Báo cáo " Vấn đề dẫn độ theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003"

pdf
Số trang Báo cáo " Vấn đề dẫn độ theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003" 5 Cỡ tệp Báo cáo " Vấn đề dẫn độ theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003" 147 KB Lượt tải Báo cáo " Vấn đề dẫn độ theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003" 0 Lượt đọc Báo cáo " Vấn đề dẫn độ theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003" 3
Đánh giá Báo cáo " Vấn đề dẫn độ theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003"
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 Ths. Mai Thanh HiÕu * D ẫn độ được Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) Việt Nam năm 2003 quy định tại Điều 343 và 344. Đây là điểm mới so với BLTTHS năm 1988. Lần đầu tiên dẫn độ được quy định trong luật quốc gia tại văn bản có giá trị pháp lí cao là BLTTHS. Đây là những quy định có tính nguyên tắc về dẫn độ. Những nội dung cụ thể liên quan đến dẫn độ được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập và phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa Việt Nam với các nước hữu quan. BLTTHS năm 2003 chỉ quy định mét sè vÊn ®Ò nh− dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt (§iÒu 343), các trường hợp dứt khoát từ chối dẫn độ và c¸c tr−êng hîp có thể từ chối dẫn độ (§iÒu 344). Những quy định khái quát này mang lại những nhận thức cơ bản về dẫn độ vµ lµ c¬ së cho các c¬ quan cã thÈm quyÒn cña ViÖt Nam thùc hiÖn hîp t¸c quèc tÕ vÒ dÉn ®é. 1. Khái niệm dẫn độ Dẫn độ là hình thức hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, theo đó quốc gia được yêu cầu dẫn độ trao người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang ở trên lãnh thổ của mình cho quốc gia yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành hình phạt. T¹p chÝ luËt häc Dẫn độ được phân biệt với trục xuất hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình phạt. Trục xuất là buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam (Điều 15 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002) hoặc bị kết án (Điều 32 Bộ luật hình sự năm 1999) phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam. Như vậy, trục xuất là hành vi đơn phương, riêng biệt của quốc gia nơi hiện diện thể nhân bị trục xuất, trong khi dẫn độ chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của quốc gia khác. Yêu cầu dẫn độ là điều kiện để thực hiện dẫn độ. Trong trường hợp khẩn cấp, một người có thể bị bắt trước khi có yêu cầu dẫn độ đối với người ấy nhưng trong thời hạn được quy định mà không nhận được yêu cầu dẫn độ thì phải trả lại tự do cho người bị bắt. Điều đó cho thấy việc thực hiện dẫn độ không thể thiếu yêu cầu dẫn độ. Dẫn độ cũng được phân biệt với việc trao người có hành vi phạm tội cho Toà án hình sự quốc tế để xét xử. Theo khoản 1 Điều 89 Quy chế Toà án hình sự quốc tế năm 1998, Toà án hình sự quốc tế có thể yêu cầu các quốc gia bắt và trao người có hành vi phạm tội đang ở trên lãnh thổ của * Giảng viên Khoa luật hình sự Trường đại học luật Hà Nội 29 ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 quốc gia đó cho Toà án hình sự quốc tế để xét xử. Khái niệm dẫn độ và khái niệm trao người có hành vi phạm tội cho Toà án hình sự quốc tế để xét xử được phân biệt rõ tại Điều 102 Quy chế Toà án hình sự quốc tế. Sự không đồng nhất giữa hai khái niệm đã được toà án hiến pháp một số quốc gia thừa nhận.(1) Dẫn độ được thực hiện trong mối quan hệ giữa quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu. Quốc gia yêu cầu dẫn độ là quốc gia mà người bị yêu cầu dẫn độ mang quốc tịch, quốc gia mà tội phạm xảy ra trên lãnh thổ hoặc quốc gia bị thiệt hại do tội phạm gây ra. Còn quốc gia được yêu cầu dẫn độ là quốc gia nơi hiện diện thể nhân bị yêu cầu dẫn độ. (2) Trong khi đó, Toà án hình sự quốc tế không phải toà án của quốc gia yêu cầu mà là toà án quốc tế có thẩm quyền xét xử các tội phạm quy định tại Điều 5 Quy chế Toà án hình sự quốc tế. Theo Điều 343 BLTTHS năm 2003, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước ngoài dẫn độ và thực hiện dẫn độ cho quốc gia yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để chấp hành hình phạt. Điều 343 không phải là quy phạm định nghĩa về dẫn độ nhưng các quy định của điều luật này không chỉ phù hợp với quan niệm truyền thống quốc tế về dẫn độ(3) mà còn phù hợp với quy định khác trong luật quốc gia. Khoản 7 Điều 2 Luật quốc tịch năm 1998 giải thích: "Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc 30 người bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó". 