Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Giai đoạn 2015 – Tháng 6 năm 2018

pdf
Số trang Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Giai đoạn 2015 – Tháng 6 năm 2018 34 Cỡ tệp Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Giai đoạn 2015 – Tháng 6 năm 2018 2 MB Lượt tải Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Giai đoạn 2015 – Tháng 6 năm 2018 0 Lượt đọc Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Giai đoạn 2015 – Tháng 6 năm 2018 0
Đánh giá Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Giai đoạn 2015 – Tháng 6 năm 2018
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 34 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BÁO CÁO VIỆT NAM NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU TỪ CHÂU PHI GIAI ĐOẠN 2015 – THÁNG 6 NĂM 2018 Tô Xuân Phúc- Trần Lê Huy – Cao Thị Cẩm – Nguyễn Tôn Quyền – Huỳnh Văn Hạnh Tháng 8, 2018 Lời cảm ơn Báo cáo cập nhật tình hình Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước Châu Phi đến hết 6 tháng năm 2018. Các thông tin trong Báo cáo được kế thừa chủ yếu từ báo cáo “Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Thực trạng và rủi ro” do nhóm tác giả thực hiện vào Tháng 3 năm 2018 (http://goviet.org.vn/bai-viet/bao-cao-viet-nam-nhap-khau-go-nguyen-lieu-tu-chau-phi-thuc-trang-varui-ro-8780). Báo cáo là sản phẩm hợp tác của nhóm nghiên cứu do Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA). Báo cáo được hoàn thành với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) và Cơ quan Phát triển của Chính phủ Na Uy (NORAD) thông qua Tổ chức Forest Trends. Các con số thống kê được sử dụng trong Báo cáo được thu thập từ nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan và được tổng hợp bởi nhóm nghiên cứu. Các nhận định trong Báo cáo là của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của các tổ chức nơi các tác giả đang làm việc. Thông tin trao đổi về nội dung của Báo cáo này xin gửi về Tô Xuân Phúc, đại diện nhóm tác giả, theo địa chỉ pto@forest-trends.org. Xin trân trọng cảm ơn. Mục lục Tóm tắt ..................................................................................................................................................... 1 1. Giới thiệu ......................................................................................................................................... 2 2. Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Châu Phi: Một số nét chính ................................................................. 3 2.1. Lượng gỗ nhập khẩu................................................................................................................. 4 2.2. Giá trị nhập khẩu ...................................................................................................................... 4 3. Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn từ Châu Phi ....................................................................................... 6 3.1. Lượng nhập .............................................................................................................................. 6 3.2. Giá trị nhập ............................................................................................................................... 6 3.3. Nguồn cung .............................................................................................................................. 7 3.4. Các loài gỗ tròn nhập khẩu ....................................................................................................... 8 4. Việt Nam nhập khẩu gỗ xẻ từ Châu Phi ........................................................................................ 