Báo cáo " Về phần riêng Bộ luật hình sự Cộng hoà liên bang Đức "

pdf
Số trang Báo cáo " Về phần riêng Bộ luật hình sự Cộng hoà liên bang Đức " 14 Cỡ tệp Báo cáo " Về phần riêng Bộ luật hình sự Cộng hoà liên bang Đức " 283 KB Lượt tải Báo cáo " Về phần riêng Bộ luật hình sự Cộng hoà liên bang Đức " 0 Lượt đọc Báo cáo " Về phần riêng Bộ luật hình sự Cộng hoà liên bang Đức " 0
Đánh giá Báo cáo " Về phần riêng Bộ luật hình sự Cộng hoà liên bang Đức "
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức PGS.TS. Lª ThÞ S¬n * à phần quy định về các tội phạm cụ thể, Phần riêng BLHS Đức có nhiệm vụ mô tả và phân định từng loại tội phạm của BLHS cũng như mối quan hệ giữa từng loại tội phạm với hình phạt bị đe dọa.(1) Phần riêng BLHS Đức hiện hành quy định các tội phạm cụ thể trong 30 nhóm tội phạm.(2) Việc quy định và phân định các tội phạm cụ thể trong các nhóm tội phạm khác nhau chủ yếu được dựa vào đối tượng được pháp luật bảo vệ và đối tượng bị tội phạm xâm hại.(3) Các nhóm tội phạm được sắp xếp theo thứ tự nhất định mà nhóm tội phạm được xếp sau phải có mối quan hệ tương cận với nhóm tội phạm được xếp trước. Cụ thể, Phần riêng của BLHS Đức quy định các nhóm tội phạm theo trật tự sau: 1. Các tội phạm chống hoà bình, phản bội nhà nước và gây nguy hại cho nhà nước pháp quyền dân chủ; 2. Các tội phạm phản quốc và gây nguy hại cho an ninh đối ngoại; 3. Các tội xâm phạm nhà nước nước ngoài; 4. Các tội xâm phạm các cơ quan hiến pháp và các tội phạm trong bầu cử và biểu quyết; 5. Các tội xâm phạm quốc phòng; 6. Các tội xâm phạm quyền lực nhà nước; 7. Các tội xâm phạm trật tự công cộng; 8. Các tội làm giả tiền và tem có mệnh giá; 9. Các tội phạm về khai báo không thề sai và thề giả dối; L 38 10. Các tội phạm về vu cáo; 11. Các tội phạm liên quan đến tôn giáo và thế giới quan; 12. Các tội xâm phạm hộ tịch, hôn nhân và gia đình; 13. Các tội xâm phạm sự tự quyết về tình dục; 14. Các tội phạm về xúc phạm; 15. Các tội xâm phạm phạm vi bí mật cuộc sống cá nhân và bí mật cá nhân; 16. Các tội xâm phạm tính mạng; 17. Các tội xâm phạm sự nguyên vẹn thân thể; 18. Các tội xâm phạm tự do cá nhân; 19. Các tội phạm trộm cắp và lấy trái phép; 20. Các tội phạm cướp và cưỡng đoạt; 21. Các tội phạm về hỗ trợ và tiêu thụ của gian; 22. Các tội phạm lừa đảo và bội tín; 23. Các tội phạm về làm giấy chứng nhận; 24. Các tội phạm về việc không trả được nợ; 25. Các tội phạm về tư lợi bị xử phạt; 26. Các tội phạm về cạnh tranh; 27. Các tội phạm làm hư hỏng tài sản; 28. Các tội phạm gây nguy hiểm chung; 29. Các tội xâm phạm môi trường; 30. Các tội phạm trong chức trách. Trật tự quy định các nhóm tội phạm trên đây về cơ bản vẫn giữ nguyên trật tự quy * Giảng viên chính Khoa pháp luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức định của BLHS năm 1871. Trật tự này trước tiên có tính đến khả năng thực tế của việc áp dụng và thể hiện những quan niệm đương thời về hệ thống các giá trị.(4) Do vậy, có thể nói trật tự quy định này đã bị chi phối bởi điều kiện lịch sử. Tuy nhiên, đây có phải là trật tự mà theo đó các nhà khoa học trình bày hay giải thích có tính hệ thống về các quy định của Phần riêng hay không? Vấn đề này đã từng gây nhiều tranh luận về mặt khoa học. Trên thực tế có rất ít tài liệu trình bày hay giải thích về các tội phạm trong Phần riêng theo trật tự quy định này. Đa số các tài liệu viết về các tội phạm trong Phần riêng có cách tiếp cận hệ thống khác hay có cách phân nhóm khác về các tội phạm cụ thể. (5) Tuy cũng phân nhóm tội phạm cụ thể theo các đối tượng được pháp luật bảo vệ và bị tội phạm xâm hại nhưng theo quan niệm ngày nay về vị trí, ý nghĩa và hệ thống các giá trị phổ biến được xã hội công nhận. Ngoài ra, việc phân nhóm các tội phạm được thực hiện triệt để hơn nhưng lại có tính hệ thống, khái quát hơn và được đề cập đầu tiên là nhóm các tội xâm phạm cá nhân cụ thể, sau đó là các tội xâm phạm chung, trái ngược với thứ tự thể hiện trong Phần riêng của BLHS. Việc sắp xếp này xuất phát từ quan điểm cho rằng con người là tất cả và việc tôn trọng con người là trên hết.