Báo cáo " Tổng quan các vấn đề pháp lý cơ bản của Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) "

pdf
Số trang Báo cáo " Tổng quan các vấn đề pháp lý cơ bản của Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) " 7 Cỡ tệp Báo cáo " Tổng quan các vấn đề pháp lý cơ bản của Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) " 190 KB Lượt tải Báo cáo " Tổng quan các vấn đề pháp lý cơ bản của Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) " 0 Lượt đọc Báo cáo " Tổng quan các vấn đề pháp lý cơ bản của Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) " 0
Đánh giá Báo cáo " Tổng quan các vấn đề pháp lý cơ bản của Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) "
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Ph¸p luËt quèc tÕ vÒ xo¸ bá mäi h×nh thøc ph©n biÖt ®èi xö víi phô n÷ TS. Lª Mai Anh * ừ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, hệ thống các điều ước quốc tế về quyền con người ngày càng phát triển, trong đó, Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979 Intenational Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women (CEDAW) chiếm một vị trí rất quan trọng.(1) Theo Nghị quyết số 34/180 ngày 18 tháng 12 năm 1979, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua CEDAW và ngày 3 tháng 9 năm 1981, Công ước đã chính thức có hiệu lực. Tính đến tháng 3 năm 2005, CEDAW đã có 180 thành viên. Công ước chính thức có hiệu lực với Việt Nam ngày 19 tháng 3 năm 1982. Sự ra đời của CEDAW xuất phát từ nhận thức quan trọng của cộng đồng quốc tế về quyền con người, đó là bình đẳng trở thành thước đo giá trị của phẩm giá và quyền cơ bản của con người trong xã hội. Trên bình diện pháp luật, bình đẳng là nguyên tắc của luật quốc tế về quyền con người, được ghi nhận trong hàng loạt các văn kiện quốc tế quan trọng trước khi CEDAW ra đời.(2) Một trong những nội dung chủ yếu của nguyên tắc bình đẳng là đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ, được thiết lập trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Là điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực quyền con người, ngoài Lời nói đầu, T T¹p chÝ luËt häc sè 3/2006 CEDAW chia thành sáu phần với 30 điều khoản. Ngoài ra, theo Nghị quyết A/54/4 ngày 6 tháng 10 năm 1999, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị định thư không bắt buộc của CEDAW về uỷ ban xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ để xem xét các kháng thư của cá nhân và nhóm cá nhân khiếu nại về việc quyền lợi của họ hoặc của người do họ đại diện bị quốc gia thành viên vi phạm. Nghị định thư này chính thức có hiệu lực từ ngày 22 tháng 12 năm 2000. Đến tháng 9 năm 2005, Nghị định thư đã có 72 quốc gia tham gia và Việt Nam chưa gia nhập Nghị định thư này. Về tổng thể, CEDAW là một trong số những điều ước quốc tế quan trọng nhất thuộc hệ thống điều ước quốc tế đa phương được kí kết trong lĩnh vực nhân quyền. Nội dung cơ bản của CEDAW là hướng vào những cách thức, biện pháp nhằm loại trừ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong thụ hưởng các quyền con người cơ bản đã được xác định bởi các điều ước quốc tế về nhân quyền khác. Với tính chất này thì thực chất, CEDAW nhằm trao cho phụ nữ trên toàn thế giới những quyền con người đã được luật quốc tế và luật quốc gia ghi nhận nhưng phụ * Giảng viên chính Khoa luật quốc tế Trường Đại học Luật Hà Nội 3 Ph¸p luËt quèc tÕ vÒ xo¸ bá mäi h×nh