cứ buộc tội thì mới có thể thực hiện tốt việc bào chữa. BLTTHS năm 2015 được xây dựng trên nền tảng của mô hình TTHS thẩm vấn, các tài liệu, đồ vật, chứng cứ của vụ án thu thập được trong quá trình tố tụng đều được đưa vào hồ sơ vụ án do các cơ quan tiến hành tố tụng lập để thực hiện việc chứng minh tội phạm, buộc tội trong suốt quá trình tiến hành tố tụng và bị can, bị cáo, người bào chữa đều có quyền tiếp cận hồ sơ, chứng cứ, tài liệu này. Theo đó, BLTTHS năm 2015 quy định cho bị can quyền đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu (Điều 60); quy định rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tạo điều kiện cho người bào chữa đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu (Điều 82). Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLTBCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định, khi nhận được văn bản yêu cầu được đọc, ghi chép tài liệu của bị can thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án có trách nhiệm chuẩn bị ngay bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa và thông báo bằng văn bản, trong đó ghi rõ địa điểm, Khoa học Kiểm sát 11 BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG TRONG BỘ LUẬT... khoảng thời gian hợp lý để bị can có thể đọc, ghi chép tài liệu. Đối với bị can bị áp dụng biện pháp tạm giam, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cho bị can đọc, ghi chép tài liệu tại phòng hỏi cung của cơ sở giam giữ (Điều 6); thời gian cho bị can được đọc, ghi chép tài liệu mỗi lần không quá 03 giờ, trong 01 ngày không quá 02 lần (Điều 7). - Quy định các thủ tục tố tụng mang tính chất chuyên biệt nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi Xuất phát từ đặc điểm của người dưới 18 tuổi là người chưa có sự trưởng thành đầy đủ về thể chất và nhận thức nên luôn cần được sự quan tâm, bảo vệ đặc biệt của gia đình và xã hội, kể cả trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi và áp dụng hình phạt đối với họ chỉ được tiến hành trong trường hợp cần thiết, với mục đích chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, trở thành công dân có ích cho đất nước. Trên cơ sở đó, BLTTHS năm 2015 đã xây dựng các thủ tục tố tụng mang tính chất chuyên biệt nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của những đối tượng này. Cụ thể là BLTTHS năm 2015 quy định, khi tiến hành tố tụng đối với vụ án có người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải triệt để tuân thủ nguyên tắc bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi; chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp 12 Khoa học Kiểm sát áp giải đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết và khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không có hiệu quả (Điều 419); thời hạn tạm giam đối với bị can là người dưới 18 tuổi bằng 2/3 thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại BLTTHS; quy định bắt buộc phải có người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi tham gia khi cơ quan tố tụng tiến hành lấy lời khai, hỏi cung nhằm tăng tính minh bạch, tạo tâm lý an tâm cho người dưới 18 tuổi; thời gian được phép lấy lời khai, hỏi cung không quá hai lần trong một ngày và mỗi lần không quá hai giờ nhằm bảo đảm phù hợp với thể trạng và tâm lý của người dưới 18 tuổi (Điều 421); quy định cụ thể trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, trách nhiệm của chính quyền sở tại trong việc áp dụng các biện pháp khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn (các điều 426, 427, 428 và 429). Như vậy, BLTTHS năm 2015 đã có những quy định cả ở phần các nguyên tắc cơ bản và cả trong các trình tự, thủ tục tố tụng ở các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, thể hiện quyền được xét xử công bằng và bảo đảm quyền này được thực hiện trên thực tế nhằm bảo đảm bảo đảm công bằng, bình đẳng, hạn chế việc xét xử oan, sai, bỏ lọt tội phạm, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững trật tự an toàn xã hội./. Số 06 - 2019
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.