(6) Thông thường, các tội phạm cụ thể trong Phần riêng được phân thành 3 nhóm tội phạm lớn theo 3 nhóm các đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Đó là: 1. Các tội xâm phạm các giá trị của cá nhân; 2. Các tội xâm phạm các giá trị của tài sản; TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 3. Các tội xâm phạm các giá trị cộng đồng (hay giá trị chung). Các tội phạm trong từng nhóm tội phạm lớn này lại được phân chia thành các phân nhóm các tội phạm cụ thể. Trong các sách viết về Phần riêng, việc chia thành các phân nhóm tội phạm trong 2 nhóm tội phạm đầu hầu như không có sự khác biệt, trong khi đó sự phân nhóm trong nhóm các tội xâm phạm các giá trị cộng đồng lại rất khác nhau về quy mô cũng như về trật tự sắp xếp các phân nhóm tội phạm.(7) Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu khái quát về Phần riêng BLHS Đức theo cơ cấu 3 nhóm tội phạm nêu trên. Theo đó, các tội xâm phạm các giá trị của cá nhân gồm 7 phân nhóm tội phạm là các tội xâm phạm tính mạng; các tội xâm phạm sự sống đang hình thành; các tội xâm phạm sự nguyên vẹn thân thể; các tội xâm phạm tự do cá nhân; các tội xâm phạm sự tự quyết về tình dục; các tội xâm phạm danh dự và các tội xâm phạm phạm vi cuộc sống cá nhân. Các tội xâm phạm các giá trị của tài sản gồm 3 phân nhóm tội phạm là các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm các giá trị tài sản riêng biệt và các tội xâm phạm tài sản trong tổng thể. Các tội xâm phạm các giá trị của cộng đồng gồm 6 phân nhóm tội phạm là(8) các tội gây nguy hại chung; các tội xâm phạm các giá trị cộng đồng độc lập với nhà nước; các tội xâm phạm hoạt động nhà nước; các tội xâm phạm hiến pháp, sự tồn tại của nhà nước, các cơ quan tối cao của nhà nước và quốc phòng; các tội xâm phạm các dân tộc, chủng tộc và nhà nước nước ngoài và các tội xâm phạm việc thi hành pháp luật hình sự. 39 Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức 1. Các tội xâm phạm các giá trị của cá nhân 1.1. Các tội xâm phạm tính mạng Việc quy định các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Phần riêng BLHS Đức là xuất phát từ quan điểm luật hình sự Đức bảo vệ tuyết đối sự sống sinh học-xã hội không tách rời của con người. Các tội xâm phạm tính mạng bao gồm ba loại tội: - Cố ý làm chết người; - Vô ý làm chết người; - Gây nguy hiểm cho tính mạng. Thuộc cố ý làm chết người có các tội: “Giết người” (Điều 211); “Đánh chết người” (Điều 212); “Trường hợp ít nghiêm trọng của đánh chết người” (Điều 213); “Làm chết người theo yêu cầu” (Điều 216). Về mối quan hệ giữa các quy định về các tội phạm này đa số có quan điểm cho rằng quy định về tội “Đánh chết người” là quy định của cấu thành tội phạm cơ bản, quy định về tội “Giết người” là quy định của cấu thành tội phạm tăng nặng, quy định về “Trường hợp ít nghiêm trọng của đánh chết người” và về “Làm chết người theo yêu cầu” là các quy định của cấu thành tội phạm giảm nhẹ của loại tội cố ý làm chết người.(9) Vô ý làm chết người được quy định tại Điều 222 BLHS và loại tội gây nguy hiểm cho tính mạng được quy định tại Điều 221 BLHS với tội danh “Bỏ rơi”. 