Báo cáo " Vấn đề cơ cấu các quy phạm pháp luật"

pdf
Số trang Báo cáo " Vấn đề cơ cấu các quy phạm pháp luật" 8 Cỡ tệp Báo cáo " Vấn đề cơ cấu các quy phạm pháp luật" 126 KB Lượt tải Báo cáo " Vấn đề cơ cấu các quy phạm pháp luật" 0 Lượt đọc Báo cáo " Vấn đề cơ cấu các quy phạm pháp luật" 0
Đánh giá Báo cáo " Vấn đề cơ cấu các quy phạm pháp luật"
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi N ghiên cứu cơ cấu quy phạm pháp luật là vấn đề rất có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Về mặt lí luận, việc giải quyết được những vấn đề trong cơ cấu của quy phạm pháp luật sẽ góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến khái niệm quy phạm pháp luật cũng như các khái niệm ngành luật, chế định pháp luật. Về mặt thực tiễn, lí thuyết về cơ cấu quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong kĩ thuật lập pháp. Nếu giải quyết một cách thấu đáo vấn đề cơ cấu của quy phạm pháp luật sẽ giúp cho nhà làm luật giải quyết được vấn đề liên quan đến các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật. Trong khoa học pháp lí hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cơ cấu của quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, mỗi quan điểm đó có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Quan điểm thứ nhất xuất phát từ những khái niệm cơ bản là giả định, quy định và chế tài để xác định cơ cấu của quy phạm pháp luật. Trong đó giả định (hypothethis) là bộ phận nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những điều kiện hay hoàn cảnh đó thì xử sự theo những cách thức được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật; bộ phận quy định (stipulation) nêu lên cách xử sự của chủ thể khi gặp những điều kiện hay hoàn cảnh được nêu trong phần giả 32 TS. NguyÔn Quèc Hoµn * định của quy phạm pháp luật; bộ phận chế tài (sanction) xác định những biện pháp áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng yêu cầu được xác định trong phần quy định của quy phạm pháp luật. Quan điểm này có hai ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng quy phạm pháp luật bao gồm giả định, quy định và chế tài. Ý kiến thứ hai cho rằng quy phạm pháp luật chỉ bao gồm giả định và các hậu quả pháp lí mà hậu quả đó có thể là quy định hoặc chế tài.(1) Quan điểm này đã giải quyết được vấn đề cấu trúc mang tích chất cơ học của quy phạm pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức được đúng những đòi hỏi của pháp luật đối với các thành viên của xã hội. Đồng thời quan điểm này cũng tạo ra cơ sở cho việc xây dựng những khái niệm khác của pháp luật như ngành luật, chế định pháp luật theo truyền thống. Tuy nhiên, quan điểm này có một số hạn chế sau: Thứ nhất, nếu quan niệm quy phạm pháp luật có ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài, chúng ta sẽ thấy phần giả định là phần xác định tình huống để chủ thể xử sự theo yêu cầu trong phần quy định còn phần chế tài thì ngoài những biện pháp được dự kiến để áp dụng đối với chủ thể vi phạm cần phải có điều kiện để áp dụng chế tài. Nếu * Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 nghiªn cøu - trao ®æi nghiên cứu một cách thấu đáo, chúng ta sẽ thấy nội dung của những điều kiện này hoàn toàn khác với phần giả định thông thường. Nó không đơn giản chỉ là điều kiện hay hoàn cảnh để chủ thể tiến hành xử sự mà là điều kiện để áp dụng biện pháp chế tài - thường là sự vi phạm nội dung phần quy định. Ví dụ: Khoản 1 Điều 484 Bộ luật dân sự quy định: “Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê như tài sản của chính mình, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường”. Nếu