Báo cáo "Vai trò của so sánh luật trong hoạt động lập pháp hình sự của Việt Nam"

pdf
Số trang Báo cáo "Vai trò của so sánh luật trong hoạt động lập pháp hình sự của Việt Nam" 5 Cỡ tệp Báo cáo "Vai trò của so sánh luật trong hoạt động lập pháp hình sự của Việt Nam" 160 KB Lượt tải Báo cáo "Vai trò của so sánh luật trong hoạt động lập pháp hình sự của Việt Nam" 0 Lượt đọc Báo cáo "Vai trò của so sánh luật trong hoạt động lập pháp hình sự của Việt Nam" 7
Đánh giá Báo cáo "Vai trò của so sánh luật trong hoạt động lập pháp hình sự của Việt Nam"
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nghiªn cøu - trao ®æi Ths. §µo LÖ Thu * 1. So sánh luật hình sự trong bối cảnh hội nhập pháp luật Hội nhập pháp luật là hiện tượng phức tạp và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Bài viết này không có tham vọng bàn thêm về hiện tượng đó mà tán thành quan điểm của một tác giả cho rằng hội nhập pháp luật bao gồm ba cấp độ là “hài hoà hoá pháp luật”, “nhất thể hoá pháp luật” và “thống nhất pháp luật”.(1) Hội nhập pháp luật vừa là hệ quả vừa là hiện tượng song hành cùng tiến trình toàn cầu hoá. Hội nhập pháp luật không loại trừ lĩnh vực pháp luật nào. Vậy tại sao phải hội nhập pháp luật trong lĩnh vực luật hình sự? Đã từ lâu, có những ý kiến cho rằng luật hình sự là lĩnh vực luật công và vì vậy ít chịu ảnh hưởng của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, thực tiễn của những quan hệ quốc tế phức tạp và đa dạng hiện nay đang đặt luật hình sự trước những điều chỉnh mới. Hoạt động giao lưu, thông thương giữa các quốc gia cũng như những xung đột mới nảy sinh ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế đang khiến cho tội phạm không chỉ bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Một học giả trong lĩnh vực so sánh luật hình sự đã từng nhận định “Tội phạm trong thế kỉ XX xem ra ít có xu hướng tập trung vào các công dân riêng lẻ mà theo hướng gây tổn thất cho cả cộng đồng, cho các chính phủ và thậm chí toàn quốc gia”.(2) 54 Muốn hợp tác hiệu quả trong đấu tranh phòng và chống tội phạm xuyên quốc gia, các nước cần hiểu biết pháp luật hình sự của nhau và cố gắng tạo ra sự tương đồng trong các quy định đó. Mặt khác, Việt Nam đã kí kết và gia nhập một số Công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực luật hình sự, ví dụ như ba công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy.(3) Do đó, việc nghiên cứu, so sánh tính tương thích giữa pháp luật hình sự của quốc gia với pháp luật hình sự quốc tế là cần thiết. Hoạt động này góp phần làm hài hoà các quy định của luật hình sự Việt Nam với các quy phạm pháp lí hình sự quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Như vậy, trong lĩnh vực luật hình sự, trước hết hoạt động hợp tác quốc tế để đối phó với những loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm quốc tế đã là đòi hỏi khách quan đối với việc tìm hiểu luật hình sự nước ngoài. Mục đích hợp tác chỉ có thể đạt được khi có sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật hình sự của các quốc gia có liên quan. Bên cạnh đó, yêu cầu của việc hài hoà pháp luật trong xu thế hội nhập khiến các luật gia trong lĩnh vực luật hình sự có trách nhiệm phải suy nghĩ, tìm tòi những mô hình phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đáp ứng được xu * Giảng viên Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội t¹p chÝ luËt häc sè 1/2008 nghiªn cøu - trao ®æi thế chung của thế giới. Luật hình sự Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được