Báo cáo " Về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển"

pdf
Số trang Báo cáo " Về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển" 10 Cỡ tệp Báo cáo " Về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển" 165 KB Lượt tải Báo cáo " Về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển" 0 Lượt đọc Báo cáo " Về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển" 4
Đánh giá Báo cáo " Về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển"
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 63-72 Về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển Trịnh Tiến Việt*,1, Trần Thị Quỳnh2 1 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Tòa án Nhân dân Tối cao Nhận ngày 15 tháng 3 năm 2010 Tóm tắt. Bài viết phân tích khái quát những quy định của Bộ luật hình sự các nước Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, qua đó bước đầu so sánh với Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này để có thêm tư liệu tham khảo cho các giảng viên và sinh viên ở các cơ sở đào tạo luật. 1. Đặt vấn đề * 2. Bộ luật hình sự Việt Nam Tham khảo những quy định của Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới cho thấy, việc quy định về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân về cơ bản không hoàn toàn giống như trong Bộ luật hình sự năm 1999 của Việt Nam, mặc dù vậy, nói chung, các quyền tự do, dân chủ của công dân bao giờ cũng được các nhà làm luật xác lập, ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ bằng Hiến pháp và pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự, vì suy cho cùng, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân cũng chính là bảo vệ quyền công dân và rộng hơn nữa là quyền con người. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi lựa chọn ba nước tiêu biểu để nghiên cứu so sánh với Việt Nam là Liên bang Nga, Trung Quốc và Thụy Điển vì trong Bộ luật hình sự những nước này có một số điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam liên quan đến Chương XIII - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) là văn bản pháp lý hiện hành và có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật, là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu của Nhà nước ta để bảo vệ sự nghiệp cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với xã hội. Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn thể hiện thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục, cảm hóa, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, qua đó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm. Trong lĩnh vực bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ luật hình sự đã ghi nhận Chương XIII - Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân với chín tội phạm cụ thể với ý nghĩa không chỉ bảo vệ các quyền tự do, quyền dân chủ của công dân, mà còn làm cơ sở pháp lý hình sự đầy đủ và thống nhất để xử lý ______ * Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-37547512. E-mail: viet180411@yahoo.com 63 64 T.T. Việt, T.T. Quỳnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 63-72 các hành vi của bất kỳ người nào xâm phạm đến các quyền đó. Trong Chương này, bao gồm các tội phạm với quy định cụ thể như sau [1]: - Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123): “Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt...”; - Tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 124): “Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt...”; - Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (Điều 125): “Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt...”; - Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân (Điều 126): “Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt...”; - Tội làm sai lệch kết quả bầu cử (Điều 127): “Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, thì bị phạt...”; - Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128): “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt...”; - Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân (Điều 129): “Người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt...”; - Tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130): “Người nào dùng vũ lực hoặc có hành vi nghiêm trọng khác cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội, thì bị phạt...”; - Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 132): “Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt...: a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo; b) Có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo. Người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt...”