Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019

pdf
Số trang Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019 48 Cỡ tệp Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019 4 MB Lượt tải Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019 0 Lượt đọc Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019 1
Đánh giá Báo cáo Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 48 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆT NAM NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU TỪ CHÂU PHI Cập nhật đên hết tháng 4 năm 2019 Hà Nội tháng 6 năm 2019 VIỆT NAM NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN LIỆU TỪ CHÂU PHI Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019 Tô Xuân Phúc (Forest Trends) Trần Lê Huy (FPA Bình Định) Cao Thị Cẩm (VIFORES) Nguyễn Tôn Quyền (VIFORES) Huỳnh Văn Hạnh (HAWA) Hà Nội, tháng 6 năm 2019 Lời cảm ơn Báo cáo: “Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi: Cập nhật đến hết tháng 4 năm 2019” là sản phẩm hợp tác của nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) và Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA). B|o c|o được hoàn thành với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) v{ Cơ quan Ph|t triển của Chính phủ Na Uy (NORAD) thông qua Tổ chức Forest Trends. Các con số thống kê được sử dụng trong B|o c|o được nhóm nghiên cứu tính toán dựa trên nguồn số liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan. Các nhận định trong Báo cáo là của các tác giả. TÓM TẮT Vai trò của gỗ Châu Phi nhập khẩu tại Việt Nam Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Ch}u Phi đ~ v{ đang trở nên ngày càng quan trọng đối với Việt Nam. Đến nay, lượng cung gỗ tròn và xẻ từ nguồn này chiếm gần 1/4 tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu vào Việt Nam mỗi năm. Hiện Việt Nam đ~ trở thành quốc gia lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, về lượng gỗ nhập khẩu từ châu lục này. Gỗ Châu Phi nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu để phục vụ tiêu dùng nội địa. Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Châu Phi với lượng lớn v{ ng{y c{ng tăng l{ do chính s|ch đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ Việt Nam trong những năm vừa qua cung gỗ từ rừng tự nhiên trong nước gần như mất hẳn, kể cả từ một số diện tích rừng đ~ đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững.1 Nguồn cung gỗ nhiệt đới từ L{o trước đ}y l{ nguồn cung quan trọng nhất, với lượng cung khoảng 1 triệu m3/năm v{o giai đoạn đỉnh điểm. Tuy nhiên kể từ khi Chính phủ Lào áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến sâu, nguồn cung này chỉ còn không đ|ng kể, với lượng nhập mỗi năm trên dưới 50.000 m3. Nguồn cung từ Campuchia vẫn còn là nguồn cung quan trọng, tuy nhiên cung gỗ từ nguồn này không ổn định, xu hướng giảm và vô cùng rủi ro về mặt pháp lý. Trong bối cảnh này, gỗ Châu Phi trở thành nguồn cung gỗ nhiệt đới thay thế quan trọng cho Việt Nam, bù đắp phần mất đi v{/hoặc suy giảm từ các nguồn cung khác. Xu hướng tiêu dùng các mặt hàng gỗ tại Việt Nam hiện có thể chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bao gồm c|c gia đình thuộc tầng lớp trung lưu trẻ. Nhóm n{y có xu hướng sử dụng các mặt h{ng đồ gỗ theo trường phái hiện đại, với chất liệu gỗ nhập khẩu từ các nguồn ‘sạch’ như Mỹ, Châu Âu, hoặc từ gỗ rừng trồng trong nước, hoặc các sản phẩm pha trộn giữa gỗ và các vật liệu khác. Nhóm thứ hai bao gồm nhiều người dân, từ trung đến cao tuổi, l{ nhóm ưu chuộng các mặt hàng gỗ có kiểu dáng truyền thống, với các loài gỗ tự nhiên, bao gồm các loại gỗ quý. Gỗ Châu Phi nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhóm thứ hai. Bên cạnh đó, một lượng gỗ nhập khẩu từ nguồn này được sử dụng trong c|c công trình đền chùa và làm gỗ xây dựng. Khác với thị trường xuất khẩu, với c|c thay đổi hoặc biến động vượt khỏi sự kiểm soát của các doanh nghiệp xuất khẩu, thị trường trong nước luôn có độ ổn định cao. Nói cách khác, nhu cầu tiêu thụ nội địa về gỗ Châu Phi nhập khẩu có xu hướng ổn định v{ tăng. Một trong những lý do cầu gỗ Ch}u Phi có xu hướng tăng ổn định bởi hầu hết các loài gỗ nhập khẩu từ nguồn n{y đều được gọi bằng các tên của các loài gỗ quý, như: hương, gõ, cẩm…rất quen thuộc đối với người Việt mặc dù chưa chắc các loài gỗ nhập khẩu đ~ l{ c|c loài gỗ n{y. ‘Gõ đỏ’ l{ gỗ tròn nhập khẩu vào Việt Nam từ Ch}u Phi được khai báo với 9 tên khoa học kh|c nhau. ‘Gỗ lim’ xẻ có 7 tên khoa học được khai báo khi nhập khẩu. Hiện chưa có gì có thể đảm bảo chắc chắn rằng các loài gỗ nhập khẩu l{ ‘gõ đỏ’ hay ‘gỗ lim’. 