1.2. Các tội x âm phạm sự sống đang hình thành Luật hình sự Đức bảo vệ tuyệt đối sự sống của con người, bao gồm cả bảo vệ quá trình hình thành sự sống của con người. Theo đó, những hành vi phá bỏ trái phép sự 40 sống đang hình thành được coi là tội phạm và bị xử phạt. Theo BLHS Đức phá thai là phá bỏ sự sống đang hình thành của con người, do đó được coi như hành vi làm chết người và được quy định là tội phạm trong Chương thứ 16 “Các tội xâm phạm tính mạng”. Các tội phạm về phá thai được quy định từ Điều 218 đến Điều 219b BLHS. Trong các điều luật này, các cấu thành tội phạm về phá thai được quy định như phá thai sau 12 tuần từ khi thụ thai; phá thai trong thời hạn 12 tuần từ khi thụ thai mà không có sự tư vấn; phá thai không qua bác sĩ; phá thai không có đòi hỏi của thai phụ (theo Điều 218 trong sự kết hợp với Điều 218a và Điều 219). Bên cạnh đó còn có các cấu thành tội phạm về gây nguy hiểm (không trực tiếp) cho sự sống đang hình thành như “Phá thai không có xác định của bác sĩ” và “Xác định của bác sĩ sai” (Điều 218b); “Quảng cáo cho việc phá thai” (Điều 219a); “Đưa vào lưu thông các phương tiện phá thai” (Điều 219b). 1.3. Các tội xâm phạm sự nguyên vẹn thân thể Các tội phạm này bao gồm 3 loại tội phạm. Đó là: - Xâm phạm thân thể; - Hành hạ người được bảo trợ; - Gây nguy hại cho sự toàn vẹn về thân thể. Loại tội xâm phạm thân thể bao gồm các tội cố ý xâm phạm thân thể và vô ý xâm phạm thân thể. Thuộc về cố ý xâm phạm thân thể có tội “Xâm phạm thân thể” được quy định tại Điều 223 với ý nghĩa là cấu thành tội phạm cơ bản. Trên cơ sở cấu thành TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức tội phạm cơ bản này các cấu thành tội phạm tăng nặng được quy định, như cấu thành tội phạm tăng nặng theo phương thức phạm tội nguy hiểm là tội “Xâm phạm thân thể nguy hiểm” (Điều 224), theo hậu quả của tội phạm là tội “Xâm phạm thân thể nghiêm trọng” (Điều 226) và tội “Xâm phạm thân thể với hậu quả chết người” (Điều 227), theo vị trí các nghĩa vụ là tội “Xâm phạm thân thể trong chức trách” (Điều 340). Tội “Vô ý xâm phạm thân thể” được quy định tại Điều 229. Tội “Hành hạ người được bảo trợ” được quy định tại Điều 225. Đó là hành vi làm đau đớn hoặc hành hạ thô bạo những người không có khả năng tự vệ mà được giao phó cho người phạm tội hoặc bị phụ thuộc vào họ. Loại tội gây nguy hại cho sự toàn vẹn về thân thể được quy định tại Điều 231 với tội danh “Tham gia một cuộc ẩu đả”. 1.4. Các tội xâm phạm tự do cá nhân Các tội xâm phạm tự do cá nhân được quy định để bảo vệ tự do cá nhân ở các mức độ hay hình thức khác nhau. Theo mức độ hay hình thức tự do cá nhân bị xâm hại có thể phân thành các loại tội phạm sau: Thứ nhất là tội “Buôn người nhằm mục đích bóc lột sức lao động” được quy định tại Điều 233 để bảo vệ tự do cá nhân theo nghĩa rộng nhất là sự độc lập của cá nhân hay sự không phụ thuộc của cá nhân; Thứ hai, Điều 234a quy định về tội “Ép buộc di trú” và Điều 241a về tội “Bày tỏ nghi vấn chính trị” là để bảo vệ tự do cá nhân ở mức độ tiếp theo là tự do chính trị; Thứ ba, Điều 234 về tội “Bắt cóc người”, Điều 239a về tội “Bắt cóc để cưỡng đoạt” và Điều 239b về tội “Bắt con tin” được TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 quy định để bảo vệ hình thức khác của tự do là tự do với sự thống trị bên ngoài hay của người khác. Thứ tư, Điều 239 quy định về tội “Tước đoạt tự do” để bảo vệ hình thức tiếp theo của tự do cá nhân là tự do di chuyển; Thứ năm, hình thức thấp nhất của tự do cá nhân là tự do hành động hoặc không hành động trong trường hợp cụ thể được bảo vệ bởi quy định của Điều 240 về tội “Cưỡng ép”. Thứ sáu, Điều 241 - tội “Đe dọa” được coi là quy định về hành vi gây nguy hại cho tự do cá nhân và Điều 238 - tội “Rình rập” là quy định về việc thực hiện những hành vi hướng đến việc can thiệp vào lĩnh vực cuộc sống cá nhân và qua đó gây nguy hại cho tự do quyết định và xử sự của cá nhân.