(1). Các tội phạm này xâm phạm tới khách thể là các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác lập và thực hiện các quyền tự do, dân chủ của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận và pháp luật hình sự bảo vệ. Ngoài ra, tùy từng trường hợp tương ứng cụ thể mà những người phạm tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân có thể xâm phạm đến một số quan hệ khác như: tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, qua đó hạn chế các quyền cơ bản của các thành viên trong xã hội gắn với các lĩnh vực tổ chức đời sống, từ chính trị - pháp luật, văn ______ (1) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 19/6/2009 của Quốc hội thì bỏ tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) theo hướng chuyển thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) với sự sửa đổi, bổ sung gắn liền với quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, xử lý nghiêm hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình hay phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình. Ngoài ra, sửa đổi tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo hướng quy định rõ ràng và gọn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp cho thống nhất với Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đồng thời đáp ứng yêu cầu của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là các hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. T.T. Việt, T.T. Quỳnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 63-72 hóa - xã hội của con người có liên quan đến các quyền cơ bản của công dân. 3. Bộ luật hình sự Liên bang Nga Bộ luật hình sự Liên bang Nga được Đuma Quốc gia thông qua ngày 24/5/1996 và tổng thống Liên bang Nga ký Luật số 64 ngày 13/6/1996 “Về việc thi hành Bộ luật hình sự của Liên bang Nga” có hiệu lực từ ngày 01/01/1997. Liên quan đến các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ luật hình sự nước này trước hết đã quy định ba tội xâm phạm tự do cá nhân tại Chương 17 - “Các tội xâm phạm tự do, nhân phẩm và danh dự cá nhân”, cụ thể như sau [2]: - Tội bắt cóc người (Điều 127): “bắt cóc người thì bị phạt...”. - Tội tước tự do trái pháp luật (Điều 128): “tước tự do của người khác trái pháp luật, không liên quan đến việc bắt cóc người đó, thì bị phạt...”. - Tội đưa người trái pháp luật vào bệnh viện tâm thần (Điều 129): “đưa vào bệnh viện tâm thần hoặc cơ sở chữa bệnh khép kín khác, người rõ ràng không cần đến hình thức chữa bệnh này, thì bị phạt...”. Việc các nhà làm luật Liên bang Nga quy định riêng ba tội phạm này trong Chương 17 vì tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của ba hành vi - bắt cóc người, tước tự do trái pháp luật và đưa người trái pháp luật vào bệnh viện tâm thần - những hành vi không chỉ xâm phạm tự do cá nhân, mà còn xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của công dân. Ngoài ra, để điều chỉnh trực tiếp việc bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, đồng thời nhấn mạnh các quyền Hiến định và tự do của con người, của công dân, các nhà làm luật nước này đã quy định một chương độc lập Chương 19 với tên gọi là “Các tội xâm phạm quyền Hiến pháp và tự do của con người và công dân” với 13 tội danh cụ thể để làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi phạm tội, cụ thể như sau: 65 - Tội xâm phạm quyền bình đẳng của công dân (Điều 137): “xâm phạm quyền bình đẳng của công dân không phân biệt giới tính, chủng tộc, dân tộc tiếng nói, nguồn gốc, tình trạng tài sản và cương vị công tác, chỗ ở, quan hệ đối với tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt...”. - Tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng (Điều 138): “thu thập và loan truyền trái pháp luật tin tức về cuộc sống riêng của người khác, chứa đựng bí mật cá nhân hoặc gia đình của người đó mà không có sự đồng ý của người này, hoặc loan truyền tin tức đó trên diễn đàn công cộng, trong các tác phẩm được phổ biến công khai hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng, nếu hành vi này được thực hiện vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác và gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt...”. - Tội xâm phạm bí mật thư từ, nói chuyện điện thoại, thư tín, điện báo hay các thông tin khác (Điều 138): “xâm phạm bí mật thư từ, nói chuyện điện thoại, thư tín, điện báo hay các thông tin khác của công dân, thì bị phạt...”. - Tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 140): “xâm phạm trái pháp luật chỗ ở trái ý muốn của người đang sống ở đó, thì bị phạt...”