Báo cáo "Về dấu hiệu định lượng trong Bộ luật tố tụng hình sự "

pdf
Số trang Báo cáo "Về dấu hiệu định lượng trong Bộ luật tố tụng hình sự " 6 Cỡ tệp Báo cáo "Về dấu hiệu định lượng trong Bộ luật tố tụng hình sự " 112 KB Lượt tải Báo cáo "Về dấu hiệu định lượng trong Bộ luật tố tụng hình sự " 0 Lượt đọc Báo cáo "Về dấu hiệu định lượng trong Bộ luật tố tụng hình sự " 2
Đánh giá Báo cáo "Về dấu hiệu định lượng trong Bộ luật tố tụng hình sự "
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi TS. Lª ThÞ S¬n * 1. Luật hình sự quy định tội phạm cụ thể qua việc xác định và mô tả các dấu hiệu có tính đặc trưng của từng tội dưới hình thức cấu thành tội phạm (CTTP). Trong BLHS Việt Nam, một số tội phạm cụ thể không được mô tả hoặc không được mô tả đầy đủ như tội giết người, trộm cắp tài sản... còn lại các tội phạm cụ thể khác đều được mô tả tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, mức độ cụ thể của việc mô tả có sự khác nhau giữa các tội phạm. Việc mô tả các dấu hiệu của tội phạm trong CTTP có thể là sự mô tả có tính định tính và có thể là sự mô tả có tính định lượng. Trong đó, sự mô tả có tính định tính có thể là cụ thể hoặc còn trừu tượng. Xu hướng chung trong việc xây dựng CTTP là cố gắng hạn chế sự mô tả có tính trừu tượng, tăng cường sự mô tả có tính định lượng. Những dấu hiệu trong CTTP được mô tả có tính định lượng có thể được gọi với tên gọi chung là dấu hiệu định lượng. 2. Trong BLHS hiện hành, dấu hiệu định lượng có thể là dấu hiệu thuộc CTTP cơ bản hay nói cách khác là dấu hiệu định tội và có thể là dấu hiệu của CTTP tăng nặng hay nói cách khác là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. Tuỳ từng tội danh mà dấu hiệu định lượng có thể chỉ là dấu hiệu định tội hoặc chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc có thể là cả hai nhưng các dấu hiệu đó đều là dấu hiệu phản ánh hậu quả nguy hiểm cho xã hội và có thể T¹p chÝ luËt häc sè 1/2005 được phân thành ba loại như sau: - Loại dấu hiệu phản ánh định lượng thiệt hại thể chất Dấu hiệu này đòi hỏi thiệt hại về thể chất do chủ thể của tội phạm gây ra phải đạt tỷ lệ phần trăm thương tật trong giới hạn nhất định như từ 11% đến 30%, từ 31% đến 60% hoặc từ 61% trở lên. Dấu hiệu loại này được quy định ở 17 tội danh trong BLHS, trong đó có 11 tội xâm phạm sức khoẻ, 3 tội xâm phạm sở hữu, 2 tội phạm về ma tuý và 1 tội xâm phạm trật tự công cộng (được quy định tại các điều từ 104 đến 115, từ 133 đến 136 và các điều 197, 200 và 256). Dấu hiệu hậu quả phản ánh định lượng thiệt hại thể chất được quy định vừa là dấu hiệu định tội vừa là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng ở 2 tội danh, được quy định là dấu hiệu định tội ở 4 tội danh và được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng ở 11 tội danh. - Loại dấu hiệu phản ánh định lượng thiệt hại vật chất Dấu hiệu loại này đòi hỏi tài sản bị thiệt hại (bị phá huỷ, bị huỷ hoại, bị hư hỏng) hoặc lợi ích vật chất bị thiệt hại phải có giá trị trong giới hạn nhất định như từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, từ năm trăm triệu đồng trở lên * Trường Đại học Luật Hà Nội 47 nghiªn cøu - trao ®æi (Điều 143 BLHS). Loại dấu hiệu hậu quả này được quy định ở 4 tội danh, trong đó 3 tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu (tại các điều từ 143 đến 145 ) và 1 tội danh thuộc các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (tại Điều 165). Dấu hiệu định lượng thiệt hại vật chất vừa được quy định là dấu hiệu định tội vừa được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt ở tất cả các tội phạm này. - Loại dấu hiệu phản ánh định lượng đối tượng vật chất của một số tội phạm Thuộc về loại dấu hiệu này gồm: + Dấu hiệu phản ánh định lượng giá trị của tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ, bị sử dụng trái phép đối với phần lớn các tội xâm phạm sở hữu và một số tội phạm về chức vụ (gồm 10 tội danh tại các điều từ 135 đến 142 và tại các điều 278, 280); + Dấu hiệu phản ánh định lượng giá trị hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý bị