thøc ph©n biÖt ®èi xö víi phô n÷ nữ chưa được hưởng hoặc chưa được hưởng một cách đầy đủ trên thực tế, bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ ở các quốc gia. Ngoài ra, khác với các điều ước quốc tế về quyền con người khác, trong đó vấn đề bình đẳng giới được quy định chung, CEDAW đã chỉ ra cụ thể những lĩnh vực hiện đang tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ một cách nặng nề để từ đó xác định những biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nói cách khác, đây là loại hình công ước quốc tế chuyên biệt về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, hướng đến mục tiêu xác lập thực tế địa vị bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nội dung chủ yếu này được thể hiện qua các phần cụ thể của Công ước như sau: 1. Khái niệm “phân biệt đối xử với phụ nữ” và trách nhiệm của các quốc gia chống lại sự phân biệt đối xử với phụ nữ Khác với các công ước quốc tế về nhân quyền khác, khái niệm “phân biệt đối xử với phụ nữ” trong CEDAW (tại Điều 1) được định nghĩa một cách rất chi tiết để mỗi quốc gia thành viên cũng như cộng đồng quốc tế có căn cứ thực thi và giám sát việc thực thi các yêu cầu về bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ. Theo Công ước, bất kì sự đối xử khác biệt, sự loại trừ hay hạn chế nào, được tiến hành dựa trên cơ sở giới tính, mang mục đích hay mang tính chất cản trở hoặc gây thiệt hại, dẫn đến việc phụ nữ không được công nhận, hưởng thụ hoặc thực hiện các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của mình trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống (xã hội và gia đình) sẽ bị coi là phân biệt đối xử 4 với phụ nữ. Nội hàm khái niệm phân biệt đối xử như trên không đồng nghĩa với việc cho rằng tất cả mọi sự đối xử khác biệt đều là biểu hiện của phân biệt đối xử với phụ nữ. Ở cấp độ quốc gia thì việc thiết lập các tiêu chuẩn theo đó có những sự khác biệt (về giới tính) cần thiết phải được xem xét trên cơ sở gắn với hậu quả của sự khác biệt, tức chỉ những sự khác biệt mà dẫn tới hậu quả thủ tiêu hoặc làm suy yếu các quyền bình đẳng của phụ nữ thì mới bị coi là sự kì thị và vi phạm các quy định của Công ước. CEDAW chi tiết hoá những biểu hiện “phân biệt đối xử với phụ nữ” một cách thống nhất và xuyên suốt toàn bộ nội dung Công ước nhằm hướng đến bảo đảm, thực hiện và phát triển quyền bình đẳng của phụ nữ ở các lĩnh vực hoạt động cụ thể. Đây là phương pháp đặt vấn đề mới so với các công ước quốc tế về nhân quyền khác có cùng nội dung điều chỉnh quyền con người cơ bản của phụ nữ, do đó rất thuận lợi cho cơ chế thực thi và giám sát thực thi Công ước ở các quốc gia thành viên. Cụ thể, trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên theo CEDAW được xác định rõ ràng và toàn diện, đó là: (1) Trách nhiệm trong việc lên án sự phân biệt đối xử với phụ nữ; (2) trách nhiệm xây dựng chính sách, khung pháp luật quốc gia (bao gồm cả hoạt động pháp lí với nội dung nội luật hoá các tiêu chí quốc tế về bình đẳng của phụ nữ ghi nhận ở Công ước vào các quy định pháp luật quốc gia); (3) trách nhiệm thực thi mọi biện pháp về xã hội - pháp luật nhằm loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; (4) trách nhiệm nhằm bảo đảm, thực hiện, thúc đẩy, phát triển các quyền con người và tự do T¹p chÝ luËt häc sè 3/2006 Ph¸p luËt quèc tÕ vÒ xo¸ bá mäi h×nh thøc ph©n biÖt ®èi xö víi phô n÷ cơ bản của phụ nữ, trong đó