Báo cáo " Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo luật hình sự Cộng hoà Pháp "

pdf
Số trang Báo cáo " Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo luật hình sự Cộng hoà Pháp " 7 Cỡ tệp Báo cáo " Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo luật hình sự Cộng hoà Pháp " 143 KB Lượt tải Báo cáo " Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo luật hình sự Cộng hoà Pháp " 0 Lượt đọc Báo cáo " Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo luật hình sự Cộng hoà Pháp " 1
Đánh giá Báo cáo " Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo luật hình sự Cộng hoà Pháp "
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi ThS. Ph¹m BÝch Häc *à ThS. Mai Thanh HiÕu ** C ùng với việc quy định trách nhiệm hình sự của thể nhân (con người cụ thể), Bộ luật hình sự (BLHS) Cộng hoà Pháp năm 1992 còn quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Điều 121-2 BLHS Cộng hoà Pháp quy định: “Các pháp nhân, trừ Nhà nước, phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm được thực hiện bởi các cơ quan hoặc người đại diện pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân theo những phân biệt của Điều 121-4 đến Điều 121-7 và trong những trường hợp luật hoặc nghị định quy định”. Quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là một trong những sửa đổi cơ bản của BLHS Cộng hoà Pháp năm 1992. Trước đó, BLHS năm 1810 chỉ quy định chủ thể của tội phạm là thể nhân(1) còn pháp nhân là một thực thể pháp lí được thành lập và quản lí bởi con người nên không có ý chí riêng và không có lỗi. BLHS mới đã từ bỏ quan điểm này, thừa nhận pháp nhân có “ý chí tập thể riêng”.(2) Đó là sự thống nhất giữa các ý chí cá nhân. Ý chí của pháp nhân được phân biệt với ý chí của từng thành viên trong pháp nhân. Đương nhiên, có những hình phạt không thể áp dụng cho pháp nhân như hình phạt tước tự do nhưng cũng có những hình phạt áp dụng hiệu quả đối với pháp nhân như phạt tiền, đóng cửa cơ sở của pháp nhân, giải thể pháp nhân. Những hình phạt này tuy chỉ tác động tới quyền và tài t¹p chÝ luËt häc sè 8/2007 sản của pháp nhân nhưng cũng động chạm nhất định tới lợi ích của các thành viên pháp nhân và do đó phần nào vi phạm nguyên tắc cá thể hoá hình phạt. Tuy nhiên, nếu so sánh với hậu quả của việc áp dụng hình phạt đối với thể nhân ta cũng có thể thấy khả năng gây ra những thiệt hại gián tiếp cho người khác khi thi hành hình phạt đó, ví dụ như cho gia đình người bị kết án. Trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân được quy định trong luật hình sự Cộng hoà Pháp cũng xuất phát từ thực tế là ngày càng có nhiều tội phạm do pháp nhân thực hiện, đặc biệt trong các hoạt động thương mại, lao động, thuế, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bảo vệ môi trường… BLHS Cộng hoà Pháp năm 1992 đã quy định phạm vi, điều kiện áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (Điều 121-2) và hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội (từ Điều 131-37 đến Điều 131-44). I. PHẠM VI VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN 1. Phạm vi áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân Trách nhiệm hình sự không đặt ra đối với mọi pháp nhân (a) cũng như không đặt ra * Giảng viên chính Khoa luật hình sự ** Giảng viên Khoa luật hình sự Trường Đại học Luật Hà Nội 69 nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi đối với tất cả các tội phạm (b). a. Pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự được quy định đối với chủ thể có tư cách pháp nhân. Do đó, một tập hợp người không có tư cách pháp nhân (ví dụ, một tổ chức không đăng kí hoạt động với cơ quan có thẩm quyền) thì không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, chỉ những thể nhân có trách nhiệm của tổ chức đó bị xử lí hình