Báo cáo " Về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay"

pdf
Số trang Báo cáo " Về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay" 3 Cỡ tệp Báo cáo " Về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay" 127 KB Lượt tải Báo cáo " Về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay" 0 Lượt đọc Báo cáo " Về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay" 0
Đánh giá Báo cáo " Về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở nước ta hiện nay"
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi ThS. Bïi Minh Hång * K hoản 2 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2000 có quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng". Đây là quy định mới và tiến bộ so với Luật HN&GĐ trước đây, thể hiện một bước tiến trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu và áp dụng quy định này và những quy định hướng dẫn thi hành đã nảy sinh một số vấn đề mà theo chúng tôi cần phải có sự bàn luận để có nhận thức đúng đắn, thống nhất. 1. Ý nghĩa của việc quy định Vợ chồng bình đẳng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ Việt Nam. Vợ chồng không chỉ bình đẳng với nhau về các quyền và nghĩa vụ nhân thân mà còn cả về các quyền và nghĩa vụ tài sản. Xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là một việc làm rất phức tạp. Trong thực tiễn giải quyết những án kiện về hôn nhân và gia đình đã chỉ ra cho chúng ta thấy có những vụ việc phải kéo dài qua nhiều cấp xét xử nhưng đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại do xác định tài sản chung, riêng chưa thoả đáng. Sự khó khăn phức tạp này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính tính chất thực tế của các quan hệ hôn nhân và gia đình. Khác với những quan loại quan hệ xã hội 44 khác, việc thực hiện các quan hệ hôn nhân và gia đình chịu sự chi phối bởi yếu tố tình cảm. Vấn đề tài sản của vợ và chồng cũng vậy. Luật HN&GĐ đã quy định các căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng nhưng không phải khi nào chúng ta cũng dễ ràng xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, của chồng. Khi vợ chồng chung sống với nhau bình thường, họ thường không có sự phân biệt rạch ròi giữa tài sản chung và tài sản riêng. Trong thời kì hôn nhân, vợ, chồng có được những tài sản từ nhiều nguồn, trong đó có những tài sản riêng nhưng vợ, chồng không tạo ra sự rõ ràng về tài sản. Ví dụ: Sau khi được người anh ruột của mình cho riêng một khoản tiền, người chồng đã đi mua một chiếc xe máy để thuận tiện cho việc đi lại. Khi đó, người chồng không lập văn bản thể hiện rõ nguồn gốc của chiếc xe. Khi li hôn, người vợ không thừa nhận đó là tài sản mà người chồng có được do được cho riêng và nói đó là tài sản chung của vợ chồng đồng thời người chồng cũng không thể chứng minh được chiếc xe máy có nguồn gốc từ tài sản được cho riêng nên toà án vẫn coi đó là tài sản chung của vợ chồng. Trên thực tế, những trường hợp tương tự như thế này xảy ra khá phổ biến. Đây là trường hợp mà người chồng bị thiệt thòi về tài sản do không chứng minh được * Giảng viên Khoa luật dân sự Trường đại học luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 nghiªn cøu - trao ®æi về tài sản riêng. Do vậy, trong những trường hợp có thể, việc tạo ra những chứng cứ để xác định tài sản chung, riêng của vợ chồng là cần thiết. Sự rõ ràng về tài sản được hiểu và thực hiện đúng không làm tổn hại đến tình cảm vợ chồng mà ngược lại nó củng cố hơn mối quan hệ vợ chồng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Quy định cần ghi tên của cả vợ và chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung là nhằm mục đích đó. Việc ghi tên cả hai vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản còn có ý nghĩa đảm bảo tính hợp pháp của những giao dịch dân sự giữa vợ chồng với người thứ ba. Sự rõ ràng về chủ sở hữu tài sản giúp cho người thứ ba biết được giao dịch mà mình thực hiện với một bên vợ hoặc chồng hay cả hai bên vợ chồng từ đó xác định được trách nhiệm tài sản thuộc về ai. Ngoài ra, việc ghi tên của cả hai vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu còn có ý nghĩa thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng cảm thấy được tôn trọng không chỉ ở thực tế chi phối tài sản mà còn ngay cả trên chứng thư pháp lí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 2. Những vấn đề cần trao đổi Luật HN&GĐ năm 2000 được thi hành đã gần 3 năm. Nhiều quy định của Luật đã đi vào thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế cũng như nghiên cứu thực tiễn xét xử ở các toà án, chúng tôi nhận thấy quy định về vấn đề ghi tên của cả hai vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung ít được thực hiện. Ngay cả đối với những tài sản có giá trị rất lớn như nhà ở, quyền sử dụng