Báo cáo " Về việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân và nhóm xã hội ở nước ta hiện nay "

pdf
Số trang Báo cáo " Về việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân và nhóm xã hội ở nước ta hiện nay " 6 Cỡ tệp Báo cáo " Về việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân và nhóm xã hội ở nước ta hiện nay " 150 KB Lượt tải Báo cáo " Về việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân và nhóm xã hội ở nước ta hiện nay " 0 Lượt đọc Báo cáo " Về việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân và nhóm xã hội ở nước ta hiện nay " 66
Đánh giá Báo cáo " Về việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân và nhóm xã hội ở nước ta hiện nay "
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi PGS.TS. NguyÔn V¨n §éng * 1. Trong điều kiện đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay thì trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền và phát triển đất nước. Do sự tác động thường xuyên, mạnh mẽ của những biến đổi nhanh chóng về kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, công nghệ ở trong nước và ngoài nước, trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân và nhóm xã hội cũng luôn luôn biến động, thay đổi hoặc phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Tính không ổn định là một trong những đặc trưng của trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội và điều đó cũng gây trở ngại cho công tác nắm tình hình và quản lí xã hội nhằm phục vụ việc nâng cao văn hoá pháp lí cho toàn xã hội. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao văn hoá pháp lí cho cán bộ và nhân dân hiện nay thì đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội đang trở nên cấp thiết, bởi vì chỉ có thông qua việc đánh giá này mới có thể xác định được đúng nhu cầu cụ thể nâng cao văn hoá pháp lí của từng loại cá nhân, nhóm xã hội, từ đó đề ra và thực hiện được đúng các giải pháp phù hợp. Hiện nay, công tác đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội còn 26 đang gặp nhiều khó khăn mà một trong những nguyên nhân chính là chúng ta còn chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn chính thức thống nhất để đánh giá. Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ của khoa học pháp lí là phải nghiên cứu để xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn cơ bản đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân và nhóm xã hội. Việc làm này vừa có ý nghĩa lí luận khoa học vừa có giá trị thực tiễn. Về mặt lí luận khoa học, nó sẽ bổ sung vào hệ thống tri thức khoa học về văn hoá pháp lí lượng tri thức khoa học mới, góp phần hoàn thiện các quan điểm lí luận khoa học về văn hoá pháp lí Việt Nam trong tiến trình đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Về mặt thực tiễn, nó cung cấp những chuẩn mực, thước đo thống nhất để đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của các cá nhân, các giai cấp, tầng lớp xã hội cũng như hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục văn hoá pháp lí cho cán bộ, nhân dân một cách chính xác và khách quan. Một trong những vấn đề cần được phân tích làm rõ là căn cứ (hay cơ sở) khoa học để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội. * Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội t¹p chÝ luËt häc sè 5/2008 nghiªn cøu - trao ®æi Theo chúng tôi, ít nhất có năm căn cứ chủ yếu là yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; yêu cầu, đòi hỏi của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và xã hội công dân ở nước ta; những thành tựu nghiên cứu khoa học về văn hoá và văn hoá pháp lí ở trong nước và ngoài nước; cấu trúc của văn hoá pháp lí và những yêu cầu, đòi hỏi của việc xây dựng và phát triển nền văn hoá pháp lí của Việt Nam trong điều kiện đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; yêu cầu, đòi hỏi của việc hoàn thiện pháp luật và hội nhập pháp luật trong nước với pháp luật quốc tế, hội nhập văn hoá pháp lí Việt Nam với văn hoá pháp lí quốc tế. Các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, giao thoa vào nhau và không thể tách rời nhau một cách biệt lập. Do vậy, khi xem xét tiêu chuẩn nào đó phải đặt nó trong mối quan hệ tương tác, thống nhất biện chứng với các tiêu chuẩn khác, phải phân tích đồng thời các tiêu chuẩn khác; mặt khác, để phân tích, đánh giá tổng thể các tiêu chuẩn thì đương nhiên cần phân tích, đánh giá từng tiêu chuẩn. Có thể chia các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội thành hai cấp độ là cấp độ chung và cấp độ cụ thể. Tiêu chuẩn ở cấp độ chung là chuẩn mực, thước đo để đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của tất cả mọi cá nhân trong xã hội, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn t¹p chÝ luËt häc sè 5/2008 giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, tình