cho rằng phần giả định của quy phạm này là “bên thuê” thì phần quy định là “phải bảo quản tài sản thuê như tài sản của chính mình, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ”, phần chế tài là: “phải bồi thường”. Chúng ta sẽ thấy khó có thể cho rằng “nếu làm mất mát hư hỏng” là giả định theo quan điểm nêu trên vì trong mối quan hệ với giả định và quy định đã xác định thì nó không phải là điều kiện hay hoàn cảnh để chủ thể tiến hành xử sự và tất nhiên càng không thể gắn nó với “phải bồi thường” để xếp vào chế tài vì nội dung của nó không phải là biện pháp áp dụng đối với chủ thể vi phạm mà nó chỉ là điều kiện để buộc chủ thể phải bồi thường (điều kiện để áp dụng chế tài). Tuy nhiên, nếu xác định phần điều kiện để áp dụng chế tài đó là phần giả định của quy phạm pháp luật như ở ý kiến thứ hai thì kéo theo nó không phải là cách xử sự của chủ thể mà chỉ là biện pháp chế tài áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Vì vậy, nếu cho rằng quy phạm pháp luật chỉ có phần giả định và phần chế tài thì lại không phù hợp với quan điểm quy phạm pháp luật T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 là "quy tắc xử sự" vì các quy phạm pháp luật được đặt ra để cho con người xử sự theo nó chứ không phải đặt ra để xử phạt con người.(2) Và theo logic thông thường thì nếu không bắt buộc thực hiện hoặc không cấm đoán thì không thể có sự vi phạm và nếu không có sự vi phạm thì không thể bị xử phạt. Do đó, điều đầu tiên trong mỗi quy phạm pháp luật là phải đặt ra tình huống cho con người hành động sau đó mới đặt ra biện pháp xử lí khi người ta vi phạm. Thứ hai, việc quan niệm chế tài là biện pháp để xử lí đối với chủ thể vi phạm trong quan điểm này chưa bao quát hết các biện pháp để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Bởi vì, bên cạnh những biện pháp chế tài còn có những biện pháp khuyến khích đối với chủ thể thực hiện pháp luật. Quan điểm thứ hai tiếp cận từ khía cạnh cấu trúc nội dung của quy phạm pháp luật đã xem xét cơ cấu của quy phạm pháp luật với những thành phần cụ thể khác. Quan điểm này cũng có hai ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng mỗi quy phạm pháp luật có hai phần là phần quy định và phần mệnh đề. Trong đó phần quy định (provision) (khác với quan niệm về “quy định” quan điểm trên) bao gồm tình huống của hành động của chủ thể (act situation); hành động của chủ thể trong tình huống đó (act), thể thức hành động (aspect) nêu lên mong muốn của nhà nước về hành động của chủ thể thể hiện ở nội dung là được làm, không được làm, phải làm hay không phải làm. Phần mệnh đề có hai loại là mệnh đề phạm vi (qualificative clauses) với nội dung xác định phạm vi của quy tắc và được thể hiện dưới hình thức loại 33 nghiªn cøu - trao ®æi trừ hoặc hạn chế; loại mệnh đề thứ hai là mệnh đề độc lập (independent clauses) bao gồm các mệnh đề giải thích khái niệm, tuyên bố về chính sách khôi phục thiệt hại và mệnh đề về chính sách khuyến khích hoặc chế tài.(3) Ý kiến thứ hai trong nhóm này chỉ tập trung phân tích cơ cấu của quy phạm với các bộ phận của phần quy định trong quan điểm nêu trên. Theo đó, nội dung của một quy phạm pháp luật bao gồm bốn bộ phận là đặc tính quy phạm (norm-character) tương đương với thể thức hành động trong quan điểm trên, chủ thể của quy phạm (norm-subject) hành động (norm act) và điều kiện thực hiện (performance condition) (tương đương với phần tình huống của quan điểm trên).