đất, T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004 không phải khi nào vợ chồng cũng đều yêu cầu cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản ghi tên cả hai vợ chồng, thậm chí có không ít trường hợp vợ chồng cũng chẳng cần làm các thủ tục để đăng kí quyền sở hữu tài sản. Đối với những tài sản khác (xe máy, ô tô…) thì trong hầu hết các trường hợp đăng kí quyền sở hữu tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng. Bản chất của quan hệ vợ chồng là quan hệ tình cảm, yếu tố này chi phối quá trình vợ, chồng thực hiện các hành vi về tài sản. Thêm vào đó, với nếp sống duy tình đã làm cho vợ chồng gặp khó khăn khi muốn xử sự theo lí trí để rõ ràng về tài sản. Những việc làm để giám sát hành vi của vợ (chồng) mình hoặc đề nghị họ kí vào văn bản để tránh những rắc rối giữa hai bên thường là không phù hợp với tình cảm vợ chồng nên họ khó có thể thực hiện được. Đây chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng còn nhiều trường hợp, vợ chồng không cùng được ghi tên trong giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Thông thường khi vợ chồng còn "xuôi chèo, mát mái", điều đó là hết sức bình thường nhưng khi có mâu thuẫn liên quan đến tài sản, thậm chí yêu cầu li hôn thì vợ chồng mới thấy hết được sự cần thiết của sự minh bạch về tài sản. Việc yêu cầu vợ và chồng ghi tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung có ý nghĩa tránh được những khó khăn không đáng có trong quá trình giải quyết các án kiện về hôn nhân và gia đình, điều đó cũng có nghĩa là để xác định tài sản là chung hay riêng chỉ cần căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu). Nếu trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên một bên vợ 45 nghiªn cøu - trao ®æi hoặc chồng thì vợ hoặc chồng đó là chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, trong Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lại có hướng dẫn: "…trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên vợ hoặc chồng nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32...”. Chúng tôi cho rằng hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hạn chế ý nghĩa của quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ. Bởi vì, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản là chứng thư pháp lí xác định tư cách sở hữu chủ, người được ghi trong giấy tờ đó không có nghĩa vụ phải chứng minh mình là chủ sở hữu tài sản nữa. Người vợ (chồng) cho rằng chồng (vợ) mình được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản không phải là chủ sở hữu riêng tài sản thì phải chứng minh về điều đó. Theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc đăng kí các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 được thực hiện từ ngày 18/10/2001. Đối với những trường hợp việc đăng kí tài sản đã thực hiện trước ngày 18/10/2001 mà chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng kí quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng kí quyền sở hữu tài sản thì 46 tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp, bên nào cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì phải chứng minh. Nghị định số 70 của Chính phủ đã có những quy định cụ thể, hợp lí và phù hợp với tinh thần của khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000. Theo chúng tôi, đây chính là nội dung bổ khuyết cho Nghị quyết số 02 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và cần được các toà án áp dụng trong quá trình giải quyết các án kiện liên quan. Điều này có nghĩa là vợ chồng cần phải biết quy định của Luật HN&GĐ, cần tôn trọng nhau và thực hiện việc ghi tên của cả hai vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung. Đây là cơ sở để toà án xác định tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng khi có tranh chấp xảy ra. Người vợ hoặc chồng được ghi tên trong giấy tờ đăng kí quyền sở hữu tài sản chỉ phải đưa ra chứng cứ chứng minh về tài sản riêng của mình trong trường hợp việc đăng kí tài sản được thực hiện trước ngày Nghị định số 70 của Chính phủ có hiệu lực (từ ngày 18/10/2001). Tuy nhiên, khi quy định về vấn đề này, Nghị định số 70 lại có nội dung chưa phù hợp với khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 là quy định việc ghi tên của cả hai vợ chồng trong giấy tờ đăng kí quyền sở hữu tài sản chung được thực hiện từ ngày Nghị định có hiệu lực, trong khi đó Luật HN&GĐ đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Theo chúng tôi, quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 70 của Chính phủ về thời điểm thực hiện việc ghi tên cả hai vợ chồng trong giấy tờ đăng kí tài sản chung của họ cần được sửa lại theo ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực./. T¹p chÝ luËt häc sè 1/2004
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.