những đòi hỏi của xu thế hội nhập khi nó vừa thể hiện được tinh thần của các văn bản pháp luật quốc tế trong lĩnh vực hình sự mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập, vừa phù hợp với pháp luật hình sự của các quốc gia có quan hệ hợp tác về tư pháp hình sự với Việt Nam. Trong nghiên cứu so sánh luật hình sự, những văn bản pháp luật hình sự quốc tế và luật hình sự của các quốc gia khác sẽ tương tự như tấm gương phản chiếu những ưu điểm và nhược điểm, những quy định đã phù hợp hay quy định còn thiếu, còn chưa tương thích của luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở so sánh luật hình sự, việc hoàn thiện luật hình sự của Việt Nam sẽ được tiến hành. Hoạt động so sánh luật lúc này đóng vai trò là công cụ đắc lực cho tiến trình hội nhập pháp luật hình sự. Nó giúp các nhà làm luật nhận thức được không có hệ thống pháp luật nào là hoàn hảo và bất biến. Chỉ qua nghiên cứu so sánh luật hình sự, nhà làm luật mới có được những đánh giá nhiều chiều, khách quan về hệ thống các quy định của luật hình sự hiện hành. Bên cạnh đó, kết quả của so sánh luật hình sự có thể đem lại cho nhà làm luật những giải pháp, những mô hình lập pháp mà các quốc gia khác đã sử dụng thành công trong hoàn cảnh tương tự như Việt Nam. Nếu biết khai thác hạt nhân hợp lí và phù hợp với điều kiện của Việt Nam từ những giải pháp hay mô hình đó thì đây sẽ là cách ứng dụng vừa đơn giản vừa có hiệu quả trong lập pháp hình sự. Điều này cho thấy việc ứng dụng những thành quả của so sánh luật hình sự phải có tính chọn lọc. Mặt khác, so sánh luật cần được thực hiện với cái nhìn khách quan và có t¹p chÝ luËt häc sè 1/2008 tính phê phán. Nhà nghiên cứu không nên cho rằng tất cả những quy định của pháp luật hình sự hiện hành của quốc gia khác đều đã hoàn hảo và là chuẩn mực để Việt Nam phải học tập. Nếu không tuân thủ những yêu cầu nêu trên trong so sánh luật hình sự, Việt Nam sẽ có nguy cơ ôm đồm, sao chép tất cả các mô hình lập pháp hình sự của những quốc gia đã được nghiên cứu. 2. Ứng dụng của so sánh luật hình sự trong thực tiễn xây dựng pháp luật hình sự của Việt Nam Các Bộ luật hình sự (BLHS) và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở ứng dụng kết quả của so sánh luật hình sự đã thể hiện được tinh thần của những văn bản pháp lí hình sự quốc tế mà Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật hình sự này đều mang dấu ấn của việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm lập pháp hình sự của nhiều nước trên thế giới. Trong thời gian soạn thảo mỗi văn bản này, các nghiên cứu so sánh luật hình sự đều đã được tiến hành.(4) BLHS năm 1985 ra đời là kết quả của quá trình pháp điển hoá các văn bản pháp lí hình sự đơn lẻ đã được ban hành và áp dụng từ sau Cách mạng tháng Tám. Dưới hình thức bộ luật, các quy phạm pháp luật hình sự của Việt Nam đã được tập hợp một cách thống nhất, đồng bộ. Hình thức lập pháp này chính là biểu hiện đầu tiên của việc học tập mô hình lập pháp hình sự của nước ngoài, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Điều đó cho thấy hoạt động nghiên cứu so sánh luật hình sự đã được tiến hành khi xây dụng BLHS năm 1985. Nhận định sau đây chính là minh 55 nghiªn cøu - trao ®æi chứng cho hoạt động đó: Bộ luật hình sự năm 1985 của nước ta cũng ra đời vào thời điểm mà ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây pháp luật hình sự đã có quá trình phát triển nhiều thập kỉ, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thể hiện thành hệ thống pháp luật hình sự có trình độ cao, vừa kế thừa được những tinh hoa của pháp luật hình sự của loài người tiến bộ, vừa thể hiện bản chất nhân văn, nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự xã hội chủ nghĩa như pháp chế, dân chủ, nhân đạo, cá thể hoá trách nhiệm hình sự và hình phạt đã được kế thừa và phát triển trong Bộ luật hình sự nước ta.