(4) Quan điểm thứ hai này đã làm sáng tỏ được những vấn đề có tính bản chất nhất của quy phạm pháp luật và phân biệt được trong cấu trúc của quy phạm pháp luật nội dung nào là sự ghi nhận những hoàn cảnh khách quan và nội dung nào là sự thể hiện ý chí của nhà nước và hành vi của chủ thể trong những hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của nhóm này là chỉ tập trung làm sáng tỏ phần quy tắc của quy phạm pháp luật mà chưa làm sáng tỏ được những biện pháp bảo đảm cho quy tắc đó được thực hiện hoặc chỉ coi chúng là những mệnh đề về chính sách xử lí khi vi phạm pháp luật. Quan điểm thứ ba cho rằng mỗi quy phạm pháp luật có một phần quy tắc (imperative part) và một vài quy phạm có một phần về chính sách xử phạt (punitive policy part). Những quy phạm chỉ có phần quy tắc chỉ là những quy phạm khi chúng có 34 quy phạm về xử phạt tương ứng, tức là một quy phạm khác quy định sự vi phạm quy phạm thứ nhất là điều kiện để xử phạt đối với người vi phạm.(5) Quan điểm này đã làm sáng tỏ một cách khái quát cơ cấu của quy phạm pháp luật với việc làm sáng tỏ được mối quan hệ giữa cả cấu trúc và nội dung của quy phạm pháp luật và đã giải quyết được phần nào những hạn chế của các quan điểm nêu trên. Tuy nhiên, cũng giống như quan điểm thứ nhất, quan điểm này chỉ coi việc bảo đảm thực hiện quy phạm pháp luật bằng những biện pháp chế tài, vì thế nó chưa phản ánh được một cách đầy đủ vấn đề có tính bản chất của quy phạm pháp luật nói chung. Hơn nữa, quan điểm này lại không phân biệt một cách rõ ràng quy phạm pháp luật với điều luật của một văn bản. Mặt khác, quan điểm này lại chỉ dừng lại ở khía cạnh cấu trúc về hình thức của quy phạm pháp luật mà không giải quyết được những nội dung bên trong của các quy phạm pháp luật. Xuất phát từ chính nội dung cơ bản của khái niệm quy phạm pháp luật là “quy tắc xử sự” và “được nhà nước đảm bảo thực hiện”, theo chúng tôi, quy phạm pháp luật có hai bộ phận cơ bản là phần quy tắc và phần bảo đảm. a. Phần quy tắc Phần quy tắc của quy phạm pháp luật là phần xác định cách xử sự của chủ thể gắn liền với những hoàn cảnh hay điều kiện nhất định trong đời sống xã hội. Đây là phần cơ bản và không thể thiếu trong các quy phạm pháp luật bởi vì nhờ nó mà chúng ta biết mình được làm gì, không được làm gì hay phải làm như thế nào…? Mặt khác, cũng nhờ T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 nghiªn cøu - trao ®æi đó mà nhà nước có cơ sở cho việc xác lập những nội dung trong phần bảo đảm của quy phạm pháp luật với các biện pháp chế tài và biện pháp khen thưởng trong những trường hợp cụ thể. Phần quy tắc bao gồm hai nội dung là giả định và quy định, trong đó giả định là phần dự liệu điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong đời sống và cá nhân, tổ chức mà hành vi của họ được xác định trong phần quy định của quy phạm pháp luật. Phần giả định bao gồm hai nội dung là tình huống hành vi và chủ thể hành vi. Quy định là phần xác định hành vi của chủ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh được xác định trong phần giả định của mệnh lệnh và thể thức của hành vi đó. Nội dung của phần quy định thực chất là xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi gặp những điều kiện hay hoàn cảnh được nêu trong phần giả định của mệnh lệnh. Quy định là phần cơ bản của một quy phạm pháp luật. Nó trực tiếp thể hiện ý chí của nhà nước khi điều chỉnh quan hệ xã hội. Phần quy định xác định hành vi của chủ thể và thể thức của hành vi. b. Phần bảo đảm Phần bảo đảm xác định những biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể trong trường hợp họ đã tiến hành những xử sự nhất định khi ở vào điều kiện hay hoàn cảnh được xác định trong giả định của phần quy tắc của quy