quyền bình đẳng của phụ nữ được đặc biệt coi trọng. Để thực hiện được những trách nhiệm trên, Điều 4 Công ước còn cho phép các quốc gia thông qua những biện pháp đặc biệt có tính chất tạm thời nhằm thúc đẩy nhanh sự bình đẳng trên thực tế giữa nam và nữ. Điều này xuất phát từ việc do quyền bình đẳng về pháp lí của phụ nữ trong pháp luật thực định chưa tạo ra những đảm bảo hiệu quả để phụ nữ được đối xử một cách bình đẳng trên thực tế và vì vậy, một sự bình đẳng thực sự cho phụ nữ theo điều khoản này đã vượt khỏi quan niệm thông thường về bình đẳng (tức phụ nữ được hưởng những quyền mang tính pháp định như nam giới). Theo Công ước thì bình đẳng phải được nhìn nhận ở cấp độ cao hơn khi thiết lập mục tiêu riêng, đó là bình đẳng về cơ hội và về kết quả thụ hưởng quyền con người cơ bản của phụ nữ so với nam giới. Do vậy, việc thực thi, áp dụng các biện pháp tích cực nhằm thực hiện bình đẳng của phụ nữ theo cách hiểu tại Điều 4 là hoàn toàn cần thiết và hợp pháp. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình hiện thực hoá địa vị bình đẳng của phụ nữ trong các hoạt động thực tế, những biện pháp nhằm thay đổi tư duy nhận thức về bình đẳng nam nữ trong xã hội cũng đã được Công ước đề cập, như biện pháp liên quan đến thay đổi mẫu hình văn hoá - xã hội, biện pháp giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội, hay các biện pháp pháp lí (các điều 5, 6). Điểm nhấn quan trọng trong các điều khoản thuộc phần I của CEDAW là Công ước đã đưa ra được cách tiếp cận cũng như giải quyết rất thực tế và mới mẻ về bình đẳng T¹p chÝ luËt häc sè 3/2006 giới so với các điều ước quốc tế về nhân quyền khác. Công ước xác định rằng ngay cả khi sự bình đẳng về mặt pháp lí của phụ nữ đã được bảo đảm và các biện pháp đặc biệt đã được tiến hành để tăng cường sự bình đẳng trên thực tế cho phụ nữ thì những thay đổi ở những cấp độ khác, như thay đổi mô hình văn hoá, xã hội và truyền thống (vốn đã in dấu ấn sâu đậm mang tính chuẩn mực về giới) vẫn rất cần thiết. Trong thực tế, ở nhiều quốc gia, sự ảnh hưởng của các chuẩn mực về vai trò giới được xem là rất đặc biệt và ảnh hưởng đến tư tưởng truyền thống về vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Chẳng hạn, tại một số quốc gia, nhiều phụ nữ bị từ chối sự giáo dục vì vai trò của họ không được coi trọng nên không xứng đáng được giáo dục. Chính vì vậy, Công ước đã đặt cho các quốc gia thành viên cần phải cố gắng để thay đổi và tạo ra một cơ cấu toàn thể trong xã hội, nhằm thúc đẩy sự thừa nhận và thực hiện đầy đủ các quyền của phụ nữ. 2. Xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử để đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ trong đời sống chính trị và công cộng Trong phần này, Công ước quy định ràng buộc chính phủ các nước thành viên vào nghĩa vụ phải hành động để tạo lập sự bình đẳng cho phụ nữ trong đời sống chính trị và công cộng trên cả hai cấp độ: quốc gia và quốc tế. Phù hợp và phát triển hơn một bước so với Điều 25 của Công ước về các quyền dân sự - chính trị năm 1966, CEDAW ghi nhận những quyền chính trị quan trọng của phụ nữ, như quyền tham gia vào quản lí đất nước, quản lí xã hội, quyền bầu cử, ứng cử, quyền bỏ phiếu kín, đặc biệt là quyền được 5 Ph¸p luËt quèc tÕ vÒ xo¸ bá mäi h×nh thøc ph©n biÖt ®èi xö víi phô n÷ đại diện một cách xứng đáng cho quốc gia mà mình là công dân trong các cuộc tiếp xúc quốc tế với tư cách thành viên của