Báo cáo "Về thời hạn và thời hiệu trong bộ luật dân sự "

pdf
Số trang Báo cáo "Về thời hạn và thời hiệu trong bộ luật dân sự " 8 Cỡ tệp Báo cáo "Về thời hạn và thời hiệu trong bộ luật dân sự " 193 KB Lượt tải Báo cáo "Về thời hạn và thời hiệu trong bộ luật dân sự " 0 Lượt đọc Báo cáo "Về thời hạn và thời hiệu trong bộ luật dân sự " 1
Đánh giá Báo cáo "Về thời hạn và thời hiệu trong bộ luật dân sự "
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù TS. §inh V¨n Thanh * Đ ể bảo đảm tính ổn định cho các giao dịch dân sự, pháp luật quy định về thời hạn và thời hiệu để giới hạn sự “tồn tại” của chúng trong đời sống xã hội và tương ứng với nó là những hậu quả pháp lí nhất định. Ngoài ra, nếu có tranh chấp thì quá trình điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ của các cơ quan có thẩm quyền sẽ thuận lợi hơn, vì nếu một tranh chấp được thụ lí để giải quyết nhưng sự việc xảy ra đã quá lâu thì việc xác minh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thời hạn và thời hiệu là hai vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn nên theo thông lệ đều được quy định trong bộ luật dân sự của các quốc gia thuộc hệ thống civill law. Trong Bộ luật dân sự Việt Nam, vấn đề thời hạn được quy định tại chương VII Phần thứ nhất từ Điều 158 đến Điều 162; vấn đề thời hiệu được quy định tại chương VIII, Phần thứ nhất từ Điều 163 đến Điều 171. Các quy định về thời hạn và thời hiệu trong một số bộ luật dân sự các nước trên thế giới đều dựa theo những nguyên lí chung, truyền thống của pháp luật dân sự đồng thời cũng có những quy định cụ thể phù hợp với phong tục, tập quán và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước. Trong Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà Pháp vấn đề thời hạn được quy định tại Thiên XX (từ chương III đến chương V). T¹p chÝ luËt häc Chương III (từ Điều 2236 đến Điều 2241) quy định những căn cứ ngăn cản thời hiệu. Chương IV (từ Điều 2242 đến Điều 2259) quy định những căn cứ làm đình chỉ thời hiệu. Chương V (từ Điều 2260 đến Điều 2281) quy định thời gian cần thiết để được hưởng thời hiệu. Bộ luật dân sự của Cộng hoà Pháp coi thời hiệu là vấn đề có ý nghĩa và liên quan trực tiếp đến việc chiếm hữu tài sản nên đã quy định chung trong Thiên XX là thiên quy định riêng về thời hiệu và chiếm hữu mà không quy định trong một thiên riêng biệt. Điều 2261 Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà Pháp quy định cụ thể thời gian cần thiết (hoặc bắt đầu được hưởng thời hiệu) theo nguyên tắc: "Được hưởng thời hiệu khi ngày cuối cùng của thời hạn kết thúc”. Trong Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà Pháp thời hiệu có ba loại: Mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm và những quy định về thời hiệu đặc biệt trong một số trường hợp cụ thể từ 6 tháng đến năm năm.(1) Trong Bộ luật dân sự của Nhật Bản vấn đề thời hạn được quy định theo tính chất đặc thù của quan hệ dân sự. Điều 138 Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định cụ thể cách tính thời hiệu theo nguyên tắc: Quy định của Bộ luật dân sự sẽ không áp dụng nếu các bên thoả thuận cách tính thời hạn khác * Trường đại học luật Hà Nội 53 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù so với cách tính thời hạn mà Bộ luật dân sự quy định. Với quy định này, Bộ luật dân sự Nhật Bản đã tôn trọng và coi quyền tự do cam kết thoả thuận của các chủ thể là tuyệt đối và được ưu tiên áp dụng. Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định hai cách tính thời hạn và quy định cụ thể cách tính thời hạn. Về thời hiệu, Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định khá đầy đủ và chi tiết trong các điều luật. Về nguyên tắc, theo thông lệ chung Bộ luật dân sự Nhật Bản ghi nhận: Xuất phát từ sự cần thiết bảo đảm ổn định các quan hệ dân sự, việc phát sinh hậu quả pháp lí của thời hiệu phải có hiệu lực tuyệt đối. Đặc trưng của các quy định về thời hiệu trong Bộ luật dân sự Nhật Bản là thời hiệu chỉ áp dụng các quyền về tài sản mà không áp dụng đối với quyền nhân thân phi tài sản. Ngoài các quy định chung về thời hiệu, Bộ luật dân sự Nhật Bản đã có những quy định cụ thể về thời hiệu tiêu quyền (tức mất quyền khởi kiện để yêu cầu toà án bảo vệ như quy định trong pháp luật dân sự nước ta), hậu quả pháp lí của thời hiệu, các căn cứ gián đoạn thời hiệu, tạm ngừng thời hiệu, hậu quả pháp lí của gián đoạn thời hiệu; thời hiệu phát sinh (gồm phát sinh quyền sở hữu Điều 162 có hai loại 10 năm và 20 năm; thời hiệu làm phát sinh các quyền khác); thời hiệu huỷ bỏ (gồm thời hiệu huỷ bỏ nghĩa vụ và huỷ bỏ các quyền về tài sản khác ngoài nghĩa vụ)...(2) Trong Bộ luật dân sự dân sự và thương mại Thái Lan vấn đề thời hạn được quy định tại Tiêu đề V (từ Điều 156 đến Điều 162); thời hiệu được quy định tại Tiêu đề VI (từ Điều 163 đến Điều 193). Về thời 54 hạn, Điều 157 quy định: "Thời hạn được tính bằng ngày. Nếu được tính bằng giờ thì bắt đầu tính ngay tức khắc”. Về thời hiệu, Điều 164 quy định: "Thời hiệu, nếu pháp luật không quy định một thời hạn nào khác, là 10 năm” và theo nguyên tắc: "Những thời hiệu do luật ấn định không được gia hạn hoặc giảm hạn” (Điều 191). Trong Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan ngoài những quy định chung về thời hiệu trên đây còn có quy định có tính chất liệt kê một số loại thời hiệu khác nhau: Điều 165 quy định loại thời hiệu hai năm (gồm 17 khoản); Điều 166 quy định loại thời hiệu là 5 năm; Điều 167 quy định thời hiệu khiếu nại đối với Chính phủ là 10 năm. Trong các quy định về thời hiệu các quy định về tạm ngưng thời hiệu, gián đoạn thời hiệu và cách tính cũng được quy định cụ thể. Đối với việc thực hiện nghĩa vụ của người vay, Điều 188 quy định rõ: "Sau khi hết thời hiệu, người vay nợ có quyền từ chối thi hành. Nếu bất cứ việc thi hành nào được thực hiện để thoả mãn một khiếu nại đã hết thời hiệu thì giá trị của việc thi hành này không thể yêu cầu hoàn trả lại, ngay cả nếu việc thi hành đó được thực hiện mà không biết đến thời hiệu”.(3) Trong Luật hợp đồng của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa lại có quy định riêng. Điều 55 chương III quy định những trường hợp mất quyền huỷ bỏ hợp đồng; Điều 95 chương VI quy định: "Các đương sự thoả thuận kì hạn thực hiện quyền huỷ bỏ, nếu kì hạn đã hết mà đương sự không thực hiện, thì quyền lợi đó bị mất". Vấn đề kì hạn đưa ra tố tụng lại quy định tại Điều T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù 129 chương VIII theo nguyên tắc: Kì hạn đưa ra tố tụng hoặc xin trọng tài của tranh chấp hợp đồng mua bán vật tư và hợp đồng nhập khẩu kĩ thuật quốc tế là 4 năm. Đối với các tranh chấp hợp đồng khác lại căn cứ theo quy định của pháp luật hữu quan.