trạng tài sản… và của tất cả mọi nhóm xã hội, không phân biệt lớn nhỏ. Ở cấp độ cụ thể, tiêu chuẩn là chuẩn mực, thước đo để đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân cụ thể và nhóm xã hội cụ thể trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể (chẳng hạn, tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của một học sinh, sinh viên, cán bộ nhà nước, công nhân, nông dân…và của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức…). Các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội thường xuyên biến đổi theo hướng phát triển và hoàn thiện về nội dung, hình thức, cấp độ, phù hợp với sự biến đổi, phát triển của xã hội và thời đại. Điều đó là đương nhiên, bởi lẽ xã hội càng phát triển cao bao nhiêu thì lại càng đòi hỏi, yêu cầu cao bấy nhiêu về trình độ văn hoá nói chung, trình độ văn hoá pháp lí nói riêng của từng cá nhân và từng nhóm xã hội. Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất một số tiêu chuẩn cơ bản như sau: - Sự nhận thức (hay sự hiểu biết) pháp luật một cách đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện. Đây là tiêu chuẩn đầu tiên được đặt ra để đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội với yêu cầu cơ bản đối với các chủ thể nhận thức là cần có được những tri thức khoa học về các mặt, phương diện, khía cạnh và vấn đề quan trọng nhất của pháp luật phù hợp với quy luật phát sinh, tồn tại, phát triển, tiêu vong của pháp luật. Mức độ đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện trong nhận thức pháp luật giữa các cá nhân, nhóm xã hội có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào 27 nghiªn cøu - trao ®æi tinh thần, thái độ, khả năng của mỗi cá nhân, nhóm xã hội trong việc tiếp nhận và xử lí kiến thức pháp luật. Cá nhân và nhóm xã hội có thể thu nhận kiến thức pháp luật thông qua nhiều kênh (hay con đường) khác nhau như tự học, học tập có tổ chức theo trường lớp, đọc sách báo pháp luật, nghe đài, nghe và xem ti vi v.v.. Có thể nói, sự nhận thức pháp luật là cơ sở, tiền đề để hình thành tư tưởng pháp luật, thái độ và tình cảm pháp luật, hành vi pháp luật, kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn và tinh thần, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ pháp luật. Sự nhận thức pháp luật càng đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện bao nhiêu thì càng có nhiều điều kiện thuận lợi bấy nhiêu để xác lập tư tưởng pháp luật đúng đắn và tiến bộ, để có thái độ và tình cảm đúng đắn đối với pháp luật, hành vi xử sự phù hợp với pháp luật, kĩ năng vận dụng thành thạo pháp luật trong cuộc sống và công tác quản lí xã hội, tinh thần và trách nhiệm cao trong xây dựng và bảo vệ pháp luật. - Tư tưởng pháp luật đúng đắn và tiến bộ. Tư tưởng pháp luật là sự suy nghĩ (hay ý nghĩ), quan điểm của con người về pháp luật (pháp luật trước đây, pháp luật hiện nay và pháp luật tương lai). Tư tưởng pháp luật bắt nguồn từ nhận thức pháp luật và là động cơ thúc đẩy sự nhận thức pháp luật. Tư tưởng pháp luật đúng đắn và tiến bộ là những suy nghĩ (ý nghĩ), quan điểm về pháp luật phù hợp với quy luật phát sinh, tồn tại, phát triển và tiêu vong của pháp luật, với xu hướng phát triển không ngừng của lịch sử và của thời đại. Tư tưởng pháp luật đúng 28 đắn và tiến bộ chỉ có thể được hình thành một cách đầy đủ và toàn diện trên cơ sở hiểu biết pháp luật một cách đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện. - Thái độ và tình cảm đúng đắn đối với pháp luật. Thái độ, tình cảm đối với pháp luật là trạng thái tâm lí pháp luật của con người đối với pháp luật, được thể hiện ở sự yêu hay ghét, trân trọng hay không trân trọng, quan tâm hay thờ ơ… đối với pháp luật. Thái độ, tình cảm đối với pháp luật bắt nguồn từ nhận thức pháp luật, tư tưởng pháp luật và quan hệ chặt chẽ với nhận thức pháp luật, tư tưởng pháp luật. Nếu nhận thức pháp luật và tư tưởng pháp luật là cơ sở, tiền đề hình thành thái độ, tình cảm pháp luật thì thái độ, tình cảm pháp luật là điều kiện củng cố, phát huy nhận thức pháp luật và tư tưởng pháp luật. Thái độ, tình cảm đúng đắn đối với pháp luật là trạng thái tâm lí pháp luật của con người, được thể hiện ở việc coi pháp luật như là một giá trị xã hội, một tài sản quý báu của quốc gia và dân tộc, một thành quả lao động sáng tạo đầy gian lao vất vả của nhân dân cần được luôn luôn trân trọng, nâng niu, bảo vệ và phát triển. - Hành vi xử sự phù hợp với pháp luật (hay hành vi xử sự theo pháp luật hoặc hành vi xử sự hợp pháp). Hành vi xử sự phù hợp với pháp luật là hành vi không trái với những yêu cầu của pháp luật, đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Hành vi xử sự phù hợp với pháp luật phụ thuộc chủ yếu vào sự nhận thức pháp luật, tư tưởng pháp luật và thái độ, tình cảm t¹p chÝ luËt häc sè 5/2008 nghiªn cøu - trao ®æi pháp luật của con người. Nhận