10 4.1. Lượng và giá trị nhập khẩu ..................................................................................................... 10 4.2. Nguồn cung chính................................................................................................................... 12 4.3. Các loài nhập khẩu ................................................................................................................. 13 4.4. Cửa khẩu ................................................................................................................................ 14 5. Quản trị tài nguyên tại các quốc gia xuất khẩu gỗ cho Việt Nam ................................................ 16 a. Chỉ số Nhận thức về Tham nhũng ............................................................................................. 19 b. Chính sách và thực thi chính sách lâm nghiệp tại các quốc gia ............................................... 20 Angola ............................................................................................................................................ 20 Cameroon ....................................................................................................................................... 21 Cộng hòa Congo ............................................................................................................................. 22 Cộng hòa Dân chủ Congo ............................................................................................................... 22 Equitorial Guinea ............................................................................................................................ 23 Gabon ............................................................................................................................................. 24 Ghana ............................................................................................................................................. 25 Kenya .............................................................................................................................................. 26 Mozambique................................................................................................................................... 26 Nigeria ............................................................................................................................................ 27 6. Thảo luận và kiến nghị ................................................................................................................... 28 PHỤ LỤC ................................................................................................................................................. 30 Phụ lục 1. Các quốc gia Châu Phi cung cấp gỗ tròn cho Việt Nam giai đoạn 2016- 6 tháng 2018 ..... 30 Phụ lục 2. Các quốc gia Châu Phi cung gỗ xẻ cho Việt Nam giai đoạn 2016- 6 tháng 2018 ............... 31 Tóm tắt Châu Phi đã trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2017, lượng cung từ quốc gia này đã lên tới trên 1,3 triệu m3, chiếm 25% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu tròn và xẻ rnhập khẩu vào Việt Nam trong năm.1 Trong 6 tháng đầu 2018, lượng cung gỗ từ nguồn này lên tới 666.406 m3 quy tròn, tương đương ¼ trong tổng lượng gỗ nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam từ tất cả các nguồn trong 6 tháng đầu 2018. Một số đặc điểm chính của nguồn cung gỗ này như sau: - - - - - - - Nguồn cung đa dạng. Bình quân mỗi năm có khoảng trên dưới 20 quốc gia từ Châu Phi cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam, trong đó có khoảng 7-8 quốc gia có lượng cung mỗi năm từ 10.000 m3 trở lên. Các quốc gia có lượng cung lớn nhất bao gồm Cameroon, Ghana, Equatorial Guinea, Angola, Congo và một vài quốc gia khác. Số lượng các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam đa dạng. Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu khoảng 145 loài gỗ tròn và 110 loài gỗ xẻ từ Châu Phi. Tuy nhiên, số lượng các loài có lượng nhập lớn (trung bình từ 10.000 m3/năm trở lên) khoảng 5-7 loài, điển hình là lim, hương, gõ, xoan đào. Xu hướng nhập khẩu gỗ từ nguồn này vào Việt Nam đang tăng. Tính theo lượng gỗ quy tròn, lượng gỗ nhập khẩu năm 2017 tăng gần 86% lượng nhập năm 2016. Gỗ nhập khẩu từ Châu Phi chủ yếu được đưa vào các làng nghề gỗ truyền thống, sử dụng làm đồ nội thất và đồ gỗ xây dựng, chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Lượng xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô và đồ gỗ không đáng kể Tại Việt Nam đang tồn tại sự lộn xộn về tên gọi của các loài gỗ nhập khẩu từ Châu Phi vào Việt Nam. Các nhà nhập khẩu, các cơ sở chế biến tại các làng nghề đang sử dụng tên các loài gỗ của Việt Nam để đặt tên cho một số loài gỗ nhập khẩu từ Châu Phi. Tuy nhiên, các loài gỗ nhập khẩu từ nguồn này thường không giống với các loài gỗ của Việt Nam, hoặc các loài gỗ nhập khẩu từ các nước lân cận. Điều này dẫn một số khó khăn và rủi ro trong sử dụng và kiểm soát nguồn gỗ nhập khẩu từ Châu lục này. Lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Phi vào Việt Nam đang tăng nhanh. Xu hướng tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến mức giá gỗ, được coi là các loài gỗ quý phù hợp với khả năng mua của nhiều người tiêu thụ (mức giá các loài gỗ nhập khẩu từ nguồn này thấp hơn nhiều so với giá các loài gỗ nhập khẩu từ các nước Tiểu vùng sông Mê Kông, có cùng tên gọi Việt Nam). Quan trọng hơn, nguồn gỗ nhập khẩu từ Châu Phi ngày càng được chấp nhận bởi người sử dụng tại Việt Nam. Nói cách khác, cầu thị trường về các loài gỗ này tại Việt Nam đang tăng. Trừ Ghana và Kenya, tất cả các quốc gia Châu Phi cung gỗ cho Việt Nam đều có các chỉ số quản trị quốc gia như sự tham gia của người dân trong ban hành và thực thi chính sách, tính hiệu quả của chính phủ, chất lượng thể chế và tính hiệu quả của kiểm soát tham nhũng ở mức rất thấp (thông thường xếp trong thang 10-20 trong thang điểm 100). Các quốc gia Châu Phi cung gỗ cho Việt Nam đều nằm ở phía cuối bảng xếp hạng về Chỉ số nhận thức tham nhũng. Nhìn chung, quản trị rừng tại các quốc gia này kém, thông thường liên quan đến việc thực thi chính sách kém hiệu quả, tham nhũng tràn lan và xung đột trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng. Quản trị quốc gia nói chung và quản trị rừng nói riêng kém dẫn đến những rủi ro về nguồn cung gỗ này. Việt Nam sẽ thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện FLEGT VPA trong tương lai. Điều này đòi hỏi sự minh bạch về nguồn gỗ nhập khẩu đưa vào chuỗi cung. Nguồn cung gỗ từ Châu Phi hiện đang thiếu thông tin (đây cũng chính là rủi ro, bởi thiếu bằng chứng về tính hợp pháp) và ẩn chứa nhiều rủi ro khác. Với lượng cung gỗ từ nguồn này rất lớn, việc minh bạch thông tin về nguồn gỗ này là điều tối quan trọng. 1 Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 2.242.356 m3 gỗ tròn và 2.179.732 m3 gỗ xẻ, tương đương với 5.356.321 m3 gỗ quy tròn (Tô Xuân Phúc và cộng sự, 2018). 1 Báo cáo kiến nghị - - - Chính phủ Việt Nam và các Hiệp hội gỗ yêu cầu tất cả các quốc gia cung gỗ cho Việt Nam từ Châu Phi cung cấp các thông tin cơ bản về cơ chế chính sách về khai thác, chế biến, thương mại, đặc điểm các loài gỗ được phép và không được phép khai thác, sử dụng và thương mại hóa tại quốc gia này. Các thông tin này cần được cập nhập phổ biến cho các cơ quan quản lý, kiểm soát nhập khẩu cũng như những công ty nhập khẩu và các hộ tại các làng nghề, nơi nguồn gỗ được sử dụng. Các cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp của Việt Nam, phối hợp với các cơ quan nghiên cứu lâm nghiệp tại các nước cung gỗ cho Việt Nam tại Chau Phi, đưa ra danh sách các loài gỗ nhập khẩu và đặc điểm nhận dạng của từng loài. Danh sách này cần được phổ cập trong hệ thống các nhà quản lý, làng nghề và những người nhập khẩu. Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ từ Châu Phi cần tăng cường trách nhiệm giải trình, nhằm giảm thiểu rủi ro trong gỗ nhập khẩu./. 1. Giới thiệu Châu Phi là lục địa với 55 quốc gia và khoảng một tỉ người, đang trở thành thị trường quan trọng của Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Châu Phi năm 2015 đạt 5,15 tỉ USD, tăng 15% so với kim ngạch năm 2014.2 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường này là lúa gạo (chiếm 50-70% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Châu Phi),sản phẩm dệt may và máy móc thiết bị. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Châu Phi là hạt điều và bông (chiếm 89% tổng giá trị nhập khẩu), sắt thép phế liệu.3 Theo thông tin từ Bộ Công thương năm 2017 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này đạt hơn 4 tỉ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỉ USD. Gỗ là một trong những mặt hàng quan trọng được Việt Nam nhập khẩu từ Châu Phi. Hiện nay nguồn cung gỗ nguyên liệu, bao gồm (gỗ tròn/đẽo vuông thô (HS 4403) và xẻ (HS 4407) từ Châu Phi đã trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam. Báo cáo này phân tích quy mô và những thay đổi trong việc nhập khẩu gỗ tròn/đẽo vuông thô (sau đây được gọi là gỗ tròn) và gỗ xẻ vào Việt Nam. Báo cáo cũng chỉ ra một số rủi ro về mặt pháp lý có liên quan đến nguồn cung này. Báo cáo sử dụng nguồn thông tin xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan. Ngoài ra, Báo cáo sử dụng tư liệu từ một số trao đổi với một số doanh nghiệp nhập khẩu được thực hiện trong tháng 2 và tháng 6 năm 2018. Một số thông tin khác được thu thập từ một số khảo sát tại làng nghề Vạn Điểm và La Xuyên, nơi sử dụng nhiều gỗ nhập khẩu từ Châu Phi. Phần 2 của Báo cáo sẽ nêu một số nét tổng quan về tình hình nhập khẩu gỗ Châu Phi vào Việt Nam trong những năm gần đây. Phần 3 mô tả chi tiết Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn trong khi phần 4 tập trung vào gỗ xẻ từ các quốc gia thuộc châu lục này. Trong phần 5, Báo cáo đưa ra các thông tin về một số chỉ số quản trị cơ bản của các quốc gia và các thông tin nhằm xác định mức độ rủi ro trong nguồn cung gỗ này. Dựa trên kết quả của phần 2-5, Phần 6 của Báo cáo thảo luận về các khía cạnh chính sách và đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển ngành chế biến gỗ Việt Nam bền vững trong tương lai. 2 3 https://tuoitre.vn/trao-doi-thuong-mai-viet-namchau-phi-tang-truong-15-nam-2015-1077997.htm http://www.thesaigontimes.vn/138719/Viet-Nam-nhap-khau-ngay-cang-nhieu-tu-chau-Phi.html 2 2. Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Châu Phi: Một số nét chính Châu Phi bao gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau (Hình 1). Hình 1. Các quốc gia thuộc khu vực Châu Phi Nguồn: https://www.mapsofworld.com/africa/ Gỗ nguyên liệu từ Châu Phi bắt đầu được nhập vào Việt Nam từ khoảng 2004-2005, chủ yếu được đưa vào các làng nghề gỗ truyền thống sử dụng để làm đồ gỗ nội thất, làm khung ngoại, làm cột đình, chùa (đặc biệt là gỗ Lim), và các công trình xây dựng. Một số ít trong nhập khẩu được sử dụng chế biến sản phẩm xuất khẩu. Gỗ Châu Phi bắt đầu được nhập về nhiều kể từ những năm 2009-2010. Trong những năm gần đây lượng nhập tăng lên rất nhanh. Thông tin từ một số doanh nghiệp và các hộ chế biến gỗ tại làng nghề cho thấy khoảng 50% lượng gỗ Châu Phi nhập khẩu vào Việt Nam được sử dụng cho các