các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tác động đến (gồm 6 tội danh tại các điều 153, 154, 156, 159, 161, 166); + Dấu hiệu phản ánh định chất và định lượng đối tượng vật chất là các chất ma tuý trong CTTP một số tội phạm về ma tuý (gồm 3 tội danh tại các điều từ 193 đến 195); + Dấu hiệu phản ánh định lượng giá trị tiền, tài sản, lợi ích vật chất của các tội phạm hối lộ (gồm 5 tội danh tại các điều 279, 283, 289 và 290). Đối với các tội phạm về ma tuý nêu trên cũng như đối với 2 tội xâm phạm sở hữu là tội cưỡng đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản (tại các điều 135 và 136), dấu hiệu được định lượng chỉ được quy định là dấu hiệu định 48 khung hình phạt tăng nặng còn đối với tội sử dụng trái phép tài sản, dấu hiệu này lại được quy định chỉ là dấu hiệu định tội. Trái lại, đối với 16 tội phạm khác, dấu hiệu được định lượng vừa được quy định là dấu hiệu định tội vừa được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng. Như vậy, trong BLHS hiện hành có 48 tội danh có dấu hiệu được định lượng. Trong đó chỉ có 17 tội danh có dấu hiệu định lượng chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt mà không là dấu hiệu định tội; số tội danh còn lại có dấu hiệu định lượng vừa là dấu hiệu định tội vừa là dấu hiệu định khung hình phạt. Quy định dấu hiệu theo cách định lượng được coi là cách quy định mới của BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 tại thời điểm được ban hành. Vì tại thời điểm đó, trong BLHS không có điều luật nào quy định dấu hiệu định lượng. 3. Như một số tác giả đã khẳng định quy định dấu hiệu theo cách định lượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức, áp dụng thống nhất pháp luật và góp phần hạn chế việc vận dụng tuỳ tiện.(1) Hoặc quy định dấu hiệu định lượng trong luật hình sự một mặt đáp ứng được yêu cầu tăng cường pháp chế, mặt khác phù hợp với trình độ cán bộ tiến hành tố tụng hình sự, trình độ dân trí…(2) Tuy nhiên, theo chúng tôi những quy định về dấu hiệu định lượng của một số tội danh trong BLHS hiện hành đã bộc lộ hạn chế và bất cập nhất định cả về lý luận và thực tiễn. Nếu quy định dấu hiệu phản ánh định lượng giá trị tài sản bị thiệt hại hay T¹p chÝ luËt häc sè 1/2005 nghiªn cøu - trao ®æi bị tội phạm tác động đến là dấu hiệu định tội như đã được quy định ở một số tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu và nhóm tội phạm về chức vụ thì đòi hỏi trên thực tế trường hợp phạm tội cụ thể phải gây thiệt hại hoặc tác động đến tài sản có giá trị trong giới hạn điều luật quy định mới bị coi là tội phạm. Ví dụ: Tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ năm trăm ngàn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng thì hành vi chiếm đoạt mới bị coi là tội phạm theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Như vậy, theo cách quy định này thì mức thấp nhất của định lượng giá trị tài sản là ranh giới giữa trường hợp là tội phạm và trường hợp chưa phải là tội phạm. Cụ thể, theo quy định của khoản 1 Điều 138 thì hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị năm trăm ngàn đồng là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội và bị coi là tội phạm hay nói cách khác chỉ riêng tình tiết tài sản bị chiếm đoạt có giá trị năm trăm ngàn đồng đã đủ để khẳng định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi trộm cắp tài sản là đáng kể. Nhưng về thực chất, tình tiết giá trị tài sản bị chiếm đoạt mới phản ánh một phần hậu quả của tội phạm cũng như một phần mức độ hậu quả của tội phạm và trong khi đó mức độ hậu quả chỉ là một trong nhiều tình tiết quyết định mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.(3) Quy định như trên có thể dẫn đến trường hợp bỏ lọt tội phạm đối với trường hợp trộm cắp tài sản có giá trị không tới năm trăm ngàn đồng nhưng xem xét tổng thể các tình tiết phản ánh mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội thì trường hợp đó phải là trường hợp nguy hiểm đáng kể và do vậy phải bị coi là tội phạm.