(10) 1.5. Các tội xâm phạm sự tự quyết về tình dục Các điều luật về nhóm tội phạm này là một trong các nhóm điều luật được sửa đổi, bổ sung nhiều nhất và cho đến nay đã quy định toàn diện và đầy đủ nhất các dạng hành vi phạm tội xâm phạm sự tự quyết về tình dục của con người. Có thể phân tích khái quát các quy định về nhóm các tội này qua việc phân định các tội phạm này theo đối tượng bị tội phạm xâm hại hoặc theo loại hành vi phạm tội. Theo đó có thể phân thành 6 loại tội phạm sau:(11) - Thứ nhất là các tội xâm phạm tự do tình dục Đó là các tội “Cưỡng dâm; Hiếp dâm” (Điều 177); “Cưỡng dâm và hiếp dâm với hậu quả chết người” (Điều 178); “Lạm dụng tình dục người không có khả năng phản kháng” (Điều 179); Lạm dụng tình dục của 41 Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức người bệnh và người cần trợ giúp trong một cơ sở dành cho họ (Điều 174a khoản 2). - Thứ hai là các tội phạm về sự lạm dụng sự phụ thuộc có tính chất tổ chức Đó là tội lạm dụng tình dục của tù nhân, của người bị nhà đương cục giữ (Điều 174a khoản 1); Tội “Lạm dụng tình dục với sự lợi dụng một vị trí chức trách” (Điều 174b) và tội “Lạm dụng tình dục với sự lợi dụng một quan hệ tư vấn, chữa trị hoặc chăm lo” (Điều 174c). - Thứ ba là các tội xâm phạm sự phát triển của cuộc sống tình dục Đây là các tội phạm được quy định để bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên về sự phát triển bình thường của cuộc sống tình dục. Nhóm tội phạm này bao gồm: + Các tội lạm dụng tình dục trẻ em, như “Lạm dụng tình dục trẻ em” (Điều 176), “Lạm dụng tình dục trẻ em nghiêm trọng” (Điều 176a), “Lạm dụng tình dục trẻ em với hậu quả chết người” (Điều 176b); + Các tội phạm được quy định để bảo vệ người chưa thành niên dưới 16 tuổi, như tội lạm dụng tình dục của người được bảo trợ dưới 16 tuổi (Điều 174 khoản 1 số 1), tội hỗ trợ cho những hành vi tình dục của người chưa thành niên dưới 16 tuổi (Điều 180 khoản 1) và tội “Lạm dụng tình dục người chưa thành niên” (bao gồm cả người dưới 16 tuổi) (Điều 182); + Các tội phạm được quy định để bảo vệ người chưa thành niên dưới 18 tuổi gồm có: Lạm dụng tình dục người được bảo trợ dưới 18 tuổi (Điều 174 khoản 1 số 2, 3 và khoản 2), tội hỗ trợ cho những hành vi tình dục của 42 người chưa thành niên dưới 18 tuổi (Điều 180 khoản 2,3), tội bóc lột người hành nghề mại dâm dưới 18 tuổi (Điều 180a khoản 2 số 1), tội “Lạm dụng tình dục người chưa thành niên” (Điều 182) và tội “Mại dâm gây nguy hại cho người chưa thành niên” (Điều 184f). - Thứ tư là các tội phạm về bóc lột và tuyển mộ mại dâm Đó là các các hành vi bảo kê mại dâm (Điều 181a); các hành vi bóc lột người hành nghề mại dâm (Điều 180a) và các hành vi tuyển mộ cho việc hành nghề mại dâm (Điều 232 - tội “Buôn người nhằm mục đích bóc lột tình dục” và Điều 233a - tội “Hỗ trợ buôn người”). - Thứ năm là các tội phạm về quấy rối tình dục Thuộc về các tội phạm này là “Các hành vi phô bày tình dục” (Điều 183); “Gây ra sự phẫn nộ công khai” qua hành vi tình dục (Điều 183a) và “Thực hiện việc mại dâm bị cấm” (Điều 184e). - Thứ sáu là các tội phát tán các tài liệu khiêu dâm Đó là các tội phạm làm cho được tiếp cận những ấn phẩm khiêu dâm được quy định tại Điều 184 (tội “Phát tán những ấn phẩm khiêu dâm”) và tại Điều 184d (tội “Phát tán những chương trình có tính khiêu dâm qua đài phát thanh, những dịch vụ truyền thông hoặc viễn thông”); Tiếp đến là các tội về phát tán khiêu dâm đặc biệt, như “Phát tán những ấn phẩm khiêu dâm bạo lực hoặc khiêu dâm thú vật” (Điều 184a), “Phát tán những ấn phẩm khiêu dâm trẻ em” (Điều 184b khoản 1) và phát tán những ấn phẩm khiêu dâm người chưa thành niên (Điều TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức 184c khoản 1); sau cùng là các hành vi tạo ra, chiếm hữu và phát tán có tính băng nhóm các ấn phẩm thực tế khiêu dâm trẻ em và người chưa thành niên được quy định tại các Điều 184 khoản 2 - 4 và 184c khoản 2 - 4. 