công trình xây dựng; 50% còn lại được sử dụng làm đồ gỗ. 3 2.1. Lượng gỗ nhập khẩu Năm 2017 Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,3 triệu m3 gỗ quy tròn từ Châu Phi (Hình 2), chiếm 24,5% trong tổng lượng gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam trong năm này.4 Trong 6 tháng đầu 2018, tổng lượng gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu vào Châu Phi lên tới 666.406 m3 quy tròn. Lượng nhập trong 6 tháng này chiếm khoảng gần 45% tổng lượng nhập năm 2017. Lượng nhập năm 2017 tăng hơn 400.000m3 so với lượng nhập từ Châu lục này năm 2016, tương đương với 43,2% về tăng trưởng. Hình 2. Lượng gỗ nhập khẩu từ Châu Phi vào Việt Nam (m3 quy tròn) 1,344,536 938,230 666,406 640,136 2015 2016 2017 6T 2018 Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA và FOREST TRENDS từ số liệu Hải quan Việt Nam Khoảng 70% gỗ nhập khẩu là gỗ tròn, 30% còn lại là gỗ xẻ. 2.2. Giá trị nhập khẩu Năm 2017 các doanh nghiệp Việt Nam bỏ ra gần nửa tỉ USD để nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi (Hình 3). Tốc độ tăng trưởng về kim ngạch nhập khẩu từ nguồn này năm 2017 so với năm 2016 khoảng 40%. Trong 6 tháng đầu 2018, kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Châu Phi khoảng 248,4 triệu USD, chiếm 50% kim ngạch nhập khẩu của năm 2017. 4 Tổng lượng gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam năm 2017 tương đương 5,3 triệu m3 quy tròn (xem chi tiết trong Báo cáo Tổng quan xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2017 do Tô Xuân Phúc và cộng sự phát hành) 4 Hình 3. Thay đổi giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ từ Châu Phi vào Việt Nam (USD) 495,678,636 353,902,992 264,152,486 2015 248,377,618 2016 2017 6T 2018 Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA và FOREST TRENDS từ số liệu Hải quan Việt Nam Giá trị nhập khẩu năm 2017 chiếm 32% trong tổng giá trị nhập khẩu gỗ tròn và xẻ của Việt Nam. Giá trị nhập khẩu khẩu 6 tháng đầu 2018 chiếm khoảng 32,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ nguyên liệu vào Việt Nam trong cùng giai đoạn. Khoảng 20 quốc gia từ Châu Phi cung gỗ cho Việt Nam, trong đó 5-6 quốc gia có nguồn cung lớn, với lượng cung trên 10.000 m3/ năm. Số lượng quốc gia cung gỗ cho Việt Nam từ Châu Phi có xu hướng mở rộng. Giá gỗ từ Châu Phi nhập khẩu về Việt Nam khác nhau, phụ thuộc vào chất lượng của gỗ và quốc gia nơi gỗ được khai thác. Tại Việt Nam, gỗ nhập khẩu từ Châu Phi được coi là có chất lượng thấp hơn nhiều so với gỗ nhập khẩu từ các nước như Lào, Campuchia do vậy giá bán thấp hơn. Thông tin từ một doanh nghiệp lớn chuyên nhập khẩu gỗ Châu Phi cho thấy giá tại Việt Nam của các loài gỗ Châu Phi vào tháng 2 năm 2018 ở các mức sau:         Hương Nam Phi: khoảng 20 triệu đồng / tấn Hương Padouk: 14-15 triệu đồng/m3 đối với gỗ xẻ, 10 triệu đồng/m3 đối với gỗ tròn Gõ đỏ: Khoảng 10 triệu /tấn Cẩm (kavazingo) : 35-50 triệu /m3, tùy theo chất lượng Gỗ Pachylopa (Cameroon): trên 20 triệu /m3, tròn Lim Tali: Đẹp (Ghana): 26-27 triệu m3, xẻ hộp Lim Okan: trên 10 triệu /m3 Gụ: Khoảng 10 triệu đồng /m3. Lượng gỗ tròn được nhập khẩu vào Việt Nam từ Châu Phi lớn hơn nhiều so với lượng gỗ xẻ nhập từ nguồn này. Thông tin từ một số doanh nghiệp có kinh nghiệm về thị trường Châu Phi cho thấy nguyên nhân là bởi doanh nghiệp Việt Nam thiếu cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính để có thể chế biến gỗ tròn thành gỗ xẻ tại các quốc gia cung gỗ. Cũng theo các doanh nghiệp này, để mở một xưởng xẻ tại Châu Phi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có các điều kiện sau:    Đất (làm kho bãi và xưởng): Cần khoảng 20.000 m2, với giá thuê đất tính ra tiền Việt khoảng 1 tỉ đồng cho thời hạn thuê 30 năm. 4 máy