1 Một lượng nhỏ gỗ từ rừng tự nhiên vẫn được khai thác thông qua các dự án chuyển đổi rừng để phục vụ các công trình hạ tầng như đường xá, thủy điện. Việc sử dụng tên tiếng Việt cho các loài gỗ nhập khẩu từ Châu Phi, do ngẫu nhiên hay chủ ý của các nhà nhập khẩu, đ~ góp phần làm cho gỗ Châu Phi trở thành thân thuộc với nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Điều này góp phần mở rộng nhu cầu tiêu thụ các loại gỗ nhập khẩu từ nguồn này. Mở rộng cầu tiêu thụ hình th{nh động lực mạnh mẽ thúc đẩy cung. Số lượng các nhà nhập khẩu tăng nhanh. Cùng với đó, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam đ~ v{ đang tiếp tục mở c|c xưởng xẻ tại các quốc gia cung gỗ chính cho Việt Nam như Cameroon, Gabon, thuê lao động bản địa, cùng với lao động từ Việt Nam nhằm chủ động gỗ nguyên liệu đầu vào. Thay đổi trong chính sách quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam và tại một số quốc gia cung gỗ nhiệt đới truyền thống cho Việt Nam như L{o v{ Campuchia, thói quen v{ thị hiếu của thị trường trong việc sử dụng gỗ quý, giá cả hợp lý là cho cung gỗ từ nguồn Châu Phi tăng nhanh chóng v{ nhiều công ty tham gia thị trường cung gỗ dẫn đến cung vượt cầu. Hiện có gần 1 triệu m3 gỗ Châu Phi đang tồn kho tại Việt Nam. Lượng tồn lớn, cạnh tranh giữa các công ty cung gỗ đẩy giá gỗ xuống thấp. Tuy nhiên, theo một số nhà nhập khẩu, tồn gỗ chưa trở thành vấn đề quan ngại đối với các nhà nhập khẩu, bởi tiêu thụ nội địa về nguồn gỗ này vẫn tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, trong tương lai có thể nguồn cung này sẽ bị hạn chế, do chính phủ c|c nước xuất khẩu tại Châu Phi không còn khuyến khích xuất khẩu gỗ nguyên liệu thô. Nếu điều này xảy ra, cung gỗ từ các quốc gia này ra thị trường sẽ giảm, v{ đ}y có thể trở th{nh cơ hội tăng gi| đối với lượng gỗ tồn. Rủi ro trong nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Châu Phi Mặc dù lượng cung gỗ Châu Phi cho Việt Nam chiếm 1/4 tổng lượng cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam, luồng cung gỗ này vẫn còn tương đối mới đối với Việt Nam v{ điều này ẩn chứa một số rủi ro về tính pháp lý về nguồn gỗ nguyên liệu này. Các rủi ro pháp lý thể hiện trên một số khía cạnh sau: Thứ nhất, tại Việt Nam hiện hầu như không có thông tin về các quy định pháp lý có liên quan đến quản lý, khai thác, chế biến và thương mại gỗ tại các quốc gia Châu Phi cung gỗ cho Việt Nam. Các doanh nghiệp nhập khẩu biết một số thông tin cơ bản về các quy định, tuy nhiên hiểu biết của doanh nghiệp thường tập trung vào các khâu có liên quan trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp, như c|c quy định về khai thác, xuất khẩu và vận chuyển. C|c quy định về các khía cạnh kh|c như lao động, an toàn trong sản xuất… thường nằm ngoài phạm vi quan tâm và hiểu biết của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, từ người mua gỗ từ các doanh nghiệp nhập khẩu tới người tiêu thụ các sản phẩm gỗ từ nguồn này hầu như không nắm được thông tin về nguồn cung gỗ này. Thiếu thông tin về nguồn cung đồng nghĩa với việc không thể truy xuất gỗ nhập khẩu từ nguồn này. Thứ hai, chính sách quản lý tài nguyên của nhiều quốc gia Châu Phi có nhiều bất cập, không thống nhất và thậm chí xung đột lẫn nhau. Bên cạnh đó c|c chính s|ch cũng thường xuyên thay đổi. Điều n{y đòi hỏi các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin để đảm bảo các hoạt động của mình tuân thủ đầy đủ quy định của các quốc gia cung gỗ. Tuy nhiên, do hạn chế về tiếp cận thông tin, một phần có thể là do rào cản về ngôn ngữ, một phần là do