các phái đoàn tại các hội nghị hoặc tổ chức quốc tế, kể cả đối với hoạt động của các tổ chức quốc tế phi chính phủ. Trong hai cấp độ quốc gia và quốc tế của quyền bình đẳng trong lĩnh vực chính trị, mục tiêu về sự đại diện bình đẳng của phụ nữ tại các diễn đàn và tổ chức quốc tế là không dễ dàng nên để thực hiện quy định tại Điều 8 của Công ước, các quốc gia thành viên cần sử dụng những biện pháp đặc biệt tạm thời (mang tính chất phân biệt đối xử tích cực) để đảm bảo quyền đại của phụ nữ trong các thiết chế quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Ngoài ra, liên quan đến địa vị bình đẳng của phụ nữ khi thực hiện các quyền chính trị trong các hoạt động công cộng, CEDAW cũng đề cập một vấn đề vốn vẫn có sự phân biệt đối xử với phụ nữ, đó là việc thiết lập tư cách công dân của phụ nữ thông qua mối quan hệ pháp luật về quốc tịch. Tư cách công dân có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện quyền chính trị - dân sự của một cá nhân nói chung và phụ nữ nói riêng, do đó, CEDAW yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho phụ nữ được có các quyền giống nam giới trong việc nhận, thay đổi hay giữ quốc tịch cá nhân và tham gia quyết định vấn đề quốc tịch của con do họ sinh ra. Việc các quy định của CEDAW hướng đến mục đích thay đổi tư duy pháp lí và quy định của pháp luật quốc gia trong việc thừa nhận quyền như nhau của cả nam và nữ khi nhận, thay đổi, giữ quốc tịch của cá nhân và con cái đã thể hiện cố gắng to lớn của cả cộng 6 đồng quốc tế nhằm thay đổi vị trí bất bình đẳng mà phụ nữ đã phải cam chịu trong một thời gian dài. Điều này cũng góp phần chấm dứt trên thực tế sự lệ thuộc của phụ nữ vào nam giới trong khi thiết lập quan hệ hôn nhân gia đình và có ý nghĩa để giải phóng phụ nữ khỏi những áp lực không mong muốn trong các hoạt động thực tiễn từ phía nam giới. 3. Xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử để đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ trong đời sống kinh tế - xã hội - văn hoá Với dung lượng gồm 5 điều khoản, phần III của CEDAW đề cập khá chi tiết đến nghĩa vụ của quốc gia thành viên trong việc tạo cơ chế để bảo đảm thực hiện những quyền bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội - văn hoá. Đối với phụ nữ, quyền được giáo dục và đào tạo như nam giới (bao gồm bình đẳng trong hưởng cơ hội, điều kiện, chương trình, các cấp đào tạo, ngành nghề và các chế độ trợ cấp học tập) là một quyền thiết yếu và tối quan trọng. Các quy định về bình đẳng cho phụ nữ trong giáo dục và đào tạo tại CEDAW đặt ra nghĩa vụ bảo đảm và thực thi của các quốc gia thành viên trên cả ba phương diện: (1) Quyền được tham gia của phụ nữ; (2) thay đổi quan niệm truyền thống về vai trò của phụ nữ trong các hoạt động giáo dục và đào tạo; (3) xoá các khoảng trống hiện đang tồn tại trong các cấp giáo dục bằng việc lập các chương trình để đem đến cho phụ nữ nhiều cơ hội được đào tạo tại các trường học hay các khoá đào tạo đặc biệt. Các quyền bình đẳng trong lao động, việc làm và y tế cũng được tiếp cận tương tự như trong lĩnh vực giáo dục, với mục tiêu giải T¹p chÝ luËt häc sè 3/2006 Ph¸p luËt quèc tÕ vÒ xo¸ bá mäi h×nh thøc ph©n biÖt ®èi xö víi phô n÷ phóng phụ nữ và bảo vệ phụ nữ thoát khỏi tất cả các hình thức xâm hại tại nơi làm việc, nhất là nạn xâm hại tình dục và bạo hành với phụ nữ. Tuy nhiên, những nỗ lực của CEDAW để bảo vệ các quyền này của phụ nữ hiện