. - Tội từ chối cung cấp thông tin cho công dân (Điều 141): “người có chức vụ, quyền hạn từ chối trái pháp luật việc cung cấp giấy tờ và tài liệu thu thập theo trình tự quy định, trực tiếp liên quan đến quyền và tự do của công dân, hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc rõ ràng là giả mạo cho công dân, nếu gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt...”. - Tội cản trở việc thực hiện quyền bầu cử hoặc công việc của các ban bầu cử (Điều 142): “cản trở việc thực hiện quyền bầu cử hoặc quyền tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý, cũng như cản trở công việc của các ban bầu cử hoặc ban tiến hành trưng cầu dân ý, thì bị phạt...”. - Tội giả mạo giấy tờ bầu cử, giấy tờ trưng cầu dân ý hoặc kiểm phiếu sai (Điều 143): 66 T.T. Việt, T.T. Quỳnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 63-72 “thành viên ban bầu cử, tổ bầu cử hoặc ban trưng cầu dân ý, giả mạo giấy tờ bầu cử, giấy tờ trưng cầu dân ý hoặc kiểm phiếu sai hoặc làm sai lệch kết quả bầu cử, trưng cầu dân ý, vi phạm bí mật bầu cử, thì bị phạt...”. - Tội vi phạm quy định về bảo hộ lao động (Điều 144): “người có trách nhiệm giám sát các quy định về an toàn kỹ thuật hoặc các quy định khác về bảo hộ lao động đã vi phạm quy định đó gây tổn hại nặng hoặc nặng vừa cho sức khỏe người khác, thì bị phạt...”. - Tội từ chối nhận vào làm việc không có căn cứ hoặc buộc thôi việc không có căn cứ phụ nữ đang có thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới ba tuổi (Điều 145): “từ chối nhận vào làm việc không có căn cứ hoặc buộc thôi việc không có căn cứ phụ nữ đang có thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới ba tuổi, thì bị phạt...”. - Tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan (Điều 146): “sử dụng trái pháp luật các đối tượng quyền tác giả hoặc quyền có liên quan, cũng như chiếm đoạt bản quyền, gây thiệt hại lớn, thì bị phạt...”. - Tội xâm phạm quyền sáng chế, phát minh (Điều 147): “sử dụng trái pháp luật sáng chế, kiểu dáng hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp, tiết lộ nội dung sáng chế, kiểu dáng hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp, mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc người đăng ký trước khi công bố chính thức thông tin về chúng, chiếm đoạt bản quyền hoặc ép buộc chung bản quyền, gây thiệt hại lớn, thì bị phạt...”. - Tội cản trở việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo (Điều 148): “cản trở trái pháp luật các hoạt động của các tổ chức tôn giáo hoặc việc tiến hành nghi lễ tôn giáo, thì bị phạt...”. - Tội cản trở việc tiến hành hoặc tham gia hội họp, mít tinh, biểu tình, diễu hành, canh phòng khi biểu tình (Điều 149): “người có chức vụ lợi dụng cương vị công tác của mình hoặc dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực, cản trở trái pháp luật việc tiến hành hoặc tham gia hội họp, mít tinh, biểu tình, diễu hành, canh phòng khi biểu tình, thì bị phạt...”. Như vậy, về cơ bản, Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng quy định đầy đủ và chặt chẽ các hành vi xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. Tuy nhiên, so với Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có một số điểm khác như sau: Một là, tên gọi Chương - “Các tội xâm phạm quyền Hiến pháp và tự do của con người và công dân” với 13 tội quy định trực tiếp và ba tội quy định gián tiếp trong Chương “Các tội xâm phạm tự do, nhân phẩm và danh dự cá nhân” để điều chỉnh trực tiếp và nhấn mạnh đến các quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp xác lập, ghi nhận và pháp luật hình sự bảo vệ, đồng thời bao gồm cả quyền của con người và tự do của con người, của công dân do Hiến pháp quy định và chứ không quy định cụ thể hóa và độc lập trong một Chương XIII - “Các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân” như Bộ luật hình sự Việt Nam với chín tội phạm cụ thể như đã nêu ở phần 2. Hai là, trong các hành vi phạm tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân của Bộ luật hình sự Liên bang Nga có sự mở rộng hơn Bộ luật hình sự Việt Nam, chẳng hạn như tội đưa người trái pháp luật vào bệnh viện tâm thần (Điều 129)*; tội xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về cuộc sống riêng (Điều 138); tội từ chối cung cấp thông tin cho công dân (Điều 141); tội vi phạm quy định về bảo hộ lao động (Điều 144); v.v... Ngoài ra, một số điều luật lại có sự mở rộng đối tượng áp dụng, ví dụ: tội xâm phạm quyền bình đẳng của công dân (Điều 137) mở rộng đối tượng bị tội phạm xâm phạm có thể là nam hoặc nữ, trong khi Bộ luật hình sự Việt Nam chỉ quy định tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (Điều 130). Ngoài ra, ______ * Thực