(5) Như vậy, có thể nói từ cơ cấu cho đến nhiều chế định cụ thể của BLHS năm 1985 đều mang đậm nét kĩ thuật lập pháp và nội dung của pháp luật hình sự của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, đặc biệt là luật hình sự của Liên Xô cũ. Các quy định về phân loại tội phạm, về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, về lỗi v.v... đều là mô hình học tập từ kinh nghiệm của pháp luật hình sự các nước xã hội chủ nghĩa thời kì đó. Đặc biệt, từ việc nghiên cứu tinh thần của một số văn bản pháp lí quốc tế quan trọng,(6) lần đầu tiên trong BLHS năm 1985 Việt Nam chính thức từ bỏ vận dụng nguyên tắc tương tự pháp luật với quy định tại Điều 2 cũng như xoá bỏ nguyên tắc hồi tố không có lợi cho người phạm tội - một nguyên tắc vốn được quy định trong các pháp lệnh được ban hành trước đó. Trong những lần sửa đổi, bổ sung tiếp theo của BLHS năm 1985, hoạt động so sánh luật hình sự cũng như các kết quả có được từ nghiên cứu so sánh đã tiếp tục được tiến hành và ứng dụng. Một ví dụ điển hình là sự thay 56 đổi trong quan điểm lập pháp đối với các tội phạm về ma túy. Từ việc tìm hiểu Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và hướng thần năm 1988, nhà làm luật đã nhận thấy những điểm bất cập trong quy định về tội phạm về ma túy của BLHS năm 1985. Trước hết, một số tội phạm về ma túy được quy định trong Chương I - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Điều 96a) là không phù hợp với quan niệm về tội phạm này của cộng đồng quốc tế. Công ước nêu trên của Liên hợp quốc không xem tội phạm về ma túy là tội phạm chính trị. Bên cạnh đó, việc quy định các tội phạm về ma túy tản mạn ở các chương khác nhau trong BLHS cũng không phù hợp với mô hình lập pháp phổ biến của các quốc gia trên thế giới. Qua tham khảo kinh nghiệm xây dựng đạo luật về ma túy của nhiều nước như Canada, Malaysia, Philippine, Thái Lan v.v.. nhà làm luật Việt Nam nhận thấy các quốc gia đó đều quy định các hành vi phạm tội về ma túy trong một chương riêng.(7) BLHS năm 1999 tiếp tục là một biểu hiện của việc ứng dụng kết quả nghiên cứu so sánh luật hình sự. Nói cách khác, nghiên cứu so sánh luật hình sự đã có ảnh hưởng to lớn đến việc xây dựng BLHS này. Trước hết, điều đó thể hiện ở tinh thần của Chính phủ Việt Nam khi soạn thảo Dự thảo BLHS. Quan điểm chỉ đạo việc xây dựng BLHS năm 1999 của Chính phủ là: “… tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm của các nước”.(8) Bên cạnh đó, quan điểm hình sự hoá một số nhóm hành vi trở thành tội phạm trong BLHS cũng được xác định trên cơ sở nghiên cứu so sánh luật. Đó là: “Việc hình sự hoá cũng phải tính đến các t¹p chÝ luËt häc sè 1/2008 nghiªn cøu - trao ®æi yếu tố quốc tế và xu thế chung của thời đại, phải biết tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm, thành tựu khoa học pháp lí hình sự các nước, phải tôn trọng và tính đến các thông lệ quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia.”