mới chỉ có thể áp dụng với phụ nữ trong những công việc chính thức, còn đối với đối tượng phụ nữ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp hay lao động tại gia đình thì dường như vẫn đang có khoảng trống của pháp luật. Đối với lĩnh vực y tế thì Công ước đã có một sự liên hệ đặc biệt với vấn đề thực hiện kế hoạch hoá gia đình ở các quốc gia thành viên, theo đó, cả phụ nữ và nam giới đều được tự nguyện lựa chọn việc kế hoạch hoá gia đình của họ. Nghĩa vụ theo Công ước của các quốc gia thành viên là cung cấp thông tin có ích, giáo dục phương pháp thích hợp và đã được chấp nhận trên phương diện y tế về kế hoạch hoá gia đình cho công dân của nước đó. Như vậy, bất kì một luật lệ nào tạo ra sự hạn chế với phụ nữ trong việc tiếp xúc với vấn đề kế hoạch hoá gia đình hoặc với các điều kiện thuận lợi về y tế sẽ bị coi là vi phạm Công ước. Sở dĩ Công ước có sự ghi nhận như trên về bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực y tế vì ước tính hàng năm, tỉ lệ phụ nữ bị chết vì các lí do liên quan đến mang thai và sinh con chiếm phân nửa trong số phụ nữ tử vong. Việc CEDAW xác định phụ nữ được chăm sóc đặc biệt trong thời kì mang thai và cho con bú là góp phần bảo vệ và chăm sóc phụ nữ. Do đó, việc dựa vào lí do mang thai và sinh con để hạn chế hoặc làm ảnh hưởng đến quyền có việc làm, quyền được cất nhắc, bổ nhiệm vào các vị trí công tác hoặc sa thải lao động nữ là hành vi T¹p chÝ luËt häc sè 3/2006 không thể chấp nhận, đi ngược lại giá trị đạo đức và quyền con người cơ bản của phụ nữ đã được ghi nhận trong luật quốc tế về quyền con người cũng như trong Công ước này. 4. Xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử để đảm bảo sự bình đẳng cho phụ nữ trong các vấn đề về dân sự - pháp lí Tại các điều 15, 16, một lần nữa, CEDAW chính thức xác nhận địa vị bình đẳng của phụ nữ với nam giới trước pháp luật và còn bổ sung yêu cầu với các quốc gia thành viên phải có cơ chế hữu hiệu để bảo đảm cho phụ nữ sự bình đẳng trong lĩnh vực luật dân sự vốn có truyền thống tồn tại sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Những quy định pháp luật quốc gia có sự hạn chế phụ nữ tham gia các quan hệ về sở hữu tài sản, giao dịch dân sự hay hạn chế quyền tự do đi lại, cư trú của phụ nữ... đều phải bị bãi bỏ. Mặt khác, các quốc gia thành viên còn phải có nghĩa vụ tạo cơ chế và biện pháp thích hợp để bảo đảm quyền bình đẳng và tự do cho phụ nữ trong các quan hệ kết hôn, li hôn, tái hôn và các quan hệ gia đình khác. Những quy định này một mặt có tác dụng tạo cho người phụ nữ có địa vị thực sự bình đẳng với nam giới khi phải quyết định những vấn đề liên quan đến lợi ích của họ, mặt khác góp phần bảo vệ phụ nữ khỏi nạn bạo lực gia đình nói riêng và nạn bạo lực với phụ nữ nói chung.(3) 5. Các quy định về thực hiện CEDAW thông qua Uỷ ban xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ và cơ chế báo cáo quốc gia Trong phần này, Công ước quy định về việc thành lập uỷ ban xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ (là một bộ phận của cơ chế thực thi Công ước) nhằm mục đích giám 7 Ph¸p luËt quèc tÕ vÒ xo¸ bá mäi h×nh thøc ph©n biÖt ®èi xö víi phô n÷ sát việc thi hành CEDAW của các nước thành viên. Ủy ban này bao gồm 23 thành viên, được bầu từ danh sách những người “có phẩm chất đạo đức cao và có chuyên môn phù hợp với các lĩnh vực nêu trong Công ước” với hình thức bỏ phiếu kín, trên cơ sở lưu