thức pháp luật càng đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện bao nhiêu, tư tưởng pháp luật càng đúng đắn và tiến bộ bao nhiêu, thái độ và tình cảm pháp luật càng đúng đắn bao nhiêu thì con người càng có nhiều hành vi xử sự phù hợp với pháp luật bấy nhiêu. Theo chúng tôi, hành vi xử sự phù hợp với pháp luật có thể được chia ra thành bốn loại sau: "Loại thứ nhất xuất phát từ sự tự giác thường xuyên trên cơ sở hiểu biết pháp luật sâu sắc và thái độ, tình cảm pháp luật đúng đắn; loại thứ hai xuất phát từ sự tự giác nhất thời trên cơ sở hiểu biết pháp luật còn nông cạn và thái độ, tình cảm pháp luật chưa thật đúng đắn; loại thứ ba vừa xuất phát từ thói quen tự nhiên (thấy người khác làm như vậy thì mình cũng làm theo), vừa hình thành từ nỗi sợ hãi pháp luật (lo bị pháp luật trừng phạt mà làm theo pháp luật) chứ hoàn toàn không có hiểu biết gì về pháp luật và luôn luôn có thái độ thờ ơ, lãnh đạm đối với pháp luật; loại thứ tư hoàn toàn xuất phát từ sự sợ hãi pháp luật chứ cũng hoàn toàn không hiểu biết gì về pháp luật và luôn luôn có thái độ khinh nhờn pháp luật và chống đối pháp luật".(1) Trong bốn loại hành vi xử sự theo pháp luật nêu trên thì chỉ có loại thứ nhất mới được coi là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân và nhóm xã hội. - Kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn một cách thành thạo. Kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn là nghệ thuật (hay kĩ thuật) và năng lực vận dụng các quy phạm pháp luật hiện hành vào t¹p chÝ luËt häc sè 5/2008 từng vụ việc cụ thể trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân, tập thể và xã hội. Nhận thức pháp luật càng đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện bao nhiêu; tư tưởng pháp luật càng đúng đắn, tiến bộ bao nhiêu; thái độ, tình cảm pháp luật càng đúng đắn bao nhiêu thì mức độ thành thạo trong kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn của cá nhân, nhóm xã hội càng thành thạo bấy nhiêu. Trong thực tiễn quản lí nhà nước, quản lí xã hội, kĩ năng vận dụng pháp luật của cán bộ, nhân viên nhà nước được thể hiện chủ yếu trong lãnh đạo, quản lí, điều hành công việc có hiệu quả; hoạt động áp dụng pháp luật vào từng trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể một cách hợp pháp, hợp lí, hợp tình; xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng cao. Người dân có thể vận dụng pháp luật vào việc giải quyết nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực hành chính, hôn nhân và gia đình, dân sự, kinh tế, lao động, thương mại… nhằm tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình đã được pháp luật ghi nhận và bảo đảm. - Tinh thần, thái độ đối với việc xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật và các hoạt động quản lí nhà nước, quản lí xã hội khác. Tinh thần, thái độ đối với việc xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật và các hoạt động quản lí nhà nước, quản lí xã hội khác cũng phụ thuộc chủ yếu vào sự hiểu biết pháp luật, tư tưởng pháp luật, thái độ và tình cảm pháp luật, kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn của cá nhân và nhóm xã hội. Cá nhân và nhóm xã hội có sự hiểu biết pháp 29 nghiªn cøu - trao ®æi luật càng đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện bao nhiêu; tư tưởng pháp luật càng đúng đắn, tiến bộ bao nhiêu; thái độ, tình cảm pháp luật càng đúng đắn bao nhiêu; kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn càng thành thạo bao nhiêu thì tinh thần, trách nhiệm của họ đối với xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật và các hoạt động quản lí nhà nước, quản lí xã hội khác càng trở nên chủ động, tự giác, tích cực bấy nhiêu. 2. Như trên đã nói, các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội không phải bất biến mà chúng cần biến đổi về nội dung và hình thức cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ dân trí. Biến đổi và ngày càng hoàn thiện về nội dung và hình thức luôn luôn là xu hướng phát triển của hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội ở Việt Nam trong điều kiện đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Một hệ thống các tiêu chuẩn có tính năng động và ngày càng hoàn thiện về nội dung và hình thức sẽ cho phép đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội ngày càng đúng đắn, chính xác, khách quan, đầy đủ, toàn diện. Muốn vậy, theo chúng tôi, cần thực hiện các biện pháp tổ chức chủ yếu sau đây: Một là, cần phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng và các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học trong việc nghiên cứu đưa ra hệ thống các tiểu chuẩn chính thức thống nhất để đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội ở nước ta hiện nay. Trong nghiên cứu khoa học, tuỳ thuộc 30 vào góc độ nghiên cứu, mức độ và phạm vi nghiên