(4) Hơn nữa, giá trị T¹p chÝ luËt häc sè 1/2005 của tài sản chỉ là một thuộc tính mà là một thuộc tính “rất động” của tài sản. Giá trị của tài sản có thể biến đổi theo thời gian, phụ thuộc bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố giá cả của thị trường. Bên cạnh đó, tài sản còn có một thuộc tính căn bản khác mà là thuộc tính “bất biến” là giá trị sử dụng. Liên hệ với các tội xâm phạm sở hữu cho thấy hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu là sự gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu mà nội dung của nó là các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Hậu quả của các tội xâm phạm sở hữu do vậy không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào giá trị tài sản mà còn phụ thuộc nhiều vào giá trị sử dụng của tài sản. Hậu quả của tội phạm ở hai trường hợp phạm tội là khác nhau khi tài sản bị gây thiệt hại có giá trị ngang nhau nhưng có giá trị sử dụng khác nhau.(5) Dựa vào những lập luận trên cho thấy lấy một thuộc tính mà là thuộc tính luôn biến đổi của tài sản để định lượng làm cơ sở cho việc quy định dấu hiệu hậu quả của tội phạm là dấu hiệu định tội là chưa hợp lý về mặt lý luận. Mặt khác, như phân tích ở trên, dấu hiệu định lượng được quy định trong BLHS hiện hành là dấu hiệu phản ánh hậu quả của tội phạm. Ở hầu hết các tội danh có dấu hiệu định lượng là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng,(6) nhà làm luật cũng quy định dấu hiệu định khung tăng nặng khác là dấu hiệu “Gây hậu quả nghiêm trọng” (khung 2), “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” (khung 3), “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” (khung 4). Như vậy, trong mỗi cấu thành tăng nặng có 2 dấu hiệu định khung hình 49 nghiªn cøu - trao ®æi phạt đều là dấu hiệu về hậu quả của tội phạm. Trong khi đó dấu hiệu định lượng chỉ phản ánh một phần hậu quả của tội phạm. Chính vì vậy cũng không nên quy định dấu hiệu định lượng là dấu hiệu định khung độc lập bên cạnh dấu hiệu định khung về hậu quả nói chung. Về mặt thực tiễn, những quy định về dấu hiệu hậu quả mang tính định lượng sớm bộc lộ sự sơ cứng, bất cập với thực tiễn đấu tranh chống tội phạm và phát sinh nhiều vướng mắc. Khi quy định các dấu hiệu định lượng chắc chắn các nhà làm luật phải căn cứ vào thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tương lai. Khi đó các nhà làm luật cũng đã lấy thiệt hại về thể chất, về vật chất và giá trị tài sản, tiền tệ, hàng hoá, chất ma tuý... làm cơ sở phân hoá một số tội phạm trong luật. Phân hoá như thế nào rõ ràng phải phù hợp với thực tiễn đấu tranh tại thời điểm ban hành Bộ luật và đáp ứng được yêu cầu trong tương lai. Tuy nhiên, tình hình diễn biến tội phạm có khi khó lường trước được, đặc biệt về tình hình thiệt hại vật chất do tội phạm gây ra, về số lượng, giá trị hàng hoá, giá trị tài sản của đối tượng vật chất, về số lượng, trọng lượng chất ma tuý bị tội phạm tác động đến v.v.. Vì vậy, việc quy định dấu hiệu định lượng là dấu hiệu định tội và định khung hình phạt để phân hoá các trường hợp phạm tội của một loại tội có thể thích hợp tại thời điểm ban hành Bộ luật nhưng ở thời điểm sau đó nhiều năm có thể sẽ không còn thích hợp nữa. Có thể, sẽ dẫn đến một thực trạng là nếu các tội phạm xảy 50 ra sau này gây thiệt hại về tài sản càng lớn, tác động đến đối tượng vật chất có giá trị càng lớn hay tác động đến lượng chất ma tuý càng lớn(7)... thì càng nhiều trường hợp phạm tội bị áp dụng khung hình phạt cao nhất mà phổ biến là 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình. Như vậy, quy định về các dấu hiệu định lượng sẽ không còn ý nghĩa như khi mới ban hành là tạo cơ sở pháp lý hợp lý cho việc phân hoá các trường hợp phạm tội của một loại tội trên thực tế. Đã có nhiều tác giả nêu những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định về dấu hiệu định lượng, đặc biệt là dấu hiệu định lượng về giá trị tài sản.