Báo cáo "Vài nét về vai trò chính quyền cấp xã trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 "

pdf
Số trang Báo cáo "Vài nét về vai trò chính quyền cấp xã trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 " 4 Cỡ tệp Báo cáo "Vài nét về vai trò chính quyền cấp xã trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 " 73 KB Lượt tải Báo cáo "Vài nét về vai trò chính quyền cấp xã trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 " 0 Lượt đọc Báo cáo "Vài nét về vai trò chính quyền cấp xã trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 " 3
Đánh giá Báo cáo "Vài nét về vai trò chính quyền cấp xã trong Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 "
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh Ths. Hoµng v¨n sao * V i phạm hành chính (VPHC) là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Những nội dung trên cấu thành nội hàm của khái niệm VPHC. Đây là khái niệm pháp lí rất quan trọng. Theo khái niệm này, hành vi VPHC không chỉ do cá nhân mà còn do cơ quan, tổ chức thực hiện. Những cá nhân, tổ chức này nếu vi phạm hành chính thì họ phải bị xử phạt, tức là họ phải chấp hành quyết định xử phạt VPHC. Quyết định xử phạt VPHC là một dạng quyết định hành chính. Việc ra quyết định hành chính và việc chấp hành quyết định hành chính này không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ pháp lí. Vì thế, người ra quyết định xử phạt và người chấp hành quyết định xử phạt VPHC phải tuân theo những yêu cầu sau đây: 1. Pháp luật hiện hành ở nước ta đã quy định khi phát hiện có vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính đó. Sau đó, tùy từng trường hợp cụ thể, xem xét mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người có thẩm quyền xử phạt có thể ra quyết T¹p chÝ luËt häc định xử phạt tại chỗ (theo thủ tục đơn giản) hay phải lập biên bản về vi phạm đó rồi mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nội dung của quyết định xử phạt bao gồm ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính cụ thể; những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung (nếu có), các biện pháp khắc phục hậu quả. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền chỉ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt đều là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung. Trong quyết định xử phạt cũng phải ghi rõ cá nhân, tổ chức bị xử phạt nếu không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ * Giảng viên chính Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội 41 ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh ngày kí, trừ trường hợp trong quyết định có quy định ngày có hiệu lực khác. Thế nhưng, mình bằng văn bản để xin gia hạn nhưng không được quá 30 ngày. Quá thời hạn nói nếu quyết định này bị khiếu nại mà trong quá trình giải quyết khiếu nại xét thấy việc thi hành quyết định xử phạt bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại có thể ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó.(1) Thời trên, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt nữa, trừ trường hợp xử phạt trục xuất nhưng vẫn có thể áp dụng những biện pháp khắc phục hậu quả. 3. Theo pháp luật hiện hành thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Ngoài ra, trước khi xem xét vụ vi phạm để ra quyết định xử phạt, nếu thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền chứ không được giữ lại để xử phạt hành chính. Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định đó và trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày hủy quyết định xử phạt phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. 2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với những vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày. Trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh và thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của hành chính(2) là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh; trạm trưởng, đội trưởng công an và chiến sĩ công an đang thi hành công vụ, trưởng công an cấp xã, huyện, giám đốc công an cấp tỉnh, cục trưởng Cục cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội, cảnh sát giao thông, cảnh sát biển, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cảnh sát kinh tế, cảnh sát hình sự, cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy và quản lí xuất nhập cảnh; trưởng phòng nghiệp vụ của công an cấp tỉnh; trưởng đồn biên phòng, chiến sĩ bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ, đội trưởng đội biên phòng, chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng cấp tỉnh; đội trưởng đội nghiệp vụ thuộc chi cục hải quan, chi cục trưởng hải quan, đội trưởng đội kiểm soát thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu và hải đội trưởng hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục hải quan, cục trưởng Cục hải quan, cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục hải quan; kiểm lâm viên đang thi hành công vụ, trạm trưởng trạm kiểm lâm, hạt trưởng hạt kiểm lâm, hạt trưởng hạt phúc kiểm lâm sản, đội trưởng 42 t¹p chÝ luËt häc ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh đội kiểm lâm cơ động; chi cục trưởng chi cục kiểm lâm, cục trưởng cục kiểm lâm; nhân viên thuế vụ đang thi hành công vụ, trạm trưởng trạm thuế, đội trưởng đội thuế, chi cục trưởng chi cục thuế, cục trưởng cục thuế; kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ, đội trưởng đội quản lí thị trường, chi cục trưởng chi cục quản lí thị trường, cục trưởng cục quản lí thị trường; thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ, chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở, chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ, đội trưởng đội thi hành án dân sự, trưởng phòng thi hành án dân sự cấp tỉnh, trưởng phòng thi hành án quân khu và cấp tương đương; cảnh sát viên đội nghiệp vụ cảnh sát biển đang thi hành công vụ, tổ trưởng tổ nghiệp vụ cảnh sát biển, đội trưởng đội nghiệp vụ cảnh sát biển, hải đội trưởng hải đội cảnh sát biển, hải đoàn trưởng hải đoàn cảnh sát biển, chỉ huy trưởng vùng cảnh sát biển; giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ thủy nội địa, giám đốc cảng vụ hàng không. Những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói trên nếu vắng mặt, họ có thể ủy quyền cho cấp phó ra quyết định xử phạt và chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt đó. Sự ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có quyền ra quyết định xử phạt đều có quyền ra quyết định cưỡng chế.(3) T¹p chÝ luËt häc 4. Khắc phục những tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 đã quy định rất rõ nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính như sau: - Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lí nhà nước ở địa phương. Những người thuộc cơ quan chuyên môn nghiệp vụ có thẩm quyền phạt hành chính thì họ chỉ có quyền ra quyết định xử phạt thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lí. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt do người thụ lí đầu tiên thực hiện. - Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì: * Nếu hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó; * Nếu hình thức, mức xử phạt đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt; * Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc nhiều ngành khác nhau thì quyền xử phạt thuộc về chủ tịch ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm. 5. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 43 ®Æc san vÒ xö lÝ vi ph¹m hµnh chÝnh Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. 6. Trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt, nếu họ có khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị được ủy ban nhân dân xã, nơi người đó cư trú hoặc tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận. Thời hạn hoãn chấp hành quyết định này không quá 3 tháng kể từ khi có quyết định hoãn. Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định hoãn chấp hành quyết định phạt tiền đó. Người được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền được nhận lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đang bị tam giữ theo quy định của pháp luật hiện hành. 7. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế bằng các biện pháp như khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác nhằm khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Người bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức cưỡng chế. 44 Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng đã dự liệu trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở một địa phương nhưng cư trú hoặc đóng trụ sở ở địa phương khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để chấp hành theo quy định của Chính phủ. 8. Quyết định xử phạt VPHC là quyết định hành chính. Quyết định này có thể hợp pháp nhưng cũng có thể không hợp pháp bởi nhiều lí do khác nhau, xâm hại các quyền hoặc lợi ích của cá nhân hay tổ chức. Vì thế, pháp luật cũng đã xác định: - Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lí hoặc xử lí không kịp thời, không đúng mức hoặc vượt quá thẩm quyền; có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. - Người bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt nói trên hoặc tố cáo về hành vi sai trái trong việc ra quyết định hay khởi kiện ra tòa án./. (1).Xem: Điều 35 Luật khiếu nại, tố cáo. (2).Tuy họ cùng có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng quyền quy định mức phạt, các hình thức phạt và cả biện pháp khắc phục hậu quả rất khác nhau. (3).Xem: Điều 67 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính. t¹p chÝ luËt häc
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.