sự. Cơ quan, tổ chức trong quá trình thành lập do chưa có tư cách pháp nhân nên không phải chịu trách nhiệm hình sự. Pháp nhân trong quá trình giải thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự vì tư cách pháp nhân còn tồn tại trong quá trình đó. Pháp nhân thừa kế không phải chịu trách nhiệm hình sự thay cho pháp nhân phạm tội. Pháp nhân bao gồm các loại: Pháp nhân theo luật tư, pháp nhân theo luật công và pháp nhân nước ngoài. - Pháp nhân theo luật tư Mọi pháp nhân theo luật tư phải chịu trách nhiệm hình sự, cho dù mục đích hoạt động của pháp nhân đó là tìm kiếm lợi nhuận (các công ti, nhóm lợi ích kinh tế...) hay phi lợi nhuận (các hội, đảng, nhóm chính trị, công đoàn...). - Pháp nhân theo luật công Theo quy định luật hình sự Cộng hoà Pháp, không phải mọi pháp nhân của luật công đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Pháp nhân theo luật công được chia làm 3 loại: Nhà nước, chính quyền địa phương và các pháp nhân khác. + Nhà nước Trách nhiệm hình sự được loại trừ đối với Nhà nước. Nói cách khác, Nhà nước 70 không phải chịu trách nhiệm hình sự với tư cách pháp nhân. Chỉ những nhân viên nhà nước mới có thể bị xử lí hình sự. Điều này được giải thích bởi quyền trừng phạt của nhà nước. Nhà nước không thể trừng phạt chính mình. Mặt khác, một số hình hình phạt không áp dụng được đối với nhà nước (như không áp dụng được hình phạt giải thể; hình phạt tiền không thể thi hành theo cách lấy tiền từ ngân sách nhà nước để rồi lại nộp vào đó). Chúng tôi cho rằng không áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là nhà nước như quy định của Bộ luật hình sự Cộng hoà Pháp năm 1992 là hoàn toàn phù hợp. + Chính quyền địa phương Chính quyền địa phương (gồm các xã, tỉnh, vùng) chỉ chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm xảy ra trong việc thực hiện các dịch vụ công mà các dịch vụ này có thể chuyển giao cho các chủ thể khác (thoả thuận uỷ quyền công vụ). Dịch vụ công gồm 2 loại: Dịch vụ có thể chuyển giao và dịch vụ không thể chuyển giao. Những dịch vụ công có thể chuyển giao là những hoạt động không đòi hỏi phải sử dụng công quyền, ví dụ: Vận tải công cộng, dịch vụ căng tin trường học, thu gom rác, cấp nước, quản lí nhà bảo tàng... Những hoạt động này có thể được chính quyền trực tiếp thực hiện hoặc chuyển giao cho tư nhân. Nếu chính quyền trực tiếp thực hiện và phạm tội trong quá trình thực hiện những hoạt động đó thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu những hoạt động đó đã được chuyển giao thì chủ thể tiếp nhận chuyển giao phải chịu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, chính quyền địa phương không phải chịu trách nhiệm hình sự về các t¹p chÝ luËt häc sè 8/2007 nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi tội phạm xảy ra trong quá trình thực hiện những hoạt động đòi hỏi sử dụng công quyền, những hoạt động không thể chuyển giao cho tư nhân, ví dụ: Việc duy trì trật tự, an ninh, quản lí hộ tịch... Nếu tội phạm được thực hiện trong lĩnh vực này thì chỉ nhân viên của chính quyền mới bị xử lí hình sự. + Các pháp nhân khác của luật công Các pháp nhân khác theo luật công (cơ sở sự nghiệp công, doanh nghiệp bị quốc hữu hoá...) chịu trách nhiệm hình sự như pháp nhân theo luật tư. Trên thực tế, phần lớn các pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự là pháp nhân theo luật tư, nhất là các công ti. Trong số 100 bản án đầu tiên tuyên trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân chỉ có 6 bản án liên quan tới pháp nhân theo luật công.(3) - Pháp nhân nước ngoài Pháp nhân nước ngoài cũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Cộng hoà Pháp. Ví dụ: Một công ti nước ngoài phạm tội lừa đảo tại Pháp có thể bị toà án của Cộng hoà Pháp xét xử, mặc dù việc thi hành án sẽ gặp khó khăn nếu pháp nhân đó không có trụ sở trên lãnh thổ Pháp. Điều đó đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ về thi hành án. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự cũng được loại trừ đối với nhà nước của quốc gia khác và được áp dụng hạn chế đối với chính quyền địa phương của các quốc gia đó. Ví dụ: Nhà nước của quốc gia khác sản xuất tiền giả hoặc cung cấp công cụ, phương tiện phạm tội, cung cấp tài chính cho các cá nhân phạm tội khủng bố trên lãnh thổ Pháp sẽ không bị truy cứu theo luật hình sự Cộng hoà Pháp. Trách nhiệm của nhà nước đó t¹p chÝ luËt häc sè 8/2007 được giải quyết theo pháp luật quốc tế. b. Tội phạm mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự Pháp nhân chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi trách nhiệm đó được quy định rõ trong điều luật. Ví dụ, Điều 221-5-1 BLHS Cộng hoà Pháp quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Có những tội phạm mà pháp nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự vì điều luật về tội phạm đó chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với thể nhân. Ví dụ, pháp nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bỏ rơi trẻ em theo Điều 227-1 và Điều 227-2 BLHS Cộng hoà Pháp vì nhà làm luật không quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội này. Các tội phạm mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự được quy định trong BLHS và cả trong các văn bản pháp luật ngoài BLHS. - Các tội phạm do BLHS quy định BLHS quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với những tội phạm nhất định xâm phạm con người (quyển II), xâm phạm tài sản (quyển III), chống dân tộc, nhà nước và hoà bình (quyển IV), các trọng tội, khinh tội (quyển V) và tội vi cảnh khác (quyển VI). - Những tội phạm được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác Ngoài BLHS năm 1992, trách nhiệm hình sự của pháp nhân còn được xác định đối với một số tội phạm được quy định trong các bộ luật như Bộ luật quân sự, Bộ luật tài nguyên, Bộ luật sở hữu trí tuệ... hoặc trong các văn bản pháp luật chuyên biệt về các lĩnh vực môi trường, lao động, xây dựng, thể thao, giải trí, sức khoẻ, tiêu dùng... Việc tội phạm trong luật hình sự Cộng hoà pháp còn 71 nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi được quy định ở các văn bản pháp luật chuyên ngành thể hiện tính đa dạng của văn bản luật hình sự, làm cho người dân tiện tìm hiểu khi họ tham gia vào lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Chúng tôi cho rằng đây có thể là kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong thời gian tới. Trong số 100 bản án đầu tiên tuyên trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, các tội phạm chủ yếu mà pháp nhân bị truy cứu là các tội sử dụng lao động bất hợp pháp, vô ý làm chết người, vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, lập hoá đơn bất hợp pháp, huỷ hoại môi trường.(4) 2. Điều kiện áp dụng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân Cũng như thể nhân, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm hoàn thành hoặc chưa hoàn thành, tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, với tư cách chính phạm hay tòng phạm. Tuy nhiên, pháp nhân không tự mình thực hiện được tội phạm. Do đó, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân cần có 2 điều kiện: Tội phạm được thực hiện bởi cơ quan hoặc người đại diện của pháp nhân (a); Tội phạm được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân (b). a. Tội phạm được thực hiện bởi cơ quan hoặc người đại diện của pháp nhân - Cơ quan hoặc người đại diện của pháp nhân Cơ quan hoặc người đại diện của pháp nhân là chủ thể để pháp nhân thể hiện ý chí riêng của mình. Nói cách khác, pháp nhân bị truy cứu do hành vi phạm tội (hành động