(4) Hiện nay, tại Việt Nam mặc dù có những văn bản pháp luật đã quy định về thời hạn, thời hiệu nhưng việc hiểu và áp dụng các quy định về thời hạn, thời hiệu trong thực tế chưa có sự thống nhất. Đã có không ít những trường hợp đương sự mất quyền khởi kiện không phải do “lỗi” của họ mà do các quy định của luật không rõ ràng và thiếu cụ thể, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đó là quy định về thời hiệu khởi kiện trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Theo kinh nghiệm và các quy định của Bộ luật dân sự một số nước, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi một số vấn đề liên quan đến thời hạn, thời hiệu nhằm bảo đảm tính khả thi và thống nhất khi áp dụng. 1. Các quy định về thời hạn Theo thông lệ và trên thực tế, thời hạn của các giao dịch dân sự cụ thể thông thường do các chủ thể thoả thuận cụ thể khi xác lập giao dịch dân sự. Khi các chủ thể thoả thuận về thời hạn khi xác lập giao dịch dân sự thì đó là căn cứ để xác định khi cần thiết. Vì vậy, chỉ trong trường hợp chủ thể không có thoả thuận cụ thể khi xác lập giao dịch thì mới áp dụng cách tính thời hạn theo quy định của Bộ luật dân sự. Qua việc tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật dân sự, các quy định về thời hạn hiện hành tương đối hợp lí. Tuy nhiên, các quy định T¹p chÝ luËt häc về thời hạn vẫn còn có những nội dung chưa khả thi và chưa bảo đảm sự thống nhất. Nếu Bộ luật dân sự được sửa đổi, bổ sung thì vấn đề thời hạn cũng phải được xem xét lại một số quy định. Về Điều 158: Khoản 2 của Điều luật này xác định thời hạn có thể được tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra. Trong thực tế, các chủ thể khi thoả thuận xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thường được căn cứ theo tiêu chí “ngày”. Đây là tiêu chí mà toà án và các cơ quan có thẩm quyền thường áp dụng để giải quyết các tranh chấp vì nó liên quan đến thời hiệu khởi kiện, thời điểm để xác định là có sự vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ hay không. Tiêu chí thời hạn được xác định bằng giờ ít được các chủ thể chú ý và vận dụng trong thực tiễn. Vấn đề này liên quan đến các loại giao dịch dân sự, trong đó có quan hệ pháp luật về thừa kế quy định tại Điều 636 và Điều 644. Việc chết trong cùng một thời điểm theo quy định tại Điều 644 thì “họ không được thừa kế của nhau”. Việc chết trong cùng một thời điểm và theo tiêu chí về thời hạn được quy định tại Điều 158 đang gây nhiều tranh luận trong thực tế. Có nhiều ý kiến cho rằng cần phải xác định thời điểm mở thừa kế trong mọi trường hợp theo tiêu chí “phút” nếu không thì quy định tại Điều 644 không có ý nghĩa trong thực tế áp dụng. Vì rằng những vụ tai nạn, hoả hoạn, thiên tai... các nạn nhân thường chết ngay trong cùng một thời điểm. Vì vậy, quy định về thời hạn trong Điều 158 cần có thêm đơn vị “phút”. Ngược lại, có 55 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù không ít trường hợp trong các rủi ro nêu trên, khi được cấp cứu kịp thời và khả năng chịu đựng của mỗi người khác nhau (phụ thuộc vào tuổi tác, sức khoẻ, tình trạng vết thương...) cuối cùng các nạn nhân cũng chết nhưng có khoảng cách về thời gian thì có được coi là chết trong cùng một thời điểm hay không? Về áp dụng cách tính thời hạn (Điều 159): Theo thông lệ việc làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự, nhất là đối với các hợp đồng dân sự thông dụng thường do các chủ thể trong giao lưu dân sự thoả thuận khi xác lập giao địch dân sự. Chỉ trong trường hợp các bên không có thoả thuận, thoả thuận không cụ thể mới áp dụng những quy định của Bộ luật dân sự để tính thời hạn nếu có tranh chấp. Vì vậy, vấn đề xác định cách tính thời hạn nên theo tiêu chí và thông lệ chung của luật dân sự là sự thoả thuận của các chủ thể cần quy định lên khoản 1 như quy định tại nhiều điều luật khác trong Bộ luật dân sự. Chỉ trong trường hợp các chủ thể không có thoả thuận hoặc thoả thuận không cụ thể khi xác lập giao dịch dân sự mới áp dụng cách tính thời hạn theo quy định của Bộ luật dân sự. Quy định như vậy sẽ không hạn chế quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận - nguyên tắc