tiễn ở nước ta đã tồn tại trường hợp bắt người bình thường vào nhà thương điên do cán bộ bệnh viện tâm thần thực hiện, gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bị bắt và gia đình họ, cũng như dư luận xã hội nhưng chưa được quy định thành tội danh riêng biệt như Bộ luật hình sự Liên bang Nga mà vẫn xử lý theo tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (Điều 123). Ví dụ: Bản án số 546/HSST ngày 20/3/2005 của Tòa án nhân dân thành phố H. đã tuyên phạt Đặng Kinh L. và Huỳnh Thanh L. 2 năm cải tạo không giam giữ về tội bắt giữ người trái pháp luật. Riêng bác sĩ Vũ Đình V., Tòa án kiến nghị xử lý hành chính do đã thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận bệnh nhân nhập viện. Do đó, các nhà làm luật Việt Nam cần xem xét tội phạm hóa hành vi này. T.T. Việt, T.T. Quỳnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 63-72 trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga còn quy định tội từ chối nhận vào làm việc không có căn cứ hoặc buộc thôi việc không có căn cứ phụ nữ đang có thai hoặc phụ nữ nuôi con dưới ba tuổi (Điều 145) và tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan (Điều 146), trong khi đó Bộ luật hình sự Việt Nam lại quy định là tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128), còn tội xâm phạm quyền tác giả (Điều 131) đã bỏ và chuyển thành tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) tương ứng. Đặc biệt, trong Bộ luật hình sự Việt Nam có tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo (Điều 132), còn trong Chương tương ứng của Bộ luật hình sự Liên bang Nga không quy định tội phạm này. Ba là, cũng giống với Bộ luật hình sự Việt Nam, chính sách hình sự thể hiện ở những chế tài áp dụng đối với các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ Hiến định của con người, của công dân trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga nói chung là mang tính chất giáo dục, phòng ngừa là chính, chủ yếu là bị phạt tiền tính trên mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian, hoặc bị phạt lao động bắt buộc hay phạt tù ở mức thấp, còn trong Bộ luật hình sự Việt Nam thì thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là hình phạt tù có thời hạn và có thể đến 10 năm tù (tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật - Điều 123). 4. Bộ luật hình sự Trung Quốc Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ II, ngày 01/7/1979, có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự này được sửa đổi vào năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01/10/1997. Sau đó, từ năm 1997, Bộ luật hình sự Trung Quốc được sửa đổi, bổ sung vào năm 1999, 2001, 2002 và gần đây nhất là 2005 tại Hội nghị lần thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa X. Liên quan đến các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ luật hình sự Trung Quốc đã quy định nhóm tội phạm này tại 67 Chương IV với tên gọi là “Các tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân” trong Phần các tội phạm của Bộ luật, trong đó nhấn mạnh quyền tự do thân thể của công dân với 31 điều luật, cụ thể như sau [3]: - Điều 232 quy định về hành vi cố ý giết người; - Điều 233 quy định về hành vi vô ý làm chết người; - Điều 234 quy định về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác; - Điều 235 quy định về hành vi vô ý gây thương tích nặng cho người khác; - Điều 236 quy định về hành vi dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng hiếp phụ nữ; - Điều 237 quy định về hành vi dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng dâm phụ nữ; - Điều 238 quy định về hành vi giam giữ trái pháp luật người khác hoặc bằng các thủ đoạn khác tước đoạt phi pháp quyền tự do thân thể của người khác; - Điều 239 quy định về hành vi bắt cóc người khác vì mục đích tống tiền hoặc bắt cóc để làm con tin; - Điều 240 quy định về hành vi buôn bán phụ nữ, trẻ em; - Điều 241 quy định về hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em bị đem bán; - Điều 242 quy định về hành vi dùng bạo lực hoặc uy hiếp ngăn cản nhan viên thi hành công vụ Nhà nước giải thoát cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán; - Điều 243 quy định về hành vi bịa đặt nhằm hãm hại người khác, có mưu đồ khiến cho người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - Điều 244 quy định về hành vi của đơn vị sử dụng người mà vi phạm quy định về quản lý lao động, hạn chế tự do thân thể, cưỡng bức nhân viên lao động và hành vi của người vi phạm quy định quản lý lao động, sử dụng trẻ em vị thành niên chưa đủ 16 tuổi lao động vượt quá sức lao động hoặc làm những công việc trên cao, dưới hầm