hoặc không hành động vì lợi ích pháp nhân) của cơ quan hoặc người đại diện. Cơ quan hoặc người đại diện pháp nhân là cá nhân hoặc tập thể có chức năng lãnh 72 đạo, quản lí, điều hành hoặc kiểm tra các hoạt động của pháp nhân. Chức năng này do pháp luật hoặc quy chế hoạt động của pháp nhân quy định. Cơ quan hoặc người đại diện pháp nhân có quyền quyết định và hành động với danh nghĩa pháp nhân, ví dụ: Chủ tịch hội; hội đồng quản trị, hội đồng giám sát, tổng giám đốc công ti; hội đồng thành phố và thị trưởng... Đại diện pháp nhân cũng có thể là người được cá nhân hoặc tập thể lãnh đạo pháp nhân uỷ quyền. Thậm chí người được uỷ quyền có thể uỷ quyền lại cho người khác và người này cũng được coi là đại diện pháp nhân. Người đại diện cho công ti trước toà án cũng được xem như người đại diện pháp nhân. Nếu không có uỷ quyền hợp pháp của cá nhân hoặc tập thể lãnh đạo pháp nhân thì hành vi phạm tội của thành viên pháp nhân (công nhân của công ti, nhân viên chính quyền, hội viên, công đoàn viên...) không làm cho pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự, cho dù tội phạm được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân. Mặc dù không có sự uỷ quyền rõ ràng nhưng hành vi phạm tội của thành viên pháp nhân xuất phát từ quyết định của cá nhân hoặc tập thể lãnh đạo pháp nhân thì pháp nhân vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. - Lỗi của pháp nhân Đối với tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý, lỗi của pháp nhân là lỗi của cơ quan hoặc người đại diện pháp nhân đã cẩu thả, khinh suất hoặc thiếu nghĩa vụ thận trọng và an toàn, ví dụ, giám đốc công ti thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về an toàn lao động, thiếu trách nhiệm trong việc trang bị phương tiện, công cụ phù hợp cho người lao động. Để quy trách nhiệm hình sự t¹p chÝ luËt häc sè 8/2007 nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi cho pháp nhân không cần phải xác định lỗi là căn nguyên trực tiếp (cause directe) hay gián tiếp (cause indirecte) của thiệt hại.(5) Sự cẩu thả, khinh suất hoặc thiếu nghĩa vụ thận trọng và an toàn luật định làm cho pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự mặc dù lỗi đó chỉ gián tiếp gây nên thiệt hại. Đối với tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, để truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân cần phải xác định được có sự cố ý phạm tội vì lợi ích pháp nhân. Ví dụ, trong trường hợp pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì sử dụng giấy chứng nhận giả mạo cần phải xác định được cơ quan hoặc người đại diện pháp nhân biết về việc không chính xác của sự việc được chứng nhận và lỗi cố ý sử dụng của cơ quan hoặc người đại diện đó. Như vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân không cần pháp nhân phải có lỗi riêng (độc lập) mà chỉ cần lỗi của cơ quan hoặc người đại diện pháp nhân phạm tội vì lợi ích pháp nhân. b. Tội phạm được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân Để truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân hành vi phạm tội của cơ quan hoặc người đại diện pháp nhân phải được thực hiện vì lợi ích pháp nhân. Pháp nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm do cơ quan hoặc người đại diện của mình thực hiện vì những lợi ích khác. Trong trường hợp này chỉ các thể nhân của pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân mặc dù việc thực hiện những tội phạm đó không mang lại những lợi ích t¹p chÝ luËt häc sè 8/2007 thực tế cho pháp nhân. Ví dụ, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người hoặc vô ý gây thương tích do người đại diện pháp nhân thực hiện trong khi người đó thi hành nhiệm vụ của pháp nhân, mặc dù bản thân việc thực hiện tội phạm này không đem lại cho pháp nhân một lợi ích thực