BÁO CÁO: "TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC"

pdf
Số trang BÁO CÁO: "TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC" 76 Cỡ tệp BÁO CÁO: "TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC" 2 MB Lượt tải BÁO CÁO: "TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC" 0 Lượt đọc BÁO CÁO: "TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC" 0
Đánh giá BÁO CÁO: "TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC"
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 76 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tầng 9, Tòa nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138 Email: mutrap@mutrap.org.vn; Website: www.mutrap.org.vn BÁO CÁO TỰ DO HÓA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRONG NƯỚC MÃ HOẠT ĐỘNG: SERV-2 Nhóm chuyên gia: Andrew Capon Federico Lupo Pasini Dương Thị Phượng Nguyễn Thị Thục Anh Nguyễn Vân Chi Báo cáo này được lập với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu. Những quan điểm trình bày trong Báo cáo này là quan điểm của các tác giả, không phải ý kiến chính thức của Liên minh Châu Âu hay Bộ Công Thương. MỤC LỤC 1. MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO 4 1.1 Phương pháp luận 4 1.2 Cấu trúc 4 2. TỔNG QUAN 5 3. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 7 3.1 Khuôn khổ giám sát 7 3.1.1 Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán 7 3.1.2 Luật Chứng khoán 9 3.2 Chuẩn bị khung pháp lý cho gia nhập WTO 9 3.3 Cơ cấu thị trường 10 4. TỰ DO HÓA LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN 14 4.1 Tự do hóa thị trường chứng khoán ở Việt Nam 14 4.1.1 Giới thiệu 14 4.1.2 Chứng khoán là một phân ngành của “Dịch vụ tài chính” – Các cam kết WTO của Việt Nam 15 4.1.3 Tự do hóa dịch vụ tài chính theo GATS – Khuôn khổ pháp lý 17 4.1.4 Tác dụng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế 21 4.1.5 Tự do hóa thị trường vốn: Các vấn đề đáng lo ngại 23 4.2 Tự do hóa dịch vụ tài chính trong các thị trường chứng khoán ASEAN 28 4.2.1 Tổng quan về Sở Giao dịch chứng khoán và nhà đầu tư Malaysia 28 4.2.2 Tổng quan về Sở Giao dịch chứng khoán và nhà đầu tư Thái Lan 30 4.2.3 Tổng quan về Sở Giao dịch Chứng khoán và nhà đầu tư Indonesia 33 4.2.4 Kết luận về công ty chứng khoán nước ngoài ở các thị trường ASEAN 34 2 4.3 Những thách thức đối với cơ quan quản lý do sự phát triển và mở cửa thị trường 34 4.3.1 Giới thiệu – Thích ứng với tự do hóa thị trường 34 4.3.2 Rà soát thẩm quyền quản lý và hiệu quả hoạt động 35 4.4 Thách thức đối với các công ty chứng khoán trong nước từ sự phát triển và mở cửa thị trường 51 4.4.1 Điều kiện thị trường trong nước 51 4.4.2 Phát triển do sức ép bên ngoài: Tự do hóa tài chính theo WTO 53 4.4.3 Liên doanh với công ty chứng khoán nước ngoài 53 4.4.4 Những đối tượng có tiềm năng gia nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam 54 4.4.5 Công ty chứng khoán trong nước: Tăng cường tuân thủ quy định 54 4.4.6 Cơ hội cho những công ty trong nước 58 4.4.7 Các bước hành động cho các công ty chứng khoán Việt Nam 59 5. KHUYẾN NGHỊ 65 5.1 Khuyến nghị đối với UBCKNN trong việc mở cửa thị trường 65 5.1.1 Khuyến nghị đối với các công ty chứng khoán trong nước khi mở cửa thị trường 70 5.1.2 Khuyến nghị để tăng cường tuân thủ bởi các công ty chứng khoán 72 5.1.3 Các khuyến nghị khác 73 6. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 1. MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO Căn cứ Điều khoản tham chiếu và trên cơ sở trao đổi với chuyên gia của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (“UBCKNN”), mục tiêu của Báo cáo là đánh giá những thách thức mà UBCKNN và các công ty chứng khoán trong nước phải đối mặt trong quá trình tự do hóa thị trường chứng khoán hậu gia nhập WTO của Việt Nam, từ đó đưa ra những khuyến nghị về thay đổi chính sách và đề xuất hành động để UBCKNN và các công ty chứng khoán chuẩn bị tốt cho việc đối phó với những thách thức đặt ra. Đối với UBCKNN, chúng tôi đề xuất một số thay đổi chính sách để nâng cao khả năng đối phó với thách thức của mở cửa thị trường nói chung và để tăng cường chức năng giám sát quản lý, xử lý vi phạm nói riêng. Đối với các công ty chứng khoán, chúng tôi đề xuất cách thức chuẩn bị tốt nhất để cạnh tranh với nước ngoài và tuân thủ quy định trong nước. 1.1 Phương pháp luận Báo cáo được xây dựng dựa trên nội dung trao đổi với các chuyên gia trong nước của UBCKNN, trao đổi với các công ty chứng khoán, người hành nghề chứng khoán và các bên tham gia thị trường khác; tham khảo kinh nghiệm, quy định của ASEAN và các thị trường chứng khoán quốc tế, kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO), Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. 