hoặc lao động trong môi 68 T.T. Việt, T.T. Quỳnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 63-72 trường nguy hiểm, dễ nổ, dễ cháy, phóng xạ, độc hại; - Điều 245 quy định về hành vi khám người, khám nhà người khác bất hợp pháp hoặc vào nhà của người khác một cách phi pháp; - Điều 246 quy định về hành vi dùng bạo lực hoặc các biện pháp khác ngang nhiên làm nhục người khác hoặc bịa đặt, phỉ báng người khác; - Điều 247 quy định về hành vi của nhân viên tư pháp mà tiến hành bức cung đối với bị can, bị cáo hoặc dùng vũ lực bức cung nhân chứng; - Điều 248 quy định về hành vi của nhân viên quản giáo nhà tù, trại giam có hành vi đánh đập hoặc ngược đãi đối với những người bị giám quản; - Điều 249 quy định về hành vi kích động gây thù hận, kỳ thị dân tộc; - Điều 250 quy định về hành vi xuất bản những tài liệu có nội dung kỳ thị dân tộc, làm nhục dân tộc thiểu số, có tình tiết xấu xa; - Điều 251 quy định về hành vi của nhân viên công tác trong các cơ quan Nhà nước tước đoạt phi pháp quyền tự do tín ngưỡng của công dân hoặc xâm phạm phong tục tập quán của dân tộc thiểu số; - Điều 252 quy định về hành vi cất giấu, tiêu hủy hoặc bóc thư của người khác một cách phi pháp, xâm phạm quyền tự do thông tin của công dân; - Điều 253 quy định về hành vi của nhân viên bưu điện tự ý bóc mở hoặc giấu đi hoặc tiêu hủy thư từ, điện báo; - Điều 254 quy định về hành vi của nhân viên công tác trong các cơ quan nhà nước lạm dụng chức quyền lấy danh nghĩa công việc hãm hại báo thù những người khiếu nại, tố cáo, phê bình người khác khai báo; - Điều 255 quy định về hành vi của người lãnh đạo công ty, xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan, đoàn thể mà có hành vi đả kích, trả thù đối với nhân viên kế toán, thống kê thực hiện chức trách theo luật ngăn chặn hành vi vi phạm luật kế toán, luật thống kê, có tình tiết xấu xa; - Điều 256 quy định về hành vi của người lãnh đạo cơ quan nhà nước (khi bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp) dùng thủ đoạn bạo lực uy hiếp, lừa dối, hối lộ, làm giả tài liệu bầu cử, báo khống số phiếu bầu... phá hoại cuộc bầu cử hoặc xâm hại tới quyền tự do bầu cử và được bầu cử; - Điều 257 quy định về hành vi dùng vũ lực can thiệp vào tự do hôn nhân của người khác; - Điều 258 quy định về hành vi của người nào đang có vợ hoặc hoặc chồng mà kết hôn với người khác, hoặc biết rõ người khác đã có vợ (hoặc chồng) mà vẫn kết hôn với họ; - Điều 259 quy định về hành vi của người nào biết rõ là vợ hoặc chồng của quân nhân đang tại ngũ mà vẫn ăn ở hoặc kết hôn với người đó hoặc hành vi của người có chức quyền hoặc quan hệ cấp trên, cấp dưới dùng thủ đoạn dọa nạt cưỡng ép để gian dâm với vợ của quân nhân đang tại ngũ; - Điều 260 quy định về hành vi ngược đãi thành viên trong gia đình, có tình tiết xấu xa; - Điều 261 quy định về hành vi của một người có nghĩa vụ nuôi dưỡng người già, trẻ con, người bệnh hoặc người không có khả năng tự sinh sống khác mà từ chối không nuôi dưỡng, có tình tiết xấu xa; - Điều 262 quy định về hành vi dụ dỗ trẻ em vị thành niên chưa đủ 14 tuổi rời khỏi gia đình hoặc người giám hộ; Như vậy, Bộ luật hình sự Trung Quốc cũng quy định đầy đủ và chặt chẽ các hành vi xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân như trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga. Tuy nhiên, so với Bộ luật hình sự Việt Nam có một số điểm khác như sau: Một là, điểm khác cơ bản nhất là trong Bộ luật hình sự Trung Quốc tất cả những hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự không được các nhà làm luật đặt tên tội (tội danh) như Bộ luật hình sự Việt Nam và nhiều nước khác, có nghĩa các nhà làm luật chỉ mô tả các hành vi phạm tội trong nội dung điều luật, kể cả trong số đó có các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân. T.T. Việt, T.T. Quỳnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 63-72 Hai là, mặc dù tên chương là “Các tội xâm phạm quyền tự do thân thể, quyền dân chủ của công dân” - song chủ yếu nhấn mạnh đến các hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền tự do thân thể, đồng thời trong Chương này có rất nhiều tội phạm (31 tội), trong số đó ngoài một số tội phạm xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân (theo cách hiểu thông thường về quyền tự do, quyền dân chủ), thì nhiều tội thuộc chương các chương khác theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, ví dụ: - Thuộc về Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người, ví dụ: Điều 232 quy định về hành vi cố ý giết người; Điều 233 quy định về hành vi vô ý làm chết người; Điều 234 quy định