(8) Đó là khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản bị tội phạm gây thiệt hại hay giá trị tài sản của đối tượng vật chất bị tội phạm tác động đến. Trên thực tế, việc xác định giá trị tài sản hoặc không thể thực hiện được vì tài sản không còn do đã bị tiêu huỷ hoặc tiêu thụ hoặc gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện và cũng khó có thể đánh giá được việc xác định giá trị tài sản là đúng hay sai. Từ đó đòi hỏi phải có cơ quan chuyên thẩm định giá trị tài sản, hàng hoá để đảm bảo việc xác định giá trị được thống nhất. Đặc biệt, giá cả thị trường không ổn định càng gây khó khăn cho việc áp dụng các quy định về dấu hiệu định lượng giá trị tài sản, thậm chí do áp dụng đúng quy định về dấu hiệu định lượng còn có thể dẫn đến việc xử lý hình sự không công bằng như TS. Đặng Anh đã nêu ví dụ, cùng gây thiệt cho một loại tài sản nhưng nếu gây thiệt hại ở thời điểm năm 1999 thì thoả mãn tình tiết định lượng của khung 2 ở thời điểm của năm 2002 thì phải áp dụng T¹p chÝ luËt häc sè 1/2005 nghiªn cøu - trao ®æi tình tiết định lượng của khung 3 hoặc 4 (khung nặng hơn).(9) 4. Từ những cơ sở trên, theo chúng tôi không nên quy định dấu hiệu định lượng phản ánh giá trị tài sản là dấu hiệu định tội của một số tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu và tội phạm về chức vụ. Tình tiết về giá trị tài sản chỉ nên được hướng dẫn đánh giá cùng với các tình tiết khác để xác định mức độ của tính nguy hiểm đáng kể hay không đáng kể của hành vi và qua đó xác định hành vi là tội phạm hay chưa phải là tội phạm. Đối với những tội danh đã có tình tiết định khung là “Gây hậu quả nghiêm trọng” hay “Gây hậu quả rất nghiêm trọng”... thì không nên quy định thêm dấu hiệu hậu quả mang tính định lượng như đã nêu trên. Giá trị tài sản, giá trị hàng hoá... chỉ nên được xác định trong văn bản hướng dẫn. Theo chúng tôi, đối với những tội phạm còn lại (trong số những tội có dấu hiệu định lượng là dấu hiệu định khung hình phạt) cũng không nên quy định dấu hiệu định lượng là dấu hiệu định khung hình phạt mà thay vào đó nên quy định dấu hiệu về các mức độ hậu quả hay như cách quy định... có số lượng lớn hay có số lượng rất lớn... Cách quy định khái quát như vậy đang tồn tại rất phổ biến ở các điều luật về các tội phạm cụ thể trong BLHS. Việc định lượng để chỉ dẫn áp dụng các khung hình phạt tăng nặng chỉ nên tồn tại trong các văn bản hướng dẫn áp dụng BLHS và có khả năng dễ dàng thay đổi để đáp ứng kịp thời yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Quy định theo hướng này sẽ góp phần làm gọn nhẹ, đảm bảo tính ổn định và hiệu lực lâu dài của các T¹p chÝ luËt häc sè 1/2005 quy định pháp luật hình sự. 5. Những phân tích nêu trên cũng phần nào lý giải được tại sao Bộ luật hình sự của nhiều nước trên thế giới không quy định tội phạm theo cách định lượng tình tiết cần phản ánh hay không có quy định về dấu hiệu định lượng như BLHS của các nước: Cộng hòa liên bang Nga, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Thuỵ Điển, Cộng hoà liên bang Đức, Nhật Bản, Malaysia... Riêng BLHS của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có số lượng rất hạn chế điều luật quy định về dấu hiệu định lượng (6 điều), đó là Điều 140 quy định về hành vi sản xuất, tiêu thụ hàng giả - một trong 10 điều luật quy định về nhóm tội sản xuất, tiêu thụ hàng giả; Điều 153 quy định về hành vi buôn lậu hàng hoá vật, vật phẩm; Điều 347 quy định về hành vi buôn lậu, vận chuyển, mua bán, sản xuất chất ma tuý, Điều 348 quy định về hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý, Điều 351 quy định về hành vi trồng cây có chứa chất ma tuý (thuộc 11 điều luật quy định về nhóm tội buôn lậu, mua bán, vận chuyển, sản xuất chất ma tuý); Điều 383 quy định về hành vi tham ô - một trong số 15 điều luật quy định về nhóm tội tham ô, hối lộ. Trong đó, các điều luật về các tội phạm ma tuý kể trên chỉ quy định về định lượng những chất ma tuý hoặc cây trồng có chứa chất ma tuý điển hình như hêrôin, metylaanilin hoặc cây anh túc. Còn đối với các chất ma tuý khác hoặc cây trồng khác được quy định ở các mức khác nhau như “nhỏ”, “tương đối lớn”... tương ứng với các khoảng định lượng của các chất ma tuý hay cây trồng nêu trên. Ngoài ra, còn có Điều 140 quy định về định 51 nghiªn cøu - trao ®æi