phạm pháp luật và với những điều kiện nhất định. Ví dụ: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm” (khoản 1 Điều 102 Bộ luật hình sự). Phần bảo đảm bao gồm hai nội dung là giả định (hoặc có thể đặt tên khác để phân biệt với giả định của phần quy định) và biện pháp bảo đảm. Trong đó, giả định của phần bảo đảm xác định hành vi nào đó mà chủ thể thực hiện trong điều kiện hay hoàn cảnh của giả định trong phần quy tắc của quy phạm pháp luật mà nhờ đó những biện pháp bảo đảm của nhà nước sẽ được áp dụng đối với chủ thể của hành vi đó. Trong ví dụ trên, giả định là: “Người nào thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết”. Giả định của phần bảo đảm có những điểm giống với phần giả định của phần quy tắc là nêu lên giả định về tình huống có thể xảy ra trong thực tế đời sống. Tuy nhiên, giả định của phần bảo đảm khác với giả định của phần quy tắc ở chỗ, nội dung giả định của phần quy tắc là những tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà chủ thể khi gặp tình huống đó thì thực hiện những hành vi nhất định theo quy định của pháp luật. Giả định của phần bảo đảm luôn xác định hành vi nào đó mà chủ thể đã thực hiện trong điều kiện hay hoàn cảnh được xác định ở giả định của phần quy tắc. Nói cách khác, giả định của phần quy tắc luôn nêu lên tình huống để chủ thể tiến hành những xử sự nhất định còn giả định của phần bảo đảm luôn nêu lên điều kiện để biện pháp tác động nào đó của nhà nước được áp dụng đối với chủ thể đã tiến hành một xử sự nào đó trong những điều 35 nghiªn cøu - trao ®æi kiện và hoàn cảnh nhất định được nêu lên trong giả định của phần quy tắc. Nói cách khác, giả định của phần bảo đảm nêu lên sự vi phạm pháp luật hoặc thực hiện tốt những yêu cầu của pháp luật nêu lên trong quy định của quy phạm pháp luật mà nhờ đó biện pháp tác động của nhà nước được áp dụng. Giả định của phần bảo đảm bảo gồm ba nội dung là hành vi, chủ thể của hành vi và tình huống thực hiện hành vi đó. Vì vậy, có thể gọi giả định của phần quy tắc là giả định tình huống hay giả định điều kiện còn giả định của phần bảo đảm gọi là giả định hành vi. Biện pháp bảo đảm là phần xác định những hình thức hoặc mức độ cụ thể của biện pháp mà nhà nước áp dụng đối với những chủ thể đã được giả định thực hiện một hành vi nào đó trong điều kiện hay hoàn cảnh trong phần giả định của quy tắc xử sự. Tuỳ thuộc vào nội dung của hành vi trong giả định của phần bảo đảm mà các biện pháp áp dụng cũng khác nhau. Có hai loại biện pháp bảo đảm cụ thể là khen thưởng và chế tài.(6) Giữa phần quy tắc và phần bảo đảm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, giả định của phần bảo đảm chính là sự kết hợp các nội dung của phần quy tắc. Nếu là bảo đảm mang tính tích cực (khen thưởng) thì giả định chính là việc chủ thể pháp luật thực hiện tốt hành vi được nêu trong phần quy định khi ở vào tình huống được nêu trong phần giả định. Còn nếu là bảo đảm mang tính chất tiêu cực (xử phạt) thì giả định của phần này chính là sự vi phạm những yêu cầu được nêu trong phần quy tắc. Nói cách khác, sự vi phạm phần quy tắc là giả định 36 của phần bảo đảm tiêu cực. Còn nếu tiếp cận từ lí thuyết về vi phạm pháp luật thì phần giả định này thể hiện cấu thành của vi phạm pháp luật. Khi nghiên cứu cơ cấu của quy phạm pháp luật, chúng tôi nêu một số điểm cần phải chú ý: Thứ nhất, không phải bất kì quy phạm pháp luật nào cũng có đầy đủ các bộ phận trong cấu trúc theo lí thuyết. Sở dĩ như vậy vì: Một là, những quy định về quyền của chủ thể, nghĩa vụ gắn với những lợi ích của chủ thể và những trường hợp phần quy định thuộc vào loại không bắt buộc thì nhà nước không cần phải đưa ra biện pháp chế tài để bảo đảm cho các quyền hoặc nghĩa vụ đó được thực hiện, bởi vì việc thực hiện các hành vi trong phần quy định quyền và lợi ích của mình hoàn toàn có lợi cho chủ thể vì thế không cần phải đưa ra biện pháp bảo đảm.