các doanh nghiệp chưa có c|c quan t}m thỏa đ|ng, c|c doanh nghiệp có các hoạt động trực tiếp tại các quốc gia cung gỗ và các doanh nghiệp nhập khẩu có thể có các hoạt động không tuân thủ quy định. Điều này làm phát sinh rủi ro về tính pháp lý của gỗ nguyên liệu từ nguồn này. Thứ ba, quản trị rừng tại hầu hết các quốc gia Châu Phi cung gỗ cho Việt Nam ở mức rất thấp và điều này đồng nghĩa với gỗ từ nguồn này có rủi ro. Nạn tham nhũng tr{n lan, đặc biệt trong ngành lâm nghiệp và trong các hoạt động xuất nhập khẩu, vi phạm các quy định về quyền cộng đồng, sử dụng đất, sử dụng lao động, quy định về môi trường…. trở thành phổ biến. Mặc dù Chính phủ Việt Nam kiên định trong việc thực thi các quy định về hàng hóa nhập khẩu, bao gồm gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Ch}u Phi, theo đó đòi hỏi các doanh nghiệp nhập khẩu cần có đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu của hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện còn thiếu cơ chế kiểm tra, đ|nh gi| do thiếu c|c cơ chế truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo chắc chắn rằng các giấy tờ của doanh nghiệp có được theo cách hoàn toàn hợp pháp. Chính sách không thống nhất, thậm chí xung đột được ban hành bởi c|c cơ quan tại quốc gia cung gỗ tại Châu Phi làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn, từ đó làm gia tăng tính rủi ro của nguồn gỗ nguyên liệu này. Gỗ Châu Phi, thị trường nội địa và Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA Gỗ Châu Phi nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Hiệp định Đối tác Tự nguyện FLEGT VPA được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và EU nêu rõ các yêu cầu về tính hợp pháp về các sản phẩm gỗ của Việt Nam cho xuất khẩu giống hệt như c|c sản phẩm tiêu thụ nội địa. Theo nguyên tắc này, yêu cầu pháp lý về các sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa được làm từ gỗ nhập khẩu từ Châu Phi sẽ tương đương với các sản phẩm gỗ được làm từ các loại gỗ rừng trồng của Việt Nam, hoặc từ nguồn gỗ nhập khẩu ‘sạch’ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU. Các rủi ro hiện tại trong nguồn cung gỗ nguyên liệu từ Châu Phi sẽ là những rào cản rất lớn trong việc đ|p ứng với c|c quy định về tính hợp pháp của gỗ trong VPA. Chính phủ Việt Nam đưa ra lộ trình trong 2-3 năm tới hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (VNTLAS) sẽ được vận hành, khi đó các sản phẩm gỗ cung ra tất cả các thị trường là các sản phẩm hợp pháp. Giảm rủi ro trong luồng cung gỗ nguyên liệu từ Châu Phi là yêu cầu cấp b|ch đối với c|c cơ quan quản lý của Việt Nam. Tuy nhiên, với lượng nhập khẩu hàng năm rất lớn như hiện nay, cộng với tính phức tạp của nguồn cung như đ~ nêu ở trên, với thị hiếu của nhiều người tiêu dùng vẫn ưa chuộng các sản phẩm được làm từ gỗ quý, và với mức giá cả nhiều người có thể chấp nhận được, việc giảm rủi ro trong chuỗi cung gỗ này sẽ là những khó khăn rất lớn cho c|c cơ quan quản lý. Vận hành hệ thống VNTLAS hiệu quả trong tương lai đòi hỏi c|c cơ quan quản lý của Việt Nam cần khởi động ngay các hoạt động nhằm giảm rủi ro từ các chuỗi cung này. Các hoạt động quan trọng cần tiến hành càng sớm càng tốt, bắt đầu từ việc thu thập thông tin về c|c quy định pháp lý về quản lý lâm nghiệp, khai thác gỗ, chế biến, thương mại và các quy định kh|c có liên quan như lao động, môi trường của các quốc gia Châu Phi hiện cung gỗ cho Việt Nam. Thương vụ Việt Nam tại c|c đại sứ quán của Việt Nam đặt tại các quốc gia Châu Phi có vai trò quan trọng trong khâu thu thập thông tin. C|c cơ quan quản lý của Việt Nam cũng có thể tiếp cận với c|c đại sứ quán của các quốc gia Ch}u Phi đặt tại Việt Nam v{ c|c nước trong khu vực nhằm yêu cầu tiếp cận với các thông tin về c|c quy định này. Hợp t|c, trao đổi thông tin có liên quan đến khai th|c v{ thương mại gỗ giữa c|c cơ quan quản lý tại các quốc gia Châu Phi cung gỗ cho Việt Nam v{ c|c cơ quan Hải quan và Lâm nghiệp của Việt Nam cũng có tiềm năng trong việc làm sáng tỏ các khía cạnh pháp lý có liên quan đến gỗ nhập khẩu từ nguồn này. Hỗ trợ của các tổ chức quốc tế có vai trò quan trọng trong việc kết nối và chia sẻ thông tin. Các hiệp hội gỗ Việt Nam cũng có vai trò to lớn trong việc giảm thiểu rủi ro. Kết nối giữa các hiệp hội của Việt Nam có các thành viên tham vào khâu nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Châu Phi và các thành viên sử dụng nguồn gỗ này với các hiệp hội tại các quốc gia cung gỗ có vai trò to lớn trong việc tiếp cận các thông tin về nguồn cung. Các hiệp hội cũng có thể tổ chức thực hiện các chuyến khảo sát thực địa tới các quốc gia này nhằm hiểu thêm thông tin về nguồn cung. Chia sẻ thông tin về nguồn cung với các thành viên có các hoạt động nhập khẩu hoặc chế biến, thương mại gỗ từ nguồn này cần được x|c định là một trong những hoạt động quan trọng của các hiệp hội. C|c cơ quan khoa học lâm nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh vai trò của mình trong việc hỗ trợ c|c cơ quan quản lý giám sát nhập khẩu gỗ từ Ch}u Phi, đặc biệt trong khâu phân biệt các loài gỗ nhập khẩu. Thông tin chính xác về các loài gỗ và cách thức nhận biết các loài là nguồn thông tin đầu vào quan trọng cho cơ quan hải quan Việt Nam thực hiện việc giám sát tại khâu nhập khẩu. Để c|c cơ quan khoa học lâm nghiệp ph|t huy được các vai trò n{y đòi hỏi nguồn lực tài chính và vật chất cần thiết nhằm giúp c|c cơ quan này tiếp cận với các thông tin khoa học về các loài nhập khẩu và nhằm n}ng cao năng lực cho c|c cơ quan này – những yếu tố mà hiện nay c|c cơ quan n{y vô cùng thiếu. Truyền thông nhằm hạn chế sử dụng gỗ tự nhiên là các loài gỗ quý, đặc biệt là gỗ có nguồn gốc từ các nguồn rủi ro cao có vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức và thị hiếu người tiêu dùng. Chính phủ Việt Nam nên coi công tác truyền thông là một phần quan trọng trong kế hoạch thực hiện hệ thống VNTLAS. Người tiêu dùng l{ người kiểm chứng hệ thống VNTLAS có hoạt động hiệu quả hay không. Thay đổi thói quen và thị hiếu tiêu dùng không thể thực hiện được trong ngày một, ngày hai mà là quá trình lâu dài. Truyền thông tập trung v{o thay đổi thị hiếu v{ thói quen tiêu dùng nên được x|c định là một trong những hoạt động lâu dài của Chính phủ, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đ~ thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc khuyến khích sử dụng gỗ rừng trồng hợp pháp, bền vững trong nước và hạn chế sử dụng gỗ rừng tự nhiên, như trong Chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ng{y 28 th|ng 03 năm 2019 vừa qua.2 2 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Chi-thi-08-CT-TTg-2019-giai-phap-phat-trien-nhanh-vaben-vung-nganh-cong-nghiep-che-bien-go-410240.aspx Mục lục 1. Giới thiệu ..................................................................................................................................................................... 1 2. Việt Nam nhập khẩu gỗ từ Châu Phi: Một số nét chính............................................................... 3 3. 4. 2.1. Lượng và giá trị gỗ nhập khẩu .................................................................................................................... 3 2.2 Vai trò của gỗ nhập khẩu từ Châu Phi ..................................................................................................... 4 2.3 Xu hướng giá bình quân gỗ nhập khẩu từ Châu Phi .......................................................................... 5 Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn từ Châu Phi ........................................................................................ 6 3.1. Lượng và giá trị nhập ..................................................................................................................................... 6 3.2. Các nguồn cung gỗ tròn từ Châu Phi ........................................................................................................ 7 3.3. Các khu vực nhập khẩu gỗ tròn ............................................................................................................... 