đặc thù được quy định tại Điều 7 Bộ luật dân sự. 2. Các quy định về thời hiệu Các quy định trong Bộ luật dân sự đều dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận của các chủ thể. Theo nguyên lí chung, nhiều nội dung (kể cả 56 trong những trường hợp pháp luật không có quy định) các chủ thể của giao dịch dân sự vẫn có quyền cam kết, thoả thuận, kể cả thời hạn nếu “không trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Nghĩa là, các chủ thể của luật dân sự được quyền cam kết, thoả thuận những nội dung pháp luật không cấm, thậm chí chưa có quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự. Đó là đặc trưng của pháp luật dân sự. Riêng về thời hiệu trong pháp luật dân sự lại không chấp nhận thông lệ này. Điều 163 Bộ luật dân sự quy định: "Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định”. Điều đó có nghĩa là các chủ thể khi xác lập giao dịch dân sự không có quyền thoả thuận về thời hiệu như việc thoả thuận về thời hạn. Đây là căn cứ pháp lí do pháp luật quy định nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự ngoài ý chí của các chủ thể trong các giao dịch dân sự. Ý nghĩa của các quy định về thời hiệu trong pháp luật dân sự (và các văn bản pháp luật khác) đều nhằm mục đích tạo ra sự ổn định cần thiết cho các giao dịch dân sự trên thực tế. Theo tinh thần và nội dung quy định tại Điều 164, Bộ luật dân sự công nhận có 3 loại thời hiệu: Thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và thời hiệu khởi kiện. Lần đầu tiên trong Bộ luật dân sự vấn đề thời hiệu được quy định chi tiết và cụ thể nhưng việc áp dụng trong thực tế hiện nay rất khó khăn, nhiều quy định không thể vận dụng được hoặc không có điều kiện để vận dụng vì chưa bảo đảm tính chất khả thi. Về cách tính thời hiệu. Điều 165 chỉ T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù quy định một phương thức tổng quát: "Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Vấn đề là khi áp dụng phải theo tiêu chí nào để xác định thời điểm nào là ngày đầu tiên, thời điểm nào kết thúc là ngày cuối cùng của thời hiệu. Ngày đầu tiên trong hưởng quyền dân sự chỉ được quy định tại khoản 1, Điều 255 Bộ luật dân sự: “Kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu” cùng một số tiêu chí khác như: Chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản) để được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Trong trường hợp này thời hiệu được xác định: Ngày đầu tiên là ngày một người trực tiếp chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật đã chiếm hữu tài sản về phương diện thực tế (trực tiếp chiếm giữ, sử dụng, quản lí tài sản ngay tình, công khai, không lén lút). Ngày kết thúc trong thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ sẽ được tính như thế nào? Nếu cũng là ngày cuối cùng khi kết thúc thời hạn đó như cách tính ngày bắt đầu trong hưởng quyền dân sự thì e rằng sẽ rất khó xác định trong thực tế. Nếu như vậy sẽ dẫn đến tình trạng khi người ta vay nhau (tiền hoặc tài sản), bên vay sẽ chây ỳ, khất lần và đến một thời hạn nhất định (ngày cuối cùng của thời hạn) người vay sẽ được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ vì món vay đã quá lâu, còn người cho vay cũng không còn quyền đòi nợ. Quy định ngày cuối cùng khi kết thúc thời hạn khó xác định và dễ bị lợi dụng. Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp T¹p chÝ luËt häc dân sự theo quan điểm của cá nhân tôi cho rằng nên bỏ quy định về miễn trừ nghĩa vụ. Thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ thực hiện nghĩa vụ trong nhiều trường hợp là hai mặt của một hiện tượng, sự việc. Vì vậy, nếu một bên đã được hưởng quyền dân sự thì đương nhiên bên kia không phải thực hiện nghĩa vụ nữa. Do đó, Điều 164 Bộ luật dân sự chỉ cần quy định hai loại thời hiệu là thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu khởi kiện. Ngày đầu tiên trong thời hiệu khởi kiện cũng đang có những tranh luận. Kể từ khi Bộ luật dân sự có hiệu lực thi hành cho đến nay quy định về thời hiệu khởi kiện ít được áp dụng. Tương tự như hai trường hợp trên đây, thời hiệu khởi kiện bắt đầu được tính (hay xác định) theo tiêu chí: từ thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại. Vấn đề là lợi ích có thể bị xâm phạm trong thực tế xảy ra nhiều khả năng: Lợi ích bị xâm phạm khi chưa kết thúc thời hạn, khi đã kết thúc thời hạn, thậm chí một số trường hợp ngay sau khi xác lập giao dịch dân sự một bên đã có biểu hiện xâm phạm, không thực hiện nghĩa vụ (bỏ trốn, chuyển chỗ ở bí mật, dùng số tiền vay vào mục đích khác...) thì có được xác định đó là thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại hay không? Hiện nay, trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại các toà kinh tế đã có quan điểm trái ngược nhau khi áp dụng quy định thời hiệu khởi kiện. Khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 quy định: "Người khởi kiện phải làm đơn yêu cầu toà án giải quyết vụ án kinh tế 57 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày phát sinh tranh chấp” đã gây ra những tranh luận quyết liệt và việc vận dụng pháp luật trong thực tế rất tuỳ tiện, khác nhau (đúng ra, quy định về thời hiệu khởi kiện cần phải được quy định trong chương IV Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989). Có người cho rằng chỉ khi nào thực sự phát sinh tranh chấp trên thực tế thì kể từ ngày thực tế phát sinh tranh chấp đó sẽ được tính là ngày đầu tiên của thời hiệu khởi kiện. Một số quan điểm khác cho rằng thời hiệu khởi kiện liên quan đến thời hạn của hợp đồng nên thời hạn 6 tháng bắt đầu được tính từ khi thời hạn thực hiện hợp đồng chấm dứt. Quá thời hạn 6 tháng tính từ ngày hết thời hạn thực hiện hợp đồng đương nhiên hết thời hiệu khởi kiện (mất quyền khởi kiện). Trong thực tế, quan hệ kinh tế thường là quan hệ bạn hàng nên người ta có thể thông cảm với khó khăn của nhau và thường thoả thuận để gia hạn thời hạn phải thanh toán nhưng lại không gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng. Tuy chưa thanh toán chưa thực hiện nghĩa vụ nhưng trong thực tế các bên không có tranh chấp. Chỉ đến một thời hạn nhất định bên có nghĩa vụ thanh toán không có khả năng chi trả hoặc chây ỳ không muốn trả thì bên có quyền xâm phạm mới khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp. Khi khởi kiện vấn đề hiểu và áp dụng thời hiệu khởi kiện đã xảy ra tình trạng như đã nêu trên và có ý kiến còn cho rằng đó là “quyền riêng” của toà án mà không phải do pháp luật quy định. Trong thực tế thụ lí giải quyết tranh 58 chấp, nhiều toà án đã không thụ lí đơn khởi kiện với lí do hết thời hiệu khởi kiện (vì thời hạn kết thúc hợp đồng đã quá 6 tháng. Khi thoả thuận gia hạn thanh toán các bên không gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng). Trong thực tế còn có tình trạng, các doanh nghiệp yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án hình sự vì có những dấu hiệu lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản. Sau khi thụ lí, điều tra cơ quan điều tra thấy không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, không thể “hình sự hoá các quan hệ kinh tế” nên đã trả lại hồ sơ. Khi đó, doanh nghiệp mới mang đơn khởi kiện đến toà kinh tế để khởi kiện thì cũng được giải thích là đã