(7) Hai là, những quy phạm xác định nghĩa vụ của chủ thể gắn liền với thủ tục pháp lí nào đó thì việc thực hiện quy phạm pháp luật đó sẽ dẫn đến những quyền hoặc nghĩa vụ khác trong quy phạm pháp luật khác, vì thế trong trường hợp này, quy phạm pháp luật được bảo đảm bằng những biện pháp thực hiện bằng quy phạm pháp luật khác chứ không phải bằng những biện pháp bảo đảm thực hiện. Như thế trong trường hợp này thì phần bảo đảm cũng không nhất thiết phải được đặt ra.(8) Quan niệm như vậy cho phép chúng ta khẳng định được tính hệ thống của toàn bộ quy phạm pháp luật trong một hệ thống pháp luật thể hiện ở mối quan hệ ở nội dung bên trong giữa các quy phạm pháp luật. Thứ hai, một quy phạm pháp luật với T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 nghiªn cøu - trao ®æi một phần quy tắc có thể kèm theo nó nhiều phần bảo đảm khác nhau. Điều này tuỳ thuộc vào quan điểm về việc bảo đảm thực hiện của nhà làm luật đối với quy tắc đó cũng như những tình huống đặt ra đối với những trường hợp khác nhau khi chủ thể thực hiện tốt hoặc vi phạm những yêu cầu được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp luật. Ví dụ, mức độ vi phạm khác nhau thì biện pháp chế tài cũng có thể được đưa ra các loại khác nhau. Mặt khác, trong nhiều trường hợp, nhiều phần quy tắc nhưng lại có thể có chung một phần bảo đảm. Thứ ba, giữa các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, nội dung nào đó thuộc bộ phận quy định của một quy phạm pháp luật nhưng lại có thể thuộc bộ phận khác trong một quy phạm pháp luật khác. Cụ thể là cũng quy định về một hành vi nhưng hành vi đó trong trường hợp này có thể thuộc phần giả định của mệnh lệnh nhưng trong quy phạm pháp luật khác lại có thể là nội dung của phần quy định. Hoặc cũng quy định những biện pháp chế tài nhưng nó lại không phải thuộc vào phần bảo đảm của quy phạm pháp luật mà nó vẫn có thể thuộc nội dung nào đó của các phần khác trong quy phạm pháp luật. Vì vậy, khi xác định cơ cấu của quy phạm pháp luật đòi hỏi phải xuất phát từ nội dung - nội dung thể hiện sự mong muốn của nhà nước đối với hành vi của con người. Nhận định như vậy một lần nữa cho phép chúng ta khẳng định về tính hệ thống của pháp luật với mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về nội dung giữa các quy phạm pháp luật chứ không phải chỉ là mối quan hệ về hình thức bên ngoài như là sự T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 phân định chúng thành các ngành luật hay chế định pháp luật một cách đơn giản. Ngoài hai phần cơ bản là phần quy tắc và phần bảo đảm. Quy phạm pháp luật còn có các mệnh đề (clauses) giải thích các khái niệm pháp lí, mệnh đề xác định hiệu lực của các quy phạm pháp luật, các mệnh đề có tính khái quát nguyên tắc chung của từng quy phạm pháp luật hoặc của hệ thống quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, phần mệnh đề của quy phạm pháp luật có thể gắn với từng quy phạm pháp luật, một nhóm hay các quy phạm pháp luật trong một văn bản hoặc toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật. Quan niệm như vậy về cơ cấu của quy phạm pháp luật giúp cho chúng ta dễ dàng phân biệt hai khái niệm rất gần nhau nhưng hoàn toàn khác biệt đó là khái niệm điều luật của văn bản quy phạm pháp luật và khái niệm quy phạm pháp luật. Điều luật là hình