(9) Tiếp theo, việc xây dựng các chế định pháp lí cụ thể trong BLHS năm 1999 đã dựa trên kết quả của các nghiên cứu so sánh luật hình sự. Các mô hình cũng như giải pháp được áp dụng đã thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc thành quả lập pháp của các quốc gia được tham khảo. Một số vấn đề sau đây có thể minh họa cho kết quả của việc ứng dụng các nghiên cứu so sánh luật hình sự: Thứ nhất, việc tiếp thu mô hình phân loại tội phạm mới thay thế cho mô hình phân loại tội phạm của BLHS năm 1985. Quy định về phân loại tội phạm trong BLHS năm 1999 đã thực sự là bước cải cách quan trọng, có nhiều ý nghĩa đối với việc xây dựng và áp dụng các quy định khác của luật hình sự và luật tố tụng hình sự. Việc vận dụng mô hình phân loại tội phạm theo hướng chia nhỏ loại tội đã được luận giải như là kết quả của việc nghiên cứu luật hình sự của nước ngoài. Báo cáo tiếp thu và chỉnh lí dự án BLHS sửa đổi của Ban soạn thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật của Quốc hội, đoàn thư kí kì họp ngày 29/5/1999 đã nêu rõ: “Phân loại tội phạm là vấn đề quan trọng trong BLHS của các nước. Qua thực tế phát triển của pháp luật hình sự của nhiều nước, có thể thấy việc phân loại tội phạm trong các BLHS không cố định mà phát triển qua các thời đại”(Mục I Phần A). Báo cáo này cũng đề cập sự điều chỉnh trong mô hình phân loại tội phạm của luật hình sự nhiều nước khác đã được tham khảo, theo đó tội phạm có xu t¹p chÝ luËt häc sè 1/2008 hướng được phân chia nhỏ hơn, tội phạm ít nghiêm trọng thường có mức cao nhất của khung hình phạt từ 3 năm tù trở xuống, có nơi 2 năm, có nơi chỉ tù dưới 1 năm.(10) Thứ hai, việc thay đổi quan điểm lập pháp liên quan đến hình phạt tử hình. Về vấn đề này, Chính phủ đã kiến nghị với Quốc hội xem xét xu hướng phát triển chung của luật hình sự các nước trên thế giới là giảm dần các tội có quy định mức hình phạt tử hình.(11) Kết quả là trên cơ sở phân tích xu hướng nêu trên của luật hình sự các nước, nhà làm luật Việt Nam đã giảm được 1/3 số tội phạm có quy định mức hình phạt tử hình. Một số quy định khác tại Phần chung của BLHS năm 1999 đều thể hiện là kết quả của việc học tập kinh nghiệm lập pháp của các nước khác. Ví dụ như quy định về hình phạt trục xuất là sự ứng dụng các giải pháp của luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, theo đó hình phạt này vừa có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc có thể được áp dụng là hình phạt bổ sung.(12) Một dẫn chứng khác là từ việc nghiên cứu so sánh các quy định về phòng vệ chính đáng trong BLHS của Liên bang Nga, của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, nhà làm luật Việt Nam đã thay thế thuật ngữ “tương xứng” trong BLHS năm 1985 bằng thuật ngữ “cần thiết” trong BLHS năm 1999.(13) Đối với phần các tội phạm cụ thể trong BLHS năm 1999, biểu hiện rõ nét nhất của việc ứng dụng kết quả so sánh luật hình sự là việc quy định bổ sung một loạt tội phạm được cộng đồng quốc tế quan tâm và khuyến cáo như nhóm tội phạm về môi trường, nhóm tội phạm trong lĩnh vực tin học, nhóm tội phạm liên quan đến HIV, tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có v.v.. 57 nghiªn cøu - trao ®æi Trên đây chỉ là một số ví dụ minh họa cho việc ứng dụng những nghiên cứu so sánh luật hình sự trong hoạt động lập pháp hình sự của Việt Nam. Còn nhiều mô hình khác mà nhà làm luật Việt Nam đã tham khảo trên cơ sở so sánh luật để xây dựng BLHS hiện hành. Những kết quả lập pháp hình sự đã đạt được với sự đóng góp công sức của hoạt động nghiên cứu so sánh luật hình sự là rất đáng trân trọng và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng so sánh luật hình sự thời gian vừa qua vẫn còn một số