ý tới sự cân bằng về khu vực địa lí, sự đại diện của các thể chế xã hội khác nhau và của các hệ thống pháp luật trên thế giới. Nhiệm kì của các thành viên Uỷ ban là 4 năm và tư cách hoạt động tại uỷ ban này là tư cách cá nhân chứ không đại diện cho chính phủ đề cử. Và điều khá đặc biệt của uỷ ban này là thành viên của uỷ ban bao gồm toàn phụ nữ. Uỷ ban hoạt động như là cơ chế giám sát để theo dõi việc thực hiện Công ước của các quốc gia thành viên. Điều này được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra báo cáo định kì của các quốc gia thành viên. Theo quy định của CEDAW cũng như nhiều công ước quốc tế về quyền con người khác thì việc các quốc gia thành viên phải làm và bảo vệ các báo cáo quốc gia về thực hiện Công ước nhằm: (1) Rà soát và điều chỉnh pháp luật quốc gia theo hướng từng bước nội luật hoá các quy định của Công ước; (2) Tiến hành đánh giá việc thực hiện trên thực tế việc tôn trọng các quy định của Công ước; (3) Xây dựng các chính sách nhằm thực hiện tốt hơn việc chống phân biệt đối xử với phụ nữ để bảo đảm và phát triển quyền bình đẳng của phụ nữ; (4) Nâng cao sự quan tâm theo dõi của các tầng lớp xã hội đối với việc thực thi nghĩa vụ thành viên CEDAW; (5) đánh giá các tiến bộ trong thực hiện chống phân biệt đối xử và bình đẳng của phụ nữ; (6) thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác quốc tế 8 trong thực hiện CEDAW giữa các nước thành viên. Các quy trình của việc làm và bảo vệ báo cáo quốc gia trước Uỷ ban xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được quy định chi tiết trong phần V của Công ước và về cơ bản gần giống với quy trình của các điều ước quốc tế khác về nhân quyền. Do nội dung của công ước về quyền con người nói chung cũng như CEDAW nói riêng có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống, do đó việc làm báo cáo quốc gia về thực hiện CEDAW cần có sự phối hợp và tham gia tích cực của nhiều cơ quan, ban ngành trong một quốc gia. Chẳng hạn, tham gia xây dựng báo cáo quốc gia của Việt Nam về thực hiện CEDAW có sự tham gia của các cơ quan, như Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ ngoại giao, Bộ tư pháp, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ kế hoạch và đầu tư... Về phương diện pháp lí quốc tế, việc xem xét các báo cáo quốc gia của Uỷ ban này thường tuân theo các bước sau: Đề trình báo cáo của quốc gia thành viên; xem xét tổng thể của uỷ ban và đánh giá về hình thức, nội dung của báo cáo; xem xét, đánh giá các điều khoản cụ thể; kết luận và đánh giá của Uỷ ban, trong đó chủ yếu xoay quanh các điểm quan trọng nhất, thể hiện ở cuộc đối thoại xây dựng để nhấn mạnh những điểm tích cực của báo cáo đồng thời để cập những hạn chế và nêu rõ những điều mà Uỷ ban mong muốn các quốc gia thành viên cần đề cập ở báo cáo tiếp theo. Uỷ ban này không công khai tuyên bố một quốc gia vi phạm Công ước hay không. Cách làm này tạo được môi trường đoàn kết và khích lệ các quốc gia hành động T¹p chÝ luËt häc sè 3/2006 Ph¸p luËt quèc tÕ vÒ xo¸ bá mäi h×nh thøc ph©n biÖt ®èi xö víi phô n÷ mà không gây sức ép mạnh mẽ cho một nước thành viên Công ước. 6. Các quy định về hiệu lực của CEDAW Trước hết, liên quan đến mối quan hệ với bất kì công ước quốc tế về nhân quyền khác hoặc với các quy định của pháp luật quốc gia trong lĩnh vực này, CEDAW khẳng định hiệu lực ưu tiên của những văn bản pháp luật có những quy định thuận lợi hơn cho