tế nào. Trên thực tế, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm do cơ quan hoặc người đại diện pháp nhân thực hiện trong khi thi hành chức năng, nhiệm vụ của họ nhân danh pháp nhân và dưới sự lãnh đạo, quản lí của pháp nhân. Người đại diện pháp nhân thực hiện tội phạm vì lợi ích pháp nhân thì cả pháp nhân và người đại diện cùng chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó, "trách nhiệm hình sự của pháp nhân không loại trừ trách nhiệm hình sự của thể nhân là chính phạm hoặc tòng phạm về cùng một sự việc phạm tội" (Đoạn 3 điều 121-2 BLHS). Tuy nhiên, nguyên tắc cùng chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân và người đại diện pháp nhân có những ngoại lệ. Trên thực tế, Viện công tố căn cứ vào nguyên tắc tuỳ nghi truy tố có quyền truy cứu pháp nhân, người đại diện pháp nhân hoặc cả hai. 100 bản án đầu tiên kết án pháp nhân cho thấy đa số các trường hợp chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân mà không truy cứu người đại diện pháp nhân.(6) Ngoài ra, theo luật ngày 10/7/2000 pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các hình thức lỗi vô ý của người đại diện pháp nhân trong khi người này chỉ chịu trách nhiệm hình sự về những hình thức lỗi vô ý nhất định (faute délibérée ou caractérisée – lỗi có sự cân nhắc hoặc xác định). Nói cách 73 nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi khác, trách nhiệm hình sự của người đại diện pháp nhân không phải là điều kiện tiên quyết truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân. II. HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN PHẠM TỘI Đa số các hình phạt áp dụng đối với pháp nhân cũng là những hình phạt có thể áp dụng đối với thể nhân. Chỉ có hình phạt giải thể và chịu sự giám sát tư pháp là những hình phạt đặc trưng đối với pháp nhân. 1. Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm trọng tội hoặc khinh tội Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm trọng tội hoặc khinh tội bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. a. Hình phạt chính Hình phạt chính áp dụng đối với pháp nhân phạm trọng tội hoặc khinh tội được quy định tại Điều 131-37 (Những quy định chung). Ngoài ra, pháp nhân còn có thể bị áp dụng hình phạt chính được quy định tại điều luật cụ thể về tội phạm. Ví dụ: Pháp nhân phạm tội chống nhân loại có thể bị tịch thu toàn bộ hoặc một phần tài sản (Điều 213-3 BLHS). - Phạt tiền Hình phạt tiền đối với pháp nhân có mức tối đa gấp 5 lần mức phạt tiền tối đa đối với thể nhân phạm tội tương ứng và gấp 10 lần trong trường hợp tái phạm. Ví dụ trong trường hợp phạm tội trộm cắp theo Điều 311-3 BLHS thể nhân có thể bị phạt tiền đến 45000 € còn pháp nhân có thể bị phạt tiền đến 225000 €. - Giải thể Giải thể là biện pháp dân sự, thương mại được đưa vào luật hình sự như hình phạt tử hình đối với pháp nhân. Hình phạt giải thể không áp dụng đối với pháp nhân theo luật công cũng như không áp dụng đối với các 74 đảng phái chính trị, công đoàn và cơ quan đại diện nhân sự. Trên thực tế, hình phạt giải thể thường áp dụng đối với pháp nhân được thành lập để phạm tội hoặc pháp nhân đã thay đổi mục đích ban đầu của mình vào hoạt động phạm tội. - Cấm thực hiện hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội Hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội bị cấm thực hiện có thể là những hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể là những hoạt động mà trong đó hoặc nhân đó tội phạm được thực hiện và cũng có thể là những hoạt động khác do pháp luật quy định. Thời hạn cấm thực hiện hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội có thể đến 5 năm hoặc vĩnh viễn. - Giám sát tư pháp Giám sát tư pháp không áp dụng đối với pháp nhân theo luật công, các đảng phái chính trị và công đoàn, nhưng vẫn