xẻ CD, mỗi máy khoảng 30 triệu đồng Cần có công nhân người Việt Nam để vận hành các xưởng cưa. Công nhân người Việt để đảm bảo sự tương đồng về mặt văn hóa, ngôn ngữ, rõ ràng trong phân công trách nhiệm. Theo các doanh nghiệp, không thể giao xưởng cho các công nhân tại nước sở tại, bởi rào cản về ngôn 5 ngữ và văn hóa, tác phong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, để đưa được các công nhân Việt Nam sang Châu Phi làm việc là không dễ dàng. Hiện mới chỉ có một số doanh nghiệp làm được điều này. Đối với các doanh nghiệp có công nhân Việt Nam làm tại xưởng xẻ, lương trung bình của công nhân khoảng 20 triệu đồng/tháng. Công nhân ăn ở tại xưởng. 3. Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn từ Châu Phi 3.1. Lượng nhập Năm 2017 Việt Nam nhập khẩu trên 940.000 m3 gỗ tròn từ Châu Phi (Hình 4). Trong 6 tháng đầu 2018, lượng gỗ tròn nhập khẩu vào Việt Nam đạt 436.350 m3, tương đương với 46,4% lượng gỗ tròn nhập khẩu năm 2017. Hình 4. Lượng gỗ tròn nhập khẩu từ Châu Phi vào Việt Nam (m3) 940,066 701,790 459,457 2015 436,350 2016 2017 6T 2018 Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA và FOREST TRENDS từ số liệu Hải quan Việt Nam Lượng gỗ tròn nhập khẩu năm 2017 tăng 34% so với lượng nhập khẩu năm 2016. 3.2. Giá trị nhập Giá trị nhập khẩu gỗ tròn từ Châu Phi năm 2017 khoảng 354 triệu USD (Hình 5), tăng gần 33% so với giá trị nhập khẩu loại gỗ này năm 2016. Trong 6 tháng đầu 2018, giá trị nhập khẩu gỗ tròn từ Châu Phi vào Việt Nam đạt gần 170 triệu USD, chiếm gần 48% kim ngạch nhập khẩu gỗ tròn từ nguồn này năm 2017. Hình 5. Giá trị gỗ tròn nhập khẩu từ Châu Phi vào Việt Nam (USD) 354,172,714 266,636,416 190,502,360 169,986,520 2015 2016 2017 6T 2018 Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA và FOREST TRENDS từ số liệu Hải quan Việt Nam 6 Hình 6 chỉ ra sư thay đổi về giá trị và kim ngạch nhập khẩu gỗ tròn từ Châu Phi vào Việt Nam theo các tháng trong năm. Xu thế nhập khẩu cho thấy cả lượng và giá trị đều tăng, với lượng/giá trị nhập khẩu tăng cao vào các tháng cuối của năm. 60 160 Lượng (m3) Giá trị (triệu USD) Trị giá (USD) 140 50 120 40 100 30 Lượng (nghìn m3) Hình 6. Xu thế nhập khẩu gỗ tròn từ Châu Phi vào Việt Nam theo lượng và giá trị 80 60 20 40 10 20 - T1 T3 T5 T7 T9 T11 T1 T3 2016 T5 T7 T9 T11 T1 2017 T3 T5 2018 Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA và FOREST TRENDS từ số liệu Hải quan Việt Nam 3.3. Nguồn cung Năm 2017 có 19 quốc gia của Châu Phi cung gỗ tròn cho Việt Nam, tương đương với con số năm 2016. Trong số các quốc gia này, khoảng 7-8 quốc gia có lượng cung mỗi năm trung bình khoảng 10.000 m3/năm trở lên. Bảng 1 và Hình 7 chỉ ra lượng nhập, giá trị kim ngạch và thay đổi trong giai đoạn 2016-hết 6 tháng năm 2018. Bảng 1. Các quốc gia cung gỗ tròn chính cho Việt Nam Lượng (m3) Quốc gia Giá trị (USD) 2016 2017 6 tháng 2018 2016 2017 6 tháng 2018 Cameroon 420.471 507.391 215.151 164.280.698 207.579.452 93.858.229 Ghana 61.870 82.939 38.204 25.443.063 30.354.646 12.777.442 Equatorial Guinea 32.368 81.441 14.601 8.945.269 26.326.189 4.963.261 Angola 32.442 64.639 64.639 6.706.836 14.563.389 7.257.028 Congo (Democratic Rep.) 17.843 57.329 57.329 8.154.372 28.917.014 17.404.97 Nigeria 85.489 52.167 52.167 35.942.186 18.738.204 14.406.339 Congo 21.274 35.594 35.594 7.728.489 13.484.589 5.309.877 South Africa 19.260 34.996 34.996 3.784.013 6.404.270 4.499.886 198 9.847 9.847 47.740 3.024.698 6.744.299 Kenya Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA và FOREST TRENDS từ số liệu Hải quan Việt Nam Trong 6 tháng đầu 2018, lượng và giá trị nhập gỗ tròn từ các quốc gia cung chính cho Việt Nam vẫn rất lớn. Cụ thể: 7
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.