thức thể hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, không thể đồng nhất một điều luật với một quy phạm pháp luật vì: Thứ nhất, một điều luật có thể chỉ chứa đựng một hoặc nhiều phần quy tắc hay một hoặc nhiều phần bảo đảm của các quy phạm pháp luật khác nhau. Điều này trước hết là xuất phát từ mục đích của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nếu việc ban hành quy phạm pháp luật có mục đích trực tiếp để xác định xử sự cho chủ thể thì các điều luật đó chủ yếu chứa đựng các phần quy tắc của các quy phạm pháp luật khác nhau, ví dụ, các điều luật của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Nhưng nếu việc ban 37 nghiªn cøu - trao ®æi hành quy phạm pháp luật có mục đích trực tiếp là xác định biện pháp xử lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật thì các điều luật đó chủ yếu chứa đựng phần bảo đảm của quy phạm pháp luật, ví dụ, các điều luật trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Một lí do khác dẫn đến việc các điều luật chỉ chứa đựng một phần của quy phạm pháp luật là xuất phát từ kĩ thuật lập pháp nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật. Việc trình bày lặp đi, lặp lại phần quy tắc hoặc phần bảo đảm trong nhiều điều luật khác nhau là không cần thiết. Vì vậy, có điều luật chúng ta chỉ thấy thể hiện phận quy tắc nhưng có điều luật, chúng ta chỉ thấy thể hiện phần bảo đảm. Tuy nhiên, nếu kết nối các điều luật khác nhau đó, chúng ta sẽ thấy được một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, chủ thể áp dụng pháp luật chỉ áp dụng phần quy phạm pháp luật được thể hiện trong điều luật cụ thể cần áp dụng chứ không phải viện dẫn toàn bộ các phần của quy phạm pháp luật. Vì thế, chúng ta thường thấy thực tiễn thực hiện và áp dụng pháp luật đều căn cứ vào các điều khoản của văn bản quy phạm pháp luật chứ không phải là căn cứ vào toàn bộ nội dung của một quy phạm pháp luật đầy đủ. Thứ hai, có những điều luật chỉ chứa đựng những mệnh đề của quy phạm pháp luật như các khái niệm, các quy định mang tính định hướng hoặc những quy định liên quan đến hiệu lực của văn bản quy phạm hoặc của các quy phạm. Những điều luật này ít khi được viện dẫn trong thực tiễn áp dụng pháp luật mà chúng chủ yếu là cơ sở để đặt ra các quy phạm pháp luật khác. Với quan điểm phân biệt điều luật và quy 38 phạm pháp luật như vậy nên chúng ta sẽ thấy rằng thông thường các bộ phận của quy phạm pháp luật sẽ được trình bày ở các điều luật khác nhau của cùng một văn bản hoặc ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Thực tế, với quan điểm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như hiện nay, chúng ta ít khi thấy quy phạm pháp luật đầy đủ được trình bày trong một điều luật cụ thể. Vì vậy, nếu chúng ta xem xét điều luật nào đó chỉ có phần quy tắc thì phần bảo đảm có thể thuộc điều luật khác trong chính văn bản đó hoặc văn bản quy phạm pháp luật khác nếu nó không thuộc loại quy phạm pháp luật không có phần bảo đảm như được nêu ở trên. Ngược lại, nếu chúng ta xét một điều luật chỉ chứa đựng phần bảo đảm thì chắc chắn rằng phần quy tắc tương ứng với nó được thể hiện trong một điều luật khác của văn bản quy phạm pháp luật khác. Chúng ta hãy xét một ví dụ cụ thể về vấn đề này. Khoản 1 Điều 102 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Xét theo quan điểm về cơ cấu của quy phạm pháp luật được phân tích ở trên thì đây chỉ là phần bảo đảm của một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh mà chúng ta có thể thấy được phần quy tắc của quy phạm pháp luật này ở một điều luật khác của một văn bản khác. Thậm