1.6. Các tội xâm phạm danh dự Các tội xâm phạm danh dự được quy định để bảo vệ nhân phẩm và uy tín xã hội của cá nhân, cụ thể là bảo vệ những đòi hỏi chính đáng về sự tôn trọng nhân phẩm và uy tín xã hội của cá nhân. Các tội xâm phạm danh dự còn được gọi là các tội phạm về xúc phạm, bao gồm tội “Xúc phạm” (Điều 185), tội “Nói xấu” (Điều 186), tội “Vu khống” (Điều 187) và tội “Phỉ báng sự tưởng niệm người đã chết” (Điều 189). 1.7. Các tội xâm phạm phạm vi cuộc sống cá nhân Các tội xâm phạm phạm vi cuộc sống cá nhân có thể được phân thành hai nhóm tội tương ứng với hai lĩnh vực cuộc sống cá nhân bị tội phạm xâm hại. Đó là phạm vi bí mật cá nhân và phạm vi cuộc sống cá nhân và lĩnh vực cá nhân về nhà ở hay quyền bất khả xâm phạm về nhà ở. Theo đó có 2 nhóm tội phạm: - Các tội xâm phạm phạm vi bí mật cá nhân và phạm vi cuộc sống cá nhân và - Các tội xâm phạm sự bình yên nhà ở. Các tội xâm phạm phạm vi bí mật và phạm vi cuộc sống cá nhân bao gồm: Tội “Xâm phạm bí mật thư tín” (Điều 202); “Xâm phạm những bí mật riêng tư” (Điều 203); “Sử dụng các bí mật của người khác” (Điều 204); “Xâm phạm bí mật của lời nói” (Điều 201); “Xâm phạm phạm vi cuộc sống TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 cá nhân riêng tư nhất qua những sự thu nhận hình ảnh” (Điều 201a); tiếp theo là nhóm tội phạm được quy định để bảo vệ dữ liệu của cá nhân, như “Xem trộm các dữ liệu” (Điều 202a), “Chặn lấy các dữ liệu” (Điều 202b), “Chuẩn bị lấy trộm và chặn lấy các dữ liệu” (Điều 202c); sau cùng là tội “Xâm phạm bí mật về thuế” (Điều 355). Các tội xâm phạm sự bình yên nhà ở được quy định tại Điều 123 với tội danh “Xâm phạm sự bình yên nhà ở” và tại Điều 124 với tội danh “Xâm phạm sự bình yên nhà ở nghiêm trọng”. Các tội phạm này được quy định để bảo vệ quyền của cá nhân về bất khả xâm phạm về nhà ở. 2. Các tội xâm phạm các giá trị của tài sản Các tội xâm phạm các giá trị của tài sản có thể được gọi là các tội phạm về tài sản theo nghĩa rộng. Đó là tất cả các tội xâm phạm tài sản trong tổng thể cũng như các tội xâm phạm từng giá trị tài sản của người khác. Các tội phạm về tài sản theo nghĩa hẹp là những tội phạm gây thiệt hại về tài sản, tức có hậu quả gây thiệt hại về tài sản là điều kiện bị xử phạt. Căn cứ vào đối tượng bị tội phạm xâm hại, các tội xâm phạm các giá trị của tài sản thông thường được chia làm 3 nhóm tội: Các tội xâm phạm sở hữu (tiêu biểu là trộm cắp và làm hư hỏng đồ vật của người khác); các tội xâm phạm các giá trị tài sản riêng biệt; Các tội xâm phạm tài sản trong tổng thể(12) (như lừa đảo, cưỡng đoạt..). Các tội xâm phạm tài sản trong tổng thể có nghĩa là các tội phạm về tài sản theo nghĩa hẹp. Các tội xâm phạm sở hữu khác với các tội phạm về tài 43 Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức sản (theo nghĩa hẹp) ở chỗ đối tượng tác động của tội phạm có thể là những đồ vật không có giá trị kinh tế (ví dụ như những bức ảnh hoặc bức thư kỉ niệm), còn đối tượng tác động của các tội phạm về tài sản phải là những đồ vật có giá trị kinh tế. (13) 2.1. Các tội xâm phạm sở hữu Nhóm tội phạm này bao gồm hai loại tội: - Các tội chiếm đoạt đồ vật của người khác và - Các tội làm hư hỏng đồ vật