cứu mà người nghiên cứu có thể đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội. Thế nhưng, khi tiến hành đánh giá chính thức thì cần dựa trên các tiêu chuẩn chính thức thống nhất để đưa tới những kết quả thống nhất. Do đó, rất cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chính thức thống nhất trên phạm vi cả nước. Muốn vậy, cần huy động các nhà khoa học, các nhà thực tiễn cùng nhau nghiên cứu để đưa ra các tiêu chuẩn chung, thống nhất cho tất cả các chủng loại cá nhân, nhóm xã hội và những tiêu chuẩn riêng cho từng chủng loại cá nhân, nhóm xã hội. Hai là, tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chính xác hiện trạng các chủng loại cá nhân và cơ cấu xã hội ta hiện nay trên phạm vi cả nước và trong các vùng, miền, khu vực khác nhau của đất nước. Đây là công việc hết sức khó khăn, phức tạp, bởi vì từ lâu chúng ta ít quan tâm tới vấn đề này. Hơn nữa, do việc chúng ta thực hiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, cho nên sự phân hoá giầu nghèo và phân tầng xã hội đã và đang diễn ra hết sức gay gắt, dẫn đến sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu xã hội và chuyển dịch dân cư. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ cũng đã và đang làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa người giầu và người nghèo, giữa miền núi và miền xuôi, giữa thành thị và nông thôn. Qua đây có thể thấy cơ cấu xã hội không ổn định, mức sống t¹p chÝ luËt häc sè 5/2008 nghiªn cøu - trao ®æi của người dân luôn thay đổi, dẫn tới nhiều biến chuyển về chất trong các thành phần xã hội. Kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá này sẽ là căn cứ để tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn chung và những tiêu chuẩn riêng đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân và nhóm xã hội phù hợp với hiện trạng xã hội ta hiện nay. Ba là, tiến hành điều tra xã hội học đối với các chủng loại cá nhân thuộc các ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động khác nhau; các giai cấp, tầng lớp xã hội và các giới xã hội khác nhau về những vấn đề liên quan tới trình độ nhận thức pháp luật, tư tưởng pháp luật, thái độ và tình cảm đối với pháp luật, hành vi xử sự theo pháp luật, kĩ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn, thái độ và trách nhiệm đối với việc xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật và các hoạt động quản lí nhà nước, quản lí xã hội khác. Có nhiều phương thức khác nhau để thực hiện điều tra xã hội học nhưng phương thức tốt nhất là xây dựng các phiếu điều tra có chứa đựng sẵn các câu hỏi để cho người được nhận phiếu trả lời. Qua công tác điều tra xã hội học sẽ thu được những kết quả cần thiết. Sau đó, cần xử lí nghiêm túc các kết quả điều tra xã hội học và công bố công khai. Muốn có kết quả ngày càng đúng đắn, chính xác, đầy đủ, khách quan và toàn diện hơn thì phải tiến hành điều tra xã hội học thành nhiều đợt đối với mỗi nhóm xã hội, mỗi vùng, miền, mỗi cơ quan, tổ chức và mỗi địa phương, cơ sở. Việc tiến hành điều tra xã hội học về trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội sẽ cung cấp những căn cứ vừa để đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội, vừa t¹p chÝ luËt häc sè 5/2008 nhằm phát hiện ra những điểm bất hợp lí, thiếu khoa học, chưa sát thực tế trong hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Bốn là, thường xuyên tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm qua mỗi đợt điều tra xã hội học để khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm trong các đợt sau. Bên cạnh đó, cần thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng, hợp lí cho cán bộ trực tiếp làm công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng các chủng loại cá nhân và cơ cấu xã hội trong xã hội ta hiện nay; cán bộ xây dựng và hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội; cán bộ thực hiện điều tra xã hội học để đánh giá hiện trạng trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội và cán bộ xử lí các kết quả điều tra xã hội học. Năm là, tổ chức nghiên cứu khoa học về văn hoá pháp lí nói chung, các tiêu chuẩn đánh giá và tổ chức đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội nói riêng nhằm vừa hoàn thiện lí luận khoa học về văn hoá pháp lí Việt Nam đương đại (trong đó có việc phát triển và hoàn thiện lí thuyết về hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hoá pháp lí của cá nhân, nhóm xã hội), vừa cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước xây dựng và quyết định chủ trương, chính sách, pháp luật về nâng cao trình độ văn hóa pháp lí cho cán bộ và nhân dân ở nước ta hiện nay./. (1).Xem: PGS.TS. Nguyễn Văn Động, “Văn hoá pháp lí trong điều kiện phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 9/2006, tr.12. 31
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.