chí có nhiều điều luật quy định nghĩa vụ phải cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ở những tình huống khác nhau. Ví dụ, khoản 3 Điều 32 Bộ luật dân T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 nghiªn cøu - trao ®æi sự quy định: “Khi một người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa, thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến các cơ sở y tế; các cơ sở y tế của nhà nước, tập thể và tư nhân không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa”; khoản 15 Điều 8 Luật giao thông đường bộ quy định hành vi bị cấm là “Người có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông”; khoản 1 Điều 36 Luật giao thông đường bộ quy định: “Người lái xe và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có trách nhiệm: a) Dừng xe lại; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi có quan có thẩm quyền yêu cầu...”; khoản 3 cũng Điều luật này quy định: “Người lái xe khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu”. Ngoài ra, còn có thể có nhiều điều luật ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nữa. Những quy tắc trong các điều khoản trên đều là những quy tắc xác định nghĩa vụ cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Và nó chính là phần quy tắc của quy phạm hoàn chỉnh khi chúng được kết nối với Điều 102 Bộ luật hình sự nêu trên. Tuy nhiên, việc vi phạm những quy tắc đó ngoài phần bảo đảm được quy định trong Điều 102 Bộ luật hình sự còn có những điều luật khác cũng quy định biện pháp xử lí đối với những trường hợp đó, ví dụ: Điểm c khoản 7 Điều 9; điểm c khoản 6 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11 của Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ đều quy định những biện pháp xử phạt hành chính đối với những lái xe liên quan đến vụ T¹p chÝ luËt häc sè 2/2004 tai nạn không tham gia cấp cứu người bị nạn. Với quan niệm như trên về cấu trúc của quy phạm pháp pháp luật chúng tôi thấy rằng nó đã giải quyết được những vấn đề đặt ra trong khoa học lí luận nhà nước và pháp luật về vấn đề này. Đồng thời quan điểm này đã khắc phục được những hạn chế của các quan điểm khác như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, nếu chúng ta giải quyết một cách thấu đáo các khái niệm này thì việc thừa nhận quan điểm nếu trên về cơ cấu của quy phạm pháp luật sẽ tạo ra những quan niệm mới trong thực tiễn xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Thêm vào đó, việc quan niệm về cơ cấu của quy phạm pháp luật như vậy cũng mở ra một hướng mới cho việc phân tích và làm sáng tỏ tính hệ thống của toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật cũng như nó cho phép việc phát triển và hoàn thiện lí thuyết về hệ thống pháp luật. Điều này thực sự rất có ý nghĩa thực tiễn pháp luật ở nước ta hiện nay./. (1)Xem: TS. Đinh Văn Mậu, TS. Phạm Hồng Thái, "Lí luận chung về nhà nước và pháp luật", Nxb. Tổng hợp Đồng Nai - 2000, tr. 381. (2).Xem: Nguyễn Quốc Hoàn, “Cần phải có sự nghiên cứu toàn diện về quy phạm pháp luật”, Tạp chí luật học số 6/2003. (3).Xem: The concept of a legal system, Claredon press - Oxford - 1980, tr. 55. (4).Xem: Von Wright, G. H. Norm and Action, Routledge & Kegan Paul, New York, 1963, tr. 70. (5).Xem: The concept of a legal system, Sđd, tr. 24. (6). Cũng có quan điểm cho rằng khái niệm chế tài (sanction) bao hàm trong đó cả những biện pháp xử phạt (punishment) và những biện pháp khen thưởng (reward). (7), (8).Xem: Nguyễn Quốc Hoàn, "Bàn về cơ cấu của quy phạm pháp luật", Tạp chí luật học số 1/2000. 39
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.