của người khác. Các tội chiếm đoạt đồ vật của người khác có điểm chung về phương thức thực hiện tội phạm là chuyển dịch tài sản bằng cách lấy đồ vật của người khác. Đó là các tội trộm cắp, lấy trái phép, các tội cướp và trộm cắp có tính chất cướp. Các tội trộm cắp bao gồm: “Trộm cắp” bình thường (Điều 242); Các trường hợp trộm cắp tăng nặng, như “Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của trộm cắp” (Điều 243), “Trộm cắp có vũ khí, trộm cắp có băng nhóm, trộm cắp có đột nhập vào nhà” (Điều 244), “Trộm cắp có băng nhóm nghiêm trọng” (Điều 244a) và các trường hợp trộm cắp giảm nhẹ, như: “Trộm cắp trong nhà và trộm cắp trong gia đình” (Điều 247), “Trộm cắp những vật có giá trị nhỏ” (Điều 248a) và sau cùng là tội “Lấy năng lượng điện” (Điều 248c) được coi là tội đặc biệt giống trộm cắp.(14) Tội “Lấy trái phép” được quy định cho hành vi chiếm đoạt trái pháp luật một đồ vật của người khác mà người phạm tội đang chiếm giữ hoặc bảo quản (Điều 246); Các tội cướp được quy định tại các điều 249, 250 và 251 (cướp bình thường và các 44 trường hợp cướp tăng nặng là “cướp nghiêm trọng”, “cướp với hậu quả chết người”). Tội “Trộm có tính chất cướp” được quy định cụ thể tại Điều 252. Các tội làm hư hỏng đồ vật của người khác được quy định trong Phần riêng bao gồm các tội phạm cụ thể sau: - “Làm hư hỏng đồ vật” (Điều 303); - “Phá huỷ công trình xây dựng” (Điều 305); - “Thay đổi dữ liệu” (Điều 303a); - “Phá hoại máy tính” (Điều 303b). 2.2. Các tội xâm phạm các giá trị tài sản riêng biệt Các đối tượng được bảo vệ bởi các quy định về nhóm tội phạm này là các quyền gắn liền với đồ vật và các quyền của chủ nợ. Căn cứ vào đối tượng bảo vệ và kết hợp với phương thức thực hiện tội phạm có thể chia các tội phạm này thành hai nhóm tội phạm cụ thể: - Các tội cản trở các quyền gắn liền với đồ vật và - Các tội cản trở và gây nguy hại cho các quyền của chủ nợ (bao gồm cả người có quyền đòi bồi thường thiệt hại). Các tội cản trở các quyền gắn liền với đồ vật bao gồm các nhóm tội phạm cụ thể sau: Thứ nhất là các tội sử dụng và chiếm hữu trái phép, gồm có tội “Sử dụng trái phép một phương tiện giao thông” (Điều 248b); “Sử dụng không được phép những vật cầm cố” (Điều 290); “Lấy lại vật cầm cố” (Điều 289). Thứ hai là các tội săn bắt lậu, gồm có tội “Săn bắt trái phép” (Điều 292); “Đánh bắt cá trái phép” (Điều 293). TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức Thứ ba là các tội tiêu thụ của gian được quy định trong trường hợp bình thường tại Điều 259 và trong các trường hợp tăng nặng, như “Tiêu thụ của gian có tính chuyên nghiệp, tiêu thụ của gian có băng nhóm” (Điều 260) và “Tiêu thụ của gian có băng nhóm chuyên nghiệp” (Điều 260a). Thuộc các tội cản trở và gây nguy hại cho các quyền của chủ nợ là những tội phạm cụ thể sau: - “Cản trở sự thi hành cưỡng chế” (nhằm mục đích cản trở sự thoả mãn của chủ nợ) (Điều 288); - Các tội phạm về phá sản, như “Phá sản” (Điều 283); “Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của phá sản” (Điều 283a); “Vi phạm nghĩa vụ kế toán” (Điều 283a); “Làm lợi cho chủ nợ” (Điều 283c); “Làm lợi cho người mắc nợ” (Điều 283d); - Tội phạm về việc không tạo điều kiện cho những xác định bằng chứng quan trọng sau một vụ tai nạn được quy định tại Điều 142 với tội danh “Dời không được phép khỏi nơi xảy ra tai nạn”. Tội phạm này được quy định để bảo vệ sự an toàn của những yêu cầu về bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại trong tai nạn giao thông. 