1.2 Cấu trúc Sau phần Tổng quan, chúng tôi sẽ bắt đầu với việc trình bày bối cảnh, khuôn khổ pháp lý, thể chế và cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại Phần 4, chúng tôi sẽ phân tích các cam kết WTO của Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán và khuôn khổ pháp lý của GATS; phân tích các tài liệu liên quan về lợi ích của một thị trường chứng khoán vận hành tốt, những tác động kinh tế của tự do hóa thị trường chứng khoán trong khuôn khổ cam kết WTO và trong bối cảnh những thuận lợi, khó khăn của tự do hóa dịch vụ tài chính. Từ phân tích chung về tự do hóa, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét những cơ hội và mối đe dọa đối với UBCKNN và các công ty chứng khoán trong nước khi mở cửa thị trường. Trước hết, chúng tôi sẽ tham khảo kinh nghiệm tại một số thị trường các nước thuộc ASEAN có điều kiện tương tự Việt Nam khi mở cửa thị trường và cạnh tranh với nước ngoài. Cuối cùng, chúng tôi sẽ xem xét tác động của mở cửa thị trường Việt Nam cho đến nay, cụ thể là tác động của cạnh tranh bởi các đối thủ nước ngoài bao gồm hơn 20 công ty liên doanh chứng khoán đang hoạt động và các công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài sẽ được phép thành lập, hoạt động theo cam kết WTO kể từ tháng 1/2012. Về các công ty chứng khoán trong việc 4 tuân thủ quy định trong nước, chúng tôi sẽ đánh giá hiệu quả tuân thủ, xem xét những thách thức đặt ra và nghiên cứu cách thức để các công ty này nâng cao khả năng tuân thủ, chuẩn bị cho mở cửa thị trường và dự phòng đối phó với các tiêu chuẩn tuân thủ cao hơn của các công ty chứng khoán nước ngoài. Tại Phần 5, sau khi phân tích những thách thức và rủi ro của mở cửa thị trường, chúng tôi sẽ khuyến nghị cho UBCKNN để thích ứng và cải thiện hiệu quả của hệ thống giám sát và xử lý vi phạm hiện nay. Chúng tôi sẽ thảo luận một số bước quan trọng mà các công ty chứng khoán trong nước có thể (nếu chưa) thực hiện để triển khai một chiến lược chuẩn bị đối phó với sự gia tăng cạnh tranh của các công ty chứng khoán nước ngoài và cải thiện khả năng tuân thủ quy định trong nước. Lưu ý rằng Báo cáo này chỉ tập trung vào thị trường cổ phiếu, không xem xét thị trường trái phiếu vì hai chủ đề chính của Báo cáo là giám sát, xử lý vi phạm và tương lai của các công ty chứng khoán trong nước chủ yếu liên quan đến thị trường cổ phiếu (trong khi thị trường trái phiếu phần lớn hạn chế ở trái phiếu Chính phủ). Tuy nhiên, sự phát triển hơn nữa của thị trường trái phiếu, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chuyển đổi là một phần không thể tách rời trong yêu cầu phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm đa dạng hóa các sản phẩm thị trường tài chính. 2. TỔNG QUAN Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chuyển biến đáng kể từ năm 2000, đặc biệt năm 2005. Khuôn khổ pháp lý, thể chế đã được xác lập và thị trường chứng khoán đã có hơn 600 công ty niêm yết, đạt trên 30 tỷ USD tổng vốn hóa thị trường. Những thành tựu đáng ghi nhận này có được một phần nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cơ quan có thẩm quyền trong việc phát triển thị trường vốn Việt Nam. Triển vọng kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ trung hạn đến dài hạn cũng rất khả quan: theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng GDP dự kiến từ 6,5% đến 7,5 % mỗi năm cho tới năm 2015. Việt Nam có dân số đông vào khoảng 87 triệu người, lực lượng lao động trẻ, số lượng lãnh đạo doanh nghiệp tài năng và các công ty niêm yết ngày càng nhiều; các địa phương, đặc biệt là các đô thị trẻ ngày càng phát triển. Các nhà đầu tư quốc tế đã có sự quan tâm đáng kể đối với Việt Nam với tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 7 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bị chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số lo ngại hiện nay về môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng hấp dẫn của Việt Nam trong dài hạn. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã mang lại lợi ích cho các công ty của Việt Nam và trong một số trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã giúp cải thiện tiêu chuẩn bằng cách giới thiệu những thông lệ tốt trong việc xây dựng giá trị công ty được đầu tư. 5 Sự tham gia của nước ngoài vào thị trường chứng khoán ngày càng gia tăng nhờ mở cửa thị trường và gia nhập của các công ty chứng khoán nước ngoài. Theo cam kết WTO của Việt Nam năm 2007, các công ty chứng khoán nước ngoài được phép thành lập liên doanh kể từ năm 2007 và được thành lập công 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam kể từ tháng 1/2012. UBCKNN phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Mở cửa thị trường đòi hỏi năng lực quản lý các công ty chứng khoán nước ngoài, khả năng phối hợp với các cơ quan quản lý nước ngoài và phát triển một thị trường lành mạnh với những công ty trong nước đủ sức đối phó với cạnh tranh của nước ngoài. Vì thế, UBCKNN cần cải thiện một số lĩnh vực sau: nâng cao năng lực xử lý bằng việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, có đội ngũ nhân viên đủ trình độ, tăng cường hợp tác chính thức với các cơ quan quản lý trong nước và nước ngoài, rút ngắn thời gian tham vấn và phê duyệt các quy định và chính sách mới áp dụng cho thị trường chứng khoán, khuyến khích hợp nhất và sáp nhập số lượng quá đông các công ty chứng khoán trong nước hiện nay. UBCKNN cũng phải đối phó với những thách thức đáng kể trong việc giám sát và xử lý vi phạm. UBCKNN không có đủ quyền hạn trong điều tra và xử lý vi phạm, dẫn đến việc không thể thực hiện đầy đủ chức năng giám sát và xử lý vi phạm. Hơn thế, các công ty chứng khoán cũng chưa hiểu và thực hiện các nghĩa vụ tuân thủ của mình một cách đầy đủ. Vì thế, việc đào tạo cho đội ngũ nhân viên của các công ty chứng khoán, sự kiểm tra chặt chẽ hơn của cơ quan bên ngoài và gán trách nhiệm cho các cấp quản lý cần được thực hiện. Các mức phạt hành chính hiện quá thấp, không đạt hiệu quả ngăn chặn vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể bắt đầu cải thiện với những thay đổi gần đây về mức phạt và kế hoạch thu hồi lợi nhuận bất chính. UBCKNN cần theo dõi việc thực hiện các nội dung này và xem xét các biện pháp tăng cường khác nếu thấy không hiệu quả. Phần 5 Báo cáo bao gồm các khuyến nghị cho UBCKNN trong việc mở cửa thị trường và tăng cường giám sát, xử lý vi phạm. Đối với các công ty chứng khoán trong nước, mở cửa thị trường đem lại cả cơ hội lẫn mối đe dọa. Cơ hội bao gồm chuyển giao bí quyết sản phẩm, công nghệ, chất lượng dịch vụ, cải thiện kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên Việt Nam, hợp danh với công ty nước ngoài. Các công ty chứng khoán nước ngoài sẽ mang lại nhiều khách hàng mới là nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đóng vai trò làm chất xúc tác thúc đẩy đổi mới cho thị trường trong nước, chẳng hạn như giới thiệu các sản phẩm mới, cung cấp kinh nghiệm kinh doanh những sản phẩm phức tạp như chứng khoán phái sinh, qua đó sẽ hỗ trợ phát triển thị trường. Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài tăng cường cạnh tranh, qua đó nâng cao tiêu chuẩn và hiệu quả của toàn bộ thị trường. Cạnh tranh ở mức độ cao hơn đồng thời là mối đe dọa đối với các công ty chứng khoán trong nước. Các công ty này đứng trước những lựa chọn chiến lược, cần đánh giá và ra quyết định phù hợp. Những câu hỏi đặt ra đối với các công ty này như nên tìm kiếm đối tác nước ngoài hay duy trì hiện trạng hay cổ đông nên bán cổ phần và tìm kiếm người mua mới. Kinh nghiệm 6 của các nước ASEAN và các nước khác cho thấy khi mở cửa thị trường chứng khoán cho nước ngoài, trong một số trường hợp các công ty trong nước sẽ hợp danh với công ty nước ngoài, trong một số trường hợp khác họ sẽ theo đuổi chiến lược riêng dưới sự kiểm soát của cổ đông trong nước. Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy thị trường có đủ chỗ cho cả công ty trong nước và nước ngoài, tuy nhiên một chiến lược chủ động vẫn tốt hơn một chiến lược thụ động. Vì thế, các công ty trong nước cần quyết định cách thức tốt nhất để hoạt động trong thị trường cạnh tranh và mở cửa hơn. Họ cần xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình, bao gồm xem xét và đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu phát triển trung hạn, quyết định nên hợp tác với một công ty chứng khoán nước ngoài hay không, và nếu hợp tác thì cần chọn hình thức nào, ví dụ như tham gia cổ phần hay không tham gia cổ phần... Đồng thời, họ cần củng cố nền tảng kinh doanh bằng cách cải thiện quản trị doanh nghiệp và tuân thủ, quản lý và kiểm soát rủi ro, xây dựng bộ quy tắc ứng xử để xây dựng nền móng ổn định cho doanh nghiệp, giảm rủi ro phải đối mặt với thua lỗ không lường trước được hay mất sự tin tưởng của khách hàng hoặc danh tiếng doanh nghiệp. Việc thực hiện những khía cạnh này bao gồm nâng cao sự tuân thủ pháp luật trong nước và quy định nội bộ để xây dựng thương hiệu và danh tiếng. Về việc tuân thủ, lãnh đạo doanh nghiệp cần khởi xướng và đi đầu trong việc thực hiện, đảm bảo đội ngũ nhân viên được đào tạo đầy đủ để họ hiểu thế nào là tuân thủ, có hiểu biết chung về các nghĩa vụ tuân thủ của công ty cũng như hiểu biết cụ thể về các trách nhiệm của bộ phận và cá nhân. Phần 5 Báo cáo cũng bao gồm các khuyến nghị của chúng tôi đối với các công ty chứng khoán trong nước để đối phó với thách thức của mở cửa thị trường và nâng cao tuân thủ pháp luật. 3. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Khuôn khổ giám sát 3.1.1 Cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) là cơ quan chủ chốt trong việc quản lý các thị trường vốn và các đối tượng tham gia thị trường. Được thành lập vào tháng 11/1996, nhiệm vụ của UBCKNN là tổ chức, phát triển và giám sát thị trường chứng khoán trong nước. Lịch sử phát triển của UBCKNN không thuộc phạm vi nghiên cứu của Báo cáo này và đã được đề cập trong báo cáo MUTRAP “Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ đến năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025”. Luật Chứng khoán (đề cập dưới đây) quy định UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ Tài chính (BTC) chứ không phải một tổ chức độc lập. Với mô hình hoạt động này, các chức năng chính 7 của UBCKNN được quy định như sau (theo Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ): Các chức năng chính của UBCKNN (theo Quyết định 63/2007/QĐ-TTg ngày 10/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ) bao gồm: - Xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch, chính sách và dự án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam; - Soạn thảo và ban hành các quy định và hướng dẫn liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán; - Tổ chức thực hiện các quy định về thành lập và hoạt động của thị trường giao dịch chứng khoán có tổ chức tại Việt Nam; - Cấp phép và xử lý vi phạm quy định đối với hoạt động của các công ty chứng khoán, các công ty tư vấn đầu tư chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán, các trung tâm lưu ký và ủy thác chứng khoán; và những người hành nghề chứng khoán; - Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý vi phạm các quy định về chứng khoán của các tổ chức phát hành chứng khoán, các công ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các đơn vị cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán… - Bồi dưỡng đào tạo và cấp phép cho những người hành nghề kinh doanh chứng khoán. Về chức năng giám sát, UBCKNN nhận được sự hỗ trợ của Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) là các đơn vị quản lý trực tiếp sàn giao dịch chứng khoán và các trung gian thị trường chứng khoán. Chức năng và nhiệm vụ của UBCKNN cũng có thể tham khảo trong Luật Chứng khoán và các văn bản dưới luật khác. Một số văn bản quy định chức năng và nhiệm vụ cụ thể của UBCKNN bao gồm: - Quyết định 112 tháng 09/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN; - Quyết định 127 tháng 12/2008 ban hành Quy chế giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán; - Quyết định 27 tháng 04/2007 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán, sửa đổi và bổ sung bởi Quyết định 126/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008; 8 3.1.2 Luật Chứng khoán Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong suốt một thập kỷ qua, đặc biệt từ năm 2005 trở lại đây. Số lượng cổ phiếu được niêm yết và giao dịch tăng nhanh đi kèm với những thách thức về quản lý để đảm bảo sự phát triển trật tự và chuyên nghiệp của thị trường. Trong bối cảnh đó, với mục tiêu tăng cường quản lý trên thị trường chứng khoán và chuẩn bị đáp ứng các yêu cầu của WTO, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Luật Chứng khoán năm 2006, bắt đầu có hiệu lực thi hành năm 2007. Khung pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm Luật Chứng khoán và các văn bản pháp lý khác (tổng cộng 37 văn bản tính đến năm 2010). Luật Chứng khoán là cơ sở pháp lý chủ chốt để điều tiết thị trường chứng khoán Việt Nam. Khung pháp lý bao gồm 37 văn bản. Qua trao đổi, nhìn chung các luật sư và người hành nghề chứng khoán đều nhận định khung pháp lý này đã tiến bộ đáng kể so với trước đây và tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho lĩnh vực chứng khoán. Luật Chứng khoán vận dụng các nguyên tắc của IOSCO, nhấn mạnh công tác giám sát và quản lý thị trường, minh bạch hóa và bảo vệ nhà đầu tư. Nhằm theo kịp sự phát triển của thị trường, UBCKNN đã dự thảo một số sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán, có tham vấn các bên tham gia thị trường, chẳng hạn như các nội dung về phát hành riêng lẻ (private placement) và chào mua công khai (tender offer), và qua Bộ Tài chính đã trình lên Chính phủ xem xét. Các sửa đổi và bổ sung này đối với Luật Chứng khoán đã được thông qua trong phiên họp Quốc hội ngày 24/11/2010. 3.2 Chuẩn bị khung pháp lý cho gia nhập WTO Thông qua các báo cáo trước đây của chuyên gia và qua thảo luận với UBCKNN, chúng tôi được biết Luật Chứng khoán đã đáp ứng những cam kết của Việt Nam khi gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Luật Chứng khoán được xây dựng với tinh thần đón đầu những đòi hỏi của WTO, do đó đã đáp ứng những đòi hỏi này. Báo cáo MUTRAP “Hỗ trợ Bộ Tư pháp và các bộ, ngành hữu quan rà soát khung pháp lý trong nước so với các cam kết, nghĩa vụ của GATS” tháng 6/2008 đã khẳng định các quy định trong nước trong lĩnh vực chứng khoán về nguyên tắc phù hợp với các cam kết WTO của Việt Nam và không cần sửa đổi thêm. Quyết định 27 về Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán và Quyết định 35 về Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ đã hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 14. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của những văn bản này chỉ giới hạn ở việc tổ chức và hoạt động của các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong nước. Vì thế, để đảm bảo tính minh bạch cũng như sự thận trọng trong công tác quản lý lĩnh vực này, Báo cáo cũng trình bày khuyến nghị do các chuyên gia trong nước nêu ra về sự cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn thành lập và hoạt động của các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài bắt đầu có 9 hiệu lực vào ngày 11/01/2012 vì khuôn khổ pháp lý hiện nay chưa hoàn chỉnh. Ví dụ một số khía cạnh cần được làm rõ như việc dịch thuật, chứng thực và chứng nhận của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán đối với các giấy tờ trong hồ sơ cấp phép. Văn bản hướng dẫn này sẽ giúp thực hiện cam kết tiếp cận thị trường theo Phương thức 3. 3.3 Cơ cấu thị trường Thị trường cổ phiếu được xây dựng với hạt nhân là HOSE và HNX, hỗ trợ bởi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (TTLKCK) cho thanh toán, bù trừ các giao dịch chứng khoán. Các trung gian chủ chốt của thị trường chứng khoán bao gồm: 105 công ty chứng khoán (103 công ty môi giới chứng khoán và 2 công ty chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư) và 46 công ty quản lý quỹ. Số lượng công ty chứng khoán tương đối nhiều so với các thị trường khác cũng như so với tổng vốn hóa thị trường. Nhiều công ty trong nước mới gia nhập và nộp hồ sơ cấp giấy phép thành lập công ty chứng khoán do bị thu hút bởi thời kỳ phát triển mạnh mẽ của thị trường. Số lượng các công ty chứng khoán mới thành lập tăng mạnh nhất trong năm 2006 (số công ty chứng khoán đăng ký thành lập nhiều nhất trong năm này). Nhìn lại sự tuột dốc thảm hại của chỉ số VN INDEX đầu năm 2007 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau đó thì đây là một sự lựa chọn thời điểm hết sức sai lầm. Hình 1: Số lượng các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ CK QLQ Nguồn: UBCKNN tháng 7/2010 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.