2. Căn cứ dẫn độ Cơ sở pháp lí để yêu cầu dẫn độ và thực hiện dẫn độ là các điều ước quốc tế về dẫn độ mà nước CHXHCN Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập (Điều 343 BLTTHS năm 2003). Dẫn độ trong trường hợp này là thực hiện nghĩa vụ quốc tế đã được cam kết. Trong trường hợp nước CHXHCN Việt Nam chưa kí kết hoặc chưa gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan, vẫn có thể yêu cầu dẫn độ và thực hiện dẫn độ trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế (đoạn 3 Điều 340, Điều 343 BLTTHS năm 2003). Nội dung của nguyên tắc có đi có lại thể hiện: Quốc gia này chỉ thực hiện dẫn độ cho quốc gia kia nếu quốc gia kia đã hoặc đảm bảo sẽ thực hiện dẫn độ cho quốc gia này. Khác với dẫn độ theo điều ước, dẫn độ theo nguyên tắc có đi có lại không phải là nghĩa vụ quốc tế. Trong luật quốc tế không có tập quán quốc tế về nghĩa vụ dẫn độ.(4) Nguyên tắc có đi có lại là cơ sở thay thế cho điều ước quốc tế trong việc yêu cầu dẫn độ và thực hiện dẫn độ nhưng nguyên tắc có đi có lại đóng vai trò quan trọng cả trong trường hợp có điều ước, cũng như không có điều ước quốc tế về dẫn độ.(5) Dẫn độ là chế định của luật quốc tế T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 nhưng cũng đồng thời chịu sự điều chỉnh của luật quốc gia. Việc dẫn độ không chỉ căn cứ vào điều ước quốc tế mà còn phải tuân theo luật quốc gia. Những quy định liên quan của luật quốc gia phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét khi quyết định yêu cầu dẫn độ và thực hiện dẫn độ. 3. Đối tượng bị dẫn độ Dẫn độ chỉ áp dụng đối với cá nhân nhưng không phải mọi cá nhân đều bị dẫn độ. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam chỉ thực hiện dẫn độ người nước ngoài (khoản 2 Điều 343 BLTTHS năm 2003), tức là người không có quốc tịch Việt Nam. Người nước ngoài bị dẫn độ có thể là công dân của nước yêu cầu, công dân nước thứ 3 hoặc người không quốc tịch. Quốc tịch của cá nhân bị yêu cầu dẫn độ thường được các quốc gia thoả thuận xác định vào thời điểm thông qua quyết định dẫn độ. (6) Tuy nhiên, trong trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lí do có khả năng bị truy bức ở quốc gia yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam từ chối dẫn độ (điểm d khoản 1 Điều 344 BLTTHS năm 2003). Quy định này phù hợp với Điều 82 Hiến pháp năm 1992 là: "Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước CHXHCN Việt Nam xem xét việc cho T¹p chÝ luËt häc cư trú". Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu người bị yêu cầu dẫn độ là công dân nước CHXHCN Việt Nam (điểm a khoản 1 Điều 344 BLTTHS năm 2003). Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình xuất phát từ chủ quyền toàn vẹn và tuyệt đối của quốc gia. Tuy nhiên, các quốc gia thường thoả thuận nếu không dẫn độ công dân nước mình thì quốc gia được yêu cầu dẫn độ chuyển giao vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền nước mình để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 6 Công ước châu Âu về dẫn độ tội phạm năm 1957). Thoả thuận đó thể hiện nguyên tắc quốc tế aut judicare, aut dedere (hoặc truy cứu hoặc dẫn độ). Vấn đề đặt ra là giải quyết như thế nào trong trường hợp xung đột về yêu cầu dẫn độ, nghĩa là nhiều quốc gia cùng yêu cầu dẫn độ đối với cùng một người? Thông thường trong trường hợp này, quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền quyết định thực hiện dẫn độ cho một trong số các quốc gia yêu cầu. Ví dụ: Theo Điều 71 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lí về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga kí ngày 25/8/1998, trong trường hợp xung đột về yêu cầu dẫn độ, khi quyết định thực hiện dẫn độ cho quốc gia nào phải cân nhắc đến tất cả các tình tiết, nhất là quốc tịch của người bị yêu cầu dẫn độ, nơi thực hiện và tính chất của tội phạm. Theo Điều 66 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự 31 ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Cộng hoà Ba Lan kí ngày 23/3/1993, những tình tiết cần được cân nhắc còn bao gồm thời điểm yêu cầu dẫn độ, khả năng sau này dẫn độ cho các quốc gia khác đã yêu cầu. Một số hiệp định tương trợ tư pháp liên quan đến dẫn độ giữa Việt Nam và một số nước như Lào, Mông Cổ, Ucraina không quy định rõ những tình tiết mà quốc gia được yêu cầu dẫn độ cần phải cân nhắc trong trường hợp xung đột về yêu cầu dẫn độ. 4. Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự và dẫn độ để chấp hành hình phạt 4.1. Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự Theo Điều 343 BLTTHS năm 2003, dẫn độ được thực hiện cho quốc gia yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, trách nhiệm dân sự và hành chính không phải là cơ sở để yêu cầu dẫn độ. Nguyên tắc quy tội kép trong dẫn độ đòi hỏi hành vi của người bị yêu cầu dẫn độ, theo pháp luật của cả hai quốc gia (quốc gia yêu cầu và quốc gia thực hiện dẫn độ) phải được coi là hành vi phạm tội. Do đó, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ nếu theo pháp luật hình sự Việt Nam, hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ thực hiện không phải là tội phạm (điểm a khoản 2 Điều 344 BLTTHS năm 2003). Các quốc gia thường thoả thuận hành vi của người bị yêu cầu dẫn độ không chỉ bị coi là hành vi phạm tội mà còn phải chịu hình phạt ở mức độ nhất định, dưới mức đó thì không thể dẫn độ. Ví dụ: Theo các hiệp định tương 32 trợ tư pháp giữa Việt Nam với Nga, Bêlarút, Mông cổ, Ucraina, dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đòi hỏi mức hình phạt từ 1 năm tù trở lên hoặc nặng hơn. Tuy nhiên, theo Điều 53 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà Ba Lan, trong trường hợp có yêu cầu dẫn độ về nhiều tội phạm mà mỗi tội phạm đều có thể bị phạt tù theo pháp luật của cả hai nước kí kết nhưng có những tội phạm không đáp ứng điều kiện về mức hình phạt thì nước kí kết được yêu cầu vẫn có thể cho dẫn độ. Quốc gia yêu cầu dẫn độ chỉ được phép xét xử đối với hành vi phạm tội là cơ sở để dẫn độ, chứ không được xét xử các tội phạm khác mà cá nhân này đã thực hiện trong quá khứ. Trường hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam, người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự do đã hết thời hiệu hoặc vì những lí do hợp pháp khác thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam từ chối dẫn độ (điểm b khoản 1 Điều 344 BLTTHS năm 2003). Tương tự như vậy, dẫn độ bị từ chối theo nguyên tắc non bis in idem (không truy cứu trách nhiệm hình sự nhiều lần đối với cùng một hành vi) nếu người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị toà án Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của BLTTHS (điểm c khoản 1 Điều 344 BLTTHS năm 2003). Trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ T¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ bLtThS n¨m 2003 đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi được nêu trong yêu cầu dẫn độ thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ (điểm b khoản 2 Điều 344 BLTTHS năm 2003). 4.2. Dẫn độ để chấp hành hình phạt Điều 343 BLTTHS năm 2003 quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam có thể yêu cầu dẫn độ và thực hiện dẫn độ người bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để chấp hành hình phạt. (7) Như vậy, không được dẫn độ để chấp hành những biện pháp cưỡng chế không phải là hình phạt.(8) Mục đích dẫn độ để chấp hành hình phạt cũng được thể hiện rõ tại khoản 7 Điều 2 Luật quốc tịch năm 1998. Trường hợp theo quy định của pháp luật Việt Nam, người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lí do hợp pháp khác thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của Việt Nam từ chối dẫn độ (điểm b khoản 1 Điều 344 BLTTHS năm 2003). Các quốc gia thường thoả thuận mức hình phạt do toà án quyết định trong bản án cũng là điều kiện để thực hiện dẫn độ. Ví dụ: Theo các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Nga, Bêlarút, Mông cổ, Ucraina, việc dẫn độ để chấp hành hình phạt chỉ được thực hiện khi người có hành vi phạm tội bị kết án không dưới 6 tháng tù hoặc hình phạt nặng hơn. Theo Điều 60 T¹p chÝ luËt häc Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào kí ngày 6/7/1998, điều kiện về mức hình phạt là từ một năm tù trở lên hoặc hình phạt nặng hơn./. (1). Xem: Elisabeth Lambert - Abdelgawad, Cour pénale internationale et adaptations constitutionnelles comparées, Revue internationale de droit comparé, numéro 3/2003, p. 547 (2). Xem: Frédéric Debove et François Falletti, Précis de droit pénal et de procédure pénale, Presses Universitaires de France, 2001, p. 52 (3). Quy định tại Điều 343 BLTTHS năm 2003 phù hợp với khái niệm dẫn độ được đưa ra trong nhiều tác phẩm. Xem: - Jean Combacau, Serge Sur, Droit international public, Montchrestien, 1993, p. 357 - Raymond Guillien et Jean Vincent, Lexique des termes juridiques, Dalloz, p. 242 - Frédéric Debove et François Falletti, Précis de droit pénal et de procédure pénale, Presses Universitaires de France, 2001, p.52. (4), (5), (6). Xem: TS. Trần Văn Thắng, ThS. Lê Mai Anh, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, H, 2002, tr. 274, 277, 279. (7). Nội dung Điều 343 BLTTHS năm 2003 quy định dẫn độ để chấp hành hình phạt, mặc dù tiêu đề của điều luật lại là dẫn độ để "thi hành án". (8). Có điều ước quốc tế quy định dẫn độ để chấp hành biện pháp cưỡng chế không phải là hình phạt như Công ước châu Âu về dẫn độ năm 1957 cho phép các quốc gia thành viên dẫn độ để thi hành "biện pháp an ninh" mà Công ước định nghĩa là: biện pháp tước tự do do toà án quyết định nhằm bổ sung hoặc thay thế cho hình phạt (Điều 1 và Điều 25). 33
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.