về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác; Điều 235 quy định về hành vi vô ý gây thương tích nặng cho người khác; Điều 236 quy định về hành vi dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng hiếp phụ nữ; Điều 237 quy định về hành vi dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng dâm phụ nữ; Điều 243 quy định về hành vi bịa đặt nhằm hãm hại người khác, có mưu đồ khiến cho người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự; v.v... - Thuộc về Chương các tội xâm phạm sở hữu, ví dụ: Điều 239 quy định về hành vi bắt cóc người khác vì mục đích tống tiền hoặc bắt cóc để làm con tin; - Thuộc về Chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, ví dụ: Điều 257 quy định về hành vi dùng vũ lực can thiệp vào tự do hôn nhân của người khác; Điều 258 quy định về hành vi của người nào đang có vợ hoặc hoặc chồng mà kết hôn với người khác, hoặc biết rõ người khác đã có vợ (hoặc chồng) mà vẫn kết hôn với họ; Điều 259 quy định về hành vi của người nào biết rõ là vợ hoặc chồng của quân nhân đang tại ngũ mà vẫn ăn ở hoặc kết hôn với người đó hoặc hành vi của người có chức quyền hoặc quan hệ cấp trên, cấp dưới dùng thủ đoạn dọa nạt cưỡng ép để gian dâm với vợ của quân nhân đang tại ngũ; - Thuộc về Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, ví dụ: Điều 247 quy định về hành 69 vi của nhân viên tư pháp mà tiến hành bức cung đối với bị can, bị cáo hoặc dùng vũ lực bức cung nhân chứng; Điều 248 quy định về hành vi của nhân viên quản giáo nhà tù, trại giam có hành vi đánh đập hoặc ngược đãi đối với những người bị giám quản; v.v... Mặc dù vậy, đối với các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ luật hình sự Trung Quốc cũng quy định đầy đủ và nói chung cũng có nhiều tội phạm giống và tương đồng với Bộ luật hình sự Việt Nam, ví dụ: Điều 238 quy định về hành vi giam giữ trái pháp luật người khác hoặc bằng các thủ đoạn khác tước đoạt phi pháp quyền tự do thân thể của người khác; Điều 244 quy định về hành vi của đơn vị sử dụng người mà vi phạm quy định về quản lý lao động, hạn chế tự do thân thể, cưỡng bức nhân viên lao động và hành vi của người vi phạm quy định quản lý lao động, sử dụng trẻ em vị thành niên chưa đủ 16 tuổi lao động vượt quá sức lao động hoặc làm những công việc trên cao, dưới hầm hoặc lao động trong môi trường nguy hiểm, dễ nổ, dễ cháy, phóng xạ, độc hại; Điều 245 quy định về hành vi khám người, khám nhà người khác bất hợp pháp hoặc vào nhà của người khác một cách phi pháp; Điều 250 quy định về hành vi xuất bản những tài liệu có nội dung kỳ thị dân tộc, làm nhục dân tộc thiểu số, có tình tiết xấu xa; Điều 251 quy định về hành vi của nhân viên công tác trong các cơ quan Nhà nước tước đoạt phi pháp quyền tự do tín ngưỡng của công dân hoặc xâm phạm phong tục tập quán của dân tộc thiểu số; v.v... Ba là, từ việc quy định khách thể của các tội phạm này tương đối rộng như vậy, nên nói chung chính sách hình sự thể hiện ở việc quy định đối với các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ trong Bộ luật hình sự Trung Quốc (trong đó còn bao gồm cả những hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội khác nhau, cả quan hệ nhân thân, tính mạng, sức khỏe...) những chế tài áp dụng từ nhẹ đến nặng (nặng nhất có thể bị áp dụng hình phạt tử hình, ví dụ: Điều 232 quy định về hành vi cố ý giết người; Điều 236 quy định về hành vi dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng hiếp phụ nữ), còn lại chủ yếu là hình phạt tù có thời hạn. 70 T.T. Việt, T.T. Quỳnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 63-72 Trong khi đó, như đã đề cập, trong Bộ luật hình sự Việt Nam thì cao nhất là hình phạt tù có thời hạn đến 10 năm (tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật - Điều 123). Ngoài ra, có một số tội phạm có đặc trưng khác với Bộ luật hình sự Việt Nam có thể để các nhà làm luật nước ta tham khảo khi sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện Bộ luật hình sự, ví dụ: Điều 241 quy định về hành vi mua bán phụ nữ, trẻ em bị đem bán; Điều 242 quy định về hành vi dùng bạo lực hoặc uy hiếp ngăn cản nhân viên thi hành công vụ Nhà nước giải thoát cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán; Điều 246 quy định về hành vi dùng bạo lực hoặc các biện pháp khác ngang nhiên làm nhục người khác hoặc bịa đặt, phỉ báng người khác;v.v... 5. Bộ luật hình sự Thụy Điển Bộ luật hình sự Thụy Điển thông qua năm 1962 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1965 và đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần các năm 1967, 1970, 1974, 1976, 1986, 1988, 1994... và lần sửa đổi gần đây nhất là năm 1999. Liên quan