10 3.4. Các loài gỗ tròn nhập khẩu........................................................................................................................ 11 3.5. Xu hướng thay đổi giá nhập khẩu .......................................................................................................... 13 Việt Nam nhập khẩu gỗ xẻ từ Châu Phi .......................................................................................... 14 4.1. Lượng và giá trị nhập .................................................................................................................................. 14 4.2. Các nguồn cung gỗ xẻ chính...................................................................................................................... 15 4.3. Các cảng nhập khẩu chính ......................................................................................................................... 18 4.4. Các loài gỗ nhập khẩu.................................................................................................................................. 19 4.5. Xu hướng thay đổi giá gỗ xẻ nhập khẩu chính .................................................................................. 21 5. Một số thông tin về chính sách tại các quốc gia Châu Phi xuất khẩu gỗ hàng đầu vào Việt Nam ............................................................................................................................................................. 21 6. 5.1. Cameroon ......................................................................................................................................................... 21 5.2. Gabon ................................................................................................................................................................. 22 5.3. Nigeria ............................................................................................................................................................... 23 5.4. Cộng hòa Dân chủ Công gô ........................................................................................................................ 23 5.5. Ghana ................................................................................................................................................................. 24 5.6. Cập nhật chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế (IT)...................... 24 Kết luận: Vai trò và ý nghĩa gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Phi vào Việt Nam ......... 25 6.1. Vai trò của gỗ Châu Phi tại Việt Nam v{ thay đổi cung – cầu. ........................................................... 25 6.2. Rủi ro trong nguồn cung gỗ Châu Phi ......................................................................................................... 27 6.3. Gỗ Châu Phi, thị trường nội địa và VPA ..................................................................................................... 28 PHỤ LỤC ............................................................................................................................................................. 30 Phụ lục 1. Các quốc gia Châu Phi cung cấp gỗ tròn cho Việt Nam đến hết th|ng 4 năm 2019 theo lượng và giá trị ............................................................................................................................................................. 30 Phụ lục 2. Các quốc gia Châu Phi cung cấp gỗ xẻ cho Việt Nam 2016-2019........................................ 31 Phụ lục 3. Tên khoa học một số loài gỗ tròn chính nhập khẩu vào Việt Nam năm 2018 từ Châu Phi ...................................................................................................................................................................................... 32 Phụ lục 4. Tên khoa học một số loài gỗ xẻ chính nhập khẩu vào Việt Nam năm 2018 từ Châu Phi. ..................................................................................................................................................................................... 34
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.