hết thời hiệu khởi kiện. Thời hạn cơ quan cảnh sát điều tra giữ hồ sơ đã không được trừ vào thời hiệu khởi kiện. Thực trạng trên đây đã tước bỏ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhiều danh nghiệp trong việc thanh toán chỉ vì quy định hết thời hiệu khởi kiện và “Trong nhiều trường hợp, thời điểm “biết” và thời điểm “xâm phạm” là trùng nhau. Nhưng ở một số trường hợp khác, thời điểm “biết” có thể chậm hơn so với thời điểm “xâm phạm” và trong trường hợp thứ hai này thì người có quyền bị xâm phạm có vẻ được lợi thế hơn về thời hiệu”.(5) Trong các quy định về cách tính thời hiệu khởi kiện của Bộ luật dân sự ngoài những quy định chung trên đây chúng tôi thấy còn có những bất cập sau: - Quy định về bắt đầu thời hiệu khởi kiện tại Điều 168 Bộ luật dân sự như hiện nay là không có ý nghĩa pháp lí và không được áp dụng trong thực tiễn giải quyết T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù tranh chấp. Điều 168 chỉ quy định bắt đầu thời hiệu khởi kiện mà không giới hạn thời hạn đó là bao nhiêu tháng, năm Vì vậy, trong thực tế hiện nay các toà án đều nhận thức rằng thời hiệu khởi kiện trong luật dân sự không bị giới hạn. Với quy định này của Bộ luật dân sự, trong Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10/8/1996 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự tại mục III, điểm b có quy định: "Đối với các trường hợp thừa kế mở từ ngày 1/7/1996 thì người có quyền nói trên không bị hạn chế thời hiệu khởi kiện trước toà án, vì Bộ luật dân sự không có quy định, do đó, họ có quyền khởi kiện bất cứ lúc nào sau thời điểm mở thừa kế”. Các vấn đề chung về thời hiệu còn được “lưu ý” tại Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành toà án năm 2000: "Do Bộ luật dân sự không quy định về thời hiệu nên các giao dịch dân sự được xác lập từ ngày 1/7/1996 (ngày Bộ luật dân sự có hiệu lực) không bị hạn chế về thời hiệu khởi kiện”.(6) Nói cách khác, theo luật dân sự hiện nay các quy định về thời hiệu khởi kiện không áp dụng được trong thực tế giải quyết tranh chấp đối với các giao dịch dân sự thông dụng, trừ quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự. Hai văn bản trên đây đã có những cách hiểu và hướng dẫn chưa đúng với tinh thần và nội dung Điều 648 Bộ luật dân sự. Qua thực tiễn áp dụng các quy định về T¹p chÝ luËt häc thời hiệu kể từ khi Bộ luật dân sự có hiệu lực thi hành, chúng tôi thấy rằng khi sửa đổi, bổ sung cần quy định cụ thể theo hai phương án sau đây: Phương án một: Quy định như Điều 56 Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991 là: "Nếu pháp luật không có quy định khác thì thời hiệu khởi kiện chung là ba năm” và thêm cụm từ “kể từ thời điểm kết thúc thời hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Theo quy định này quá thời hạn ba năm kể từ thời điểm kết thúc thời hạn mà đương sự không khởi kiện sẽ bị mất quyền khởi kiện. Quy định cụ thể như vậy sẽ dễ dàng vận dụng và không bị hiểu sai lệch. Mặt khác, đây chính là cơ sở pháp lí nhằm bảo đảm ổn định các giao dịch dân sự đồng thời tôn trọng quyền tự định đoạt cũng như quyền tự do cam kết thoả thuận của chủ thể luật dân sự. Phương án hai: Nếu không cần sự cô đọng trong kĩ thuật lập pháp và không theo phương án trên thì có thể quy định thời hiệu theo hướng như trong một số Bộ luật dân sự của các nước là: Phân ra làm hai hoặc ba loại thời hiệu khởi kiện theo các tiêu chí khác nhau và liệt kê những loại giao dịch dân sự phổ biến thường xảy ra tranh chấp trong thực tiễn để quy định cùng chung một thời hiệu khởi kiện. Để ổn định các giao dịch dân sự mỗi loại giao dịch dân sự khác nhau cần