hạn chế nhất định. Hạn chế đầu tiên là việc lựa chọn chưa có tính toàn diện hệ thống pháp luật để nghiên cứu so sánh. Trong các văn bản của Chính phủ hoặc các cơ quan khác đề cập những hệ thống pháp luật được tham khảo thì luật hình sự của Liên bang Nga và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa vẫn là những hệ thống chủ đạo. Các mô hình luật hình sự của những quốc gia tiêu biểu cho bốn hệ thống pháp luật lớn trên thế giới không được xem xét hoặc vận dụng đầy đủ. Hạn chế tiếp theo chính là việc nghiên cứu so sánh không mang tính chỉnh thể, tức là không đặt lĩnh vực pháp luật được so sánh trong mối quan hệ với các lĩnh vực pháp luật khác và đặc biệt là trong điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia được tham khảo. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu so sánh luật hình sự thường chỉ nêu những mô hình cụ thể trong luật thực định của nước ngoài mà Việt Nam nên áp dụng. Tuy nhiên, sự so sánh đơn thuần này không chỉ ra những mô hình ấy vận hành như thế nào trong điều kiện, hoàn cảnh của các nước đó, liệu nó có phù hợp với điều kiện của Việt Nam không và vì sao chúng ta lại vận dụng được./. 58 (1). Đây là quan điểm của TS. Nguyễn Thanh Tâm Trung tâm nghiên cứu pháp luật châu Á - Thái Bình Dương, Khoa luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội trình bày tại Hội thảo “Ứng dụng Luật so sánh trong hoạt động lập pháp”, tổ chức ngày 31/10/2006 tại Trường Đại học Luật Hà Nội. (2).Xem:“Tư pháp hình sự so sánh”. (3).Xem: “Luật hình sự quốc tế”, chủ biên: ThS. Nguyễn Thị Thuận, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, các trang từ 264 -271. (4). Để phục vụ quá trình soạn thảo các văn bản pháp luật hình sự nêu trên, cơ quan chủ trì là Bộ tư pháp đã có rất nhiều cố gắng trong việc thu thập, cập nhật và dịch, nghiên cứu luật hình sự của nhiều nước trên thế giới cũng như một số công trình so sánh luật hình sự có giá trị tham khảo. Ví dụ như để tạo điều kiện cho việc soạn thảo Dự thảo BLHS năm 1999, Bộ tư pháp đã tiến hành dịch và nghiên cứu so sánh nhiều quy định của luật hình sự các nước như Liên bang Nga, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Malaysia, Phillippinl, Hoa kì… Nghiên cứu này đã được Tạp chí dân chủ và pháp luật xuất bản bằng ấn phẩm “số chuyên đề về luật hình sự một số nước trên thế giới” năm 1998. (5).Xem: TS. Nguyễn Đình Lộc, “Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (1999) và nhiệm vụ thể chế hóa về mặt nhà nước chính sách hình sự của Đảng trong thời kì đổi mới, trích trong Tài liệu Hội nghị tập huấn chuyên sâu BLHS năm 1999 của Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu BLHS, Hà Nội, tháng 6/2000, tr.12. (6). Ví dụ như quy định tại khoản 2 Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc. (7).Xem: Tờ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội của Chính phủ số 802/CP ngày 21/2/1997, các trang 6 và 7. (8).Xem: Tờ trình Quốc hội về Dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi) của Chính phủ số 1218/CP-PC ngày 19/10/1998, Phần II, mục 3. (9).Xem: tài liệu đã dẫn tại chú thích số 6, tr.35. (10).Xem: Các trang 2 và 3 của Báo cáo. (11).Xem tài liệu đã nêu ở chú thích số 9, tr.11. (12).Xem: Báo cáo tiếp thu và chỉnh lí dự án BLHS sửa đổi của Ban soạn thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật của Quốc hội, đoàn thư kí kì họp ngày 29/5/99, tr.6. (13). Tài liệu đã dẫn, tr.11. t¹p chÝ luËt häc sè 1/2008
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.