đến các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ luật hình sự Thụy Điển đã quy định trong Chương 4 “Các tội xâm phạm quyền tự do và chỗ ở của người khác” của Phần II - Các tội phạm trong Bộ luật hình sự với 13 điều luật, trong đó chủ yếu tập trung nhấn mạnh về quyền tự do và chỗ ở của người khác, cụ thể như sau [4]: - Điều 1 quy định hành vi bắt và đưa đi hoặc giam giữ trẻ em hoặc người khác với mục đích gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của họ, buộc họ phục dịch hoặc vì mục đích tống tiền thì bị kết án về tội bắt cóc; - Điều 2 quy định hành vi của một người nào ngoài các trường hợp quy định tại Điều 1, tước quyền tự do của người khác bằng cách đưa đi hoặc giam giữ người đó, thì bị kết án về tội tước quyền tự do của công dân trái pháp luật; - Điều 3 quy định hành vi của một người nào ngoài các trường hợp quy định tại Điều 1 và Điều 2, bằng thủ đoạn lừa gạt hoặc ép buộc trái pháp luật làm người khác phải phục vụ trong quân đội hoặc làm việc cực nhọc hoặc chịu các điều kiện cực khổ khác hoặc xúi giục người khác ra đi và lưu lại một địa điểm ở nước ngoài mà người đó có thể bị khủng bố hoặc bị bóc lột về tình dục hoặc phải chịu các đau khổ, thì bị kết án về tội đưa người khác vào tình cảnh đau khổ; - Điều 4 quy định hành vi hành hung hoặc sử dụng các hình thức bạo lực khác hoặc đe dọa thực hiện hành vi phạm tội mà ép buộc người khác làm, cam chịu hoặc không làm một việc gì đó, thì bị kết án về tội ép buộc trái pháp luật; người nào đe dọa truy cứu hoặc kết án người khác về một tội hoặc đưa tin có hại về người khác thì cũng bị kết án về tội ép buộc trái pháp luật với điều kiện sự ép buộc đó là sai trái; - Điều 5 quy định hành vi chĩa vũ khí vào người khác hoặc bằng cách khác đe dọa thực hiện hành vi phạm tội đủ gây cho người bị đe dọa một nỗi sợ hãi nghiêm trọng cho sự an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của mình hoặc người khác, thì bị kết án về tội đe dọa trái pháp luật; - Điều 6 quy định hành vi xâm nhập hoặc ở lại chỗ ở của người khác một cách trái pháp luật, dù là một căn phòng, của một người nào ngoài các trường hợp quy định tại Điều 1, tước quyền tự do của người khác bằng cách đưa đi hoặc giam giữ người đó, thì bị kết án về tội tước quyền tự do của công dân trái pháp luật; hoặc không được phép mà xâm nhập hoặc ở lại một cơ quan, nhà máy, trụ sở hoặc tàu thuyền hoặc khu vực kho tàng hoặc những nơi tương tự khác, thì bị kết án về tội xâm phạm trái pháp luật; - Điều 7 quy định hành vi bằng chân tay hoặc nổ súng, ném đá, gây ồn lớn hoặc bằng các xử sự vô tâm quấy rầy người khác, thì bị kết tội quấy nhiễu người khác; - Điều 8 quy định hành vi tiếp cận bất hợp pháp một cuộc giao dịch bằng thư tín hoặc điện thoại, điện tín hoặc các hình thức thông tin khác đang được một cơ quan thông tin liên lạc truyền đi, thì bị kết án về tội xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, báo của người khác; T.T. Việt, T.T. Quỳnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 63-72 - Điều 9 quy định người nào, ngoài các trường hợp quy định tại Điều 8, mở thư hoặc điện báo hoặc bằng cách khác tiếp cận trái pháp luật vật được niêm phong bằng xi hoặc được khóa hoặc các hình thức đóng khác, thì bị kết án về tội an toàn đồ gửi; - Điều 9a quy định, ngoài các trường hợp quy định tại Điều 8, nghe một cách bất hợp pháp và bí mật hoặc sử dụng các phương tiện kỹ thuật ghi âm ghi lại cuộc nói chuyện giữa những người khác hoặc các cuộc thảo luận tại hội nghị hoặc các cuộc họp khác cấm thông báo cho công chúng mà bản thân người đó không tham dự hoặc tham dự không đúng đắn, thì bị kết án về tội nghe trộm; - Điều 9b quy định hành vi sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhằm phạm tội nói tại Điều 8 hoặc tội nói tại Điều 9a, thì bị kết án về hành vi chuẩn bị phạm các tội đó, nếu người đó không phải chịu trách nhiệm về tội đã hoàn thành; - Điều 10 quy định hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hoặc đồng phạm tội bắt cóc, tước quyền tự do của công dân trái pháp luật hoặc đưa người khác vào tình cảnh đau khổ, không tố giác các tội đó cũng như các hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt tội ép buộc trái pháp luật trong trường hợp nghiêm trọng, hình phạt được quy định tại Chương 23; - Điều 11 quy định đối với tội xâm phạm chỗ ở của người khác trong trường hợp ít nghiêm trọng, tội nghe trộm không được thực hiện ở nơi công cộng hoặc hành vi chuẩn bị phạm các tội đó, tội quấy nhiễu không xảy ra ở nơi công cộng hoặc tội xâm phạm an toàn đồ gửi thì công tố viên chỉ truy tố nếu: a) người bị hại có đơn yêu cầu truy tố; b) việc