2.3. Các tội xâm phạm tài sản trong tổng thể Các tội xâm phạm tài sản trong tổng thể là những tội phạm đòi hỏi gây thiệt hại về tài sản như là hậu quả của tội phạm. Trong đó, gây thiệt hại về tài sản bao gồm không chỉ là làm mất đi bộ phận của tài sản mà còn có thể là làm giảm giá trị tài sản. Thuộc các tội xâm phạm tài sản trong tổng thể là các nhóm TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 hoặc tội phạm sau: - Các tội lừa đảo (các điều 263-265b); - Các tội cưỡng đoạt (các điều 253-256); - Tội “Hưởng lợi quá đáng” (Điều 291); - Các tội về trò chơi may rủi (các điều 284 - 287) và - Các tội phạm gây thiệt hại về tài sản qua vi phạm nghĩa vụ hay gọi là các tội phạm về bội tín (Điều 266-266b). Các tội lừa đảo bao gồm: “Lừa đảo” (Điều 263); “Lừa đảo máy tính” (Điều 263a); “Lừa đảo trợ giá” (Điều 264); “Lừa đảo đầu tư vốn” (Điều 264a); “Lừa đảo tín dụng” (Điều 265b); “Gian lận trong trả tiền” (Điều 265a); “Lạm dụng bảo hiểm” (Điều 265). Các tội cưỡng đoạt bao gồm: “Cưỡng đoạt” (Điều 253) là trường hợp cưỡng đoạt bình thường và “Cưỡng đoạt có tính chất cướp” (Điều 255). Các tội phạm về trò chơi may rủi bao gồm: “Tổ chức không được phép trò chơi may rủi” (Điều 284); “Tham gia trò chơi may rủi không được phép” (Điều 287); “Tổ chức không được phép xổ số hoặc trò chơi có thưởng”. Các tội phạm về bội tín bao gồm: “Bội tín” (Điều 266); “Giữ lại và bội tín tiền công lao động” (Điều 266a). 3. Các tội xâm phạm các giá trị cộng đồng 3.1. Các tội gây nguy hại chung Các tội gây nguy hại chung là những tội phạm gây ra thiệt hại hoặc tình trạng nguy hiểm về các giá trị của cá nhân như tính mạng, sức khoẻ và sở hữu… cho nhiều người. Các tội phạm này bao gồm 5 nhóm hoặc loại tội sau: 45 Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức Thứ nhất là các tội gây cháy (các điều 306 - 306f); Thứ hai là các tội gây nổ và gây ngập lụt (các điều 307, 308, 310, 313); Thứ ba là các tội phạm về giao thông (các điều 315 - 316c); Thứ tư là tội “Gây nguy hại trong xây dựng” (Điều 319); Thứ năm là tội “Không cứu giúp” (Điều 323c). Các tội gây cháy gồm các tội: “Gây cháy”; “Gây cháy nghiêm trọng”; “Gây cháy đặc biệt nghiêm trọng”; “Gây cháy với hậu quả chết người”; “Vô ý gây cháy” và “Gây ra một nguy cơ cháy”. Thuộc về các tội phạm về giao thông là các tội: “Can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường sắt, giao thông đường thuỷ và giao thông đường không”; “Gây nguy hại cho giao thông đường sắt, giao thông đường thuỷ và giao thông đường không”; “Những can thiệp nguy hiểm trong giao thông đường bộ”; “Gây nguy hại cho giao thông đường bộ” và tội “Say rượu trong giao thông”. 3.2. Các tội xâm phạm các giá trị cộng đồng có tính độc lập với nhà nước Các giá trị cộng đồng có tính độc lập với nhà nước được xác định là để phân biệt với các giá trị cộng đồng gắn liền với nhà nước, như hoạt động nhà nước, hiến pháp, các cơ quan hiến pháp, quốc phòng… Theo đó, các tội xâm phạm các giá trị cộng đồng có tính độc lập với nhà nước được xác định và phân biệt với nhóm các tội phạm khác cùng xâm phạm các giá trị cộng đồng. Các giá trị cộng đồng ở đây được xác định là sức khoẻ chung 46 (sức khoẻ toàn dân), các giá trị cộng đồng có tính vật chất (bao gồm các thiết bị, công trình quan trọng phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và môi trường), trật tự an ninh công cộng, sự tôn kính và gia đình và cuối cùng là sự an toàn của những vật mang giá trị bảo đảm (giấy chứng nhận và tiền, tem có mệnh giá). Theo đó, thuộc về các tội này có 5 nhóm tội phạm cụ thể: - Thứ nhất là các tội xâm phạm sức khoẻ chung; - Thứ hai là các tội xâm phạm các giá trị cộng đồng có tính vật chất; - Thứ ba là các tội xâm phạm trật tự an ninh công cộng; - Thứ tư là các tội xâm phạm sự tôn kính và gia đình và - Thứ năm là