áp dụng đối với cơ quan đại diện nhân sự. Thời hạn giám sát tư pháp tối đa 5 năm. - Đóng cửa cơ sở pháp nhân Cơ sở mà pháp nhân sử dụng vào việc phạm tội bị đóng cửa đến 5 năm hoặc vĩnh viễn. - Loại khỏi thị trường Pháp nhân bị loại khỏi thị trường đến năm 5 hoặc vĩnh viễn. - Cấm gọi vốn Pháp nhân bị cấm gọi vốn đến 5 năm hoặc vĩnh viễn. - Cấm phát hành séc hoặc sử dụng thẻ thanh toán Thời hạn cấm phát hành séc hoặc sử dụng thẻ thanh toán tối đa đến 5 năm. - Tịch thu vật đã được dùng vào việc phạm tội hoặc do phạm tội mà có. - Niêm yết hoặc đăng tải trên phương t¹p chÝ luËt häc sè 8/2007 nhµ n−íc vµ ph¸p luËt n−íc ngoµi tiện thông tin đại chúng bản án, quyết định của toà án. b. Hình phạt bổ sung Hình phạt bổ sung đối với pháp nhân phạm trọng tội hoặc khinh tội không được nêu lên trong các quy định chung của BLHS nhưng có thể được quy định tại điều luật về tội phạm cụ thể. Ví dụ, hình phạt rút vĩnh viễn giấy phép kinh doanh giải khát và nhà hàng trong trường hợp phạm các tội về ma túy (Điều 222-50 BLHS). 2. Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tội vi cảnh Hình phạt vi cảnh đối với pháp nhân được quy định tại Điều 131-40 BLHS. a. Hình phạt chính Hình phạt tiền đối với pháp nhân phạm tội vi cảnh có mức tối đa gấp 5 lần mức phạt tiền tối đa đối với thể nhân phạm tội tương ứng và gấp 10 lần trong trường hợp tái phạm. Trong trường hợp pháp nhân phạm tội vi cảnh bậc 5 thì hình phạt tiền có thể được thay thế bằng một hoặc nhiều hình phạt hạn chế hoặc tước quyền được quy định tại Điều 131-42 BLHS. Ví dụ: Cấm phát hành séc hoặc sử dụng thẻ thanh toán tối đa đến 1 năm; Tịch thu vật đã được dùng vào việc phạm tội hoặc do phạm tội mà có. b. Hình phạt bổ sung Hình phạt vi cảnh bổ sung đối với pháp nhân bao gồm: - Tịch thu vật đã được dùng vào việc phạm tội hoặc do phạm tội mà có; - Cấm phát hành séc tối đa đến 3 năm trong trường hợp phạm tội vi cảnh bậc 5; Những hình phạt này được tuyên cùng với một hình phạt chính hoặc cũng có thể được tuyên độc lập với tư cách là hình phạt chính. t¹p chÝ luËt häc sè 8/2007 Qua nghiên cứu luật hình sự Cộng hoà Pháp, điều dễ nhận thấy việc quy định các hình phạt áp dụng cho người phạm tội (cả thể nhân và pháp nhân) không theo cách quy định truyền thống. Các hình phạt không chỉ được quy định trong phần quy định chung (Quyển I) BLHS năm 1992 mà có thể được quy định trong phần tội phạm cụ thể (hình phạt không có trong hệ thống các hình phạt ở phần chung). Cách quy định này trong luật hình sự Cộng hoà Pháp cho thấy tính năng động của việc quy định hình phạt ở Nhà nước này. Trách nhiệm hình sự của pháp nhân không chỉ được quy định trong luật hình sự Cộng hoà Pháp mà còn được ghi nhận trong luật hình sự của một số nước khác trên thế giới. Sự quy định này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Trong xu thế toàn cầu hoá về pháp luật như hiện nay, nên chăng các nhà làm luật Việt Nam cần đổi mới tư duy trong việc xác định trách nhiệm hình sự không chỉ đối với thể nhân mà còn với cả pháp nhân để hoàn thiện pháp luật hình sự, đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập kinh tế quốc tế./. (1).Thực ra trước đó, Dụ năm 1670 đã quy định trách nhiệm hình sự của các cộng đồng, thị trấn, làng xã với hình phạt tiền hoặc hình phạt phá huỷ các bức tường thành bao quanh. Vì vậy, có người cho rằng việc BLHS mới quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân không phải là điều mới lạ mà là sự trở lại những quy định trước đây. Xem Frédéric Debove et François Falletti, Précis de droit pénal et de procédure pénale, PUF, 2001, p. 113. (2).Xem: Harald Renout, Droit pénal général, CPU 2002-2003, p. 171. (3), (4), (5), (6).Xem: Harald Renout, Sđd, tr. 175, 178, 180, 183. 75
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.