truy tố là vì lợi ích công cộng. Quy định này cũng được áp dụng đối với các tội ép buộc trái pháp luật bằng thủ đoạn đe dọa truy tố hoặc kết án người khác về một tội hoặc đưa tin có hại về người khác cũng như hành vi chuẩn bị phạm tội hoặc phạm các tội đó chưa đạt. Như vậy, Bộ luật hình sự Thụy Điển quy định đầy đủ và chặt chẽ các hành vi xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân như trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga và Trung Quốc. 71 Tuy nhiên, so với Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có một số điểm khác như sau: Một là, tên gọi của chương tội phạm trong Bộ luật hình sự Thụy Điển tập trung nhấn mạnh đến các tội xâm phạm quyền tự do và chỗ ở của người khác, chứ không phải là các quyền tự do, dân chủ của công dân như Bộ luật hình sự Việt Nam. Điều này có nghĩa, tên gọi của chương tội phạm đã thu hẹp hơn các quyền tự do, dân chủ của công dân (chỉ là quyền tự do và chỗ ở của công dân, trong khi Bộ luật hình sự Việt Nam còn bảo vệ các quyền dân chủ của công dân). Hai là, tương tự như Bộ luật hình sự Trung Quốc, điểm khác cơ bản là tất cả những hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự Thụy Điển không được các nhà làm luật đặt tên tội (tội danh) như Bộ luật hình sự Việt Nam và nhiều nước khác, mà chỉ mô tả các hành vi phạm tội, đồng thời trong Bộ luật hình sự Thụy Điển còn một điểm khác nữa, đó là ghi nhận thêm cả tên tội trong nội dung điều luật qua việc mô tả hành vi, kể cả các tội xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân, do đó tên tội có thể rất dài dòng và khó khăn cho việc áp dụng, nhưng lại phản ánh đúng bản chất của hành vi phạm tội. Ba là, trong các chương tội phạm nói chung và Chương tội phạm đã nêu của Bộ luật hình sự Thụy Điển có một điểm khác biệt nữa - ngoài Chương 23 quy định về “phạm tội chưa đạt, chuẩn bị phạm tội và đồng phạm”, thì trong Chương này, các nhà làm luật Thụy Điển khi quy định các hành vi phạm tội cũng kèm theo quy định cả vấn đề chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự trong các điều luật tương ứng [5], chứ không tách riêng theo quy định thuộc Phần chung như trong Bộ luật hình sự Việt Nam, ví dụ: Điều 9b, Điều 10, Điều 11 của Bộ luật hình sự Thụy Điển, và đối với cả nhóm tội phạm đã nêu. Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn áp dụng đối với từng tội cụ thể trong thực tiễn, nhưng mặt khác, lại chưa khái quát thành những nguyên tắc áp dụng trong Phần chung của Bộ luật hình sự. Tóm lại, bước đầu nghiên cứu khái quát Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Trung Quốc và 72 T.T. Việt, T.T. Quỳnh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 63-72 Thụy Điển trong tương quan với Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân không chỉ có ý nghĩa khoa học phục vụ công tác giảng dạy-nghiên cứu khoa học, mà còn làm tư liệu tham khảo cho các nhà làm luật Việt Nam trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, qua đó ngày càng nâng cao hiệu quả việc phòng, chống các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung, qua đó bảo vệ hữu hiệu các quyền con người nói riêng. Nói một cách khác, “quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người. Quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người” [6]. Tài liệu tham khảo [1] Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999. [2] Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Số chuyên đề về Luật hình sự của một số nước trên thế giới, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 1998. [3] Đinh Bích Hà, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007. [4] Criminal Code of Sweden, Http://wings.buffalo.edu.law/bclc/sweden.pdf. [5] Trịnh Tiến Việt (chủ trì), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân theo luật hình sự Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (Mã số: QG.08.04), 2009. [6] United Nation, Human Right: Question and Answers, New York and Geneva, 2006. On crimes violated democracy rights and freedoms of citizens in Criminal Codes of the Russian Federation, China and Sweden Trinh Tien Viet1, Tran Thi Quynh2 1 School of Law, Vietnam National University, Hanoi, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 2 The Supreme People's Court, Vietnam The article analyzes main provisions on crimes violated democracy rights and freedoms of citizens in criminal codes of the Russian Federation, China and Sweden in comparing to relevant provisions in the Criminal Code of Vietnam, by which provides additional references for law lecturers and students.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.