việc thực hiện quyền bình đẳng nam nữ so với CEDAW. Theo quy định của Công ước thì CEDAW là công ước quốc tế đa phương phổ cập, không hạn chế số lượng thành viên tham gia cũng như không hạn chế quốc gia thành viên thực hiện quyền bảo lưu đối với các điều khoản của công ước, trừ những bảo lưu trái với đối tượng và mục đích của Công ước này. Công ước cũng quy định về các biện pháp hoà bình để giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên trong việc áp dụng và giải thích các điều quy định của CEDAW, như thương lượng, hoà giải hay thông qua Toà án công lí quốc tế Liên hợp quốc (nếu các bên chấp nhận thẩm quyền của Toà này). Nhìn chung, cùng với nhiều công ước quốc tế quan trọng khác về nhân quyền, kể từ khi hình thành đến nay, CEDAW đã góp phần tạo và phát triển các chuẩn mực quốc tế về quyền con người và tự do cơ bản của phụ nữ, đặc biệt là quyền bình đẳng nam nữ. Do Công ước chủ yếu đề cập thực hiện bình đẳng nam nữ ở cấp độ là những ràng buộc về pháp lí đối với các quốc gia nên đã có tác động tích cực đến việc đổi mới và hình thành các cơ chế tổng thể trên cả bình diện quốc gia và quốc tế về bảo vệ và phát triển địa vị bình đẳng của phụ nữ. Trên thực tế, CEDAW đã và đang tự khẳng định được giá trị to lớn của một khuôn T¹p chÝ luËt häc sè 3/2006 khổ pháp lí quốc tế để thống nhất hành động giữa các quốc gia trong việc thừa nhận, bảo đảm thực hiện và liên tục phát triển quyền bình đẳng của phụ nữ trong thế giới hiện đại. Tuy vậy, việc thực hiện Công ước cũng như các chuẩn mực quốc tế về quyền bình đẳng của phụ nữ tại các nước thành viên đều thực sự gặp nhiều khó khăn, kể cả đối với các nước phát triển. Nói cách khác, các mục tiêu đề ra trong CEDAW hay trong các công ước quốc tế về nhân quyền khác là những mục tiêu mà quốc gia nào cũng có nghĩa vụ phải phấn đấu để thực hiện theo xu hướng, ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay./. (1). Điều ước quốc tế về quyền con người thường là các công ước quốc tế có tính chất chuyên môn, được kí kết trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế hoặc quan hệ hợp tác đa phương giữa các quốc gia về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quyền con người. Các công ước này có đặc điểm là thường có sự xác định rõ ràng các mục tiêu hành động như mục tiêu về hoà bình, an ninh, phát triển, tự do, bình đẳng và có sự tác động của các tổ chức quốc tế đến sự hình thành và thực hiện các công ước này - Giáo trình luật quốc tế, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 2004, tr.132-133. (2). Hiến chương Liên hợp quốc đã chính thức khẳng định bình đẳng giữa nam và nữ là một trong yếu tố quan trọng làm nên phẩm giá và giá trị của các quyền con người cơ bản và đến Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 thì vấn đề không phân biệt đối xử, tự do, bình đẳng trở thành nguyên tắc chủ đạo của luật quốc tế về quyền con người. (3). Theo Khuyến nghị chung số 19 được thông qua tại kì họp lần thứ 11 của Uỷ ban loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, năm 1992 thì: “Bạo lực với phụ nữ là hành vi nhằm gây áp lực hoặc điều khiển một người phụ nữ một cách không chính đáng. Nó bao gồm những hành động hành hạ về thể chất, tinh thần hoặc gây tổn thương hay đau đớn về tình dục, việc đe doạ gây ra những hành động như vậy, sự cưỡng chế và tước đoạt các quyền tự do khác...”. 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.