các tội xâm phạm sự an toàn của các vật mang giá trị bảo đảm. Trong Phần riêng BLHS Đức chỉ có 2 điều luật quy định về các tội xâm phạm sức khoẻ chung bên cạnh việc quy định về các tội phạm loại này trong các luật chuyên ngành. Đó là Điều 314 - tội “Đầu độc gây nguy hiểm chung” và Điều 326 (khoản 1 số 1 và 2) - tội “Làm việc không được phép với các chất thải nguy hiểm”. Thuộc về các tội xâm phạm các giá trị cộng đồng vật chất gồm hai nhóm là các tội làm hư hỏng đồ vật; cản trở các công trình, thiết bị có tính nguy hại chung và các tội xâm phạm môi trường. Nhóm thứ nhất bao gồm các tội phạm: “Làm hư hỏng đồ vật gây nguy hại chung” (Điều 304); “Gây trở ngại cho các nhà máy công cộng” (Điều 316b); “Gây trở ngại cho TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 Tìm hiểu hệ thống pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức các thiết bị viễn thông” (Điều 317); “Phá huỷ những phương tiện lao động quan trọng” (Điều 305a); “Làm hư hỏng các công trình quan trọng” (Điều 318) và “Lạm dụng các cuộc gọi khẩn cấp và gây hại cho các phương tiện ngăn ngừa tai nạn và các phương tiện trợ giúp khẩn cấp” (Điều 145). Nhóm thứ hai - các tội xâm phạm môi trường được quy định để bảo vệ môi trường một cách toàn diện. Đó là các tội phạm được quy định để bảo vệ từ nguồn nước đến không khí, bảo vệ khỏi tiếng ồn, ô nhiễm từ chất thải, chất phóng xạ… Nhóm tội này được quy định tại các điều 311, 312, 324 – 330d với 12 tội danh sau: - “Gây ô nhiễm nguồn nước” (Điều 324); - “Gây ô nhiễm đất đai” (Điều 324a); - “Gây ô nhiễm không khí” (Điều 325); - “Gây tiếng ồn, chấn động và tia phóng xạ” (Điều 325a)”; - “Làm việc không được phép với các chất thải nguy hiểm” (Điều 326); - “Vận hành không được phép các thiết bị” (Điều 327); - “Làm việc không được phép với các chất phóng xạ và các chất và các vật nguy hiểm khác” (Điều 328); - “Làm thoát ra những tia phóng xạ” (Điều 311); - “Chế tạo có lỗi thiết bị kĩ thuật hạt nhân” (Điều 312); - “Gây nguy hại cho những vùng cần được bảo vệ” (Điều 329); - “Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của một tội phạm môi trường” (Điều 330) và TẠP CHÍ LUẬT HỌC - ĐẶC SAN 9/2011 - “Gây nguy hại nghiêm trọng qua việc làm thoát ra chất độc” (Điều 330a). Các tội xâm phạm trật tự an ninh công cộng được quy định để bảo vệ trật tự an ninh công cộng khỏi bị các tội phạm xâm hại và gây rối cũng như khỏi các hành vi lăng mạ các đức tin và gây rối hoạt động tôn giáo. Căn cứ vào đối tượng cụ thể bị tội phạm xâm hại và phương thức thực hiện tội phạm có thể chia các tội phạm này thành hai nhóm, đó là các tội gây nguy hại cho an toàn công cộng và các tội lăng mạ các đức tin và gây rối hoạt động tôn giáo. Các tội gây nguy hại cho an toàn công cộng được quy định tại các điều 125, 125a, 126, 127 và 130 với các tội danh: “Xâm phạm trật tự an ninh công cộng”; “Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự an ninh công cộng”; “Gây rối trật tự an ninh công cộng qua đe dọa với tội phạm”; “Thành lập những nhóm vũ trang” và “Kích động nhân dân”. Các tội lăng mạ các đức tin và gây rối hoạt động tôn giáo được quy định với các tội danh: “Lăng mạ các đức tin, các tổ chức tôn giáo và các hiệp hội thế giới quan” tại Điều 166; “Gây rối hoạt động tôn giáo” tại Điều 167. Các tội xâm phạm sự tôn kính và gia đình bao gồm 2 nhóm tội phạm: Các tội xâm phạm sự yên nghỉ của người đã chết và các tội xâm phạm gia đình. Nhóm tội xâm phạm sự yên nghỉ của người đã chết được quy định tại các điều 167a và 168 với các tội danh: “Gây rối lễ tang” và “Gây rối sự yên nghỉ của người đã chết”. 47
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.