lượng giá trị tương đương của hàng giả; Điều 153 quy định về định lượng giá trị tiền thuế trốn do buôn lậu. Tóm lại, BLHS của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chỉ quy định dấu hiệu định lượng ở số ít tội danh và các dấu hiệu được định lượng đó đã phản ánh được căn bản hậu quả của tội phạm. Đồng thời việc định lượng không quá cứng và không quá cụ thể. Ở nhiều tội danh khác, dấu hiệu hậu quả của tội phạm cũng được quy định khái quát như “Huỷ hoại tài sản với số lượng tương đối lớn” (Điều 275), “Nếu trộm cắp với số lượng lớn” (Điều 264), “Làm người khác bị thương tích nặng” (Điều 234)... Đây cũng là cách mô tả dấu hiệu hậu quả của tội phạm phổ biến trong bộ luật hình sự của các nước trên thế giới và cũng thuộc về kỹ thuật lập pháp hình sự hiện đại./. (1), (9).Xem: TS. Đặng Anh, “Bàn về định lượng trong Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí toà án nhân dân số 7/2002, tr. 28. (2).Xem: Nghiêm Xuân Cường, “Vai trò của yếu tố định lượng tài sản trong việc phân biệt tội phạm với hành vi không phải tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, H. 2004, tr. 36. (3). Những tình tiết có ý nghĩa quyết định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội là tính chất của hành vi phạm tội như thủ đoạn, công cụ, phương tiện, hình thức thực hiện; tính chất và mức độ của hậu quả đã gây ra hoặc đe doạ gây ra; mức độ lỗi như tính chất của động cơ, quyết tâm phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội; hoàn cảnh phạm tội; những tình tiết về nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Xem: Luật hình sự Việt Nam - “Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, H. 1997, tr. 91. (4). Ví dụ mà TS. Đặng Anh đã nêu như sau: A phạm tội lần đầu đã có hành vi chuẩn bị kìm, xà beng để cạy cửa vào trộm cắp tài sản nhưng do nhà đó không 52 có tài sản gì có giá trị nên chỉ lấy được một ít quần áo có giá trị không quá 500.000 đồng. Do đó, A không bị coi là phạm tội. Trong khi đó, B đi qua nhà hàng xóm thấy mở cửa nên đã vào lấy trộm vô tuyến trị giá 1.000.000 đồng bị coi là phạm tội theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Xem: TS. Đặng Anh, “Bàn về định lượng trong Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí toà án nhân dân số 7/2002, tr. 28. (5). Chính vì vậy đã có những phản ứng khác nhau về quy định dấu hiệu định lượng giá trị tài sản trong BLHS hiện hành như TS. Đặng Anh đã nêu: Mất trộm 500.000 đồng hoặc một chiếc xe máy đối với người dân Hà Nội, thành phố HCM người bị mất không bị ảnh hưởng lớn đến cuộc sống nên họ không khai báo nên hành vi phạm tội không bị điều tra xử lý. Nhưng người dân ở vùng sâu, vùng xa mà mất tài sản đó là mất cả cơ nghiệp và sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống nên họ đến khai báo ở cơ quan chức năng đề nghị điều tra xử lý. Xem: TS. Đặng Anh, “Bàn về định lượng trong Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí toà án nhân dân số 7/2002, tr. 28. (6). Xem cụ thể các điều từ 133 đến 143 BLHS. (7). Ví dụ: Ngày 11/1/2005, Toà án nhân dân thành phố HCM đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ Nguyên Văn Hải cùng 27 tên đồng bọn buôn bán, vận chuyển 2.354 bánh hêrôin (tương đương 820 kg) từ Lào Cai vào thành phố HCM tiêu thụ. Đây là vụ án lớn nhất từ trước đến nay, hầu hết các bị can đều bị truy tố theo khoản 4 Điều 194 với mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình. Xem: Báo Giáo dục và Thời đại số 11 tr. 7. Theo khoản 4 Điều 194, nếu có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt hêrôin từ một trăm gam trở lên thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. (8).Xem: TS. Đặng Anh, “Bàn về định lượng trong BLHS năm 1999”, Tạp chí toà án nhân dân số 7/2002 tr. 26…; Hồ Oanh, “Có cần định giá tài sản theo Bộ luật hình sự mới hay không”, Tạp chí toà án số 8/2000, tr. 6…; Lê Thuý Phượng, “Vấn đề định lượng tài sản bị chiếm đoạt trong Bộ luật hình sự năm 1999”, Tạp chí toà án số 3/1999, tr. 20. T¹p chÝ luËt häc sè 1/2005
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.