quy định từng loại thời hiệu phù hợp khác nhau là hai năm hoặc bốn đến năm năm... Các quy định của thời hiệu cũng nên quy định tập 59 ®Æc san vÒ söa ®æi, bæ sung bé luËt d©n sù trung trong một chương để dễ tìm hiểu và vận dụng vì, Bộ luật dân sự ngoài việc làm căn cứ pháp lí cho toà án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng (kể cả khi các bên không có thoả thuận trong các giao dịch dân sự cụ thể) để giải quyết tranh chấp còn có chức năng hướng dẫn và chỉ dẫn cho các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự biết cách thức, phương pháp xử sự. Do đó, các quy định trong Bộ luật cần bảo đảm tính phổ thông, dễ hiểu và nên quy định tập trung để dễ tra cứu, vận dụng. - Quy định tại Điều 145 về "thời hạn yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu” là chưa phù hợp với tinh thần và nội dung của chương này. Đây thực chất là vấn đề thời hiệu khởi kiện. Vì vậy, đề nghị đưa điều luật này tại chương V xuống chương VIII của Phần thứ nhất Bộ luật dân sự là phù hợp và bảo đảm tính thống nhất. Ngoài ra, hai khái niệm “thời hạn” (khoản 1, Điều 145) và “thời gian” (khoản 2, Điều 145) có thể có ý nghĩa khác nhau, nên cần quy định lại cho thống nhất trong cùng một điều luật là thời hạn hay thời gian. - Điều 170, Bộ luật dân sự ngoài những căn cứ đã được ghi nhận cần có quy định bổ sung nội dung: Nếu đương sự nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, đã gửi đơn đến cơ quan cảnh sát điều tra hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xem xét nhưng không được giải quyết cũng phải được coi là thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện. Vì vậy, nếu sau khi điều tra, xem xét thấy không có đủ yếu tố cấu 60 thành tội phạm để khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật hình sự mà chỉ là quan hệ dân sự hoặc quan hệ kinh tế thì thời gian cơ quan cảnh sát điều tra thụ lí và xem xét cũng phải được coi là khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện. - Quy định như Điều 171 có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Bắt đầu lại theo quy định tại Điều 171 Bộ luật dân sự là bắt đầu lại từ đầu của thời hiệu khởi kiện tính theo quy định chung (nếu bổ sung Điều 168). Trong điều luật này, để các chủ thể dễ hiểu và áp dụng đề nghị nên quy định cụ thể hơn. Ví dụ: "Thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại, kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này” cần bổ sung thêm quy định: "Kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện, thời hiệu khởi kiện được tính là 3 năm” hoặc: "Kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện, thời hiệu khởi kiện được tính lại từ đầu”./. (1).Xem: Các điều từ Điều 2271 đến Điều 2281 Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà Pháp, Nxb. Chính trị quốc gia năm 1997. (2).Xem: "Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản", Nxb. Chính trị quốc gia năm 1995, tr. 184 - 207). (3).Xem: "Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan", Nxb. Chính trị quốc gia năm 1995. (4).Xem: Luật hợp đồng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thông qua ngày 15/3/1999. Bản dịch của tổ chức hợp tác quốc tế JICA Nhật Bản cung cấp. (5).Xem: "Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam", tập I, Viện nghiên cứu khoa học pháp lí - Bộ Tư pháp, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2001, tr. 314. (6).Xem: Báo cáo tổng kết công tác ngành toà án năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành toà án năm 2000 số 40 BC/VP ngày 11/3/2000, tr.54. T¹p chÝ luËt häc
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.